Top 10 Loại Thuốc Bôi Trĩ Nên Dùng Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
1. Khi nào nên sử dụng thuốc bôi trĩ ngoại?
Bệnh trĩ là một bệnh lý khá phổ biến do các tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn giãn quá mức khiến các tĩnh mạch này bị ứ và sưng phồng. Khi mắc trĩ bạn phải chịu đựng những cơn đau rát, sưng, chảy máu ở hậu môn.
Trong số các cách điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay thì dùng thuốc bôi teo búi trĩ đang được nhiều người lựa chọn. Các thuốc bôi trĩ thường có chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giúp bảo vệ và làm bền chắc các tính mạch hậu môn. Thuốc bôi trĩ còn có tác dụng giúp giảm đau, giảm ngứa và làm lành các tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Thuốc bôi trĩ không gây ảnh hưởng hay biến chứng gì đến sức khỏe của bạn nên được sử dụng nhiều để cải thiện tình trạng bệnh.
2. Các loại thuốc bôi trĩ tốt nhất hiện nay
2.1. Gel An Trĩ Vương
Gel An Trĩ Vương của công ty Dược phẩm Vinh Gia là sản phẩm đang được các chuyên gia khuyên dùng. Nhờ các thành phần thảo dược là cao Diếp cá, cao Đương quy, nghệ nano, cao trầu không, cao nhọ nồi... mà Gel An Trĩ Vương không chỉ an toàn cho bạn mà còn giúp làm mát, săn se da, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp cầm máu. Thích hợp sử dụng với các trường hợp táo bón, trĩ.
Mỗi ngày bôi gel An Trĩ Vương từ 2 - 3 lần sẽ có tác dụng tốt nhất. Sau khi rửa sạch hậu môn mới bôi gel và rửa lại bằng nước ấm sau 10 phút.
Giá: 99.000 đồng/1 tuýp 20g
2.2. Proctolog
Proctolog là thuốc được sản xuất tại Pfizer – Mỹ, thường được bệnh nhân mắc bệnh trĩ mãn tính lựa chọn.
Proctolog gồm thành phần là Trimébutine và Ruscogénines, có tác dụng chính là làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh trĩ như đau nhức, nóng rát và khó chịu ở hậu môn. Đồng thời hỗ trợ điều trị triệu chứng nứt hậu môn hoặc bệnh hậu môn do trĩ cấp tính gây nên.
Trước khi bôi thuốc, bạn nên rửa hậu môn sạch bằng nước muối pha loãng để tránh nhiễm trùng. Sau đó, bao găng tay và dùng một lượng kem nhỏ thoa mỏng lên búi trĩ. Chú ý không nên bôi quá nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc hậu môn. Mỗi ngày bôi từ 1 - 2 lần vào buổi sáng và tối.
Giá: 60.000 VNĐ/ 1 tuýp 20g
2.3. Titanoreine
Titanoreine có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp, thích hợp với mọi đối tượng bệnh, bao gồm trẻ em trên 12 tuổi.
Thành phần chính của Titanoreine gồm Titanium dioxide, lidocaine, Carraghenates và Zn oxide. Các hoạt chất này, thuốc có tác dụng giúp làm giảm đau, teo búi trĩ và có công dụng giúp làm giảm tình trạng nóng rát hậu môn và tăng cường máu lưu thông xuống búi trĩ, giảm sưng và đau.
Bạn nên bôi thuốc vào buổi sáng, buổi tối và sau mỗi lần đại tiện. Chú ý không dùng quá 4 lần một ngày.
Giá: 200.000 - 300.000 đồng / 1 tuýp
2.4. Thuốc chữ A của Nhật
Kem bôi trĩ chữ A là sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản rất được người bệnh trĩ tin dùng. Thuốc được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên và không chứa thành phần độc hại nên khá an toàn đối với người sử dụng.
Khi sử dụng thuốc chữ A sẽ giúp giảm tình trạng nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn. Giúp làm giảm đau nhờ tác dụng làm co lại các mô trĩ tạm thời và có công dụng trong việc làm giảm bớt sự sưng tấy ở các mô
Sau khi vệ sinh hậu môn bằng nước muối loàng, lau khô thì mới bôi thuốc lên khu vực xung quanh búi trĩ. Bạn có thể bôi thuốc từ 1 – 3 lần trong ngày.
Giá: 430.000 đồng/ 1 tuýp
2.5. Thuốc Hemopropin
Thuốc Hemopropin là sản phẩm của hãng dược phẩm Apipharma – Croatia. Trong 20g kem bôi trĩ thường chứa các thành phần chính như Keo ong, Lanolin, Mỡ, Alcohol, Anthemis Nobilis và nước.
Những hoạt chất này thường được sử dụng với mục đích làm giảm sự kích ứng niêm mạc ở hậu môn, giảm đau. Thuốc còn có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu đến búi trĩ và giúp thành mạch bền, chắc khỏe hơn. Thích hợp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội và ngoại, giúp giảm viêm các hạch bạch huyết.
Bạn nên dùng Hemopropin 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối loãng.
Giá: 245.000 – 305.000 đồng/ 1 tuýp
2.6. Preparation H
Thuốc bôi trĩ của Mỹ này thường dùng để bôi búi trĩ bên trong hoặc ngoài. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ ở những bệnh nhân mắc trĩ nội ở cấp độ 1 và 2. Nhờ các thành phần chính như Glycerin, White Petrolatum, Phenylephrine, dầu gan cá mập.… nên Preparation H hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại như đau rát, khó chịu ở hậu môn, làm co và thu nhỏ búi trĩ
Bạn chỉ nên thoa 1 lớp mỏng kem bôi trĩ Preparation H lên búi trĩ và mỗi ngày chỉ nên bôi 4 lần. Chú ý là người có cơ địa mẫn cảm, có tiền sử dị ứng thuốc Preparation H không nên sử dụng thuốc điều trị bệnh. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chỉ nên dùng khi có ý kiến của bác sĩ.
Giá: 340.000 đồng/ 1 tuýp 26g
2.7. Rectostop
Rectostop có nguồn gốc từ Phần Lan được nghiên cứu và bào chế từ 100% các thảo dược tự nhiên như cao hạt dẻ ngựa, Panthenol, cây phỉ.… có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, ngứa, sa búi trĩ, ngăn ngừa nhiễm trùng ở khu vực hậu môn. Đồng thời, thuốc còn được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh.
Mỗi ngày nên bôi thuốc 2 – 3 lần sau khi vệ sinh hậu môn bằng nước muối loãng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà số lần bôi thuốc có thể tăng hoặc giảm.
Giá: 150.000 đồng/ 1 tuýp 50 ml
2.8. Thuốc bôi Mayinglong Musk
Loại thuốc bôi trĩ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm các thành phần thảo dược như Xạ hương, Bezoars, Ngọc trai, hổ phách, Calamin, Borneol và Borax. Khi dùng thuốc sẽ có tác dụng giải nhiệt, loại bỏ mô thối rữa...
Mỗi ngày nên dùng từ 1 - 2 lần sau khi đã rửa sạch hậu môn bằng nước muối loãng.
Giá: 344.000 đồng/ 1 lọ 10g
2.9. Thuốc bôi bệnh trĩ Mastu
Đây là thuốc bôi trĩ cho các trường hợp mắc trĩ nhẹ, gồm các thành phần Bufexamac, Titan Dioxide, Bismuth Subgallate và Lidocain. Mastu có tác dụng giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn, giảm ngứa ngáy, đau rát, chống viêm nhiễm hậu môn trực tràng.
Giá: 40.000 - 80.000 đồng/ 1 tuýp 20g
2.10. Thuốc bôi trĩ Proctogel
Thuốc có nguồn gốc từ Ý, có thành phần thảo dược nano circumine, chiết xuất Xuyên tâm liên, Ngư tâm thảo, Hòe giác, Long não, tinh dầu quế... có tác dụng giảm nhanh đau rát, ngứa, chảy máu, khó chịu...
Sau khi rửa sạch hậu môn, bạn thoa gel vào vùng hậu môn tổn thương từ 1 - 2 lần/ngày.
Giá: 60.000 đồng/ 1 tuýp 20g
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi teo búi trĩ đúng cách
Thuốc bôi trĩ có công dụng giúp bạn giảm đau nhức, chảy máu, sưng... nhưng cần được sử dụng đúng cách mới phát huy hết được công dụng của thuốc. Bạn cần thực hiện các lưu ý sau:
- Nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, rồi dùng khăn bông sạch để lau khô hậu môn.
- Không nên dùng nhiều thuốc mà chỉ nên lấy một lượng thuốc vừa đủ rồi thoa nhẹ nhàng lên vết thương và cả búi trĩ.
- Nên nằm nghỉ trong khoảng 5 - 10 phút để thuốc thấm sâu vào búi trĩ và lớp niêm mạc.
- Trước và sau khi bôi thuốc phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch, tránh bôi thuốc lên mắt, miệng, mũi.
4. Một số lời khuyên khi sử dụng thuốc bôi teo búi trĩ
- Không tự ý sử dụng sản phẩm khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
- Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng lộ trình
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu không may gặp phải các triệu chứng không rõ nguyên nhân, người bệnh nên tạm ngưng
- Kiểm tra bao bì, hạn sử dụng được in trên bao bì
- Sử dụng thuốc bôi teo búi trĩ theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc bôi trĩ dễ sử dụng, hiệu quả giảm đau, làm dịu những cơn đau hậu môn, cầm máu, kháng khuẩn nhưng để điều trị bệnh trĩ khỏi hẳn và không lo tái phát, bạn cần đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất nên kết hợp gel bôi với viên uống hỗ trợ phòng và điều trị bệnh trĩ có thành phần thảo dược là cao Diếp cá, Đương quy, tinh chất nghệ Meriva, tinh chất hoa hòe Rutin, magie... với thuốc Tây để khỏi bệnh trĩ và ngăn chặn nguy cơ tái phát của bệnh.
Xem thêmHãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn trực tiếp tất cả những loại thuốc bôi trĩ ngoại có trên thị trường hiện nay.
Từ khóa » Thuốc Bôi Sa
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Chữa Trị Sa Tử Cung | Vinmec
-
Có Nên Dùng Dung Dịch ASA để Chữa Lang Ben? | Vinmec
-
Top 3 Loại Kem Bôi Trĩ Hiệu Quả được Nhiều Người Tìm Mua | Medlatec
-
Bài Thuốc Trị Sa Trực Tràng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
5 Thuốc, Kem Bôi Trĩ Của Nhật Được Đánh Giá Tốt Nhất
-
7 Thuốc Trị Bệnh Trĩ Của Mỹ (Bôi + Uống) Tốt Nhất 2021
-
Top 14 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Top Những Sản Phẩm Thuốc điều Trị Bệnh Trĩ Ngoại Hiệu Quả Bạn Nên ...
-
Thuốc, Gel Bôi Nào Làm Co, Teo Rụng Búi Trĩ? | Hỏi đáp Bệnh Trĩ
-
Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Bôi Ngoài Da Thông Thường
-
Sa Búi Trĩ Là Gì - Cách Chữa, Phẫu Thuật Cắt Búi Trĩ ở đâu Tốt?
-
Top 10 Thuốc Gel Bôi Trĩ Hiệu Quả được Bác Sĩ Khuyên Dùng
-
Nguy Hiểm Khôn Lường Khi Tự Chữa Bệnh Sa Trực Tràng Tại Nhà