Top 10 Switch TACTILE Cho Bàn Phím Cơ, đầy Xúc Giác Mà Vẫn Thừa ...

Switch thì không cần phải bàn nữa, là linh hồn và cả trái tim của mỗi chiếc bàn phím cơ rồi Và ai từng kinh qua ít nhiều chắc đều đã một lần “đụng chạm” một em bàn phím dùng switch Tactile.

Switch tactile, một cái bump nhỏ trên đầu ngón tay

Có ba dòng switch cơ học chính: clicky, linear và tactile. Thì trong đó, tactile được xem là cầu nối ở giữa, trung tính và dung hòa được cả ưu điểm từ clicky và linear. Tactile tất nhiên không nẩy bần bật và gõ chan chát như clicky, nhưng xúc giác vẫn tràn trề. Tactile cũng, tất nhiên không trơn mượt và êm ái như linear, nhưng cảm giác nhẹ nhàng và ít tiếng ồn vẫn có.

Hy sinh cái này một chút, cái kia một chút, nhưng đổi lại trải nghiệm hỗn hợp tactile và không clicky tạo nên sự sung sướng không lẫn vào đâu được.

Vì đặc tính dung hòa mỗi thứ một chút như vậy cho nên tactile rất hợp với các bạn đang muốn tìm xúc giác rõ ràng nơi bàn phím cơ nhưng lại ngại tiếng ồn gây khó chịu trong môi trường làm việc. Cho nên dùng làm việc văn phòng hay làm các công việc đòi hỏi độ chính xác cao, cần tập trung cao độ là lý tưởng nhất.

Switch-tactile
Mô phỏng cảm giác và hành trình nhấn phím với một điểm bump giữa đường đi trên các switch Tactile

Ưu nhược điểm của các switch tactile

Ưu điểm của các switch tactile:

  • Gõ khá vừa tay.
  • Độ chính xác cao, phản hồi nhanh
  • Có xúc giác rõ ràng so với linear
  • Ít tiếng ồn so với clicky
  • Tuổi thọ cao, đa phần các loại switch tactile phổ biến trên thị trường hiện nay đều có tuổi thọ hơn 50 triệu lần bấm
  • Có nhiều lựa chọn trên thị trường (theo tầm giá, thương hiệu)
  • Vừa phản hồi tốt, chính xác cao, vừa có xúc giác lại ít ồn nên dùng để cực lý tưởng để làm việc, gõ văn bản. Chơi game cũng ok.
  • Cấu tạo đặc biệt bên trong giúp nâng cao khả năng chống bụi bẩn và nước hơn khá nhiều so với các dòng switch khác.
  • Hợp để custom các bàn phím.

Nhược điểm:

  • Độ xúc giác, phản hồi và nẩy tất nhiên không để đã tay như clicky
  • Vẫn phát ra âm thanh chứ không yên tĩnh như linear hoặc đặc biệt là các loại switch silent
  • Có điểm bump khi nhấn phím nên với các bạn đã từng dùng qua linear và giờ chuyển qua tactile thì có thể sẽ mất ít chút thời gian làm quen.

Câu hỏi tiếp theo là nếu chọn stock keyboard hay cả dùng để custom keyboard mà muốn dùng switch tactile thì nên chọn loại nào? Newsphongcachxanh mạn phép tổng hợp một danh sách ngắn top 10 loại tactile switch tốt nhất năm 2021 để anh em có thêm một số gợi ý.

Sau đây là 10 loại switch tactile tốt nhất hiện nay trên thị trường (cập nhật giữa năm 2021)

1/ Cherry MX Brown Switch: Muốn tìm soft-tactile chuẩn mực thì phải tìm tới switch này

Điểm đặc biệt của Cherry MX Brown: gõ máy chơi game đều tốt, điểm nhận phím khá thấp nên phím nhạy hơn các switch tactile khác.  Độ ổn định giữa các phím tốt, giá hợp lý, tuổi thọ cực cao (100 triệu lần bấm)

Best Cherry MX Mechanical Key Switch for Gamers and Typists

Muốn biết cảm giác gì là tiêu chuẩn cứ việc tìm tới các switch Cherry MX. Cherry MX Brown là dòng switch tactile chuẩn và có mặt sớm nhất trong thế giới bàn phím cơ. Đa số các thương hiệu stock keyboard nổi tiếng đều có các phiên bản dùng switch Cherry MX Brown như một đại diện tactile thân thiện mà ai cũng có thể dùng được.

Cảm giác khi gõ trên các bàn phím dùng Cherry MX Brown rất thân thiện, thoải mái và chuẩn mực. Nó có tất cả những ưu điểm như mình vừa kể trên, của một switch tactile điển hình. Chưa kể, nói tới Cherry là nói tới độ bền và sự tin cậy. Các switch Brown Cherry MX đặc biệt nổi trội, cho tới giờ vẫn chưa ai vượt mặt được về độ bền với tuổi thọ lên tới hơn 100 triệu lần bấm. Và con số này đã được kiểm nghiệm kỹ qua rất nhiều đời máy móc đo lường trên toàn thế giới. Nên xài một chiếc bàn phím mà bên dưới là các Cherry MX Brown switch thì không phải lo gì đâu anh em. Đây sẽ là các con bàn phím tuyệt vời choi dân gõ máy chuyên nghiệp.

2/ Glorious Panda Switch: Switch chuyên cho dân custom keyboard, phản hồi đã nhất trong danh sách

Điểm nổi bật của switch Glorious Panda: làm từ các chất liệu cao cấp, switch tactile được đánh giá là có phản hồi nhanh nhạy nhất hiện nay, xúc giác rõ ràng, hình dáng đẹp, giá cả phải chăng, âm thanh thock đặc trưng và khá êm tai.

Glorious Panda Switches Review | 'Endgame key switches' - GameRevolution

Glorious là hãng bàn phím và chuột chuyên về các thiết bị custom. Thế giới custom từ Glorious không chỉ gói gọn trong các sản phẩm bàn phím cơ hot swap, chuột lỗ siêu nhẹ mà còn ở hàng loạt các phụ kiện chơi custom keyboard. Nổi bật trong số đó phải kể tới một loại switch tactile mà dân chơi không ai không biết: Glorious Panda switch.

Switch Glorious Panda được bán rời dạng hộp 36 switch, có loại lubed sẵn và loại chưa lubed, chuyên dùng để chơi custom keyboard, tương thích với tất cả các bàn phím Glorious và các bàn phím dùng switch Cherry (hoặc cloned Cherry).

Một điểm rất hay của loại switch Glorious Panda này là khi gõ ta gần như  không nhận thấy pre-travel vì khấc đến rất sớm và rõ. Đi kèm là độ thock rất đặc trưng, chỉ bấm là đã biết ngay đó là Glorious Panda.

Anh em có thể mua trực tiếp switch Glorious Panda switch tại đây:

  • Loại lubed sẵn giá 880K hộp 36 switch
  • Loại chưa lube giá 682K hộp 36 switch

3/ Gateron Brown Switches: Xúc giác tốt, dễ bấm, giá khá rẻ

Điểm đặc biệt của switch Gateron: xúc giác tốt, giá phải chăng, nhẹ, dễ bấm, switch cloned Cherry có tuổi thọ đáng tin cậy. Độ nhạy và ổn định không tốt bằng Cherry và cũng chưa được phản hồi nhanh như Glorious Panda.

Các bàn phím dùng switch Gateron Brown luôn tạo được thiện cảm nơi người dùng. Switch nhẹ, dễ bấm với lực bấm chỉ cần 40g. Tuy không đạt được độ nhạy phím như các switch Cherry Brown, cũng ít ổn định hơn, và không phản hồi quá nhanh như Glorious Panda switch nhưng bù lại giá rất phải chăng, phù hợp với nhiều mục đích dùng.

Tại Việt Nam anh em chơi custom hoặc có nhu cầu thay switch Gateron Brown có thể mua tại đây. Giá hiện tại là 1.078.000 VND cho bộ 120 switch.

4/ Kailh Brown Box Switch: độ bền và tuổi thọ tốt với giá phải chăng

Điểm đặc biệt của Kailh Brown Box switch: lực nhấn phím nặng tay hơn một chút 50g, điểm nhận phím 1,8mm trên tổng hành trình 3,6mm nên cho độ nhạy phím và chính xác tốt. Ổn định vững, tuổi thọ bền. Âm thanh hơi ồn hơn so với Cherry Brown switch.

Kailh là thương hiệu cloned Cherry nổi tiếng nhất nhì hiện nay (thường xuyên so kè với Gateron và Outemu). Các switch Kailh Box được biết đến nhiều nhất, với độ ổn định khủng và giá cũng khá là ok mặc dù cao hơn Gateron một chút (nhưng vẫn thấp hơn Cherry MX Brown và Glorious Panda). Trong đó điển hình của tactile là Kailh Brown Box. Dòng switch này cho cảm giác nhấn phím dễ dàng, độ ổn định tốt và quá trình nhấn phím vững chắc. Âm thanh tạo ra không được gọn gàng và yên tĩnh cho lắm nhưng vẫn là một lựa chọn tốt cho fan tactile.

5/ Kailh Speed Copper Switch: Xúc giác cực kỳ nhẹ, phản hồi nhanh, âm thanh khá rõ

Điểm đặc biệt của switch Kailh Speed Copper: Điểm nhận phím ngắn 1.4mm, hành trình phím cũng ngắn chỉ 3.5mm so với bình thường là 4mm, lực bấm khá nhẹ 45g. Loại switch này hoàn toàn hợp với anh em nào đang tìm tactile switch cho xúc giác nhẹ, phản hồi nhanh và giá phải chăng. Âm thanh khá lớn so với các loại trên.

Kailh Speed Switches – NovelKeys LLC

So với những cái tên vừa gọi ở trên, thì Kailh Speed Copper Switch là cho ít xúc giác hơn cả, phản hồi cũng nhanh hơn, nhạy phím, chính xác cao. Nếu ai thích cảm giác mạnh mẽ khi chạm tay vào phím thì có thể sẽ không ưng lắm với em này, nhưng nếu bạn theo trường phái hơi linear một chút nhưng vẫn cần một tí xíu xúc giác nhẹ nhàng và âm thanh hơi đanh nhẹ thì đây, xin mời tới với Kailh Speed Copper.

Với đặc tính này nên có vẻ Kailh Speed Copper hợp hơn để chơi game, độ nhạy cao tiết kiệm từng mili giây trong các trò chơi tốc độ. Nhưng cảm giác đánh máy trên switch này cũng khá ok. Tuổi thọ của Kailh Speed Copper cũng khá ấn tượng, lên tới 70 triệu lần bấm, không thua kém bao nhiêu so với Cherry Brown MX.

Anh em có thể đặt mua switch Kailh Speed Copper tại đây với giá 1.232.000 VND hộp 120 switch.

6/ Outemu Brown Switch: Switch tactile giá rẻ, bấm nhẹ tay nhất danh sách

Điểm đặc biệt của switch Outemu Brown: Lực nhấn nhẹ nên bấm phím rất dễ, chỉ 40g. Phản hồi nhanh, kích hoạt nhanh với điểm nhận phím chỉ 1.2mm, cảm giác bấm mượt, giá tiết kiệm.

Outemu Brown switch review - YouTube

Cũng như Kailh và Gateron Outemu có xuất phát điểm là một hãng switch cloned-Cherry. Và dần dần đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bàn phím cơ học. Đại diện cho nhóm tactile switch của nhà Outemu chính là Outemu Brown Switch. Loại switch này luôn đứng trong top các switch tactile được người tiêu dùng yêu thích hiện nay. Nó có khả năng kích hoạt nhanh, nhấn phím mượt, dễ bấm. Giá được xem là tốt nhất nhì trên thị trường. Đổi lại tính ổn định và nhất quán giữa các switch trên cùng bàn phím không tốt như các loại ở trên.

Đây là một lựa chọn khá ổn với anh em chơi custom muốn tiết kiệm mà vẫn trải nghiệm tốt cảm giác tactile chuẩn mực.

7/ Cherry MX Clear Switch: Phản hồi xúc giác tuyệt vời nhất trong danh sách này

Điểm đặc biệt của switch Cherry MX Clear: Lực bấm nặng 65g, điểm nhận phím thấp nên độ nhạy và phản hồi cao, đồng thời độ chính xác cũng cực kỳ ấn tượng. Không tốt lắm cho chơi game nhưng rất hợp với các bạn gõ máy nặng tay và cần nhập liệu chính xác.

Cherry MX Clear Switch – Daily Clack

Đây là phiên bản nặng của Cherry MX Brown. Cũng như bản gốc, các switch Cherry MX Clear hoàn hảo về chất lượng và cả cảm giác gõ. Phản hồi xúc giác rõ, bấm nặng tay với lực bấm lên tới 65g. Điểm nhận phím thấp, khi gõ cho độ nhạy và phản hồi cao, âm thanh có nhưng khá yên tĩnh và gọn gàng. Ai có thói quen đánh máy nặng tay và muốn có độ chính xác cao nhờ độ nặng của các switch bên dưới thì nên dùng loại switch này. Cherr MX Clear này cũng có tuổi thọ cao ngất ngưỡng như Cherry MX Brown: 50 triệu lần bấm. Mua về đảm bảo nồi đồng cối đá.

8/ Halo Clear Switch: Switch tactile cho dân custom có độ ổn định quá ổn áp

Điểm đặc biệt của switch Halo Clear: cấu tạo từ các vật liệu chất lượng cao, độ ổn định siêu thoát, phản hồi xúc giác ấn tượng.

Halo Clear Mechanical Keyboard Switches (10 Count) — Kono Store

Halo Clear cũng được dân trong nghề đánh giá là một tactile switch tốt ấn tượng. Trước tiên, cũng như Glorious Panda, nó được làm từ các chất liệu chọn lọc. Và vì vậy đạt được độ ổn định cực cao, đi kèm là phản hồi xúc giác rõ ràng, chân thực. Cảm giác khi nhấn phím xuống trên các switch Halo Clear khá mượt, chắc tay và nẩy rõ, lực bấm vừa phải 54g, đa phần thân thiện với người dùng ở mọi mục đích. Giá tuy hơi cao so với Gateron và Outemu nhưng hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm khá tuyệt.

9/ Kailh Box Crystal Royal Switch

Kailh BOX Crystal Switches – KBDfans® Mechanical Keyboards Store

Switch Kailh Box Crystal Royal cũng là một lựa chọn tactile tuyệt vời cho công việc đánh máy. Nhờ có khả năng kích hoạt xúc giác cao, chất lượng tốt, điểm nhận phím khá cao, nên về bản chất sẽ hợp với gõ máy hơn là chơi game. Nhược điểm của loại switch này là tuổi thọ thấp hơn các switch trên (chỉ 50 triệu lần bấm)

10/ Soft-tactile Topre switch: Switch điện dung phản hồi xúc giác cực mềm mại, cảm giác có 1-0-2

Topre Switches Guide | Mech Keybs

Tại sao lại mang Topre vào đây? Vì thật ra dù được thiết kế và vận hành trên cơ chế điện dung, nhưng khi xét tới cảm giác gõ, Topre hoàn toàn được nằm trong cả nhóm Linear lẫn Tactile. Chính xác hơn là Soft-tactile. Cảm giác gõ trên các switch điện dung Topre hoàn toàn khác, khác hẳn với tất cả các switch mình vừa kể ở trên. Cảm giác xực xực nhẹ, kèm theo âm thanh thock thock rất đặc trưng riêng của Topre được tạo thành từ phần lớp màng cao su kết nối với lò xo hình nón trong cấu tạo mỗi switch.

Kết quả tạo ra là phản hồi xúc giác tuyệt vời, phím bấm siêu mượt mà, âm thanh cực êm ái và lịch sự, một số switch Topre còn có khả năng APC thay đổi điểm nhận phím rất tốt cho sức khỏe lâu dài và tốc độ gõ của người dùng.

Switch Topre hiện nay hầu như chỉ có (một cách hạn chế) trên các bàn phím stock keyboard của các hãng Realforce, HKKB. Điểm chung của các bàn phím này là giá rất đắt so với mặt bằng chung, hiếm khi chơi được keycap và thiết kế đều theo phong cách cổ điển siêu tối giản. Ai đã mê Topre rồi thì cũng không có đường ra, khó lòng quay lại với phím cơ truyền thống nữa.

Hy vọng bài chia sẻ này hiến kế cho anh em một vài cái tên để dễ bề chọn lựa một stock keyboard dùng switch tactile như ý hoặc một gợi ý để custom bàn phím ở nhà.

Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB – 65%

Từ khóa » Switch Xịn Nhất