Top 10 Môn Võ Nổi Tiếng Thế Giới Nhiều Người Theo Học - 10Hay
Có thể bạn quan tâm
Bạn đam mê võ thuật, bạn không biết mình nên học loại võ thuật nào. Hãy cùng 10Hay.com khám phá 10 môn võ nổi tiếng trên thế giới qua bài viết sau đây. Biết đâu, bạn sẽ tìm được một môn võ phù hợp.
- 1. KICK-BOXING
- 2. QUYỀN ANH
- 3. KARATEDO
- 4. Aikido
- 5. TAEKWONDO
- 6. WUSHU
- 7. JUDO
- 8. THÁI CỰC QUYỀN
- 9. VỊNH XUÂN QUYỀN
- 10. MUAY THÁI
1. KICK-BOXING
Kick Boxing là một hệ thống các bài tập dựa vào kỹ thuật đòn chân của môn võ Thái và đòn tay của bộ môn Boxing giúp người tập rèn luyện sức khỏe và bản lĩnh.
Một môn thể thao chỉ dành cho phái mạnh với những thế đánh nguy hiểm, những cú ra đòn đầy bạo lực hay những cú đấm thần sầu? Thực ra điều này chỉ đúng một phần mà thôi. Kick Boxing là một hệ thống các bài tập dựa vào kỹ thuật đòn chân của môn võ Thái và đòn tay của bộ môn Boxing giúp người tập rèn luyện sức khỏe và bản lĩnh. Đây cũng là hình thức tập luyện võ thuật đốt cháy mỡ hiệu quả được ưa chuộng trong các phòng tập thế giới và Việt Nam trong vài năm gần đây.
2. QUYỀN ANH
Quyền Anh, còn gọi là đấm bốc (bốc bắt nguồn từ tiếng Pháp boxe), là môn võ và thể thao đối kháng giữa 2 người xuất phát từ phương Tây, sử dụng cú đấm kết hợp với di chuyển chân, đầu và thân mình. Quyền Anh nghiệp dư là một nội dung thi đấu của nhiều đại hội thể thao trên toàn thế giới, trong đó có Olympic. Võ sĩ Muhammad Ali là một huyền thoại của môn võ này.
3. KARATEDO
Karatedo hay Karate là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.
4. Aikido
Aikido là môn võ xuất phát từ Nhật Bản, do tổ sư Morihei Ueshiba sáng lập. Xét về mặt thuần vật lý thì Aikido là một môn võ bao gồm những đòn ném và khóa khớp. Aikido không chú trọng vào các đòn tấn công đối phương, mà nó sử dụng lại chính lực của đối phương để chống chế lại họ hoặc ném họ đi.
Aikido, đúng như sự hình dung của người sáng lập ra nó, không chỉ là sự tổng hợp của việc luyện tập võ thuật của người sáng lập, mà còn bộc lộ triết lý riêng của ông về hòa bình và hòa hợp vũ trụ. Ngày nay, Aikido tiếp tục sự phát triển của nó từ cổ lưu (võ thuật cổ), thành những thể hiện cực kì đa dạng của các võ sư khác nhau trên toàn thế giới.
5. TAEKWONDO
Taekwondo là môn thể thao quốc gia của Triều Tiên và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của nước này. Nó cũng là một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là “cước pháp”; Kwon nghĩa là “thủ pháp”; và Do có nghĩa là “Đạo, con đường” hay “nghệ thuật.” Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là “Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân”.
Do võ phục, phân cấp màu đai cũng như đòn thế của Taekwondo có nét tương đồng với Karatedo, và việc Nhật Bản truyền bá môn võ Karatedo vào Hàn Quốc trong thời thế chiến đệ nhị nên trong những năm thập niên 50-60, nhiều người trên thế giới lầm tưởng rằng Taekwondo là từ một hệ phái của Karatedo tách ra và phát triển thành một môn võ. Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bậc thầy sáng lập môn phái Taekwondo hiện đại, và để phù hợp hơn với đặc tính của môn thể thao Taekyon truyền thống, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp) và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực. Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không.
6. WUSHU
Wushu (Hán Việt: Võ thuật) là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc với chương trình luyện tập, các bài quyền tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền, Thái cực quyền… Được thống nhất giảng dạy trên các võ đường Trung Quốc cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới như một môn phái võ thuật hiện đại thiên về tính chất thể thao, Wushu được hiểu là môn quốc võ tiêu biểu nhất đại diện cho tinh hoa nền võ thuật của Trung Quốc.
7. JUDO
Judo (Nhu đạo) là môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Jūjitsu (Nhu thuật) của Nhật Bản. Jū có nghĩa là khéo léo, uyển chuyển còn dō là đạo với mục đích “lấy nhu thắng cương”. Jūjitsu là một môn võ chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ,… dễ gây tổn thương cho võ sinh, nên Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn Jūdō không dùng binh khí mà các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân. Các đòn chém và đâm dùng bàn tay và bàn chân cũng như vũ khí phòng thủ là một phần của judo, nhưng chỉ trong các hình thức sắp xếp trước và không được phép trong các cuộc thi judo hoặc tập luyện. Một học viên judo được gọi là một judoka.
Đây là môn võ tương tự Thái cực quyền với phương châm “lấy nhu thắng cương”, “tá lực đả lực” (mượn sức đánh sức), “tứ lạng bát thiên cân” (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. Ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ bản thân, rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo và tinh thần.
8. THÁI CỰC QUYỀN
Thái cực quyền (Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.
Về nguồn gốc, Thái cực quyền (TCQ)có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, TCQ được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra TCQ, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên, với sự phổ biến của cuốn TCQ phổ do Vương Tông Nhạc đời Càn Long trứ tác, và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái TCQ về sau, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng TCQ.
9. VỊNH XUÂN QUYỀN
Vịnh Xuân Quyền (hay còn gọi là Vĩnh Xuân Quyền) là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Có rất nhiều ý kiến xung quanh thời gian ra đời của Vịnh Xuân Quyền, nhưng đa số cho rằng môn võ này ra đời từ cách đây khoảng 200 năm trước.
Môn phái đã du nhập đến các quốc gia lân cận và phương Tây trong thời hiện đại. Sau khi sự thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới. Vịnh Xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất. Giờ có hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.
10. MUAY THÁI
Muay Thái là một môn võ thuật cổ truyền đồng thời là một môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Người phương Tây gọi môn này là quyền Thái (Thai boxing), tuy nhiên nó khác nhiều so với môn boxing của phương Tây. Môn thể thao này đã hiện diện từ năm 1500, với tên gọi là Muay Boran (Ancient Boxing) dưới triều đại quốc vương Naresuan, tất cả binh lính đều được rèn luyện võ thuật này, xem như điển hình trong cuộc chiến tay không chống trả với địch. Binh sĩ Xiêm La phải ôn luyện thực hành để tranh tài với nhau tại từng địa phương hay từng vùng. Không chỉ riêng Thái Lan mới có Muay, ở mỗi quốc gia trong khu vực Châu Á cũng có Muay, thế nhưng ở mỗi quốc gia, tên gọi Muay có sự khác biệt. Nhưng cũng có nguồn cho rằng Muay Thai do Nai Khanomtom – một binh sĩ Xiêm La sáng lập khi bị bắt làm tù binh Miến Điện. Khi bi bắt, ông đã được yêu cầu giao đấu với 10 võ sĩ hàng đầu Miến Điện và ông đã thắng toàn bộ bằng cách sử dụng những chiêu thức được học trong quân đội. Người ta cho rằng đấy là trận đấu Tharshanning chính thức đầu tiên.
Ngoài 10 môn võ trên, còn có rất nhiều môn võ nổi tiếng khác trên thế giới mà có thể bạn chưa biết như: Nhu thuật Brazil, Krav Maga, Vovinam, Vật Mông Cổ, Nhu quyền,….
Tập võ không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe, thân hình săn chắc, nâng cao sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể mà còn giúp bạn trút bỏ những bức bối, căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống, tăng khả năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ hô hấp, đặc biệt, nâng cao bản năng tự vệ và phản xạ nhanh khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm bất khả kháng.
Với nhiều lợi ích như vậy, các bạn còn chần chừ gì nữa mà không chọn cho mình một môn võ mà bạn cảm thấy phù hợp để luyện tập.
Chúc các bạn luyện tập vui vẻ, khỏe mạnh! Và hãy nhớ tập võ không phải để “đánh nhau”. Nhưng để phòng thân cũng là ý tưởng hay. Nhất là các bạn nữ nên học.
Xem thêm: Top 10 môn thể thao yêu thích nhất
Từ khóa » Các Môn Võ Nổi Tiếng Thế Giới
-
[TOP 10] Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới Nhiều Người Theo Học
-
Top 10 Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới
-
Danh Sách 12 Môn Võ Thuật Trên Thế Giới Phổ Biến, Nên Học Nhất
-
Top 10 Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới
-
Các Môn Võ Trên Thế Giới Nổi Tiếng Và Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
8 Môn Võ Nổi Tiếng Thế Giới - Zing News
-
Top 10 Môn Võ Thuật Mạnh Nhất Thế Giới 2022 | SEOTCT
-
TOP 9 Môn Võ Phổ Biến Mạnh Nhất Thế Giới Bạn Nên Học
-
Top 10 Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới - Bất Động Sản ABC Land
-
LIỆT KÊ CÁC MÔN VÕ TRÊN THẾ GIỚI - Facebook
-
[TOP 10] Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới Nhiều ... - ThienNhuong.Com
-
Các Loại Võ Trên Thế Giới? - Tạo Website
-
Top 10 Môn Võ Phổ Biến Trên Thế Giới
-
Top 10 Môn Võ Thuật Giúp Bạn Rèn Luyện Sức Khỏe Tốt Nhất