Top 10 Tài Liệu Về Dự án Khởi Nghiệp Hay Nhất - 123doc

5 / 5 ( 6 votes )

Dự án khởi nghiệp chính là những ý tưởng kinh doanh và được cá nhân bạn (hoặc một nhóm) bắt tay vào thực hiện và thành lập một doanh nghiệp làm việc theo ý tưởng kinh doanh đó. Khi có cho mình một dự án khởi nghiệp, bạn chính là người trực tiếp quản lý việc điều phối và kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có thể quản lý với tư cách là Co-Founder ( người đồng sáng lập) chính vì vậy mà bạn phải ý thức được vai trò và trách nghiệm mà bạn gánh vác. Tất nhiên, thành quả mà bạn đạt được tương xứng với những khó khăn mà bạn trải qua.

Rất nhiều người đã thành công với những dự án khởi nghiệp của họ, nếu bạn đang ấp ủ một dự án khởi nghiệp hay đơn giản hơn là đang nghiên cứu về lĩnh vực khởi nghiệp thì bạn có thể tham khảo 10 tài liệu về dự án khởi nghiệp của chúng mình. Giờ thì hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Nội dung chính

  • I. Các tài liệu về dự án khởi nghiệp hay nhất
    • 1. Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử
    • 2. Marketing căn bản dự án khởi nghiệp
    • 3. Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên – Mô hình dự án xây dựng
    • 4. Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử
    • 5. Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên – Dịch vụ cho thuê sách, tìm kiếm tài liệu, mở phòng thư viện
    • 6. Khởi nghiệp và đổi mới dự án khởi nghiệp nhà hàng eat clean, healthy food taste of green
    • 7. Dự án khởi nghiệp của sinh viên ngoại thương carjam
    • 8. Chia sẻ bài giảng: Từ ý tưởng đến dự án khởi nghiệp
    • 9. Dự án khởi nghiệp kinh doanh nhóm 5
    • 10. Báo cáo nhập môn kinh doanh (dự án khởi nghiệp)
  • II. Những lưu ý khi tiến hành xây dựng một dự án khởi nghiệp
    • 1. Đầu tiên, bạn phải biết rằng mọi dự án khởi nghiệp đều có 2 đặc điểm chung:
    • 2. Các thành phần trong một dự án khởi nghiệp
    • 3. Các bước cơ bản để thực hiện một dự án khởi nghiệp
  • III. Những dự án khởi nghiệp thành công nhất thế giới
    • BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

I. Các tài liệu về dự án khởi nghiệp hay nhất

1. Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử

Đây là một đề tài do sinh viên thực hiện, hướng đến xây dựng một hệ thống bán hàng trên mạng. Đề tài chỉ ra thực trạng việc bán hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn, không đem lại hiệu quả cao đồng thời chỉ ra một số ví dụ về các doanh nghiệp lớn, các thương hiệu hàng đầu đang chuyển hướng sang lĩnh vực bán hàng online từ đó đề xuất thực hiện áp dụng hình thức bán hàng online rộng rãi, trải khắp trên thị trường.

Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử
Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử

Download tài liệu

2. Marketing căn bản dự án khởi nghiệp

Đây là một đề tài nghiên cứu do một nhóm sinh viên thực hiện và được đánh giá rất cao bởi người hướng dẫn bởi tính logic và khả năng áp dụng vào thực tiễn của đề tài. Tài liệu này hướng dẫn các bạn từ bước lên ý tưởng đến việc tạo ra sản phẩm và đưa được sản phẩm ra thị trường, ứng dụng vào cuộc sống. Có thể nói là cực kỳ chi tiết và khoa học.

Marketing căn bản dự án khởi nghiệp
Marketing căn bản dự án khởi nghiệp

Download tài liệu

3. Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên – Mô hình dự án xây dựng

Đây là những đề tài khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mục tiêu ứng dụng công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hướng đến tạo nên những giá trị góp phần cải thiện chất lượng sức khỏe và cuộc sống con người, phát triển du lịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên - Mô hình dự án xây dựng
Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên – Mô hình dự án xây dựng

Download tài liệu

4. Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử

Nếu một dự án khởi nghiệp được tạo ra với suy nghĩ của startup cho rằng: “Tôi chưa từng vấp ngã, không sai lầm”. Thật ra, ai cũng có sai lầm, có lúc vấp ngã nhưng điều quan trọng là qua những thử thách ấy, ta rút ra được kinh nghiệm gì cho công việc sau này. Đây chính là tài liệu tóm tắt những sai lầm phổ biến nhất trong hoạt động sáng tạo dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử
Dự án khởi nghiệp với thương mại điện tử

Download tài liệu

5. Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên – Dịch vụ cho thuê sách, tìm kiếm tài liệu, mở phòng thư viện

Đây là một dự án khởi nghiệp rất thú vị, hướng đến cung cấp dịch vụ cho thuê sách cả cũ lẫn mới với đa dạng các laoij sách báo, thậm chí là đồ dùng học tập, văn phòng phẩm. Dịch vụ còn hướng đến những đối tượng không phải sinh viên, đơn thuần là những người có nhu cầu tìm sách báo để tham khảo. Đây là dự án khởi nghiệp được đánh giá là có tính khả thi và dễ dàng thực hiện.

Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên - Dịch vụ cho thuê sách, tìm kiếm tài liệu, mở phòng thư viện
Dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên – Dịch vụ cho thuê sách, tìm kiếm tài liệu, mở phòng thư viện

Download tài liệu

6. Khởi nghiệp và đổi mới dự án khởi nghiệp nhà hàng eat clean, healthy food taste of green

Đây là một dự án khởi nghiệp do sinh viên thực hiện, hướng đến đối tượng là cộng đồng eat clean. Thậm chí, dự án này còn bao gồm kế hoạch kinh doanh như: Những vấn đề cần giải quyết; kế hoạch để giải quyết vấn đề đó; thị trường và các đối thủ cạnh tranh; kế hoạch kiếm tiền; một dự báo tài chính,…

Khởi nghiệp và đổi mới dự án khởi nghiệp nhà hàng eat clean, healthy food taste of green
Khởi nghiệp và đổi mới dự án khởi nghiệp nhà hàng eat clean, healthy food taste of green

Download tài liệu

7. Dự án khởi nghiệp của sinh viên ngoại thương carjam

Tiếp tục là một dự án khởi nghiệp do sinh viên thực hiện. Có thể nói, các bạn sinh viên chính là những đối tượng thích hợp nhất cho lĩnh vực khởi nghiệp. Các bạn sinh viên thường ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực như thành phố thông minh, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, nông nghiệp thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh, thực tế ảo….

Dự án khởi nghiệp của sinh viên ngoại thương carjam
Dự án khởi nghiệp của sinh viên ngoại thương carjam

Download tài liệu

8. Chia sẻ bài giảng: Từ ý tưởng đến dự án khởi nghiệp

Tài liệu này sẽ hướng dẫn bạn cách để thực hiện hóa ý tưởng dự án khởi nghiệp bằng cách trả lời các câu hỏi cũng như hướng dẫn bạn các bước thực hiện như: Xác định ý tưởng, tìm kiếm thông tin, xin ý kiến và tư vấn, phân tích các trở lực, ý tưởng có thực tế, xác định các nội dung lớn của dự án,… Tài liệu này nhằm hệ thống các vấn đề bạn sẽ gặp phải khi viết một kịch bản để biến ý tưởng thành hiện thực.

Chia sẻ bài giảng: Từ ý tưởng đến dự án khởi nghiệp
Chia sẻ bài giảng: Từ ý tưởng đến dự án khởi nghiệp

Download tài liệu

9. Dự án khởi nghiệp kinh doanh nhóm 5

Chúng ta đều biết rằng ý tưởng của dự án được hình thành từ quá trình quan sát và phát hiện ra những vấn đề gần gũi ở chung quanh. Từ đó mong muốn vận dụng dụng kiến thức bản thân đang nghiên cứu và học tập vào việc tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội. Và các bạn sinh viên thực hiện đề tài này có sự quan sát rất tốt cuộc sống xung quanh để sáng tạo ra một đề tài vô cùng thú vị, một dự án khởi nghiệp hoàn toàn khả thi và được đánh giá cao bởi giảng viên hướng dẫn.

Dự án khởi nghiệp kinh doanh nhóm 5
Dự án khởi nghiệp kinh doanh nhóm 5

Download tài liệu

10. Báo cáo nhập môn kinh doanh (dự án khởi nghiệp)

Tài liệu tham khảo này được trình bày dưới dạng báo cáo thực nghiệm sau khi đã triển khai một dự án khởi nghiệp của nhóm sinh viên trường đại học Kinh Tế – đại học Đà Nẵng. Qua tài liệu này, qua sự trải nghiệm của các bạn sinh viên, chúng ta có thể tự trả lời cho mình câu hỏi khởi nghiệp là gì?

Đó là khi bạn sẽ vừa làm chủ, lại vừa làm nhân viên. Vừa tham gia các hoạt động tìm kiếm, chăm sóc khách hàng lại phải tự quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, công ty. Hãy cùng tìm hiểu xem cách xây dựng một kế hoạch khởi nghiệp là thế nào qua tài liệu này nhé.

Báo cáo nhập môn kinh doanh (dự án khởi nghiệp)
Báo cáo nhập môn kinh doanh (dự án khởi nghiệp)

Download tài liệu

100+ Tài liệu dự án khởi nghiệp hay nhất

Đọc thêm:

10 Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên được đánh giá cao

Tham khảo 10 mẫu tóm tắt khóa luận hay và đầy đủ nội dung

II. Những lưu ý khi tiến hành xây dựng một dự án khởi nghiệp

1. Đầu tiên, bạn phải biết rằng mọi dự án khởi nghiệp đều có 2 đặc điểm chung:

Đó là tính đột phá và tính tăng trưởng.

  • Tính đột phá: Thường thì mọi dự án khởi nghiệp thường tạo ra những điều chưa từng có trên thị trường hoặc những thứ thị trường đã có nhưng được cải thiện về chất lượng sao cho tốt hơn, thậm chí là vượt bậc. Đó có thể là một mô hình kinh doanh mới, một phân khúc sản xuất mới hay một công nghệ chưa từng thấy trên thế giới.
  • Tính tăng trưởng: Mọi công ty khởi nghiệp đều không đặt mục tiêu, giới hạn sự tăng trưởng cho mình. Họ thường hoạt động với khát vọng đạt được sự phát triển tốt nhất có thể. Nhưng có một lưu ý, bạn cần có điểm nhìn tốt về tương lai và đặt ra giới hạn phù hợp với từng thời điểm, bạn không thể bay cao bay xa với trí tưởng tượng của mình, tính tăng trưởng cần thực tế và có được bằng tính toán khoa học.

2. Các thành phần trong một dự án khởi nghiệp

  1. Bạn cần có cho mình một nhóm. Đội ngũ của bạn là vô cùng quan trọng, Yếu tố con người là tất cả trong một công ty. Hầu hết các nhà đầu tư tốt sẽ cho bạn biết rằng họ sẽ chọn một đội A với một ý tưởng kinh doanh B hơn là một ý tưởng kinh doanh A với một đội B.
  2. Có cho mình một ý tưởng có thể thực hiện. Điều quan trọng là phải có cho mình một ý tưởng thiết thực, không viển vông hay “có thể”; bạn có một kế hoạch rõ ràng để giải quyết nó; và bạn biết vấn đề bạn giải quyết nhắm đến đối tượng nào. Việc chứng tỏ được bạn xác định được thị trường mục tiêu là rất quan trọng.
  3. Hãy tiến hành sáng tạo sản phẩm. Đây là điểm rất nhiều doanh nhân gặp khó khăn. Trong phần này, bạn nên lưu ý về thời hạn tạo ra sản phẩm; những cột mốc quan trọng bạn sẽ hướng đến trong việc phân phối sản phẩm; cũng như bàn bạc về sản phẩm có thể áp dụng trong thị trường mục tiêu ra sao; những dịch vụ bạn có thể cung cấp như thế nào,…
  4. Thị trường được hướng đến. Bào gồm cả thông tin về những thách thức bạn sẽ phải đối mặt; các rào cản để gia nhập vào thị trường này, cho dù là về nguồn vốn hay kiến thức. Làm thế nào bạn cạnh tranh được với đối thủ? Ai sẽ là đối thủ của bạn; ai sẽ là công ty đối tác tiềm năng?
  5. Mô hình hoạt động của bạn. Việc hiểu được mô hình làm việc trước khi bạn bắt đầu thực hiện bất cứ thứ gì là điều cần thiết hơn cả.

3. Các bước cơ bản để thực hiện một dự án khởi nghiệp

  • Bước 1: Truyền lửa
  • Bước 2: Tự trang bị cho mình những kiến thức về khởi nghiệp
  • Bước 3: Thành lập doanh nghiệp phân phối và sản xuất hàng hóa ra thị trường
  • Bước 4: Phát triển mô hình doanh nghiệp trên toàn cầu
  • Bước 5: Doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau khi bạn đã xác định được những nội dung cơ bản cần phải có, cần phải thực hiện đối với một dự án khởi nghiệp, giờ là lúc chúng mình lưu ý một số điều sau đây để bạn tránh mắc phải những sai lầm dẫn đến dự án khởi nghiệp gặp khó khăn, thậm chí là thất bại.

  • Kế hoạch của bạn chưa đủ tốt

Nếu bạn chưa lên cho mình một bản miêu tả công việc chi tiết, một đề án tài chính đầy đủ và một bản phân tích yếu tố cạnh tranh thị trường thực tế thì dù dự của bạn có triển vọng đến đâu, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ không tin tưởng vào một dự án khởi nghiệp viển vông, quá nhiều rủi ro và phần lớn nằm trong trí tưởng tượng của bạn

  • Bạn chỉ tập trung cho những điều trước mắt

Bạn muốn khởi nghiệp cần tìm đến những doanh nghiệp lớn để họ rót vốn vào cho việc khởi động dự án khởi nghiệp của bạn. Tất cả những doanh nghiệp đều có tham vọng to lớn, nếu bạn chỉ cho họ thấy được những thứ có thể đạt được trong 1 hay 2 năm tới, họ chắc chắn từ chối đầu tư cho bạn. Điều đó cũng có nghĩa, ý tưởng đơn thuần về một sản phẩm ứng dụng vào đời sống hàng ngày sẽ là không đủ để họ gật đầu và chi tiền cho dự án của bạn. Những gì bạn cần là trình bày cho họ thấy được tương lai bằng các chiến lược phát triển mang đầy tính thuyết phục của mình. Không chỉ thế, bạn cũng cần cho họ biết nếu họ đầu tư cho bạn, họ sẽ nhận được nhiều hơn số tiền họ bỏ ra rất nhiều, hãy chiếm lấy sự chú ý bằng một tương lai triển vọng, thực tế.

  • Tài chính không vững vàng, số vốn kêu gọi quá ít

Khi tiến hành kêu gọi vốn, nếu bạn không có tính toán tốt, việc bắt đầu với số vốn quá nhỏ không chỉ làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp non trẻ. Nó còn có thể làm bạn thất bại hoàn toàn mọi chiến lược. Vì không có chiến lược nào vận hành mà miễn phí cả. Còn nếu số vốn kêu gọi quá lớn, sẽ không ai đầu tư cho bạn. Những Startup trẻ cần tính toán khoản tiền đầu tư đủ để trang trải cho thời gian doanh nghiệp trong những thời khắc tồi tệ nhất.

  • Bạn có quá nhiều nguồn đầu tư

Một số khởi nghiệp trẻ do quá lo lắng về tài chính nên chấp nhận nguồn tiền từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Điều này là rất không tốt, nếu bạn nghĩ càng nhiều nhà đầu tư càng tốt thì bạn còn quá thiếu kinh nghiệm và không thực tế trong suy nghĩ của mình. Việc có quá nhiều nguồn đầu tư, tức nhiều nhà đầu tư sẽ khiến bạn phải đáp ứng những mong đợi và quán xuyến những mối quan hệ hết sức đa dạng. Vậy thời gian đâu để bạn vận hành và quản lý dự án? Đó là chưa kể, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể nảy sinh mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, đặt bạn và thể vô cùng khó xử.

  • Một bản cam kết hoàn hảo

Có một điều mà các bạn cần lưu ý, mọi nhà đầu tư đều muốn nhận được lãi từ số tiền bỏ ra ban đầu, càng nhanh càng tốt và số tiền đó cần phải được sinh lời thêm. Một văn bản có tính chất pháp lý bao gồm tất cả các yếu tố sẽ bảo đảm quyền lợi cho bạn, giúp bạn an tâm tham gia cuộc chơi sòng phẳng, có lợi cho đôi bên. Nếu không bạn rất dễ dính bẫy doanh nghiệp. Hãy cẩn thận.

  • Quản lý yếu kém, tài chính không ổn định

Các quản lý nhân lực là vô cùng quan trọng, Từng có rất nhiều chủ doanh nghiệp trẻ đã dùng hết toàn bộ số tiền mà họ có một cách nhanh chóng. Đây là sai lầm cơ bản và gặp phải ở rất nhiều trường hợp. Các nhà kinh doanh trẻ, họ thường xuyên phung phí chi tiêu cho các khoản không cần thiết. Các ước đoán về doanh thu và lợi nhuận còn quá chủ quan, sơ sài, không chính xác. Điều này có thể dẫn tới việc cắt đứt nguồn tiền từ các nhà đầu tư. Vì đơn giản, họ không thấy bạn có thể giúp họ kiếm tiền và bạn đã hết giá trị để họ có thể đặt niềm tin, đặt tiền để đầu tư cho bạn.

III. Những dự án khởi nghiệp thành công nhất thế giới

Dự án khởi nghiệp là một thử thách, có rất nhiều dự án khởi nghiệp được đưa ra hằng năm chờ để được phê duyệt, quá nửa số đó đã thất bại, nửa còn lại cũng chỉ có số ít là đạt được thành công như họ mong đợi. Nhưng những thành công đó là có thật, nếu bạn có ý tưởng về một dự án khởi nghiệp, hãy nghiêm túc với nó vì biết đâu dự án khởi nghiệp của bạn sẽ đạt được thành công như những dự án khởi nghiệp mà chúng mình sắp giới thiệu dưới đây.

  • Uber

Uber là dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Có nguồn gốc từ Mỹ, ra đời năm 2009, hiện nay giá trị chính thức của Uber đã lên đến 68 tỷ USD. Uber cũng được xem là một trong những dự án “khởi nghiệp” thành công nhất mọi thời đại.

  • Didi Chuxing

Didi Chuxing cũng là đơn vị dẫn đầu cùng ứng dụng chia sẻ xe Grab, hiện giá trị của Didi Chuxing đang ở mức 50 tỷ USD. Didi Chuxing còn thu hút Apple “bơm” 1 tỷ USD vào để đầu tư, hãng giờ đã xứng đáng với tên gọi Uber của Trung Quốc.

  • Xiaomi

Với việc kinh doanh chính là sản xuất các thiết bị công nghệ như: điện thoại, đồng hồ, máy tính bảng,… Nếu Xiaomi tiếp tục đà tăng trưởng hiện tại trong tương lai, thì con số giá trị 46 tỷ USD hiện tại sẽ còn tăng cao hơn nữa.

  • Airbnb

Airbnb là viết tắt của cụm từ “AirBed and Breakfast”, là một dịch vụ đặt phòng, căn hộ,… Đến nay, Airbnb đã phát triển và trở thành địa chỉ đặt phòng/căn hộ… ở hơn 190 quốc gia.

  • Palantir

Palantir thực chất là một nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp. Tổng số vốn năm 2013 là 450 triệu USD, còn hiện tại nó trị giá 20 tỷ USD.

  • Lufax

Lufax là một startup tài chính hoạt động trực tuyến trên internet, cung cấp dịch vụ cho vay P2P. Tính đến đầu năm 2015, đã có 10 triệu người dùng đăng ký dịch vụ của Lufax. Hiện công ty này đang được định giá 18,5 tỷ USD.

  • China Internet Plus Holding

Liên doanh thương mại điện tử giữa Meituan, một công ty chuyên về giảm giá dạng mua chung và Dianping, một startup trong lĩnh vực đánh giá nhà hàng qua mạng. Hiện công ty này đang được định giá ở mức tiềm năng bởi con số 18,5 tỷ USD cho một công ty mới ra đời năm 2015 thực sự mang lại không ít ấn tượng.

Đọc thêm:

Tham khảo 10 bài báo cáo nghiên cứu khoa học đúng chuẩn

Top 10 bài phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn nhất

Chúng mình đã gửi đến các bạn 10 tài liệu về dự án khởi nghiệp hay nhất. Những tài liệu được chúng mình tổng hợp ngoài việc cung cấp cho các bạn kiến thức về dự án khởi nghiệp còn giúp các bạn hiểu được những cơ hội, rủi ro và thách thức khi tiến hành một dự án khởi nghiệp, những lưu ý để các bạn có thể tránh và những khả năng để các bạn có thể tận dụng. Chúc các bạn may mắn và thành công.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Đồ án CSDL hồ sơ địa chính hay và đầy đủ  Tham khảo 10 mẫu đồ án cơ sở dữ liệu đầy đủ được đánh giá cao 

    Đồ án cơ sở dữ liệu được các sinh viên tìm hiểu rất nhiều bởi đây là bộ môn khá quan trọng. Cần phải hiểu rõ về kiến thức, cách…

  • Giáo trình kỹ thuật số hóa tài liệu Top 10 tài liệu liên quan đến vấn đề số hóa tài liệu chuẩn

    Số hóa tài liệu là một công việc vô cùng phức tạp, đòi hỏi vốn hiểu biết tốt về công nghệ thông tin. Để thực hiện số hóa tài liệu…

  • Báo cáo nhập môn kinh doanh (Dự án khởi nghiệp) Top 10 những tài liệu liên quan đến các dự án khởi nghiệp hay và thiết thực

    Dự án khởi nghiệp là quá trình lâu dài và sáng tạo, thiết kế, xây dựng kế hoạch thực hiện và phát triển dự án nhằm mục đích khởi nghiệp,…

Từ khóa » Chủ đề Khởi Nghiệp