Top 11 Cung đường đèo Hiểm Trở Nhất Việt Nam - Du Lịch Chất

4.3 (40)

Hãy cùng Dulichchat.com điểm danh những cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam mà bất cứ phượt thủ nào cũng muốn một lần chinh phục.

  1. Đèo Ô Quy Hồ

Là cung đường đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 50km, nằm ở độ cao trên 2000 mét, ở trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh đèo là rảnh giới giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

Đối với mỗi dân phượt đèo Ô Quy Hồ, đổ đèo vào những ngày nắng đẹp trời trong chính là sự may mắn trong đời. Đứng trên đỉnh đèo ngắm nhìn vẻ đẹp bao quát mà hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng, lại cảm nhận vẻ huyền ảo của cảnh sắc trên đèo: phía bên Lào Cai thì sương mù giăng lối, bên phía Lai Châu nắng âm chan hoà, mùa hè thường có mây bao phủ, mùa đông có băng tuyết hấp dẫn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cả du khách nước ngoài.2. Đèo Mã Pì Lèng

Được mệnh danh là cung đường nguy hiểm bậc nhất các tỉnh phía Bắc, với độ dài 20km, nằm trong cung đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc, đưuọc xây dựng để vượt đỉnh Mã Pì Lèng cao 1200 met.Cung đường dài 20km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965). Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.

3. Đèo Bắc Sum

Dốc Bắc Sum từ xã Minh Tân, Vi Xuyên lên xã Quyết Tiến, Quản Bạ cũng đặc biệt không kém với toàn cảnh hùng vĩ và con đường ngoằn ngoèo luôn là thách thức cho mỗi tay lái khi qua đây.Nằm dưới chân “Núi Đôi” – con đường dốc Bắc Sum giống như một con rắn nằm uốn mình dưới chân núi đưa ta dến một vùng đất với sự khác biệt của cái không khí se lạnh hơn, của thiên nhiên dưới thung lũng Tam Sơn tuyệt diệu hơn với màu sắc xanh mượt mà của lúa, hay có khi màu vàng của lúa chín lại càng khiến “Núi Đôi” trở nên quyến rũ thu hút hơn hẳn. Còn đi qua dốc vào mùa đông, ta lại được cảm nhận cái sự gọi là bồng bềnh đi trong mây với làn khói dầy quấn quanh chân núi khiến bất kì ai cũng phải trầm trồ vì vẻ đẹp của thiên nhiên đến bất giác đưa ống kính máy ảnh lên chụp lấy vài kiểu ảnh là ít. 4. Đèo Khau Phạ

Nằm ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Đèo vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Tên gọi của đỉnh núi này trong ngôn ngữ của dân tộc Thái nghĩa là “Sừng Trời” (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), do các chóp núi thường nhô lên giữa biển mây bao quanh như một chiếc sừng.Là một trong những cung đường đèo có độ dốc cao nhất Việt Nam, vượt qua đỉnh Khau Phạngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải, Yên Bái.  Khau Phạ đẹp nhất vào tầm tháng 9-10, khi lúa đã chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, cũng chính là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh.5. Đèo Mã Phục

Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh.Đặc biệt phong cảnh hai bên đèo rất đẹp, tới đây bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới. 6. Đèo Sa Mù

Đèo Sa Mù nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, nối liền hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình. Cung đèo có độ cao gần 1.400m so với mặt nước biển giáp biên giới Việt – Lào. Sở dĩ, con đèo được đặt tên là Sa Mù bởi vì con đèo nơi đây mây phủ trắng xóa có độ dài gần 20km.Hãy thử một lần tới đây, du khách sẽ cảm nhận “hương vị”, “giao điểm” giữa đất và trời, bởi dù đi vào thời gian nào, sương mù vẫn luôn giăng phủ trên những tán cây, lững lờ. Màu trắng của sương, màu xanh của cây cối, màu đỏ của đất và màu xám của đường tạo nên tổng thể màu sắc thiên nhiên hài hòa gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ cho người thưởng cảnh.

7. Đèo Đá Đẽo

Đèo Đá Đẽo, một con đèo dài 17 km nằm trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với một thời hào hùng lửa đạn, thuộc địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ Đồng Hới lên đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) rồi lên đèo Đá Đẽo chỉ chừng 100km.Đèo Đá Đẽo có tên gọi như vậy bởi đèo nằm vắt ngang qua đỉnh một ngọn núi đá vôi với chiều dài hơn chục kilomet. Trong chiến tranh, đèo chỉ là một con đường mòn nhưng khi những thế hệ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, người đi trước đẽo đá mở đường cho người sau tiến bước, bởi vậy mà đèo có tên Đá Đẽo. Đèo ẩn mình sau bức màn xanh thẫm của rừng Trường Sơn ở phía tây tỉnh Quảng Bình. Với những khúc cua tay áo và cánh rừng già nguyên sinh, đèo Đá Đẽo là cung đường mà nhiều tay lái muốn thử thách. 8. Đèo Hải Vân

Được ví như “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, đèo Hải Vân nằm trên dãy núi Bạch Mã và là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Có chiều dài 21km, đỉnh cao nhất cao tới gần 500m và là cung đèo nổi tiếng hiểm trở bậc nhất, trước đây khi chưa có hầm đường bộ xuyên đèo, đèo Hải Vân luôn tấp nập những dòng xe cộ đi lại. Ngày nay, đèo Hải Vân lại mang vẻ đẹp lặng lẽ và nên thơ, luôn chào đón những chuyến khám phá bất ngờ của nhiều du khách ưa thích những trải nghiệm mới lạ. Mặc dù có địa hình hiểm trở, chênh vênh với những con dốc cheo leo, khúc khuỷu bên núi cao vực thẳm nhưng bất cứ du khách nào có dịp đặt chân lên đây đều vô cùng thu hút bởi vẻ đẹp của một trong những cung đường đèo đẹp nhất thế giới.  Hải Vân Quan là một điểm dừng chân ngắn trong chặng đường chinh phục đèo Hải Vân. Đây không chỉ là điểm dừng cho du khách chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” mà nó còn mang vẻ đẹp kiến trúc cổ gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử.9. Đèo Cả

Đèo Cả là một trong những con đèo lớn và nguy hiểm nhất miền Trung. Một bên đèo là vực sâu thăm thẳm đến sát biển còn một bên là đồi núi điệp trùng nối nhau với mỏm đá nguy hiểm. Khí hậu mát mẻ quanh năm, từ đây có thể đi đến các địa điểm du lịch khác.Đèo cao 333 m, dài 12 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A.10. Đèo Phượng Hoàng

Nằm trên quốc lộ 26, nối liền hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, đèo Phượng Hoàng như cánh chim giữa trời đưa người lữ hành ngắm cảnh trời mây xinh đẹp. Đèo Phượng Hoàng dài khoảng 12km, thuộc địa phận huyện M”Drăk và là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk. Đèo Phượng Hoàng là địa danh một thời từng được ví là đèo tử thần vì vị trí địa lý cũng như những nguy hiểm luôn rình rập lữ khách đi ngang nơi này. Tuy nhiên hiện tại, con đèo đã được mở rộng hơn và thu hút nhiều bạn trẻ đến khám phá. 11. Đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận

Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Krông Pha (một địa danh của người chăm hiện vẫn còn) người Việt đọc là Sông Pha, người Pháp gọi là Bellevue, là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang.Đèo dài 18,5 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ. Do vậy đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Đèo Ngoạn Mục là một trong những đường đèo hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam. Đúng như tên gọi, cảnh đèo Ngoạn Mục uốn lượn ngoằn ngoèo, nhiều khúc quanh co hiểm trở băng qua núi cao vực cả. Cảnh vật hoang sơ hùng vĩ mà đẹp như tranh vẽ, vừa thanh thoát lãng mạn, khiến lòng du khách không khỏi lâng lâng ngất ngây choáng ngợp.

Nguồn Dulichchat.com

Xem thêm bài viết:

Phát hiện homestay ‘tựa sơn hướng thủy’ siêu đẹp trên đảo Bình HưngHòn Sơn- Kiên Giang điểm đến không thể bỏ qua trong hè nàyVũng Rô – điểm đến lý tưởng cho chuyến du lịch hèDu lịch hè rủ nhau về miệt vườn miền TâyDu lịch Bali tự túc, giá rẻ cho chuyến du lịch hèDu lịch hè tại một trong 8 bãi biển đẹp nhất Việt Nam

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY

Submit Rating

Đánh giá 4.3 / 5. Lượt: 40

Hotline đặt Combo – Phòng khách sạn – Tour du lịch – Vé máy bay giá siêu tốt: 0908 341 702

Từ khóa » Cầu Nào Khó đi Nhất Việt Nam