Top 10 Trò Chơi Giúp Học Sinh Lớp 2, 3 Nhanh Thuộc Bảng Nhân
Có thể bạn quan tâm
Sáng kiến kinh nghiệm: Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn, giảng dạy tốt bộ môn Tiếng Việt lớp 2 và Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh tiếp thu bài một cách nhanh chóng mà lại nhớ lâu. Mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết.
Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân
- 1. Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”
- 2. Trò chơi “Câu cá”
- 3. Trò chơi “Thế giới của những phép tính”
- 4. Trò chơi “Truyền điện"
- 5. Trò chơi “Trò chơi với học sinh”
- 6. Trò chơi “Tiếp sức”
- 7. Trò chơi “Làm phóng viên”
- 8. Trò chơi Ong đi tìm nhụy
- 9. Trò chơi trò chơi xì điện
- 10. Trò chơi số Bác đưa thư.
I. TÊN ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH LỚP 2, 3 HỌC THUỘC BẢNG NHÂN
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đối với học sinh lớp 2, 3 việc học thuộc lòng bảng nhân không phải là một việc dễ, nhất là học sinh yếu kém. Với lứa tuổi các em “Mau thuộc lại mau quên”, “Học trước quên sau” mà chương trình Toán lớp 2, 3 một phần quan trọng là bảng nhân. Bởi vậy, muốn thuộc bảng nhân mà không lẫn lộn là một quá trình học tập rất khó đối với các em trung bình, yếu. Nếu không thuộc bảng nhân thì các em sẽ không làm được các bài toán có liên quan. Hơn nữa, nó là nền móng của các bài toán về nhân chia ở lớp 4, 5.
Với phương châm “Tất cả vì sự nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu”. Chúng tôi đã phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mà cấp trên giao. Với bất kì học sinh nào ở bậc tiểu học cũng đều ưa thích các hoạt động thiết thực: “Chơi mà học, học mà chơi” do chính các em trực tiếp tham gia, thậm chí do chính các em tổ chức mà không bị áp đặt, gò bó bởi một động tác nào. Một lời nhận xét dí dản, một bài hát hay, một điệu múa sinh động, một bức tranh ngộ nghĩnh, một món quà xinh xinh, dường như đều có sức hấp dẫn kì lạ đối với lứa tuổi hiếu động của các em và dễ dàng lôi cuốn các em hoà mình vào tập thể và chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên. Một lời khen của giáo viên, một tràng vỗ tay khích lệ của bạn bè cũng làm cho các em mãn nguyện.
Làm thế nào để “Giúp học sinh lớp 2, 3 học thuộc bảng nhân” ngay từ đầu học bảng nhân phải thuộc mà không hề quên. Đó là trăn trở của chúng tôi. Trong thời gian qua chúng tôi đã dùng một số biện pháp và một số trò chơi áp dụng vào thực tiễn chúng tôi nhận thấy từ những em yếu nhất vẫn thuộc bảng nhân và làm được các bài toán nhân đơn giản. Đó là lí do vì sao chúng tôi chọn đề tài này.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình SGK thì việc thiết kế nội dung chương trình tiết toán “Giúp các em học thuộc bảng nhân ngay tại lớp” là điều tất yếu có ý nghĩa nhất định đến quá trình giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sự hứng thú hăng say trong học tập.
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trải qua nhiều năm giảng dạy tại trường, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc dạy các bài toán về bảng nhân chưa đạt yêu cầu do nhiều yếu tố:
- Học sinh chúng tôi là học sinh vùng nông thôn. Đa số phụ huynh làm nghề nông. Họ tất bật với công việc đồng áng, thời gian bày cho con học còn hạn chế.
- Đa số các em học thuộc bảng nhân theo tờ “Bảng cửu chương” ở sau bài vở. Không chịu suy nghĩ và lập theo thiết kế của cô giáo dạy nên “Mau thuộc, mau quên”.
- Mỗi giáo viên soạn bài một cách tuỳ theo suy nghĩ cá nhân, chưa có tính tập thể và đồng nhất.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Phần 1: Biện pháp giúp học sinh lớp 2, 3 học thuộc bảng nhân.
Để cho tất cả học sinh từ giỏi đến yếu học thuộc bảng nhân, ngay từ đầu khi dạy bài “Bảng nhân 2” đến “Bảng nhân 9” chúng tôi đã áp dụng các biện pháp sau đây:
* Biện pháp 1:
Chúng tôi dựa vào cách dạy toán theo phương pháp mới. Cho học sinh hình thành và lập bảng nhân.
Sau khi hình thành cho học sinh phép nhân 2, 3, 4… Giáo viên cho học sinh tự thiết kế các phép nhân bằng cách giao việc cho từng nhóm, mỗi nhóm trình bày trước lớp.
1 em giỏi – 1 em giơ que – 1 em ghi bảng – 1 em đọc.
Thi đua giữa các nhóm.
Tiếp theo cho các em đọc nối tiếp, đọc từ trên xuống dưới, rồi đọc từ dưới lên, rồi đọc quãng (chỉ bất kì phép nhân nào trong bảng cũng đọc được).
Đối với các bảng nhân nào cũng đều thực hiện như vậy thì chúng tôi tin rằng các em sẽ học thuộc ngay tại lớp.
* Biện pháp 2:
Chúng tôi phân lớp ra từng nhóm, mỗi nhóm 4 em. Đầu giờ vào lớp các em tự dò bảng nhân theo nhóm.
Ngoài ra tôi còn phân công từng đôi bạn học tập ở gần các em lo động viên nhau kiểm tra bảng nhân ở nhà, ở lớp. Ở mỗi nhóm, nếu giáov iên dò bảng nhân 1 em không thuộc, cả nhóm bị trừ điểm.
* Biện pháp 3:
Sau khi học xong bảng nhân, giáo viên dò bảng nhân liên tục nhưng không dò suông mà giáo viên cần đọc bất kì phép nhân nào học sinh cũng đọc được, không cần nhẩm từ đầu thì mới đạt điểm 10.
Đối với các em học chậm, lâu thuộc. Chúng tôi thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, uốn nén các em kịp thời.
Cuối cùng các em cũng đọc thuộc lòng được bảng nhân.
* Biện pháp 4:
Vào 15 phút đầu buổi học, chúng tôi cho lớp trưởng điều khiển các bạn đọc bảng nhân mình đã học, sau đó kiểm tra việc học thuộc bảng nhân của từng bạn trong lớp báo cáo với giáo viên khi vào lớp.
Phần 2: Hoạt động: “Tổ chức trò chơi”
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chúng tôi đã nêu trên. Chúng tôi còn tổ chức cho học sinh tham gia vào một số trò chơi trong các tiết học.
1. Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”
Mục tiêu: Giúp học sinh tính nhẩm nhanh.
Thời gian: 5 phút.
Chuẩn bị: Một số tranh, vật thật minh hoạ.
Số lượng: 4 nhóm
Mỗi nhóm 2 em đại diện: 1 em hỏi – 1 em trả lời
Mỗi nhóm được trả lời 4 tranh (hoặc vật thật)
Luật chơi:
- Trả lời đúng: + 1 điểm.
- Trả lời sai : - 1 điểm
Giáo viên treo tranh và hỏi, đưa ra các đáp áp để học sinh lựa chọn sao cho phù hợp với bức tranh, chẳng hạn:
a) 3 x 2 = 6
b) 3 + 3 = 6
c) 3 x 3 = 9
d) 3 x 1 = 3
Đại diện nhóm 1: Câu trả lời cuối cùng của em là câu c. Giáo viên nêu: 3 x 3 = 9 là phép tính nhân đúng.
Cả lớp thưởng cho nhóm bạn: Một tràng vỗ tay
Giáo viên ghi nhóm 1: 1 điểm.
Thực hiện tương tự đối với các nhóm khác.
Giáo viên tổng kết – tuyên dương nhóm thắng cuộc.
2. Trò chơi “Câu cá”
Số lượng: 4 nhóm
Mỗi nhóm 2 em:
- 1 em cầm cần câu
- 1 em cầm kết quả câu
Chuẩn bị: Cần câu dài 1m có lưỡi câu, các tấm bìa có ghi phép tính nhân với kết quả.
Luật chơi: Em câu được cá chuyển sang cho bạn rồi đính lên bảng lớp.
Nhóm nào câu được nhiều cá (đúng phép tính trong bảng nhân) thì nhóm đó thắng.
Cho học sinh thực hiện trò chơi, ví dụ:
Nhóm 1
- 3 x 2 = 6
- 3 x 4 = 12
- 3 x 6 = 18
Nhóm 2:
- 5 x 2 = 10
- 5 x 4 = 20
- 5 x 5 = 25
Nhóm 3
Nhóm 4
Giáo viên tổng kết, tuyên dương.
3. Trò chơi “Thế giới của những phép tính”
Thời gian: 5 phút
Chuẩn bị: Những con số đánh vi tính được dán trên tấm bìa cứng hình tròn.
Các tiến hành:
Mỗi đội: 3 em, 2 đội/1lớp
Học sinh tự tìm số và phép tính để gắn. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc và được nhận quà.
Đây là một hình thức khích lệ các em hãy cố gắng phấn đấu thi đua trong học tập và rèn luyện tính nhanh nhẹn.
4. Trò chơi “Truyền điện"
Luật chơi: Giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một phép nhân (trong bảng nhân đã học) em đó trả lời đúng thì có quyền mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính hoặc hỏi kết quả.
Nếu bạn nào trả lời sai, thì bạn đó không được quyền mời bạn khác mà tự giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.
Ví dụ: Học “Bảng nhân 3”
Giáo viên phát lệnh 3x1 = (Mai). Mai trả lời 3 x 1 = 3 và được quyền phát lệnh 3 x 2 = (Hà). Hà nhận lệnh trả lời 3 x 2 = 6 và tiếp tục phát lệnh… Trường hợp người nhận lệnh không trả lời được thì bước đứng lên bục giảng, giáo viên tiếp tục phát lệnh. Trò chơi cứ thế tiến hành. Nếu cuộc chơi có 2, 3 học sinh không trả lời được giáo viên cho đọc lại bảng nhân 3 (2-3 lần) và giao cho nhóm trưởng sẽ kiểm tra lại trong giờ học sau.
5. Trò chơi “Trò chơi với học sinh”
Mục tiêu: Giúp học sinh mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến thể hiện tính dân chủ của người học sinh.
Minh hoạ một cuộc trò chuyện:
Giáo viên hỏi: Trong các bảng nhân đã học em thích nhất bảng nhân mấy?
Học sinh: Thưa cô, em thích bảng nhân 4.
Giáo viên: Vì sao em lại thích bảng nhân 4?
Học sinh: Vì cả gia đình em có 4 người.
Nhà bạn An, bạn Hương bên cạnh em cũng có 4 người cô ạ! Cả 3 gia đình có tất cả là 12 người.
Giáo viên: Làm thế nào em tính được số người nhanh như vậy?
Học sinh: Thưa cô, em tính số người của nhà hai bạn: An và Hương là: 4 x 2 = 8 (người). Sau đó em cộng số người của nhà em vào nữa: 8 + 4 = 12 (người) ạ!
6. Trò chơi “Tiếp sức”
Luật chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Cả hai đội cùng ghi một bảng nhân. Em thứ nhất ghi xong 1 phép nhân rồi chuyền phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ tiếp tục như thế ghi cho đến hết bảng nhân. Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.
Giáo viên tổng kết, tuyên dương.
7. Trò chơi “Làm phóng viên”
Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, đồng thời giúp xử lí nhanh tình huống, giúp học sinh luôn mạnh dạn, tự tin.
Phương tiện:
- Cho học sinh khá, giỏi làm phóng viên
- Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi
Cách tiến hành trò chơi:
Giáo viên mời học sinh A làm phóng viên.
Học sinh A lên bảng và tự giới thiệu
Chào các bạn học sinh lớp 2 4. Mình là phóng viên của báo “Hoa học trò” hôm nay mình đến thăm lớp các bạn. Các bạn có vui lòng cho mình được phỏng vấn các bạn một số điều không?
Học sinh cả lớp trả lời: Có ạ!
Bạn A đến nói với bạn B: Chào bạn! Bạn hãy giới thiệu về mình.
Bạn B đứng lên và tự giới thiệu: Tớ tên Trần Minh Vũ là học sinh khá của lớp.
Bạn A nói: Bạn có vui lòng cho mình phỏng vấn bạn đôi điều không?
Bạn B trả lời: Tớ sẵn sàng.
Bạn A hỏi: 3 x 8 = ? 24 : 3 = ?
Bạn B trả lời 24
Bạn B trả lời 8
Bạn A nói cảm ơn bạn. Sau đó đi đến bạn C.
Bạn A nói: Chào bạn! Bạn vui lòng giới thiệu về mình.
Bạn C nói tớ là Nguyễn Thị Thu Trang
Bạn A nói bạn vui lòng cho mình phỏng vấn bạn chứ?
Bạn C nói: Tớ sẵn sàng.9
Bạn A hỏi: 4 x 3 = ? Bạn C trả lời 12
12 : 4 = ? Bạn C trả lời 3
12 : 3 = ? Bạn C trả lời 4
Bạn A lại nói cảm ơn bạn và tiếp tục mời bạn khác chơi.
Trò chơi phóng viên thường chơi từ 5-6 phút (học sinh trong lớp lần lượtnhiều em được phỏng vấn).
Đối với học sinh khá, giỏi, phóng viên có thể hỏi kiến thức cao hơn đối với học sinh trung bình hoặc yếu. (Phần này thường do giáo viên đã chuẩn bị sẵn)
Trong khi học sinh chơi giáo viên theo dõi kịp thời tuyên dương đối với học sinh trả lời nhanh đúng, còn học sinh trả lời sai kịp thời uốn nắn sửa sai.
8. Trò chơi Ong đi tìm nhụy
Mục đích: Rèn tính tập thể cho học sinh.
Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia một cách dễ dàng.
Chuẩn bị: 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số (kết quả của phép nhân mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn), mặt sau gắn nam châm.
10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
Cách chơi: Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội gồm 4 em.
Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự.
Sau đó, giáo viên hãy giải thích luật chơi cho các em hiểu rằng: cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Và nhiệm vụ của các học sinh là giúp các chú ong tìm đúng kết quả của phép tính.
2 đội xếp thành hàng và sau khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ làm tiếp tục như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn thì sẽ là đội chiến thắng.
Lưu ý: Sau khi chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học.
9. Trò chơi trò chơi xì điện
Mục đích: Giúp học sinh thuộc nhân, chia trong bảng (đối tượng áp dụng cho học sinh lớp 3)
Thời gian chơi: 7 – 10 phút.
Luật chơi: Giáo viên hãy chia lớp thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên và đọc một phép tính chẳng hạn 5 x 9 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, chẳng hạn như 50: 10 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 5, rồi lại “xì điện” trả lời đội ban đầu. Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì sẽ là đội chiến thắng.
Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc ra ngay kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu.
10. Trò chơi số Bác đưa thư.
Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng Nhận 2 và bảng chia cho 2.
Kết hợp rèn thói quen nói: Cảm ơn khi được người khác giúp một việc gì đó.
Chuẩn bị:
Một số thẻ, mỗi thẻ ghi một trong các số 1,2…20 để làm số nhà. Các bao thủ phong bì có ghi các phép nhân, chia trong bảng với 2 nếu có.
Cách chơi: Chơi ngồi sân hoặc trong lớp. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ để ghi số nhà. Một em học sinh đóng vai Bác đưa thư, vừa đi vừa nói Các cháu đi, Bác đưa thư, Từ nơi xa, Tới nơi này, Các cháu hãy, Cho bác biết, Số nhà… 12.
Đọc đến câu cuối cùng, đúng số nhà của em nào thì em đó giơ số nhà của mình để nhận thư. Lúc này Bác đưa thư phải tính cho nhanh để chọn đúng lá thư có phép tính mà kết quả là số nhà tương ứng giao cho chủ nhà. Chủ nhà phải nói cảm ơn khi nhận được thư.
Bên cạnh đó, Bí quyết giúp học sinh tiểu học nhanh thuộc bảng cửu chương dành cho các thầy cô cùng các bậc phụ huynh có thể tham khảo hướng dẫn các em học sinh tại nhà cách học thuộc bảng cửu chương nhanh:
1. Hướng dẫn cho học sinh hiểu phép nhân lần phép cộng nhiều lần của một sốCần cho học sinh hiểu bản chất của phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Sau đó cho học sinh tự lập phép nhân từ phép cộng các số hạng bằng nhau đó thành bảng nhân, rồi con học thuộc từ 1 đến 10, sau đó thuộc cách quãng rồi thuộc bất kì phép nào trong bảng.
Hoặc có thể áp dụng cách này nhé: 2 x 1= 2 muốn biết 2 x 2 = mấy bạn chỉ cần dạy bé là phép nhân số tiếp theo chính là bằng kết quả của phép nhân trước + thêm 2, cứ như thế cho bé tự nhẩm hoặc tự viết ra vài lần là thuộc mà không cần phải nhìn bảng cửu chương.
Quan trọng cho bé VIẾT RA GIẤY cũng vài chục lần sau đó bé đọc NHẦM sẽ thuộc thôi. Đừng bắt bé HỌC NHẨM sẽ khó thuộc và sẽ gây áp lực cho bé hơn. Một tuần học từ hai đến 3 cửu chương thôi, cửu chương càng lên cao thì càng giảm lại cho học một cửu chương thôi đến khi nào bé thuộc nhuần nhuyễn rồi đến cửu chương tiếp theo và hứa với bé nếu thuộc cuối tuần chở bé đi chơi để động viên bé, mua quà cho bé.
2. Dễ học trước, khó học sauDễ học trước, khó học sau. Để không tạo áp lực học tập căng thẳng cho con. Giáo viên và bố mẹ có thể hướng dẫn cho con học bảng cửu chương 5, 2, 3, 6, 9, 4, 8, 7. Ví dụ bảng cửu chương 5 thì kết quả lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25 … rất dễ nhớ phải không?
3. Lồng ghép trò chơiCách sử dụng trò chơi để giúp học sinh nhanh thuộc bảng cửu chương cũng là một cách hay cần được dụng. Giúp học sinh nhanh thuộc, nhớ lâu và không áp lực. Thường thì trò chơi được áp dụng nhiều nhất đó chính là Trò chơi xì điện - truyền điện.
Thời gian chơi: 7 – 10 phút.
Luật chơi: Giáo viên hãy chia lớp thành 2 đội để thi đua.
Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên và đọc một phép tính chẳng hạn 5 x 9 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.
Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, chẳng hạn như 50 : 10 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 5, rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu.
Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì sẽ là đội chiến thắng.
Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc ra ngay kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu.
>> Xem tiếp: 7 Bí quyết giúp học sinh Tiểu học nhanh thuộc bảng cửu chương
Từ khóa » Trò Chơi Dành Cho Học Sinh Lớp 2
-
Trò Chơi Tập Thể Cho Học Sinh Tiểu Học
-
Những Trò Chơi Ngắn Giúp Tăng Hứng Thú Học Tập 2022
-
Top 14 Trò Chơi Dành Cho Học Sinh Tiểu Học Trong Tiết Sinh Hoạt Tập ...
-
Top 18 Trò Chơi Khởi động đầu Tiết Học Hay Và Thú Vị Nhất Cho Học ...
-
Thiết Kế Một Số Trò Chơi Cho Học Sinh Lớp 2 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Top 14 Trò Chơi Học Tập ở Tất Cả Các Môn Cho Học Sinh Tiểu Học Thú Vị ...
-
Các Trò Chơi Toán Học Lớp 2 Giúp Tăng Cường TƯ DUY Cho Trẻ - Monkey
-
Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | Sinh Viên
-
Top 20 Trò Chơi Khởi động Bằng Cử Chỉ, Chơi Tại Chỗ Cho Học Sinh ...
-
Trò Chơi ô Chữ Tiếng Việt Lớp 2 Vui Nhộn Giúp Bé Phát Triển IQ EQ
-
Top 15 Trò Chơi Học Tập Cho Học Sinh Tiểu Học Hay Nhất
-
Đề Tài Một Số Kinh Nghiệm Tổ Chức Trò Chơi Toán Học Cho Học Sinh ...
-
Trò Chơi Giáo Dục - Cùng Học, Học Tập Trực Tuyến Online Với Schoolnet