Top 10 Trò Chơi Giúp Học Sinh Lớp 2, 3 Nhanh Thuộc Bảng ...

Toggle navigation toplist.vn
  • DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
  • FB
  • YT
  • TIC
  • Viết bài
  • Đăng nhập bằng Facebook
Top 10 Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân mà giáo viên tiểu học nên biết
  1. Top 1 Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”
  2. Top 2 Trò chơi “Câu cá”
  3. Top 3 Trò chơi “Thế giới của những phép tính”
  4. Top 4 Trò chơi “Truyền điện"
  5. Top 5 Trò chơi “Trò chơi với học sinh”
  6. Top 6 Trò chơi “Tiếp sức”
  7. Top 7 Trò chơi “Làm phóng viên”
  8. Top 8 Trò chơi Ong đi tìm nhụy
  9. Top 9 Trò chơi trò chơi xì điện
  10. Top 10 Trò chơi số Bác đưa thư.
toplist.vn Top 10 Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân mà giáo viên tiểu học nên biết Phương Trinh 25238 0 Báo lỗi

Đối với học sinh lớp 2, 3 việc học thuộc lòng bảng nhân không phải là một việc dễ, nhất là học sinh yếu kém. Với lứa tuổi các em “Mau thuộc lại mau quên”, “Học ... xem thêm...trước quên sau” mà chương trình Toán lớp 2, 3 một phần quan trọng là bảng nhân. Bởi vậy, muốn thuộc bảng nhân mà không lẫn lộn là một quá trình học tập rất khó đối với các em trung bình, yếu. Nếu không thuộc bảng nhân thì các em sẽ không làm được các bài toán có liên quan. Hơn nữa, nó là nền móng của các bài toán về nhân chia ở lớp 4, 5. Và trong bài viết ngày hôm nay, Toplist xin giới thiệu danh sách các trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân mà giáo viên tiểu học nên biết.

Top 1 Top 2 Top 3 Top 4 Top 5 Top 6 Top 7 Top 8 Top 9 Top 10
  1. Top 1

    Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”

    39

    Mục tiêu: Giúp học sinh tính nhẩm nhanh.Thời gian: 5 phút.Chuẩn bị: Một số tranh, vật thật minh hoạ.Số lượng: 4 nhómMỗi nhóm 2 em đại diện: 1 em hỏi – 1 em trả lờiMỗi nhóm được trả lời 4 tranh (hoặc vật thật)Luật chơi:

    • Trả lời đúng: + 1 điểm.
    • Trả lời sai : - 1 điểm

    Giáo viên treo tranh và hỏi, đưa ra các đáp áp để học sinh lựa chọn sao cho phù hợp với bức tranh, chẳng hạn:

    a) 3 x 2 = 6

    b) 3 + 3 = 6

    c) 3 x 3 = 9

    d) 3 x 1 = 3

    Đại diện nhóm 1: Câu trả lời cuối cùng của em là câu c. Giáo viên nêu: 3 x 3 = 9 là phép tính nhân đúng.

    Cả lớp thưởng cho nhóm bạn: Một tràng vỗ tay

    Giáo viên ghi nhóm 1: 1 điểm.

    Thực hiện tương tự đối với các nhóm khác.

    Giáo viên tổng kết – tuyên dương nhóm thắng cuộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  2. Top 2

    Trò chơi “Câu cá”

    29

    Số lượng: 4 nhóm

    Mỗi nhóm 2 em:

    • 1 em cầm cần câu
    • 1 em cầm kết quả câu

    Chuẩn bị: Cần câu dài 1m có lưỡi câu, các tấm bìa có ghi phép tính nhân với kết quả.

    Luật chơi: Em câu được cá chuyển sang cho bạn rồi đính lên bảng lớp.

    Nhóm nào câu được nhiều cá (đúng phép tính trong bảng nhân) thì nhóm đó thắng.

    Cho học sinh thực hiện trò chơi, ví dụ:

    Nhóm 1

    • 3 x 2 = 6
    • 3 x 4 = 12
    • 3 x 6 = 18

    Nhóm 2:

    • 5 x 2 = 10
    • 5 x 4 = 20
    • 5 x 5 = 25

    Nhóm 3

    Nhóm 4

    Giáo viên tổng kết, tuyên dương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Trò chơi “Thế giới của những phép tính”

    26

    Thời gian: 5 phút

    Chuẩn bị: Những con số đánh vi tính được dán trên tấm bìa cứng hình tròn.

    Các tiến hành:

    Mỗi đội: 3 em, 2 đội/1lớp

    Học sinh tự tìm số và phép tính để gắn. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc và được nhận quà.

    Đây là một hình thức khích lệ các em hãy cố gắng phấn đấu thi đua trong học tập và rèn luyện tính nhanh nhẹn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Trò chơi “Truyền điện"

    25

    Luật chơi: Giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một phép nhân (trong bảng nhân đã học) em đó trả lời đúng thì có quyền mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính hoặc hỏi kết quả.

    Nếu bạn nào trả lời sai, thì bạn đó không được quyền mời bạn khác mà tự giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.

    Ví dụ: Học “Bảng nhân 3”

    Giáo viên phát lệnh 3x1 = (Mai). Mai trả lời 3 x 1 = 3 và được quyền phát lệnh 3 x 2 = (Hà). Hà nhận lệnh trả lời 3 x 2 = 6 và tiếp tục phát lệnh… Trường hợp người nhận lệnh không trả lời được thì bước đứng lên bục giảng, giáo viên tiếp tục phát lệnh. Trò chơi cứ thế tiến hành. Nếu cuộc chơi có 2, 3 học sinh không trả lời được giáo viên cho đọc lại bảng nhân 3 (2-3 lần) và giao cho nhóm trưởng sẽ kiểm tra lại trong giờ học sau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Trò chơi “Trò chơi với học sinh”

    26

    Mục tiêu: Giúp học sinh mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến thể hiện tính dân chủ của người học sinh.

    Minh hoạ một cuộc trò chuyện:

    Giáo viên hỏi: Trong các bảng nhân đã học em thích nhất bảng nhân mấy?

    Học sinh: Thưa cô, em thích bảng nhân 4.

    Giáo viên: Vì sao em lại thích bảng nhân 4?

    Học sinh: Vì cả gia đình em có 4 người.

    Nhà bạn An, bạn Hương bên cạnh em cũng có 4 người cô ạ! Cả 3 gia đình có tất cả là 12 người.

    Giáo viên: Làm thế nào em tính được số người nhanh như vậy?

    Học sinh: Thưa cô, em tính số người của nhà hai bạn: An và Hương là: 4 x 2 = 8 (người). Sau đó em cộng số người của nhà em vào nữa: 8 + 4 = 12 (người) ạ!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Trò chơi “Tiếp sức”

    24

    Luật chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Cả hai đội cùng ghi một bảng nhân. Em thứ nhất ghi xong 1 phép nhân rồi chuyền phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ tiếp tục như thế ghi cho đến hết bảng nhân. Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng 1 phép tính nhân được tính 1 điểm.

    Giáo viên tổng kết, tuyên dương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Trò chơi “Làm phóng viên”

    26

    Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, đồng thời giúp xử lí nhanh tình huống, giúp học sinh luôn mạnh dạn, tự tin.

    Phương tiện:

    • Cho học sinh khá, giỏi làm phóng viên
    • Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi

    Cách tiến hành trò chơi:

    Giáo viên mời học sinh A làm phóng viên.

    Học sinh A lên bảng và tự giới thiệu

    Chào các bạn học sinh lớp 2 4. Mình là phóng viên của báo “Hoa học trò” hôm nay mình đến thăm lớp các bạn. Các bạn có vui lòng cho mình được phỏng vấn các bạn một số điều không?

    Học sinh cả lớp trả lời: Có ạ!

    Bạn A đến nói với bạn B: Chào bạn! Bạn hãy giới thiệu về mình.

    Bạn B đứng lên và tự giới thiệu: Tớ tên Trần Minh Vũ là học sinh khá của lớp.

    Bạn A nói: Bạn có vui lòng cho mình phỏng vấn bạn đôi điều không?

    Bạn B trả lời: Tớ sẵn sàng.

    Bạn A hỏi: 3 x 8 = ? 24 : 3 = ?

    Bạn B trả lời 24

    Bạn B trả lời 8

    Bạn A nói cảm ơn bạn. Sau đó đi đến bạn C.

    Bạn A nói: Chào bạn! Bạn vui lòng giới thiệu về mình.

    Bạn C nói tớ là Nguyễn Thị Thu Trang

    Bạn A nói bạn vui lòng cho mình phỏng vấn bạn chứ?

    Bạn C nói: Tớ sẵn sàng.9

    Bạn A hỏi: 4 x 3 = ? Bạn C trả lời 12

    12 : 4 = ?Bạn C trả lời 3

    12 : 3 = ?Bạn C trả lời 4

    Bạn A lại nói cảm ơn bạn và tiếp tục mời bạn khác chơi.

    Trò chơi phóng viên thường chơi từ 5-6 phút (học sinh trong lớp lần lượtnhiều em được phỏng vấn).

    Đối với học sinh khá, giỏi, phóng viên có thể hỏi kiến thức cao hơn đối với học sinh trung bình hoặc yếu. (Phần này thường do giáo viên đã chuẩn bị sẵn)

    Trong khi học sinh chơi giáo viên theo dõi kịp thời tuyên dương đối với học sinh trả lời nhanh đúng, còn học sinh trả lời sai kịp thời uốn nắn sửa sai.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Trò chơi Ong đi tìm nhụy

    24

    Mục đích: Rèn tính tập thể cho học sinh.Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia một cách dễ dàng.

    Chuẩn bị: 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số (kết quả của phép nhân mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn), mặt sau gắn nam châm. 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.

    Cách chơi: Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội gồm 4 em.Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự. Sau đó, giáo viên hãy giải thích luật chơi cho các em hiểu rằng: cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Và nhiệm vụ của các học sinh là giúp các chú ong tìm đúng kết quả của phép tính.

    2 đội xếp thành hàng và sau khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ làm tiếp tục như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn thì sẽ là đội chiến thắng.

    Lưu ý: Sau khi chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  9. Top 9

    Trò chơi trò chơi xì điện

    24

    Mục đích: Giúp học sinh thuộc nhân, chia trong bảng (đối tượng áp dụng cho học sinh lớp 3)

    Thời gian chơi: 7 – 10 phút.

    Luật chơi: Giáo viên hãy chia lớp thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên và đọc một phép tính chẳng hạn 5 x 9 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả.Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “xì điện” một bạn thuộc đội đối phương. Em sẽ đọc bất kì phép tính nào, chẳng hạn như 50: 10 và chỉ vào một bạn (ở bên kia) bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 5, rồi lại “xì điện” trả lời đội ban đầu. Cứ như vậy, giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn đọc kết quả đúng thì sẽ là đội chiến thắng.

    Lưu ý: Khi được quyền trả lời mà lúng túng không đọc ra ngay kết quả thì mất quyền trả lời và “xì điện”, giáo viên sẽ lại chỉ định một bạn khác bắt đầu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  10. Top 10

    Trò chơi số Bác đưa thư.

    27

    Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng Nhận 2 và bảng chia cho 2.

    Kết hợp rèn thói quen nói: Cảm ơn khi được người khác giúp một việc gì đó.

    Chuẩn bị:

    Một số thẻ, mỗi thẻ ghi một trong các số 1,2…20 để làm số nhà. Các bao thủ phong bì có ghi các phép nhân, chia trong bảng với 2 nếu có.

    Cách chơi: Chơi ngồi sân hoặc trong lớp. Giáo viên phát cho mỗi học sinh một thẻ để ghi số nhà. Một em học sinh đóng vai Bác đưa thư, vừa đi vừa nói Các cháu đi, Bác đưa thư, Từ nơi xa, Tới nơi này, Các cháu hãy, Cho bác biết, Số nhà… 12.

    Đọc đến câu cuối cùng, đúng số nhà của em nào thì em đó giơ số nhà của mình để nhận thư. Lúc này Bác đưa thư phải tính cho nhanh để chọn đúng lá thư có phép tính mà kết quả là số nhà tương ứng giao cho chủ nhà. Chủ nhà phải nói cảm ơn khi nhận được thư.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trên đây là top 10 trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân mà giáo viên tiểu học nên biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist trò chơi thuộc bảng nhân hay nhất lớp 2 3 trò chơi thuộc bảng nhân

Đăng nhập bằng Facebook

Các bình luận
Click the image to close × Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc - biết viết mà giáo viên tiểu học nên biết
Top 7 Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 nhanh biết đọc - biết viết mà giáo viên tiểu học nên biết
Phương Trinh 31874 0 Trò chơi nhỏ giữ trật tự khi học sinh mất tập trung mà giáo viên tiểu học nên biết
Top 15 Trò chơi nhỏ giữ trật tự khi học sinh mất tập trung mà giáo viên tiểu học nên biết
Phương Trinh 67708 0 Kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả mà giáo viên tiểu học nên biết
Top 10 Kinh nghiệm quản lý lớp học trật tự, tạo tiết học hiệu quả mà giáo viên tiểu học nên biết
Phương Trinh 30327 0 Cách giới thiệu vào bài mới hay nhất mà giáo viên tiểu học nên biết
Top 7 Cách giới thiệu vào bài mới hay nhất mà giáo viên tiểu học nên biết
Phương Trinh 72581 0 Kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học đổi các đơn vị đo mà giáo viên nên biết
Top 6 Kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học đổi các đơn vị đo mà giáo viên nên biết
Phương Trinh 4291 0 Biện pháp xây dựng nề nếp lớp học mà giáo viên chủ nhiệm nên biết
Top 15 Biện pháp xây dựng nề nếp lớp học mà giáo viên chủ nhiệm nên biết
Phương Trinh 68705 0 Đoạn văn miêu tả con chó hay nhất dành cho học sinh lớp 2
Top 11 Đoạn văn miêu tả con chó hay nhất dành cho học sinh lớp 2
Thai Ha 35098 0 Biện pháp khắc phục nhanh tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học được nhiều giáo viên lâu năm áp dụng
Top 8 Biện pháp khắc phục nhanh tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học được nhiều giáo viên lâu năm áp dụng
Phương Trinh 23498 0 Đoạn văn miêu tả con mèo hay nhất dành cho học sinh lớp 2
Top 13 Đoạn văn miêu tả con mèo hay nhất dành cho học sinh lớp 2
Thai Ha 8775 0 Biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích và học tốt văn miêu tả
Top 7 Biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích và học tốt văn miêu tả
Phương Trinh 3695 0 Trò chơi giữ học sinh yên lặng trong lớp mà giáo viên tiểu học nên biết
Top 16 Trò chơi giữ học sinh yên lặng trong lớp mà giáo viên tiểu học nên biết
Phương Trinh 46072 0 Trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất cho học sinh tiểu học
Top 18 Trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất cho học sinh tiểu học
Phương Trinh 312578 0 Kinh nghiệm giữ trẻ trật tự, không nói chuyện riêng mà giáo viên mầm non nên biết
Top 10 Kinh nghiệm giữ trẻ trật tự, không nói chuyện riêng mà giáo viên mầm non nên biết
Phương Trinh 52167 0 Biện pháp rèn trẻ vào nề nếp hay nhất mà giáo viên mầm non nên biết
Top 10 Biện pháp rèn trẻ vào nề nếp hay nhất mà giáo viên mầm non nên biết
Phương Trinh 40288 0 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học được giáo viên tiểu học sử dụng nhiều nhất
Top 12 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học được giáo viên tiểu học sử dụng nhiều nhất
Phương Trinh 32080 0 Cách giải quyết tình huống khó xử giữa giáo viên tiểu học và phụ huynh hay nhất
Top 8 Cách giải quyết tình huống khó xử giữa giáo viên tiểu học và phụ huynh hay nhất
Phương Trinh 21223 0 Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học ngày nay
Top 5 Nỗi sợ lớn nhất của giáo viên tiểu học ngày nay
Phương Trinh 30086 0 Biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả mà giáo viên tiểu học nên biết
Top 8 Biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả mà giáo viên tiểu học nên biết
Phương Trinh 21807 0 Top 10 Trò chơi giúp học sinh lớp 2, 3 nhanh thuộc bảng nhân mà giáo viên tiểu học nên biết
  1. Top 1 Trò chơi “Câu trả lời cuối cùng”
  2. Top 2 Trò chơi “Câu cá”
  3. Top 3 Trò chơi “Thế giới của những phép tính”
  4. Top 4 Trò chơi “Truyền điện"
  5. Top 5 Trò chơi “Trò chơi với học sinh”
  6. Top 6 Trò chơi “Tiếp sức”
  7. Top 7 Trò chơi “Làm phóng viên”
  8. Top 8 Trò chơi Ong đi tìm nhụy
  9. Top 9 Trò chơi trò chơi xì điện
  10. Top 10 Trò chơi số Bác đưa thư.
toplist.vn top 1

Khách quan đầy đủ chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng

  • Giới thiệu
  • Mobile: 0369132468
  • Hướng dẫn
  • Bản quyền
  • FB Group
  • FB fan page
  • Kênh youtube
  • Chủ đề
  • Liên hệ
Công Ty cổ Phần Toplist Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679 Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy

Từ khóa » Trò Chơi Bảng Nhân Chia