Top 10 Trò Chơi Thường được Tổ Chức Trong Ngày 20-11 ở Trường Học
Có thể bạn quan tâm
- DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
- FB
- YT
- TIC
- Viết bài
- Đăng nhập bằng Facebook
Ngày 20-11 là ngày tôn vinh các nhà giáo Việt Nam, đây là một ngày rất có ý nghĩa đối với các thầy cô của chúng ta. Thường thì các trường sẽ có buổi mít tinh ... xem thêm...tổ chức kỷ niệm ngày lễ này với những hoạt động của thầy và trò. Đây chính là dịp để các thầy cô và học sinh tham gia các hoạt động cùng nhau, nhằm gắn kết thêm tình thầy trò và đồng nghiệp. Sau đây là một số gợi ý cho các trò chơi mà các thầy cô và học sinh có thể cùng tham gia trong buổi lễ kỷ niệm này.
-
Thi kéo co
27Đây là một trò chơi dân gian tập thể. Dụng cụ để chơi là một sợi dây thừng dài khoảng 7m và một dây vải đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa hai đội để phân biệt thắng - thua.
Vẽ một đường vạch ngăn cách giữa hai đội.
Luật chơi: Hai bên kéo sợi dây thừng về phía mình, bên nào chạm vạch trước thì sẽ thua.
Cách chơi: Chia các thành viên tham gia thành hai đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội nên chọn thành viên có sức khỏe tốt nhất đứng đầu tiên, các thành viên của mỗi đội nắm chặt sợi dây thừng phía bên mình lại. Khi có tín hiệu của trọng tài thì các thành viên tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình, nếu đội nào dẫm vạch trước thì đội đó thua cuộc.
-
Trò chơi nhảy bao bố
25Trò này có thể chơi đôi hoặc đơn, thời gian chơi từ 15-20 phút. Dụng cụ cần thiết là chiếc bao tải.
Cách chơi:
- Chơi đôi: Chia làm 2 đội, mỗi đội từ 3-5 đôi, mỗi đôi một nam một nữ đứng ở điểm xuất phát và chờ lệnh của quản trò. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạch mức: 1 vạch xuất phát và một vạch đích. Mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc, hai người đứng đầu bước vào trong bao và hai tay giữ chặt lấy miệng bao. Sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát, đôi đứng đầu mỗi đội nhảy đến đích rồi lại quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho đôi thứ hai. Khi nào đôi thứ nhất nhảy về đến đích thì đôi thứ hai mới tiếp tục nhảy, cứ như vậy lần lượt đến đôi cuối cùng, đội nào về trước thì đội đó thắng.
- Chơi đơn: Có thể chơi từ 5-7 người, xếp thành một hàng ngang đứng trước vạch xuất phát và chờ lệnh của quản trò. Khi có hiệu lệnh xuất phát của quản trò thì tất cả cùng nhảy về đích, ai về tới đích trước thì người đó thắng.
-
Đổ nước vào chai
25- Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội, phía trước mỗi đội từ 4-6m đặt những chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ dùng tay múc nước ở thau để ở vạch xuất phát của mỗi đội để đi đổ vào chai, sau đó chạy về cho người tiếp theo của đội mình tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước thì đội đó thắng.
- Luật chơi: Số người chơi ở mỗi đội phải bằng nhau. Nếu các thành viên của đội đã đi hết một lượt mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt từ người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng cuộc.
-
Cướp cờ
24- Dụng cụ: 1 cái khăn tượng trưng cho cờ đặt ở giữa vòng tròn.
- Cách chơi: Quản trò chia thành 2 đội chơi với số thành viên bằng nhau, đứng về 2 phía cách đều vòng tròn ở giữa. Thành viên trong mỗi đội được đánh số 1,2,3,4,5...và các thành viên phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó nhanh chóng chạy đến cướp chiếc cờ. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi nhiều số lên.
- Luật chơi: Khi cướp được cờ mà chạy nhanh về vạch của đội mình mà không bị bạn của đội kia vỗ vào người thì thắng cuộc. Khi cướp được cờ mà có nguy cơ bị vỗ vào người thì có thể bỏ cờ xuống đất để tránh thua cuộc và bị loại. Khi lên cướp cờ thì số nào vỗ số đó, nếu số khác vỗ thì không bị thua. Số nào bị thua rồi thì quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi của hai đội không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
-
Trò thổi bóng bay
28- Cách chơi: Chia người chơi làm 2 đội, mỗi đội gồm 2 người gồm một nam và một nữ. Mỗi đội sẽ được phát cho 1 bịch bóng bay. Người nam sẽ thổi và buộc quả bóng lại, sau đó sẽ cho vào một chiếc khay mang quả bóng tới cho bạn nữ. Bạn nữ nhận quả bóng sẽ phải viết lần lượt lên từng quả bóng dòng chữ "MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM" và dán lên tấm bảng của đội mình. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.
Khi bạn nam chạy mà làm rơi quả bóng xuống đất thì sẽ phải quay lại vị trí và mang lại từ đầu.
-
Đua xe đạp chậm
23- Nội dung: Thi đấu theo cặp HS.
- Chuẩn bị: Một xe đạp có vòng lốp có đường kính 650cm.
- Thể thức thi đấu: Tất cả các lớp từng khối thi đấu 1 lượt trong vòng 5 phút, tính điểm theo vị thứ.
- Số lượng HS dự thi: Mỗi lớp cử ra 1 HS nam và 1 HS nữ tham gia thi đấu.
- Luật chơi: Một HS chở 1 HS chỉ được chạy trên đường riêng của mình đã quy định. Càng đi chậm thì thành tích càng cao, cuộc đua dừng lại khi có một đội (không phạm qui) đến đích, thành tích được tính từ vị trí dừng lại đến vạch đích, khoảng cách càng xa thị vị thứ càng cao. Chú ý xe phải có sự chuyển động, không được đứng im, người chơi chạm đất sẽ dừng cuộc chơi và tính vị thứ lớp cuối cùng.
-
Đi trên giấy
23- Nội dung: Thi đấu theo đội.
- Chuẩn bị: Mỗi đội chuẩn bị 7 mảnh giấy bìa cứng, khổ 30 x 30 cm.
- Thể thức thi đấu: Tất cả các lớp từng khối thi đấu 1 lượt, tính điểm theo vị thứ.
- Số lượng HS dự thi: Mỗi lớp cử ra 3 HS nam và 3 HS nữ tham gia thi đấu.
- Luật chơi: Mỗi đội có 7 mảnh giấy, 6 mảnh giấy xếp hàng dọc theo đường đua của mình và mỗi HS sẽ đứng trên một mảnh giấy. Người đầu hàng để mảnh giấy còn lại vào trước mặt mình sau đó bước lên đứng lên mảnh giấy đó. Các thành viên còn lại lần lượt bước lên mảnh giấy của đồng đội đứng trước. Người cuối cùng nhanh chóng nhặt mảnh giấy trống ở sau cùng chuyển lên người đứng đầu và tiếp tục như vậy cho đến khi về đích (người cuối cùng bước qua vạch đích và không còn mảnh giấy nào của đội mình trên đường đua).
Đội nào có thành viên bước ra khỏi mảnh giấy thì hai người đứng đầu sẽ bị chuyển ra sau cùng rồi mới tiếp tục thực hiện phần thi của mình.
-
Ba người bốn chân
23Nội dung: Thi đấu theo nhóm 3 HS.
Chuẩn bị: Mỗi đội 2 dây vải có độ chắc chắc cao, không co dãn, dài 0.5 m
Thể thức thi đấu: Tất cả các cặp học sinh thi đấu 1 lượt tính điểm theo vị thứ.
Số lượng HS dự thi: Mỗi lớp cử ra 2 HS nam và 1 HS nữ tham gia thi đấu.
Luật chơi: Ba học sinh xếp hàng ngang ngay vạch xuất phát của đội mình. Hai HS hai bên sẽ dùng dây vải cột 1 chân mình vào 1 của người đứng giữa. Khi nhận lệnh xuất phát của trọng tài, thì các đội nhanh chóng di chuyển nhanh về đích. Mỗi đội chỉ được chạy trên đường riêng của mình đã quy định. Đội chơi được công nhận là đã về đích khi chạy qua vạch đích. Nếu bị tuột dây trong lúc thi đấu thì đội đó phải cột lại dây rồi mới được tiếp tục thi đấu.
-
Sâu ngộ nghĩnh
24Nội dung: Thi đấu theo đội.
Chuẩn bị: Mỗi đội chuẩn bị 10 quả bong bóng và 10 dây thung để buộc bong bóng sau khi thổi (bong bóng lớn, chưa thổi, có dự phòng nếu thổi vỡ).
Thể thức thi đấu: Tất cả đội của từng khối thi đấu 2 lượt (nam trước, nữ sau) và tính tổng số quả bóng đội đó mang được về đích.
Số lượng HS dự thi: Mỗi lớp cử ra 6 HS nam và 6 HS nữ tham gia thi đấu.
Luật chơi: Mỗi đội tập hợp 1 hàng dọc tại vạch xuất phát mỗi HS cầm 1 bong bóng và 1 dây thung (trừ người đầu hàng). Khi có hiệu liệu bắt đầu, mỗi HS thổi bong bóng của mình, dùng dây thung buộc lại. Sau đó đặt bóng sau lưng bạn đứng trước, dùng bụng, ngực (không dùng đầu, mặt) của mình giữ bóng không để bóng rơi. Hoàn tất thì đội đó sẽ tiến về đích trên đường riêng của mình đã quy định. Nếu đội nào dùng tay, mặt, đầu chạm vào bóng trong quá trình di chuyển hoặc quả bóng bị rơi thì quả bóng đó không được tính, các quả bóng thổi quá nhỏ cũng được xem là không hợp lệ. Sau hai lượt tính tổng số bóng hợp lệ của đội đó về đích. Nếu hai đội có số bóng bằng nhau, đội nào về đích trước thì đội đó giành vị trí cao hơn.
-
Trò chơi dẫn bóng tiếp sức nữ
23Thành phần: Mỗi đội chơi gồm 5 nữ.
Cách chơi: Mỗi lần chơi 5 đội cho mỗi khối lớp theo thứ tự lớp tăng dần (Ví dụ: đợt 1 từ 10A1 – 10A5,…). BTC sẽ chọn ra 03 đội/mỗi khối có thành tích tốt nhất, sau đó sẽ tổng kết xếp hạng dựa vào thành tích của mỗi đội.
Các VĐV đứng theo hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài VĐV đầu tiên dẫn bóng từ vạch xuất phát lên vạch chuẩn 20m rồi vòng qua chướng ngại vật dẫn bóng về lại vạch xuất phát, các VĐV còn lại thực hiện như VĐV đầu tiên. Đội nào dẫn bóng nhanh hơn đội đó sẽ thắng.
(Lưu ý: Đường dẫn bóng của mỗi đội chiều rộng là 0,5m, nếu dẫn bóng ra khỏi đường phân cách sẽ bị loại).
Những hoạt động trong ngày Nhà giáo Việt Nam không chỉ giúp cho thầy cô và học sinh có những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội gắn kết và vun đắp thêm cho tình bạn, tình thầy trò và đồng đội.
Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist trò chơi ngày 20-11 tổ chức trò chơi 20-11 20-11 mít tinh ngày nhà giáo việt nam 20-11Đăng nhập bằng Facebook
Các bình luận
Click the image to close ×Top 10 Bài phát biểu ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất
38100 0Top 20 Truyện cười bá đạo hài hước nhân ngày 20/11
12712 1Top 10 Bài văn hay và ý nghĩa về thầy cô nhân ngày 20-11
295461 9Top 10 Mẫu báo tường đẹp nhất cho ngày 20/11
33729 2Top 15 Bài thơ tặng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất
8051 0Top 10 Bài viết tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất
100480 1Top 10 Loại cây trồng ở trường học được ưa chuộng nhất hiện nay
358 0Top 10 Bài hát hay và ý nghĩa về thầy cô và mái trường nhân ngày 20-11
5862 0Top 9 Kế hoạch tổ chức trò chơi đêm văn nghệ Trung thu hay và hấp dẫn nhất
6984 0Top 9 Địa điểm mua hoa nổi tiếng Hà Nội cho ngày 20 - 11 ý nghĩa
990 0Top 13 Mẫu báo tường đẹp và lời ngỏ ý nghĩa nhất ngày 20/11
52611 2Top 15 Cảm nghĩ xúc động nhất về thầy cô nhân ngày 20/11
46955 0Top 10 Câu chuyện ý nghĩa nhất về thầy cô nhân ngày 20/11
64823 0Top 8 Kịch bản dẫn chương trình tọa đàm ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất
19566 0Top 10 Bức tranh vẽ ý nghĩa nhất ngày 20/11
76220 5 Top 10 Trò chơi thường được tổ chức trong ngày 20-11 ở trường họcKhách quan đầy đủ chính xác
Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng
- Giới thiệu
- Mobile: 0369132468
- Hướng dẫn
- Bản quyền
- FB Group
- FB fan page
- Kênh youtube
- Chủ đề
- Liên hệ
Từ khóa » Trò Chơi Chào Mừng Ngày 20/11
-
Tổng Hợp Những Trò Chơi Tập Thể Ngày 20/11 - Thủ Thuật
-
10 ý Tưởng Trò Chơi Ngày 20/11 Thú Vị Nhất Gắn Kết Tập Thể Lớp
-
Các Trò Chơi Vận động Chào Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 ...
-
Những Câu đố Vui Nhân Ngày 20/11
-
Trò Chơi Dân Gian - Chào Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
-
Những Trò Chơi Tập Thể Ngày 20/11
-
Ngày Hội Các Trò Chơi Dân Gian Chào Mừng Kỉ Niệm 38 Năm Ngày Nhà ...
-
TỔ CHỨC CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ ...
-
15 Hình Thức Tổ Chức Ngày 20/11 Với Các Hoạt động Thú Vị Sáng Tạo
-
KẾ HOẠCH TRÒ CHƠI DÂN GIAN 20-11 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trò Chơi: Giải ô Chữ Chào Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20-11 ...
-
HỘI THAO CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
-
Thao Giảng Chào Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2020
-
Hoạt động Chuẩn Bị Chào Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11