Top 10 Loài Rết độc Nhất ở Việt Nam Và Thế Giới

Hiện nay có trên 8000 loài rết đã được phát hiện và có 3000 loài đã được nghiên cứu trên khắp không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Rết có khả năng thích nghi vô cùng tuyệt vời nên có thể sinh sống ở rất nhiều nơi, nhưng chúng vẫn thích những nơi có độ ẩm cao. Và đâu là các loại rết độc nhất thế giới? Điều bất ngờ là tại Việt Nam có một loài rết cũng góp mặt trong danh sách này đấy. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết “Top 10 loài rết độc nhất ở Việt Nam và Thế Giới” dưới đây.

1. Rết đuôi lông vũ

Rết đuôi lông vũ (Alipes grandidieri) là một trong những loài rết độc nhất sống tại vùng Đông Phi. Nó có kích thước khoảng 10–15 cm. Loài rết đuôi lông vũ hoạt động chủ yếu tại vùng Kenya, Tanzania và Uganda. Nó có hai chân sau trông giống như chúng có lông. Khi bị đe dọa, chúng sẽ lắc “đôi lông vũ” và phát ra tiếng rít.

Rết đuôi lông vũ Alipes grandidieri
Rết đuôi lông vũ Alipes grandidieri

2. Rết Việt Nam

Rết Scolopendra subspinipes (rết Việt Nam) là một loài rết có kích thước rất lớn được tìm thấy phổ biết tại Đông Á. Loài rết này cũng được tìm thấy trên tại vùng Ấn Độ Dương, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và có thể là một phần của miền Nam Hoa Kỳ. Phạm vi cụ thể bao nhiêu đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể

Tùy theo từng vùng mà chúng có những cái tên khác nhau bao gồm: Rết Trung Quốc đầu đỏ, rết rừng, rết chân cam, rết đầu đỏ, rết Hawaii và rết Việt Nam. Rết Scolopendra subspinipes là một trong những loài rết lớn nhất có chiều dài lên đến 20 cm. Cơ thể của chúng thường có màu đỏ, nâu đỏ với các chân màu vàng, vàng cam.

Rết Scolopendra subspinipes là một trong những loài rết độc nhất đã được ghi nhận gây ra tử vong ở người. Trường hợp tử vong ở Philippines, nó đã cắn vào đầu một bé gái 7 tuổi. Và bé gái đã tử vong sau 29 tiếng.

Các loài rết độc - Rết Scolopendra subspinipes
Rết Scolopendra subspinipes (rết Việt Nam)

3. Rết đá

Rết Lithobius forficatus (rết nâu hoặc rết đá) là một loài rết phổ biến sinh sống tại châu Âu. Nó có màu nâu hạt dẻ, có thể dài từ 18 đến 30 mm và rộng tới 4 mm. Chúng có hai chân trước rất đặc biệt, trông giống ‘răng nanh’ chứa nọc độc để chế ngự con mồi

Chúng thường được tìm thấy ở các lớp trên của đất, dưới đá, gỗ mục nát. Chúng chạy cực kỳ nhanh chóng để tìm chỗ ẩn nấp khi bị đe dọa. Rết Lithobius forficatus là động vật ăn thịt bao gồm: côn trùng, Nhện, sâu, sên,…

Rết Lithobius forficatus (rết nâu hoặc rết đá)
Rết Lithobius forficatus (rết nâu hoặc rết đá)

4. Rết đất

Pachymerium ferrugineum (rết đất) được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Âu, Scandinavia, Bán đảo Iberia và trên các đảo châu Phi: như Azores, quần đảo Canary, đảo Crete. Hiện nay chúng cũng được phát hiện tại các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Malaysia,…. Tùy theo từng môi trường sinh sống mà chúng sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Các loài rết độc  Pachymerium ferrugineum (rết đất)
Pachymerium ferrugineum (rết đất)

Tham khảo: Danh sách 10 loài nhện độc nhất tại Việt Nam

5. Rết Galápagos

Rết Galápagos là một trong những loài rết lớn nhất được tìm thấy ở vùng khí hậu nhiệt đới có thể vượt quá 30 cm. Vết cắn từ loài rết này có thể gây sưng và đau dữ dội kéo dài. Đã có ghi nhận gây ra trường hợp tử vong ở người vào năm 2014. Nọc độc của chúng có chứa các hợp chất như serotonin, protein gây độc cho tim, phospholipase tan huyết và cytolysin.

Rết Galápagos
Rết Galápagos

6. Rết khổng lồ chân vàng Peru

Scolopendra gigantea (Rết chân vàng khổng lồ Peru, Rết khổng lồ Amazon) là đại diện lớn nhất tại khu vực Nam Mỹ thường đạt độ dài 26 cm và có thể vượt hơn 30 cm. Chúng hoạt động chủ yếu ở phía bắc và tây của Nam Mỹ, cũng như các đảo: Trinidad, Puerto Rico, U.S. Virgin Islands, Saint Thomas, Jamaica,…. Chúng có màu đồng, màu đỏ, nâu trong màu sắc, với một đôi chân màu vàng. Chúng có một đôi vuốt cong xung quanh đầu và có thể tiêm nọc độc vào con mồi.

Rết chân vàng khổng lồ Peru là loài ăn thịt, ăn côn trùng, ếch, chim, thằn lằn, chuột, và thậm chí cả dơi. Nọc độc của chúng được xếp vào loại cực mạnh. Trong nọc độc có chứa: histamine acetylcholine, serotonin, protease, cardiodepressant,…. Vào năm 2014, một đứa trẻ 4 tuổi ở Venezuela đã tử vong sau khi bị rết Scolopendra gigantea được giấu bên trong lon nước ngọt để hở.

Các loài rết độc Scolopendra gigantea
Scolopendra gigantea (Rết khổng lồ chân vàng Peru)

7. Rết đầu đỏ khổng lồ

Rết Scolopendra Heros (rết đầu đỏ khổng lồ, rết khổng lồ trên sa mạc, Rết Sonoran, Rết Texas Redheaded), là một loài rết phổ biến tại vùng Bắc Mỹ, chúng cũng được tìm thấy ở miền bắc Mexico, tây nam Hoa Kỳ, Arizona, Missouri, Louisiana. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng sa mạc Sonoran tuy nhiên rết đầu đỏ khổng lồ cũng được tìm thấy ở các khu vực rừng núi đá.

Nọc độc của chúng có chứa: histamine, lipid, protein (protein gây hại cho tim, tán huyết phospholipase A) và các chất khác. Hỗn hợp này được biết như một cytolysin, làm tổn thương màng tế bào và làm vỡ tế bào của nạn nhân

Scolopendra heros
Scolopendra heros (rết đầu đỏ khổng lồ)

8. Rết đầu đỏ

Scolopendra morsitans (rết xanh Tanzania hoặc rết đầu đỏ) mặt dù có tên chung với rết khuyên xanh và rết đầu đỏ Trung Quốc nhưng Scolopendra morsitans hoàn toàn khác biệt. Chúng chỉ ăn các động vệt nhỏ (chuột, ếch,…) cũng như khác động vật chân đốt khác như nhện và côn trùng. Scolopendra morsitans kích thước từ 10 đến 15 cm và phổ biến nhất tại Nam Phi, Úc và cũng đã được tìm thấy ở Nam Á và Caribê.

Các loài rết độc - Rết đầu đỏ
Scolopendra morsitans (rết đầu đỏ)

9. Rết khổng lồ Sonoran

Scolopendra polymorpha (Rết khổng lồ Sonoran, rết hổ) loài rết thường trú ngụ dưới đá, bên dưới khúc gỗ mục nát. Cơ thể của chúng có khoảng từ 10–18 cm. Màu sắc có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường. Thường có đầu màu nâu sẫm, màu đỏ, màu cam. Các đoạn cơ thể màu nâu nhạt, rám nắng, màu da cam với các đôi chân màu vàng. Nọc độc của Rết khổng lồ Sonoran rất độc có thể gây nhiễm trùng, có thể gây ngộ độc thực phẩm, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu

Scolopendra polymorpha (Rết khổng lồ Sonoran, rết hổ)
Scolopendra polymorpha (Rết khổng lồ Sonoran, rết hổ)

10. Rết nhà

Scutigera coleoptrata (rết nhà) có màu xám vàng với 15 cặp chân. Ban đầu chúng được tìm thấy tại vùng Địa Trung Hải và giờ đây chúng có mặt ở khắp mọi nơi. Thường xuất hiện rất nhiều trong nhà. Chúng thường ăn các loài ăn côn trùng nhỏ hơn.

S. coleoptrata trưởng thành có thể dài từ 25 mm – 35 mm. Nếu tính cả râu, chiều dài cơ thể của chúng có thể đạt tới 100 mm. Tốc độ chạy của chúng có thể đạt 0.4m/s và có thể chạy trên mặt phẳng dựng đứng, trần nhà.

Scutigera coleoptrata (rết nhà)
Scutigera coleoptrata (rết nhà)

Trên đây là danh sách Top 10 loài rết độc nhất ở Việt Nam và Thế Giới. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích nhất.

Có thể bạn quan tâm: Top 7 loài kiến độc nhất ở Việt Nam

Từ khóa » Các Loài Rết Lớn Nhất Thế Giới