Top 10 Truyện Cổ Tích Hay Và ý Nghĩa Nên đọc Cho Bé Mầm Non

Các bậc cha mẹ và con cùng nhau đọc sách, truyện là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của trẻ trong việc đọc và sáng tạo. Những câu chuyện cổ tích ý nghĩa và phù hợp lứa tuổi mầm non đọc cho các bé nghe rất thu hút sự chú ý của các bé bởi những tình tiết đặc sắc và những bài học được rút ra từ đó cũng rất bổ ích để giáo dục cho con trẻ. Đọc truyện cho con nghe không chỉ giúp con tăng khả năng ngôn ngữ, biểu cảm, trí tưởng tượng, hình thành văn hóa đọc sách, gắn kết tình cảm mẹ con mà còn bồi dưỡng và vun đắp tâm hồn trẻ.

Dưới đây Cotich.net xin chia sẻ giới thiệu một số câu Chuyện cổ tích hay dành cho bé tuổi mầm non mà các mẹ nên đọc cho bé nghe mỗi ngày.

Con lừa hát

Truyện Con lừa hát kể về một con lừa vì không thích những món ăn mà ông chủ cho nó ăn nên nó đã quyết định đi đến một cánh đồng gần đó để ăn cỏ mà nó thích. Một ngày nọ, trên đường đi ra cánh đồng chú lừa gặp một con cáo và hai con vật kết bạn với nhau. Chúng đi và tìm thấy cánh đồng trồng dưa hấu và cùng nhau ăn. Lừa đã ăn rất nhiều bởi vì dưa hấu quá ngon và nó cao hứng nói với cáo rằng nó muốn hát. Cáo mới cảnh cáo rằng nếu lừa hát thì con người sẽ biết chúng đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ đến đánh chúng nó chết mất. Nhưng lừa không thèm nghe lời cảnh cáo của cáo mà vẫn hát. Khi thấy lừa hát, con cáo liền nhành chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi người dân làng chạy đến đánh lừa.

Top 10 truyện cổ tích hay và ý nghĩa nên đọc cho bé mầm non
Truyện cổ tích con lừa hát

Gói hạt kỳ diệu

Bé Vinh đang chơi với gọi hạt rau. Trông những cái hạt giống như những viên bi nhỏ xíu, Vinh nghĩ: “Bi như thế này thì bắn thế nào được!”. Vừa lúc đó, bà đi làm về, thấy Vinh nghịch rau liền bảo: – Sao cháu lại lấy cái này ra chơi? Đây là hạt rau để bà trồng lấy rau tươi cho cả nhà ăn đấy! Vinh ngạc nhiên quá, thầm nghĩ: “Sao những hạt bé nhỏ này lại cho những cây rau tươi được nhỉ?”. Thấy Vinh ngạc nhiên, bà nói: – Đây là hạt rau. Khi ta cho hạt rau vào nước ngâm rồi gieo xuống đất, hạt sẽ nảy mầm và trở thành rau tươi đấy! – Vậy bà mang hạt gieo xuống đất đi bà! – Được rồi, chiều nay bà sẽ gieo hạt ngay! Vinh rất nóng lòng muốn biết bà gieo hạt như thế nào. Buổi chiều hôm ấy, bà cuốc và làm nhỏ đất trong vườn. Vinh cũng theo bà ra vườn và giúp bà nhặt cỏ rồi xem bà trồng rau. Từ hôm đó, ngày nào bà cũng tưới nước, còn Vinh ra ngó xem cây rau đã mọc chưa. Một ngày hai ngày, rồi ba ngày…, ngày thứ tư, những cây rau nhỏ xíu đã nhú lên khỏi mặt đất. Vinh vui sướn chạy vào khoe với cả nhà. Đối với Vinh, đó thật là một điều kì diệu. Sáng chủ nhật, bà ngoại ở dưới quê lên chơi, Vinh dẫn bà ra tận vườn để ngắm những cây rau bé xíu. Hôm đó, Vinh theo bà ngoại về quê chơi. Nửa tháng sau, Vinh mới từ quê lên. Vừa về đến nhà, Vinh đã chạy ra ngoài vườn. Ôi, kỳ lạ quá! Những cây rau nhỏ xíu không còn nữa mà thay vào đó là một luống rau xanh mơn mởn. Vinh chạy vào nhà hỏi bà: – Bà ơi, những cây rau nhỏ xíu đâu rồi ạ? – Bà cười nhìn Vinh thật âu yếm: – Những cây bé xíu được sự chăm sóc của mẹ cháu, bây giờ đã thành những cây rau tươi tốt rồi đấy! Bữa cơm hôm ấy có đĩa rau xanh, mẹ nói đấy chính là rau bà trồng trong vườn nhà. Vinh ăn rất nhiều và cảm thấy rất vui vì Vinh đã hiểu ra: Chính bà và mẹ đã làm ra điều kì diệu biến gói hạt nhỏ xíu thành đĩa rau xanh.

Hai con gà trống

Truyện kể về hai con gà cùng một mẹ sinh ra. Khi chúng lớn lên thì thường xuyên cãi cã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong và có quyền làm Vua của nông trại hơn. Hôm nọ sau khi cãi nhau, chúng đã lao vào đánh nhau quyết liệt, rằng còn nào thắng thì sẽ được làm Vua của nông trại. Đánh nhau đến cuối cùng thì dĩ nhiên có một con chiến thắng và một con thua cuộc. Con gà thắng cuộc thắng trận nhảy lên hàng rào và cất tiếng gáy để ăn mừng sự chiến thắng của mình. Nào ngờ vì chính tiếng gáy đó mà bị chim ưng để ý đến và xà xuống bắt con gà thắng cuộc đi mất. Còn con gà thua cuộc vẫn đang nằm thoi thóp thở dưới đất. Ý nghĩa câu truyện cổ tích về loài vật này muốn hướng đến sự giáo dục về tình cảm gia đình. Đã là anh em trong gia đình thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để không bị người ngoài ức hiếp, đàn áp.

Nhổ củ cải

Ngày xửa, ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh manh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con Chó, một con Mèo và một chú Chuột nhắt. Vào mùa thu, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm chút cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu, nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy. Một buổi sáng, ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà già và cháu gái. Ông nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già: «Bà già ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!»Bà già liền chạy lại, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái: «Cháu gái ơi! Mau lại đây! Mau giúp bà nhổ củ cải!» Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi Chó con: «Chó con ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!». Chó con chạy lại ngậm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu kéo áo bà ba, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi nhổ mãi cây cải vẫn nằm ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt: «Chuột nhắt ơi! Mau lại đây!Mau giúp tôi nhổ củ cải!» Chuột nhắt chạy lại, bám đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm biếm tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một, hai, ba… Cây cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt đất. Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh vây cải: «Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Lên được rồi!»

Sự tích hoa đào

Ngày xưa, ở phía Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhạ Ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỵ Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng

Truyện cây táo

Ngày xửa ngày xưa, có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo mỗi ngày. Nó leo lên ngọn cây hái táo ăn, ngủ trưa trong bóng râm. Nó yêu cây táo và cây cũng rất yêu nó. Thời gian trôi qua, cậu bé đã lớn và không còn đến chơi với cây táo mỗi ngày. Một ngày nọ, cậu bé trở lại chỗ cây táo với vẻ mặt buồn rầu, cây táo reo to: – Hãy đến chơi với ta. – Cháu không còn là trẻ con, cháu chẳng thích chơi quanh gốc cây nữa. Cháu chỉ thích đồ chơi thôi và cháu đang cần tiền để mua chúng. – Ta rất tiếc là không có tiền, nhưng cậu có thể hái tất cả táo của ta và đem bán. Rồi cậu sẽ có tiền. Cậu bé rất mừng. Nó vặt tất cả táo trên cây và sung sướng bỏ đi. Cây táo lại buồn bã vì cậu bé chẳng quay lại nữa. Một hôm, cậu bé – giờ đã là một chàng trai – trở lại và cây táo vui lắm: – Hãy đến chơi với ta. – Cháu không có thời gian để chơi. Cháu còn phải làm việc nuôi sống gia đình. Gia đình cháu đang cần một mái nhà để trú ngụ. Bác có giúp gì được cháu không? – Ta xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt cành của ta để dựng nhà.Và chàng trai chặt hết cành cây. Cây táo mừng lắm nhưng cậu bé vẫn chẳng quay lại. Cây táo lại cảm thấy cô đơn và buồn bã. Một ngày hè nóng nực, chàng trai – bây giờ đã là người có tuổi – quay lại và cây táo vô cùng vui sướng. – Hãy đến chơi với ta. – Cháu đang buồn vì cảm thấy mình già đi. Cháu muốn đi chèo thuyền thư giãn một mình. Bác có thể cho cháu một cái thuyền không? – Hãy dùng thân cây của ta để đóng thuyền. Rồi cậu chèo ra xa thật xa và sẽ thấy thanh thản. Chàng trai chặt thân cây làm thuyền. Cậu chèo thuyền đi. Nhiều năm sau, chàng trai quay lại. – Xin lỗi, con trai của ta. Nhưng ta chẳng còn gì cho cậu nữa. Không còn táo. – Cháu có còn răng nữa đâu mà ăn. – Ta cũng chẳng còn cành cho cậu leo trèo. – Cháu đã quá già rồi để mà leo trèo. – Ta thật sự chẳng giúp gì cho cậu được nữa. Cái duy nhất còn lại là bộ rễ đang chết dần mòn của ta – cây táo nói trong nước mắt. – Cháu chẳng cần gì nhiều, chỉ cần một chỗ ngồi nghỉ. Cháu đã quá mệt mỏi sau những năm đã qua. – Ôi, thế thì cái gốc cây già cỗi này là một nơi rất tốt cho cậu ngồi dựa vào và nghỉ ngơi. Hãy đến đây với ta. Chàng trai ngồi xuống và cây táo mừng rơi nước mắt. Đây là câu chuyện của tất cả chúng ta. Cây táo là cha mẹ chúng ta. Khi chúng ta còn trẻ, ta thích chơi với cha mẹ. Khi lớn lên, chúng ta bỏ họ mà đi và chỉ quay trở về khi ta cần họ giúp đỡ. Bất kể khi nào cha mẹ vẫn luôn sẵn sàng nâng đỡ chúng ta để ta được hạnh phúc. Ta phải sống sao cho trọn đạo làm con

Truyện cây khế

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân. – Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. – Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói. – Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá. – Chim vừa ăn vừa đáp: Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà. – Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. – Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói: Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.

Truyện trái cây trong vườn

Bé Na bừng tỉnh khi tiếng Gà Trống gáy “Ò…ó…o…”. Bé mở tròn đôi mắt ngắm nhìn ông Mặt Trời buổi sớm chiếu những tia nắng đầu tiên xuống khu vườn. Bé Na thầm hỏi: “Bây giờ là mùa nào nhỉ?”. Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung, khẽ nói: – Bé Na ơi, em ngủ lâu quá nên không biết bây giờ sắp sang thu rồi đấy! Em hãy nhìn kìa, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn, không khí mát dịu, thật là thoải mái. Bé Na nìn quanh, xung sướng reo lên: – Ôi, trái cây trong vườn mới đẹp làm sao! Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông Chuối Tiêu đang chăm những quả chuối mập vàng; bà Hồng Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh nắng mặt trời buổi sớm; kia nữa, các cô bướm chuẩn bị những chiếc áo vàng tươi như đi xem hội và chị Hồng mới rực rỡ làm sao trong chiếc áo màu đỏ; còn những anh Roi Đường nghịch ngợm đu tít trên cành cao với bao trò chơi con trẻ. Bé Na thầm nghĩ: “Cả nhà mình, mình cũng lớn hơn nhiều rồi, các mắt của mình đều đã mở to tròn rồi đấy”. Tất cả…tất cả đều chờ mùa thu tới để đón cô trăng xuống vui đêm Trung thu cùng cây trái trong vườn.

Những lợi ích của đọc truyện cổ tích cho bé nghe.

Truyện cổ tích là thể loại truyện phù hợp với tâm lí của trẻ nhỏ. Những câu truyện cổ tích được bà, mẹ hay cô giáo kể cho các bé nghe đều sẽ đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi bé, giúp tuổi thơ các bé lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp – xấu, cái thiện – ác trong cuộc sống. Các câu truyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải có trong đời. Với trẻ em, chúng sẽ luôn bị thích thú bởi những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn, cái đẹp, những điều kì diệu. Khi kể truyện cho con mẹ nên tận dụng cơ hội nhắc đến sự chăm chỉ, sự thành thật, lòng vị tha, tính kiên nhẫn, sự chịu khó, lòng thương người, …. vì qua giọng kể của mẹ sẽ giúp các bé nhớ sâu sắc hơn. Vai trò truyện cổ tích quan trọng như vậy nên các bậc cha mẹ nên tạo thói quen cho các bé nhỏ nghe truyện cổ tích mỗi đêm trước khi ngủ, việc này cực kỳ có ý nghĩa bổ ích đối với các bé nhỏ mầm non

Từ khóa » Các Câu Chuyện Kể Cho Trẻ Mầm Non