Top 10 Loại Vải May Quần Tây Nam Nữ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Quần tây là một loại trang phục được sử dụng rất phổ biến dành cho cả nam và nữ. Với những nơi cần sự trang trọng và môi trường làm việc chuyên nghiệp, chiếc quần tây lại càng được chú trọng hơn. Và chất liệu để tạo nên những sản phẩm này luôn là điều tiên quyết. Vậy những chất liệu đó là gì? Hãy cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về 10 loại vải may quần tây được sử dụng phổ biến dưới đây.

  • Top 5 loại vải may đồ ngủ Pijama tốt nhất – đông ấm, hè mát
  • Top 4 loại vải may đồ bơi tốt nhất – co giãn, thoải mái, dễ chịu

top cac loai vai may quan tay nam nu chat luong nhat

  1. I. Giới thiệu về quần tây (quần âu)
    1. 1. Quần tây là gì?
    2. 2. Cấu tạo của quần tây
  2. II. Các loại vải may quần tây (quần âu) chất lượng nhất
    1. 1. Vải Kaki
    2. 2. Vải kate
    3. 3. Vải linen
    4. 4. Vải cotton
    5. 5. Vải Umi
    6. 6. Vải đũi
    7. 7. Vải tuyết mưa
    8. 8. Vải thô
    9. 9. Vải lụa
    10. 10. Vải sẹc
  3. III. Cách chọn vải may quần tây phù hợp với dáng người
    1. 1. Chọn chất liệu may quần tây tốt, có nhãn mác
    2. 2. Chọn đúng size quần
    3. 3. Chọn chất liệu may quần tây phù hợp với vóc dáng cơ thể
    4. 4. Chọn màu sắc chất liệu may quần tây

I. Giới thiệu về quần tây (quần âu)

1. Quần tây là gì?

Quần tây là một loại trang phục có nguồn gốc từ phương Tây, được thiết kế cho phần dưới của cơ thể bao gồm từ phần eo cho đến cổ chân. Quần được thiết kế với hai ống, dây đai nịt và một số đặc điểm khác.

Được lấy ý tưởng từ những chiếc quần Jeans thời xa xưa, quần tây ngày càng một phát triển với nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau. Ban đầu khi quần jeans ra đời, trang phục được rất nhiều người ưa chuộng bởi độ bền tuyệt vời của nó, tuy nhiên sau này khi con người cần một số chất liệu để giúp chiếc quần được thoáng mát hơn thì đã có nhiều loại vải hơn được tham gia vào việc sản xuất quần.

Tiêu biểu trong thời gian đầu đó là vải nhungflannel. Rồi cho đến sự phát triển mạnh mẽ của các loại vải khác, quần cotton hay kaki đều được mọi người ưa chuộng sử dụng. Từ đó, quần tây trở thành một loại trang phục phổ biến của đấng mày râu.

Quần được ra đời ở các nước châu Âu nên được gọi là quần âu, hay một số nơi gọi là quần tây bởi chúng thuộc các nước ở phương Tây. Mỗi nơi có một cách gọi khác nhau, nhưng chung quy lại đó vẫn là một loại quần.

Vai may quan tay

2. Cấu tạo của quần tây

  • Cạp quần: Là phần vải bao quanh phần hông với chức năng giữ quần lại trên cơ thể. Phần cạp quần thường có độ dày từ 2cm đến 5cm.
  • Đỉa quần: Là những vòng dây vải được may xung quanh trên cạp quần, với mục đích là giữ lại được chiếc thắt lưng.
  • Khuy gài Suspenders: Đây là đặc điểm ít có quần tây nào may sẵn có. Chỉ khi bạn đặt may thì thợ may mới may thêm vào. Khuy gài Suspenders được gắn vào bên trong cạp quần, để khi các ban đeo Suspenders chúng được đứng dáng hơn.
  • Khoá quần: Sẽ bao gồm khoá trước và quai – nhê. Đa phần các loại quần sẽ được may khoá trước là dây kéo phéc – mơ – tuya. Tuy nhiên vẫn có một số loại quần cao cấp sẽ sử dụng khuy gài để làm khoá. Và phía trên cạp quần sẽ có quai – nhê. Quai – nhê có chức năng chính là cố định lại phần dây kéo phéc – mơ – tuya đã được kéo.
  • Xếp ly: Phần xếp ly sẽ tạo sự thoải mái cho việc di chuyển của người mặc. Phần xếp ly sẽ được may phía trên phần đùi của chân. Chúng giúp che đi khuyết điểm của những người có cân nặng hơi lớn, mặc dù tạo không gian trống cho quần nhưng nó lại không bị phồng lên.
  • Độ cao cạp quần: Độ cao cạp quần được chia làm hai loại là cạp cao và cạp thấp. Nếu sử dụng quần cạp cao, quần sẽ giúp bạn khắc phục được khuyết điểm về chiều cao. Quần cạp cao thường được may ngang rốn. Quần cạp thấp sẽ làm cho lưng bạn dài hơn và thông thường được may ngang hông.
  • Lơ vê: Được may ở dưới ống chân, có độ dày khoảng 3cm, lơ vê giúp cho ống quần có độ đứng hơn khi sử dụng các chất liệu nhẹ và mềm để may quần.
  • Phần đùi quần: Phần đùi quần thường được may rộng để tạo sự thoải mái khi di chuyển. Phần đùi quần được tính từ cạp quần cho đến đầu gối.
  • Chiều dài ống quần: Phần chiều dài ống quần sẽ được may tuỳ thuộc vào mỗi thiết kế vào kích thước của từng người. Thông thường độ dài sẽ được tính đến mắt cá chân.

II. Các loại vải may quần tây (quần âu) chất lượng nhất

1. Vải Kaki

Vải kaki hay khaki là chất liệu được lựa chọn hàng đầu khi may quần tây. Vì chúng có độ bền cao cũng như có những đặc điểm giúp quần tây luôn đứng dáng.

Quan tay vai kaki

a. Ưu điểm

Vải kaki có bề mặt không láng bóng, giúp quần tây trở nên sang trọng và lịch lãm hơn. Bên cạnh đó vải kaki cũng ít nhăn nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Quần tây kaki ít gây cảm giác khó chịu cho làn da, vì chúng có độ thoáng khí cao và thành phần các chất cấu tạo không gây dị ứng cho da mẫn cảm. Vải kaki cũng rất ít phai màu.

b. Nhược điểm

Vải kaki có nhược điểm khó vệ sinh được sạch, để vệ sinh được quần tây kaki cần phải ngâm ít nhất 15 phút trước khi giặt. Như vậy các vết bẩn mới được dễ dàng làm sạch.

2. Vải kate

Vải kate được dệt từ hai loại sợi chính đó là cotton và PE. Hai chất liệu này giúp quần tây luôn phát huy được những ưu điểm vượt trội mà ít loại vải nào đem đến được.

Quan tay vai kate

a. Ưu điểm

Hai chất liệu cotton và PE đã giúp quần tây luôn luôn có độ thoáng khí cao và không bị nhăn nhúm. Đây chính là điều kiện cơ bản để độ thẩm mỹ của một sản phẩm được khẳng định. Bên cạnh đó vải cũng có giá cả phải chăng, nên sở hữu một chiếc quần tây kate là không hề khó.

b. Nhược điểm

Vải kate mềm hơn kaki nên khi may quần sẽ không được đứng dáng. Vải kate không thích hợp sử dụng cho những bạn có cân nặng hạn chế, bởi chúng sẽ khiến bạn trông ốm hơn.

3. Vải linen

Vải linen hay vải lanh cũng là một trong những chất liệu ưa thích để may quần tây. Vải linen tuy có bề mặt hơi thô nhưng đổi lại khi được dùng để may quần tây, chúng lại tạo nên một vẻ ngoài khác lạ.

Quan tay vai linen

a. Ưu điểm

Vải linen rất thoáng mát nên giúp làn da luôn trong tình trạng mát mẻ, không bức bí. Vải linen còn giúp người sử dụng có thể mặc cả ngày dài nhưng vẫn có cảm giác an toàn, không bết dính và không bị bụi bẩn bám vào nhiều.

b. Nhược điểm

Vải linen có giá khá cao. Vì vải rất dễ nhăn, nên cần phải có các phương pháp giặt giũ cũng như có cách bảo quản đúng.

4. Vải cotton

Để chinh chiến trên cả chặng đường dài, vải cotton sẽ là chất liệu hiệu quả nhất. Vải cotton được dệt từ những nguyên liệu tự nhiên nên chắc chắn vải sẽ thân thiện hầu hết với mọi loại da.

Quan tay vai cotton

a. Ưu điểm

Nếu nhắc đến cotton, chúng ta nghĩ đến ngay đó là chất liệu thoáng mát và thấm hút mồ hôi hiệu quả. Không những vậy các loại vải cotton có pha thêm các thành phần tổng hợp, sẽ giúp quần tây được chuẩn phom dáng và tăng được độ bền cho sản phẩm. Vải cotton còn giúp quần tây tạo được vẻ bên ngoài độc đáo, với những phong cách khác nhau.

b. Nhược điểm

Tuy nhiên vải cotton sẽ làm cho quần tây dễ bị đổ lông sau một thời gian sử dụng. Vải cũng sẽ dễ bị chảy xệ nếu như bảo quản không đúng cách. Và nếu như quần tây có ít tỷ lệ polyester thì bề mặt sẽ rất dễ bị nhăn nhúm.

5. Vải Umi

Vải umi là loại vải bán tổng hợp được dệt từ thành phần cellulose của bột gỗ. Và loại vải được ưa chuộng để may quần tây đó chính là cotton umi. Sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi cotton, và những sợi vải được lấy từ các loại thân cây sẽ tạo nên một chiếc quần tây có đầy đủ các chức năng.

Quan tay vai umi

a. Ưu điểm

Vải umi có độ co giãn rất tốt nên sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Các thành phần cenllulose trong bột gỗ còn giúp quần tây có độ thoáng khí cao, hấp thụ chất ẩm tốt và có khả năng bám màu vượt trội. Và có một số loại vải umi có bề mặt mềm mại không khác gì vải lụa, nên thích hợp may quần tây cho nữ. Vải umi cũng có giá cả rất bình dân.

b. Nhược điểm

Vải umi sẽ dễ bị ẩm mốc trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao. Quần tây umi cần được bảo quản ở những nơi cao ráo để chất liệu luôn được khô thoáng và thơm tho.

6. Vải đũi

Vải đũi là một trong những chất liệu mà các chị em thích sử dụng để may quần tây. Chất đũi mềm mại có thể được dùng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau không riêng gì môi trường làm việc. Chính vì sự tiện ích này mà vải đũi trở thành loại vải được chọn để may quần tây.

Quan tay vai dui

a. Ưu điểm

Vải đũi thích hợp sử dụng được cả bốn mùa trong năm. Mùa hè vải đũi giúp bạn luôn thoáng mát, mùa đông lại không bị tích điện, chính vì vậy mà chất đũi rất được yêu thích. Vải đũi cũng rất thân thiện với làn da của bạn, với độ nhẹ nhàng của chất liệu giúp bạn luôn thoải mái khi mặc quần tây trong một thời gian dài.

b. Nhược điểm

Vải đũi rất dễ bị nhăn nhưng đây là độ nhăn tự nhiên vốn có của vải. Vì vậy nếu bạn nào sử dụng chất liệu này để may quần tây thì cần cân nhắc tới vấn đề này.

7. Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa là một loại vải nhân tạo được dệt từ các loại sợi vải tổng hợp như polyester, rayon… và được dệt theo phương pháp dệt kim đôi, giúp bề mặt vải có sự khác biệt so với các loại vải khác.

Quan tay vai tuyet mua

a. Ưu điểm

Với phương pháp dệt kim đôi, vải tuyết mưa có độ bền khá cao. Vải không quá mỏng hay quá dày nên rất thích hợp để may quần tây. Với độ dày hoàn hảo như vậy giúp quần tây luôn thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi cao. Chất liệu polyester trong vải còn giúp cho quần tây ít bị nhăn.

b. Nhược điểm

Vải tuyết mưa dễ bị ra màu nên khi giặt phải cẩn thận hơn, sử dụng ít chất tẩy có nồng độ mạnh.

8. Vải thô

Vải thô là loại vải có bề mặt thô ráp, ít có sự can thiệp của các chất hoá học nên chất liệu luôn an toàn với làn da và có vẻ bên ngoài cổ điển, truyền thống.

a. Ưu điểm

Vải thô được dệt từ cotton và sợi gai nên vải rất thân thiện với môi trường và làn da. Bề mặt vải tuy thô nhưng lại có độ thoáng khi rất cao. Và cũng nhờ sự thô ráp ấy mà chất liệu giúp quân tây luôn chuẩn phom dáng. Bên cạnh đó vải còn có khả năng chống nắng rất tốt.

b. Nhược điểm

Vải thô chỉ thích hợp với những kiểu quần tây đi chơi, dự tiệc. Đối với những môi trường công sở đòi hỏi cao về quy định trang phục, thì vải thô không phải là sự lựa chọn hợp lý. Rất khó để kết hợp quần tây vải thoi với các loại trang phục khác tại đây.

9. Vải lụa

Vải lụa cũng là chất liệu được dùng để may quần tây, tuy nhiên vì những đặc tính của vải mà chúng chỉ được sử dụng hạn chế. Và nam giới sử dụng chất liệu này không nhiều.

Quan tay vai lua

a. Ưu điểm

Vải lụa rất mềm mịn và có độ bóng láng đáng kể giúp tôn dáng cho quần tây, đặc biệt đối với những chị em chân dài và có thân hình thon gọn. Vải lụa cũng rất thoáng mát nhờ vào những thành phần tự nhiên của sợi tơ tằm. Quần tây lụa còn giúp người mặc thay đổi được vẻ bên ngoài được nhiều hơn, không nhất thiết phải lịch lãm hay sang trọng, vải lụa giúp chị em được quyến rũ hơn.

b. Nhược điểm

Vải lụa rất dễ nhăn nên đòi hỏi phải có nhiều thời gian để là thẳng. Vải lụa vào mùa đông cũng dễ bị tích điện, nên sẽ bám vào cơ thể gây ra sự khó chịu. Ngoài ra vải lụa cũng có giá cả rất cao.

10. Vải sẹc

Vải sẹc gần đây được sử dụng rất nhiều để may trang phục công sở vì có giá thành rẻ. Vải chủ yếu được dệt bởi những sợi vải tổng hợp nên cũng có một số hạn chế nhất định.

Quan tay vai sec

a. Ưu điểm

Vải sẹc có những đặc tính gần giống với vải thun nên sẽ có độ co giãn thoải mái. Và với những tính chất của sợi tổng hợp, vải sẹc có giá rẻ, không bị chảy xệ hay xù lông sau một thời gian dài sử dụng. Và điểm đặc biệt nữa là vải cũng không bị nhăn, nên giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều thời gian.

b. Nhược điểm

Vải sẹc không thoáng mát nên chỉ thích hợp sử dụng vào những ngày mát trời, hoặc nơi làm việc có máy điều hoà. Khi ra đường, nhất là vào những thời điểm nắng nóng, vải sẹc sẽ dễ hấp thụ nhiệt gây nóng rát cho da.

III. Cách chọn vải may quần tây phù hợp với dáng người

4 tips may quan tay ai cung phai biet

1. Chọn chất liệu may quần tây tốt, có nhãn mác

Một chiếc quần tây có chất liệu tốt sẽ phù hợp với chính cơ thể của bạn. Khi chọn vải để may quần tây hãy chọn những chất liệu có độ co giãn, độ co giãn sẽ phù hợp với hầu hết mọi dáng quần và vóc dáng của con người. Và nên chọn một loại chất liệu có nguồn gốc xuất xứ hay có nhãn mác để đạt hiểu quả cao nhất.

Kiểm tra tất cả những đặc điểm cơ bản của một chiếc quần tây để đảm bảo quần có chất lượng tốt nhất. Một số điểm cần kiểm tra như size quần, đường chỉ may đều đặn, dây kéo tốt hay độ lớn của cạp quần.

2. Chọn đúng size quần

Để quần tây chuẩn phom dáng nhất bạn nên chọn kích thước phù hợp với mình. Không chọn quá lớn hay quá. Với quần tây, phom dáng rất quan trọng nên nếu bạn chọn sai kích thước, quần tây sẽ mất đi phom dáng vốn có của nó.

3. Chọn chất liệu may quần tây phù hợp với vóc dáng cơ thể

Với quần tây, chất liệu vô cùng quan trọng. Bởi chúng là con dao hai lưỡi. Nếu bạn chọn đúng chất liệu, thì chiếc quần tây sẽ giúp bạn trở nên sang trọng hơn. Và nếu như ngược lại thì cơ thể của bạn sẽ làm mất đi giá trị của chiếc quần.

Với những bạn có thân hình mi nhon, có thể chọn một số loại vải có độ rũ, mỏng như lụa, linen, đũi. Những chất liệu này sẽ giúp bạn cải thiện được về vấn đề cân nặng. Một số bạn hơi mập có thể chọn những loại vải dày hơn như kaki, vải thô…Các loại vải dày sẽ khiến cho phần cơ thể của bạn được thon gọn hơn. Và nếu muốn an toàn nhất bạn có thể chọn mua vải cotton hoặc tuyết mưa.

4. Chọn màu sắc chất liệu may quần tây

Màu sắc của vải cũng rất quan trọng, chúng phải phù hợp với nơi được sử dụng và hợp với vóc dáng. Nếu may quần tây sử dụng tại nơi làm việc, bạn nên chọn những gam màu lạnh hoặc trung tính như màu đen, màu xám, màu xanh dương. Chọn màu đỏ, hoặc các gam màu nổi bật hơn để tham dự những buổi tiệc sang trọng.

Với những bạn có thân hình mảnh mai nên chọn vải quần có màu sáng như trắng, xám, xanh, hoặc màu be. Và đối với những thân hình có hơi ngoại cỡ thì bạn nên chọn các loại vải có màu tối hơn. Những gam màu tối sẽ giúp bạn trở nên gọn gàng hơn.

Xem thêm: Top 8 loại vải may áo sơ mi cao cấp, dáng đẹp, ít nhăn

Chọn chất liệu để may quần tây là một việc làm vô cùng quan trọng. Bởi mỗi loại vải sẽ có những đặc tính riêng giúp chiếc quần tây trở nên hoàn hảo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã bỏ túi được một số kinh nghiệm khi chọn mua vải may quần tây. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

tieu chuan phuong phap danh gia do ben mau vai
Độ bền màu (Color Fastness) là gì? Tiêu chuẩn & phương pháp đánh giá độ bền màu vải

Độ bền màu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dệt may, [...]

11 Bình luận

06 Th8 tim hieu quy trinh det va nhuom vai tu nha may
Quy trình dệt và nhuộm vải theo 2 phương thức tự nhiên & công nghiệp

Quy trình dệt vải và nhuộm vải được xem là giai đoạn rất quan trọng, [...]

8 Bình luận

05 Th8 cac loai thuoc nhuom vai pho bien
Top 4 loại thuốc nhuộm vải thường được sử dụng hiện nay

Trong ngành dệt may thì thuốc nhuộm vải là một hợp chất rất quan trọng, [...]

5 Bình luận

31 Th7 loai vai may do the thao thong dung nhat
Top 6 loại vải may quần áo thể thao được ưa chuộng nhất

Quần áo thể thao là loại trang phục được dành riêng để sử dụng, khi [...]

03 Th7 cac loai vai may dong phuc y te theo quy dinh
8 loại vải may đồng phục y tế chuẩn theo quy định hiện nay

Đồng phục y tế tuy là trang phục chỉ được sử dụng trong phạm vi [...]

12 Bình luận

31 Th12 top chat lieu lam mu luoi trai tot nhat
Top 5 chất liệu vải làm mũ lưỡi trai phổ biến hiện nay

Mũ lưỡi trai hiện nay đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu [...]

31 Th12

Từ khóa » Chất Liệu Vải Quần âu