TOP 10 SỰ KIỆN QUAN SÁT THIÊN VĂN NỔI BẬT NĂM 2021
Có thể bạn quan tâm
- Sign in / Join
- Kiến thức thiên văn
Vậy là một năm để quan sát bầu trời nữa lại đến mang theo nhiều thứ đáng theo dõi trong năm 2021 này.
Dưới đây là các sự kiện thiên văn đáng chú ý được mong đợi nhất trong năm 2021. Giao hội giữa 2 hành tinh sáng, nguyệt thực toàn phần và gần toàn phần, mưa sao băng nổi tiếng Perseid, sự xuất hiện vào mùa thu của Sao Kim… là những điểm nhấn thiên văn sẽ diễn ra trong năm mới.
Ngày 3 tháng 1: Mưa sao băng Quadrantid
Ở thời điểm hiện tại, có lẽ mưa sao băng Quadrantid – cùng với mưa sao băng Geminids tháng 12 – là một trong những trận mưa sao băng có mật độ lớn nhất nhưng có thời gian ngắn nhất: diễn ra trong vòng 6 giờ trước và sau cực đại. Năm nay, những ngôi sao băng xanh lơ này xuất hiện với tỷ lệ chỉ bằng ¼ so với mức cao nhất. Cực đại của mưa sao băng năm nay được dự đoán xảy ra vào lúc 22:00 giờ VN (15:00 GMT.)
Thật không may, Trăng khuyết cuối tháng sẽ gây cản trở cho việc quan sát. Trong điều kiện thuận lợi, bạn có thể đếm được vài chục sao băng mỗi giờ. Tâm điểm của mưa sao băng Quadrantid nằm ở khoảng giữa đường nối phần đầu của chòm Draco với phía cuối tay cầm của Big Dipper (tức mảng sao Bắc Đẩu), xuất hiện tại vị trí cao nhất trên bầu trời vào buổi sáng sớm.
Ngày 5 tháng 3: Giao hội giữa Sao Mộc và Sao Thủy
Sao Mộc và sao Thủy hiếm khi xuất hiện cùng nhau ở phía trên đường chân trời Đông – Đông Nam vào lúc bình minh, nhưng buổi sáng hôm nay 2 hành tinh lại ở rất gần nhau với khoảng cách chỉ 0,35 độ.
Sao Thủy (độ sáng biểu kiến +0,1) sẽ nằm ngay phía trên bên trái của Sao Mộc sáng hơn nhiều (-2,0). Hành tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời lúc này sáng gấp 7 lần hành tinh nhỏ nhất. Ống nhòm sẽ phát huy tác dụng trong việc giúp bạn nhận diện được hai hành tinh này trên nền trời chạng vạng sáng, khoảng nửa giờ trước khi Mặt Trời mọc.
Ngày 25 tháng 5: Siêu Trăng
Vào 09:00 ngày 26/05 giờ VN), Mặt Trăng sẽ đạt đến điểm cận địa trên quỹ đạo của nó với khoảng cách tới Trái Đất chỉ 222.002 dặm (357.311km). Khoảng hơn 9 giờ sau, Mặt Trăng sẽ chính thức bước vào pha Trăng tròn (và lần trăng tròn này còn xảy ra cả Nguyệt thực toàn phần.)
Hệ quả của sự trùng hợp giữa pha trăng tròn với trăng đến điểm cận địa là hiện tượng thủy triều biến động dữ dội. Nếu có bất kỳ cơn bão ven biển nào xuất hiện trong thời gian này, chắc chắn vấn đề lũ lụt sẽ trở nên trầm trọng hơn. Kiểu thủy triều cực đoan như vậy được gọi là “Thủy triều bùng phát cận địa” (Perigean spring tide), trong đó “Spring” có nguồn gốc từ tiếng Đức “Springen” ám chỉ sự bùng phát chứ không phải nói về “mùa Xuân”.
Ngày 26 tháng 5: Nguyệt thực toàn phần
Với lần nguyệt thực toàn phần này, Vành đai Thái Bình Dương (toàn bộ khu vực địa lý bao quanh Thái Bình Dương, bao gồm các bờ biển phía tây của lục địa Bắc và Nam Mỹ, bờ biển Australia, phía đông châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương) nằm trong vùng có thể quan sát được. Cư dân của quần đảo Hawaii sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn nguyệt thực toàn phần trên bầu trời vào giữa đêm. Trên khắp Bắc Mỹ, các vùng phía tây có thể quan sát được pha toàn phần và một phần của pha kết thúc trước khi Mặt Trăng lặn mất.
Ở các khu vực trung tâm, người dân sẽ nhìn thấy được từ pha bắt đầu cho đến pha toàn phần (hoặc gần toàn phần) trước khi Mặt Trăng lặn. Còn ở khu vực phía Đông, phần quan sát được có lẽ chỉ là một mảng bóng tối nhỏ xuất hiện ở rìa bên trái của Mặt Trăng, thậm chí chỉ là một bóng đen mờ nhạt (hệ quả của việc chỉ quan sát được giai đoạn Mặt Trăng nằm trong vùng nửa tối của bóng Trái Đất). Mặt Trăng sẽ băng qua phía Bắc của vùng trung tâm bóng tối (umbra) Trái Đất. Phần trên cùng của Mặt Trăng chỉ cách rìa ngoài cùng của vùng bóng tối 34 km. Đó là lý do pha toàn phần chỉ kéo dài trong 14,5 phút.
Việt Nam có thể quan sát một phần diễn biến của Nguyệt thực lần này, bắt đầu từ 18:35 khi Mặt Trăng mọc lên cho đến khi kết thúc.
Ngày 10 tháng 6: “Vòng lửa” – Nhật thực hình khuyên
Trong suốt thời gian xảy ra Nhật thực, Mặt Trăng ở cách Trái Đất 251.200 dặm (404.300 km) nên sẽ nhỏ hơn so với Mặt Trời chính xác 5,7%. Do đó, khi Mặt Trăng đi ngang qua Mặt Trời, tức là đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, nó sẽ không thể che khuất hết hoàn toàn bề mặt của Mặt Trời. Thay vào đó, một vành ánh sáng sẽ xuất hiện bao quanh Mặt Trăng. Từ “annular” trong “annular eclipse” (Nhật thực hình khuyên), bắt nguồn từ tiếng Latinh “annulus” có nghĩa là hình chiếc nhẫn.
Tuy nhiên, lần Nhật thực này khá bất thường khi đường di chuyển của nó đi theo một cách kỳ lạ: ban đầu nó theo hướng Đông Bắc, tiếp theo là hướng Bắc, rồi Tây Bắc, đi qua miền Trung và Bắc Canada, Tây Bắc Greenland, đi qua Bắc Cực và cuối cùng kết thúc ở Đông Bắc Siberia.
Đối với bang New York, vùng New England (Hoa Kỳ) cũng như ở các khu vực phía Nam của Ontario và Quebec (Canada), những người sống ở đó sẽ có cơ hội chứng kiến một Mặt Trời kỳ lạ mọc lên từ phía đường chân trời. Mặt Trời lúc này trông giống như một lưỡi liềm với đỉnh liềm hướng lên trên. Khu vực Toronto sẽ quan sát được Nhật thực một phần với độ che phủ 86%, 85% ở Montreal và ở New York, Boston là 80%. Các pha kết thúc của Nhật thực có thể được nhìn thấy từ Minnesota, Ngũ Đại Hồ, Thung lũng Ohio cũng như Carolinas và các tiểu bang Trung – Đại Tây Dương.
Việt Nam hoàn toàn không quan sát được lần Nhật thực này.
Ngày 11-12 tháng 8: Mưa sao băng Perseid
Từ sau nửa đêm đến sáng sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để chiêm ngưỡng tâm điểm của những đêm hè: “Người bạn lưu niên đáng tin cậy” của bầu trời – mưa sao băng Perseid.
Thời gian tốt nhất để quan sát là từ sau 10 giờ đêm trở đi, khi Mặt Trăng đã lặn, giúp cho phần còn lại của đêm trở nên rất tối, vô cùng thuận lợi cho việc quan sát những vệt sáng này.
Mưa sao băng Perseid sẽ tạo ra khoảng 1 vệt sao băng mỗi phút trong điều kiện thuận lợi và có thể xuất hiện cả những “quả cầu lửa” (fireball) – những sao băng lớn và rất sáng), thậm chí đôi khi còn có cả những sao băng bùng nổ, được gọi là “bolide”.
Từ giữa tháng 9 đến hết năm 2021: Màn trình diễn của Sao Kim
Sao Kim bắt đầu xuống thấp trên bầu trời bình minh phía Đông Nam, chìm khuất sau ánh sáng mặt trời vào tháng Ba và tháng Tư. Nó sẽ xuất hiện trở lại trên bầu trời hoàng hôn ở độ cao vừa phải, tiến dần về phía Nam và sáng dần lên nhưng vẫn kịp lặn xuống phía dưới đường chân trời trước khi bầu trời trở nên tối hẳn.
Vào giữa tháng 9, Sao Kim vẫn có thể quan sát được sau khi thời điểm hoàng hôn kết thúc, và rồi đến đầu tháng 11 nó vụt trở thành một thiên thể nổi bật trên bầu trời buổi tối. Để rồi vào tháng 12, nó đạt độ sáng tối đa, như thể kêu gọi tất cả sự chú ý hướng vào màn trình diễn tuyệt vời này vào mỗi buổi tối trong suốt mùa Giáng Sinh trước khi quay trở lại khuất sau ánh sáng Mặt Trời vào đầu năm 2022.
Ngày 19 tháng 11: Nguyệt thực một phần
Bắc Mỹ là khu vực có vị trí tuyệt vời cho việc quan sát. Lần Nhật Thực này sẽ diễn ra vài giờ trước thời điểm bình minh và các pha có thể nhìn thấy sẽ kết thúc trước khi Mặt Trăng lặn xuống phía dưới đường chân trời.
Mặt Trăng sẽ đi qua phần phía Nam vùng tối (Umbra) của Trái Đất và ở pha cực đại, gần như toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng sẽ chìm trong bóng tối (chỉ còn lại khoảng 2,6% bề mặt là không bị che khuất).
Vì một phần ánh sáng Mặt Trời tới TRái Đất sẽ bị khuếch tán và tán xạ trong bầu khí quyển, nên bóng của Trái Đất sẽ không tối hoàn toàn. Ánh sáng này chiếu tới Mặt Trăng và tạo cho Mặt Trăng màu đồng kim loại mờ ảo, kết hợp với phần bề mặt sáng bạc ánh vàng không bị che khuất, biến thành “Hiệu ứng đèn lồng Nhật Bản” (Japanese Lantern Effect) – một cảnh tượng tuyệt đẹp khi quan sát bằng mắt thường hoặc ống nhòm và kính viễn vọng loại nhỏ.
Các pha bắt đầu của Nguyệt thực có thể nhìn thấy được từ Vương quốc Anh và các vùng của Bắc Âu trước khi Trăng lặn. Đông Á và Úc cũng sẽ nhìn thấy sau khi Mặt Trăng mọc vào tối muộn hôm đó.
Ngày 4 tháng 12: Nhật thực toàn phần
Lần Nhật thực cuối cùng của năm 2021 sẽ chỉ được nhìn thấy từ lục địa Nam Cực. Toàn bộ đường đi của Nhật thực: rộng trung bình 265 dặm (427 km) quét qua nội địa phía Nam – Tây Nam từ biển Weddell, đi qua Đảo Berkner và Dải băng Filchner-Ronne, sau đó tiếp tục quét qua khắp vùng phía Tây Nam Cực, đến Executive Committee Range (một dãy núi bao gồm năm núi lửa lớn), trước khi di chuyển ra ngoài khơi biển Ross.
Tuy vậy, Nhật thực một phần (tỉ lệ che khuất khá nhỏ) cũng có thể quan sát được từ Nam Phi, Namibia, Botswana, Tasmania và phần phía nam của tiểu bang New South Wales, Victoria ở Úc, một phần nhỏ ở cực nam New Zealand cũng như đảo Stewart bên cạnh.
Ngày 13,14 tháng 12: Mưa sao băng Geminid
Năm 2021, mưa sao băng Geminid sẽ đạt cực đại vào khoảng thời gian trước bình minh của ngày 14 tháng 12, và có thể nhìn thấy khoảng 60 đến 120 sao băng mỗi giờ trong điều kiện bầu trời thuận lợi. Geminids là một trong số rất ít các trận mưa sao băng có số lượng sao băng xuất hiện nhiều ngay cả trước nửa đêm, nhưng năm nay ánh sáng của pha Trăng khuyết sẽ cản trở việc quan sát trước nửa đêm. Thực tế, Mặt Trăng sẽ tiếp tục cản trở việc quan sát cho đến khi lặn vào khoảng 3 giờ sáng theo giờ địa phương. Nhưng đây có lẽ là thời điểm tốt nhất trong đêm để săn sao băng vì chòm Song Tử – tâm điểm tỏa ra của các sao băng – sẽ ở vị trí cao trên bầu trời. Các sao băng nhỏ và khá mờ có thể sẽ xuất hiện nhiều. Nhưng trong và sau cực đại, các sao băng sáng và thậm chí thi thoảng có cả những quả cầu lửa (fireball) sẽ xuất hiện.
Xem thêm lịch thiên văn 2021 tại đây: https://thienvanhanoi.org/lich-cac-su-kien-thien-van-nam-2021/Dịch từ Space.com
Người dịch: Kim Ngân – Hội thiên văn Hà Nội
Comments
comments
RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR
Tin báo chíTàu thăm dò Voyager 2 có thể đã tiếp cận Sao Thiên Vương ở thời điểm không thực sự tốt
Tin báo chíStarship flight test 5 – Buổi phóng thử nghiệm Starship lần thứ 5
Tin báo chíNobel Vật lý 2024: Đào tạo mạng neural nhân tạo bằng vật lý
LEAVE A REPLY Cancel reply
Please enter your comment! Please enter your name here You have entered an incorrect email address! Please enter your email address hereM | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
« Oct | ||||||
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
TIN TỔNG HỢP
Lịch các sự kiện thiên văn tháng 12 năm 2021
DieuAnh - February 28, 2021 0Có ít nhất 8,8 tỉ hành tinh có kích thước giống Trái Đất
January 29, 2018QUAN SÁT MƯA SAO BĂNG PERSEIDS 2017
November 27, 2017TIN TRONG NGÀY
Tàu thăm dò Voyager 2 có thể đã tiếp cận Sao Thiên Vương ở...
CaVoi - November 13, 2024 0 Phần lớn những gì chúng ta biết về Sao Thiên Vương đến từ dữ liệu thu thập bởi tàu thăm dò Voyager 2 của...Starship flight test 5 – Buổi phóng thử nghiệm Starship lần thứ 5
CaVoi - October 22, 2024 0 tên lửa Starship lần thứ 5 được phóng to để thực hiện công việc điều hành của SpaceX. Diễn ra vào ngày 13-10-2024, vào lúc...Nobel Vật lý 2024: Đào tạo mạng neural nhân tạo bằng vật lý
CaVoi - October 8, 2024 0 Vào lúc 16 giờ 45 phút chiều ngày 08 tháng 10 (theo giờ Việt Nam), chủ nhân của giải thưởng Nobel Vật lý 2024...Tuần lễ Không gian Quốc tế 2024: Công nghệ vũ trụ hỗ trợ các...
CaVoi - October 6, 2024 0 Những tiến bộ trong công nghệ vũ trụ giúp các nhà khoa học khí hậu hiểu rõ hơn và kiểm soát khí hậu trên...CẬP NHẬT: Độ sáng của sao chổi Tsuchinshan – ATLAS có thể vượt mong...
CaVoi - September 24, 2024 0 Dựa trên những hình ảnh chụp trên mặt đất đầu tiên của C/2023 A3 bởi nhà thiên văn học nghiệp dư người Úc Terry... ABOUT USHỘI THIÊN VĂN HÀ NỘI - HAS. Địa chỉ: Số 8, ngách 39, ngõ 68, Cầu Giầy - Hotline: 0986.666.987Contact us: hoithienvanhanoi@gmail.comFOLLOW US © Hội thiên văn Hà Nội - HAS design by D.C MORE STORIESNobel Vật lý 2019 vinh danh nghiên cứu về vũ trụ
October 12, 2019Sứ giả ánh sao | Bầu trời tháng 5-2023 có gì...
April 25, 2023Từ khóa » Sự Kiện Vũ Trụ 2021
-
Năm 2021 Có Những Sự Kiện Thiên Văn Nào đáng Xem? - Báo Tuổi Trẻ
-
10 Sự Kiện Thiên Văn Thú Vị Hàng đầu Trong Năm 2022 - Báo Tuổi Trẻ
-
Những Sự Kiện Thiên Văn đáng Chờ đợi Năm 2022 - VnExpress
-
Sự Kiện Khoa Học Thế Giới Nổi Bật Năm 2021 - VnExpress
-
Những Sự Kiện Thiên Văn Nổi Bật Năm 2022 Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Những Sự Kiện Thiên Văn Hấp Dẫn Sẽ Xuất Hiện Trong Năm 2022
-
Lịch Quan Sát Những Sự Kiện Thiên Văn đáng Chú ý Trong Tháng 12 Này
-
Hạ Cánh Xuống Sao Hỏa Và Loạt Khám Phá Vũ Trụ đột Phá Năm 2021
-
Những Sự Kiện Thiên Văn Kỳ Thú Trong Năm 2022 - Báo Thanh Niên
-
Những Hiện Tượng Thiên Văn Kỳ Thú Năm 2022
-
Những Sự Kiện Vũ Trụ đáng Mong đợi Năm 2022 - Báo Hà Nam điện Tử
-
Thiên Văn Học, Thiên Văn, Hội Thiên Văn Hà Nội - HAS
-
Sự Kiện Thiên Văn Nổi Bật