Top 10 Nữ Anh Hùng Trong Lịch Sử Việt Nam Mà Nhân Dân Mãi Ghi Nhớ
Có thể bạn quan tâm
Với bề dày hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã sinh ra không biết bao nhiêu người con ưu tú của đất nước trong đó có nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam chiếm một phần đáng kể. Có rất nhiều hình tượng phụ nữ đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc dựng nước, giữ nước cũng như tôn tạo và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay.
Đất nước ta không thiếu những người phụ nữ anh dũng, chịu thương, chịu khó, những người mẹ thầm chôn giấu nỗi đau mất chồng mất con để tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho hòa bình độc lập tự do của đất nước, những cô gái chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân đã quên mình đi giao liên, du kích đúng như câu nói “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày tôn vinh một nửa kia của thế giới, mời bạn đọc cùng 10hay điểm qua danh sách top 10 nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay.
Bài viết liên quan:
- Top 10 nữ doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á 2016
- Top 10 nghề nghiệp trả lương tốt nhất cho phụ nữ
- 10 điều phụ nữ nên làm trước tuổi 30 bạn đã nghĩ đến chưa ?
1. Hai Bà Trưng
Khi nói về những nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam, đầu tiên kể đến phải là hai Bà Trưng. Đây là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, là anh hùng dân tộc của người Việt, những thủ lĩnh khởi binh chống lại nhà Đông Hán của Trung Quốc, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết.
2. Triệu Thị Trinh
Tiếp nối hào khí của hai Bà Trưng, một nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam đã nổi dậy chống lại nhà Đông Ngô chính là Bà Triệu. Bà Triệu Thị Trinh là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.
3. Bùi Thị Xuân
Bùi Thị Xuân là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, là vợ Thái phó Trần Quang Diệu và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Bùi Thị Xuân là người ở thôn Xuân Hòa (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Bà là con gái của Bùi Đắc Chí. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ. Với tài nghệ (ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi) cộng với lòng dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ buổi đầu.
4. Nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Thị Minh Khai là một nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 – 1940. Tên của bà được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: thành phố Hạ Long (từ đường Vũ Văn Hiếu đến hang Luồn), Đồng Hới (gần sân vận động)… Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con đường dài hơn 4 km từ đường Nguyễn Khoái xuyên qua ngã ba cầu Vĩnh Tuy,… Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cũng đã xây Nhà lưu niệm để tưởng niệm và trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của bà.
5. Nguyễn Thị Chiên
Nguyễn Thị Chiên (1930 – 2016) sinh tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bà là Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam và Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ năm 1946 đến năm 1952, Nguyễn Thị Chiên tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề,… Bà đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt 15 quân địch. Sau kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Chiên về công tác tại Tổng cục Chính trị, Quân khu Thủ đô. Bà được phong quân hàm trung tá năm vào năm 1984.
6. Đinh Thị Vân
Đinh Thị Vân (1916-1995) là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 8 năm 1945, với vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, bà tham gia công tác vận động dân chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tham gia công tác xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường. Ngày 30 tháng 6 năm 1946, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953).
7. Võ Thị Sáu
Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu (1933-1952) tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một nữ chiến sĩ du kích Việt Nam bị chính quyền Quốc gia Việt Nam xử tử khi chưa đến 18 tuổi. Chị được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Võ Thị Sáu đã tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế khi còn rất trẻ tuổi. Tượng của Võ Thị Sáu được đặt tại nhiều nơi như Đất Đỏ, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân, và tên Võ Thị Sáu cũng được đặt cho nhiều con đường ở các đô thị tại Việt Nam và nhiều ngôi trường. Hình tượng Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
8. Nguyễn Thị Định
Nguyễn Thị Định là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã tham gia vào cả hai giai đoạn: kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Bà là một trong những người lãnh đạo phong trào Đồng khởi ở Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I (17/1/1960) ở 3 điểm: xã Đình Khánh, Định Thủy, Phước Hiệp. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, VII, VIII, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,…
9. Võ Thị Thắng
Võ Thị Thắng là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa IX, X và XI. Bà thuộc đoàn đại biểu Long An. Ngoài ra bà là nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII và khóa IX; nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Năm 17 tuổi bà được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên – Sinh viên – Học sinh; tiếp đến chuyển sang phong trào Công nhân rồi lực lượng vũ trang trong lòng đô thị…
10. Nguyễn Thị Út (nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam)
Nguyễn Thị Út hay Út tịch là một nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Cuộc đời bà đã được nhà văn Nguyễn Thi xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng”, được đưa vào các giáo trình văn học phổ thông. Là người có tính khí mạnh mẽ, bà sớm chịu ảnh hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của các cán bộ Việt Minh, từ đó tích cực ủng hộ những người Cộng sản cho đến mãi sau này.
Xem thêm:
- Top 10 nghề nghiệp trả lương tốt nhất cho phụ nữ
- Top 10 nhà thơ nữ Việt Nam nổi tiếng nhất
Từ khóa » Kể Tên Các Nữ Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam
-
Những Nữ Anh Hùng Trong Lịch Sử Việt Nam
-
7 Nữ Anh Hùng Kiệt Xuất Của Lịch Sử Việt Nam
-
Top 7 Nữ Anh Hùng Kiệt Xuất Của Lịch Sử Việt Nam
-
10 Nữ Tướng Anh Hùng Của Nước Việt Khiến Kẻ Thù Khiếp Sợ - Zing
-
5 Nữ Anh Hùng Của Sử Việt - Báo Nghệ An
-
Tìm Hiểu Về Những Phụ Nữ Việt Nam Nổi Tiếng
-
Những Vị Nữ Anh Hùng Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Việt Nam
-
Những Vị Nữ Anh Hùng Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Việt Nam | VTV.VN
-
Top 9 Em Hay Kẻ Tên Những Người Phụ Nữ Anh Hùng Như Hai Bà ...
-
Các Nữ Anh Hùng Trên đường Hồ Chí Minh Lịch Sử
-
Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Ngày 20/10-Ngày Phụ Nữ Việt Nam
-
Những Anh Hùng Trẻ Tuổi - Nhà Văn Hóa Thanh Niên