Top 10 Ngành Học Cho Những Bạn Chưa Biết Học Ngành Gì
Có thể bạn quan tâm
Đến gần cuối chương trình trung học phổ thông, bạn rất có thể bị ném bom với đủ loại ý tưởng rằng nên theo học ngành gì. Và thậm chí quả bom này sẽ khủng bố hơn nếu như bạn có ý định theo đuổi nghề nghiệp tại nước ngoài.
Bố mẹ bạn có thể khuyên “Chọn ngành nào giúp con có được một cuộc sống tốt như là Tài chính, Kinh doanh, Y dược hoặc Kỹ thuật”. Anh em họ của bạn thì nói “Chọn một cái gì đó thú vị và phù hợp với bản thân như Nhiếp ảnh hoặc Mỹ thuật chẳng hạn”. Và bạn bè của bạn nói, “Chọn học cái gì đó vui vui kiểu như nghiên cứu lý do tại sao những chiếc áo cardigan thập niên 1940 trở lại trong thời trang”.
Nhưng sự thật là bạn không biết bạn muốn làm gì. Chà, đừng lo lắng. Bạn không phải là người duy nhất. Thống kê cho thấy, khoảng một phần ba học sinh trung học không biết họ muốn theo đuổi sự nghiệp gì hay tấm bằng cử nhân nào.
Cách tốt nhất để đối mặt với việc hoảng hốt “mình không biết phải làm gì” là xem xét những chương trình Cử nhân nào linh hoạt nhất và sẽ cho bạn thêm thời gian để quyết định xem nghề nào tốt nhất mà bạn có thể theo đuổi.
Dưới đây là 10 lựa chọn hàng đầu:
Nội dung bài viết:
- 1. Học Kinh doanh Khởi nghiệp – học cách tổ chức bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào
- 2. Học Khoa học Máy tính – mọi công ty đều cần một người giỏi về CNTT
- 3. Học Kỹ thuật tổng hợp – học khám phá niềm đam mê chế tạo và tháo rời mọi thứ
- 4. Học Khoa học Tự nhiên – khởi đầu cho bất kỳ sự nghiệp khoa học nào
- 5. Học ngôn ngữ – trở thành mối liên kết giữa mọi người
- 6. Học Khoa học Môi trường – tìm cách bảo vệ trái đất
- 7. Học Điều dưỡng – học để giúp đỡ và giáo dục mọi người về sức khỏe
- 8. Học Pháp lý – sử dụng pháp luật để làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào
- 9. Học Thiết kế Đồ họa – trở thành một nghệ sĩ hiện đại
- 10. Học Truyền thông và Báo chí – trở thành một diễn giả chuyên nghiệp
1. Học Kinh doanh Khởi nghiệp – học cách tổ chức bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào
Bằng cử nhân về Kinh doanh khởi nghiệp luôn hữu ích ngay cả khi bạn đam mê nghệ thuật, âm nhạc, CNTT hoặc kỹ thuật, bởi vì bạn sẽ học cách khởi xướng và quản lý bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Nếu lựa chọn có sai sót, bạn sẽ có được nhiều kỹ năng để bắt đầu lại. Và đó là một trong những điểm cộng an ủi lớn. Hơn nữa, ngành học này sẽ làm hài lòng cha mẹ bạn vì họ có thể yên tâm là luôn có những công việc trên thị trường đòi hỏi bằng cấp này.
Tìm hiểu du học thạc sĩ kinh tế, ra trường làm gì?
2. Học Khoa học Máy tính – mọi công ty đều cần một người giỏi về CNTT
Bởi vì không có ngành nào không sử dụng các công cụ kỹ thuật số, bắt đầu với chương trình Cử nhân Khoa học Máy tính là một trong những lựa chọn thông minh mà bạn có thể thực hiện. Sau đó, bạn có thể đi chuyên sâu vào hầu hết các lĩnh vực khác bao gồm Kỹ thuật, Thống kê, Nghệ thuật hoặc thậm chí Khảo cổ học, là những lĩnh vực ngày càng sử dụng nhiều các phần mềm và mô hình đồ họa để phân tích dữ liệu.
3. Học Kỹ thuật tổng hợp – học khám phá niềm đam mê chế tạo và tháo rời mọi thứ
Hiện nay, ngành Kỹ thuật không rộng như các ngành khác. Bằng cử nhân Kỹ sư tổng hợp sẽ tốt cho bạn nếu bạn đã biết mình hứng thú với Kỹ thuật, nhưng bạn không biết bạn muốn học cụ thể chuyên ngành Kỹ thuật nào – điện, cơ khí, ô tô, v.v.,. Trong suốt chương trình Cử nhân ba năm Kỹ thuật tổng hợp, bạn có thể tìm ra sức mạnh tiềm năng kỹ thuật mà bạn muốn phát triển.
>> 5 lý do để du học ngành kỹ thuật
4. Học Khoa học Tự nhiên – khởi đầu cho bất kỳ sự nghiệp khoa học nào
Bạn có một sự tò mò kỳ lạ với các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, bạn thích hé nhìn cuộc sống qua kính hiển vi, và biết rằng con đường của bạn sẽ xoay quanh các con số. Nhưng bạn không thể xác định chính xác nghề nghiệp mà bạn muốn có. Bạn nghĩ mình nên là một bác sĩ, một nhà khoa học nguyên tử hay một nhà nghiên cứu thông minh?
Chúng tôi hiểu bạn. Nhưng trước khi bắt đầu mổ xẻ vấn đề quá nhiều, chỉ đơn giản là tại sao không học một bằng cấp về lĩnh vực bạn thích nhất bây giờ, và sau đó hãy quyết định con đường sự nghiệp bạn nên đi? Ví dụ, có thể là Sinh học hoặc Hóa học, bạn luôn có thể chọn học ngành Y sau khi học các chương trình này.
Tương tự như vậy, học Toán có thể hữu ích trong nhiều lĩnh vực việc làm từ giảng dạy đến kinh doanh, kinh tế học. Xem thêm bạn có thể làm gì sau khi du học ngành toán học. Vì vậy, đừng quá căng thẳng và hãy chọn ngành học Khoa học tự nhiên mà bạn cảm thấy tự tin nhất lúc này.
5. Học ngôn ngữ – trở thành mối liên kết giữa mọi người
Ngôn ngữ là một lĩnh vực học tập khác luôn có thể hữu dụng với bạn. Và chúng tôi không chỉ nói về tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Đó là chỉ dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn muốn sử dụng bằng Cử nhân Ngôn ngữ làm cơ sở cho các ngành nghề khác, hãy tìm các ngôn ngữ đang có nhu cầu sử dụng cao như tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bắc Âu hoặc tiếng Ả Rập.
Bằng cấp về ngôn ngữ có thể làm cơ sở cho nhiều chuyên ngành khác mà bạn có thể quyết định sau này bao gồm Giảng dạy, Dịch thuật, Khách sạn, Kinh doanh hoặc Quan hệ Quốc tế. Điều đó chắc chắn sẽ giảm áp lực cho bạn, phải không?
6. Học Khoa học Môi trường – tìm cách bảo vệ trái đất
Khi cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu và thách thức môi trường vẫn tiếp diễn, các kiến thức trong lĩnh vực này sẽ rất hữu ích. Một chương trình cử nhân về Khoa học Môi trường có thể mở đường cho các chương trình sau đại học về Kỹ sư Môi trường hoặc Luật, chẳng hạn. Đồng thời, bạn sẽ có thể sử dụng bằng cấp của mình để làm việc trong hầu hết các ngành nghề, cũng như trong các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ.
7. Học Điều dưỡng – học để giúp đỡ và giáo dục mọi người về sức khỏe
OK, một chương trình cử nhân Điều dưỡng nghe có vẻ rất chuyên môn và bạn có thể nghĩ rằng nó không thuộc danh sách này. Nhưng hãy cho ngành học này một cơ hội thứ hai. Bằng cử nhân Điều dưỡng có thể mở lối cho các bộ môn Y khoa và trở thành bác sĩ, nhưng nó cũng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác.
Bạn có thể sử dụng để phát triển sự nghiệp như Nữ hộ sinh Y tá, Nhà giáo dục Y tá, Quản lý Y tá, Nhà nghiên cứu Y tá và thậm chí Tư vấn Pháp lý Y tá. Hóa ra, điều dưỡng có thể được kết hợp với khoa học, luật pháp, kinh doanh và giáo dục. Chúng tôi phải nói là rất tuyệt.
8. Học Pháp lý – sử dụng pháp luật để làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào
Bạn không nhất thiết muốn trở thành một luật sư, nhưng bạn bị thu hút bởi các vấn đề pháp lý. Vậy bạn có thể làm gì? Cách tốt nhất là chọn một chương trình đại học trong lĩnh vực nghiên cứu pháp lý rộng lớn hơn. Trong lĩnh vực này, bạn có thể tập trung vào các chủ đề như tội phạm học, tư pháp, luật pháp quốc tế, luật kinh doanh, v.v … Đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp như một nhà tư vấn pháp lý – với chính quyền hoặc các công ty.
Sau này, khi bạn tìm ra một lĩnh vực mà bạn thực sự đam mê (chẳng hạn như môi trường hoặc quyền con người), bạn có thể tiếp tục và học chuyên sâu với bằng Thạc sĩ. Với bằng cử nhân Pháp lý, bạn cũng rất dễ theo đuổi các chương trình sau đại học khác nhau như Kinh doanh hoặc gần như bất kỳ chuyên ngành Khoa học Xã hội nào.
8 lợi ích nghề nghiệp của thạc sĩ luật
9. Học Thiết kế Đồ họa – trở thành một nghệ sĩ hiện đại
Nếu bạn yêu thích công nghệ và có một chút máu nghệ thuật, chương trình Cử nhân Thiết kế đồ họa không thể phù hợp hơn với bạn. Kế cả khi bạn có thể nhìn thấy ngay bây giờ những gì bạn muốn làm trong thời gian dài sắp tới, thiết kế đồ họa chắc chắn mang đến cho bạn nhiều lựa chọn. Đây chỉ là một vài ví dụ về những điều tuyệt vời bạn có thể làm: thiết kế logo, nhiếp ảnh, thiết kế trò chơi, minh họa sách và tạp chí, Photoshop, v.v. Vì vậy, thiết kế đồ họa là một ngành học hoàn toàn đáng cân nhắc.
10. Học Truyền thông và Báo chí – trở thành một diễn giả chuyên nghiệp
Nếu bạn có khả năng diễn đạt tốt từ ngữ – viết hoặc nói – bạn có thể bắt đầu chương trình đại học của mình với ngành Báo chí và Truyền thông. Các lớp học nói trước công chúng, lý thuyết truyền thông, phương tiện truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng sẽ chuẩn bị cho bạn một loạt các sự nghiệp bao gồm: nhà văn, nhà phân tích tin tức, PR hoặc nhà tổ chức sự kiện. Nhưng bạn cũng có thể dễ dàng kết hợp một bằng cử nhân như vậy với các chương trình sau đại học trong nhiều lĩnh vực, bao gồm Kinh doanh, Khoa học Xã hội, Nghệ thuật và thậm chí các ngành kỹ thuật như Nghiên cứu Môi trường hoặc Khoa học Tự nhiên.
Chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn một số ý tưởng hay giúp bạn xem xét quyết định học ngành gì ngay cả khi bạn không chắc chắn nghề nào phù hợp với mình.
Hãy nhớ rằng gặp khó khăn trong việc quyết định nghề nghiệp là vấn đề mà hầu hết thanh thiếu niên gặp phải, và điều đó không có gì đáng để cảm thấy xấu hổ. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn không nên học đại học. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tìm kiếm các ngành học cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn hơn để sau này có thể học chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể – thông qua học Thạc sĩ hoặc bằng cách tham gia vào một lĩnh vực ngành nghề và phát triển các kỹ năng cụ thể trong công việc.
Xem thêm: Du học ngành gì có triển vọng trong tương lai
3.4/5 - (7 bình chọn) Chia sẻ X mailTừ khóa » Không Biết Chọn Ngành Gì
-
Lựa Chọn Nghề Nghiệp Thế Nào Khi Không Biết Mình Thích Nghề Gì?
-
Định Hướng Nghề Nghiệp: Phải Làm Sao Khi Không Biết Mình Thích ...
-
Không Biết Mình Thích Nghề Gì - Lê Tuấn Anh
-
Biết Mình Phù Hợp Với Ngành Nghề Nào Chỉ Với 5 Câu Hỏi Ngắn Sau?
-
Làm Sao để Biết Mình Thích Nghề Gì? Cách Lựa Chọn Nghề Phù Hợp ...
-
Học Không Giỏi Nên Học Ngành Gì Không Yêu Cầu Trình độ Cao?
-
[Nghề Nào Cho Em] Băn Khoăn Không Biết Chọn Ngành Nghề Nào
-
Định Hướng Nghề Nghiệp - Làm Sao Biết Mình Phù Hợp Với Nghề Gì?
-
CHỌN NGÀNH: Không Biết Học Ngành Gì? - YouTube
-
[Góc định Hướng] Không Biết Mình Thích Nghề Gì Phải Làm Sao?
-
3 Bước để Lựa Chọn NGÀNH HỌC Phù Hợp, DÀNH CHO ... - YouTube
-
10 Ngành Học Cho Những Ai đang Băn Khoăn Trong Việc Chọn Ngành
-
Cẩm Nang Hướng Nghiệp: Chọn Ngành Học Nào Nếu Không Biết ...
-
Hướng Dẫn Bạn Chọn Nghề Phù Hợp Khi Không Biết Mình Thích Gì?