TOP 11 Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Và Có Sức ảnh Hưởng Nhất Việt Nam

Khi tìm hiểu về hội họa Việt Nam, đặc biệt là về nền mỹ thuật hiện đại, chúng ta thường nghe đến nhóm tứ kiệt “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” hay nhóm tứ trụ thế hệ thứ hai bao gồm “Nghiêm – Liên – Sáng – Phái”. Họ là ai? Đâu là những họa sĩ nổi tiếng nhất của Việt Nam? Bài viết này sẽ cho bạn biết thêm về các danh họa của Việt Nam, những người mà tên tuổi của họ vang đến tầm quốc tế.

1. Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) Được mệnh danh là “cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”, Nguyễn Gia Trí là cây đại thụ lớn nhất của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí). Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật. Gia Trí đã để lại một vẻ đẹp sơn mài lộng lẫy tôn giáo, cổ điển, bởi ông là người duy nhất đã khám phá ra linh hồn của sơn mài truyền thống, khiến nó không còn tầm thường nữa mà đài các, quí phái. Vẻ đẹp thiếu nữ trong tranh ông được diễn tả tài hoa là hiện thân của khát vọng tự do, mộng mơ. Tuy chưa được công nhận là Bảo vật Quốc gia nhưng tất cả các tác phẩm của ông dường như đã được ngầm coi là bảo vật và bị cấm đem khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tác phẩm “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” đã đạt được nhiều kỷ lục: kích thước lớn nhất, phối hợp nhiều chất liệu truyền thống và được nhà nước mua với giá cao nhất (100.000 USD, tương đương 600 triệu đồng Việt Nam thời điểm đó). Đó là tác phẩm được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc, được họa sĩ Nguyễn Gia Trí sáng tác trong gần 20 năm và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông.

Phong cách nghệ thuât: Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là “người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Tác phẩm chính: Thiếu nữ trong vườn, Vườn xuân Trung Nam Bắc, Thiếu nữ bên hoa phù dung.

nguyen gia tri 1908 1993 10776

Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

nguyen gia tri 1908 1993 10777

Tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa phù dung”

Đăng ký nhận tư vấn Lớp học người lớnLớp vẽ trẻ em

Hình thức học? Học tại cơ sởHọc online

2. Tô Ngọc Vân (1906-1954) Nghệ danh: Tô Tử Trong danh sách tứ kiệt, “Nhì Vân” chính là để nói Tô Ngọc Vân. Họa sĩ Tô Ngọc Vân là một danh họa là niềm tự hào trong làng nghệ thuật của Việt Nam, tên ông còn được đặt cho một đường phố ở thủ đô Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã để lại cho hội họa nước nhà những tác phẩm đặc sắc mang tầm quốc tế. Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. “Thiếu nữ bên hoa huệ” mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn dịu nhẹ. Đáng tiếc là kiệt tác này giờ bị lưu lạc không biết ở đâu.  Còn bức “Hai thiêu nữ và em bé” đã chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013, hiện kiệt tác hội họa này đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Phong cách nghệ thuât: Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ. Tác phẩm chính: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiêu nữ và em bé, Thiếu nữ với hoa sen.

to ngoc van 1906 1954 10778

Tranh sơn dầu “Thiêu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân. to ngoc van 1906 1954 10780Tranh “Hai thiếu nữ và em bé” của Tô Ngọc Vân.

3. Nguyễn Tường Lân (1906-1946) Ông là một trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Vì chiến tranh, không còn nhiều thông tin và tư liệu về Nguyễn Tường Lân, tranh của ông còn sót lại cũng còn rất ít. Ông được xem là một trong số ít các họa sĩ đương thời có khả năng đưa các màu nguyên chất vào một sự hài hòa mang tính hư cấu, tượng trưng, giản dị và nhã nhặn, kể cả đối với tranh lụa. Ngay từ thập niên 1940, bằng nhịp điệu phóng khoáng của những vệt bút lớn chạy trên sơ đồ trang trí, Nguyễn Tường Lân đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa. Ông học khóa 04 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Ông thuần thục hầu hết các chất liệu từ sơn dầu, sơn mài, lụa cho tới khắc gỗ, bột màu…Mặc dù sáng tác được nhiều tác phẩm nhưng số còn giữ lại được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ cũng chính vì vậy mà hình ảnh mà chỗ đứng của ông trong bộ tứ khá mờ nhạt, mong manh dù rằng ông là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam.

Phong cách nghệ thuât: Thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, tuy nhiên cho đến nay, rất ít ỏi các tác phẩm của ông còn sót lại. Tác phẩm chính: Chợ miền núi, Hiện vẻ hoa, Đôi bạn

nguyen tuong lan 1906 1946 11076Tranh “Đôi bạn” của họa sĩ Nguyễn Tường Lân.

nguyen tuong lan 1906 1946 11008Tranh của Nguyễn Tường Lân minh họa cho câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi”.

4. Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) Là người thứ tư trong danh sách tứ kiệt của nền hội họa Việt Nam (tứ Cẩn), Trần Văn Cẩn đã để lại cho nền mỹ thuật nước nhà những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nghệ thuật và giàu tính nhân văn. “Em Thúy” là một bức tranh sơn dầu được Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944. Có thể nói đó là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là đỉnh cao nghệ thuật Việt Nam. Với lối biểu hiện chân thực, nhẹ nhàng, không khoa trương, cường điệu, Trần Văn Cẩn đã níu kéo và lưu giữ người xem bằng vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng. Ông không hề quan tâm đến trường phái khi vẽ mà chỉ cốt nêu lên cái thần thái của nhân vật.

Phong cách nghệ thuât: Ông cũng là một trong số ít các họa sỹ có sự thể nghiệm với nhiều chất liệu, thể loại khác nhau và chất liệu, thể loại nào cũng có tác phẩm thành công. Ông cũng là một trong những họa sỹ đi đầu trong việc thể nghiệm, sáng tạo từ chất liệu sơn ta để làm tranh sơn mài, đưa sơn mài thành một chất liệu hội họa nổi tiếng, mang đặc trưng nghệ thuật của hội họa dân tộc Việt Nam. Tác phẩm chính: Em Thúy

tran van can 1910 1994 10783 Tranh “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn.

tran van can 1910 1994 10784Tranh sơn dầu “Nữ dân quân miền biển” của Trần Văn Cẩn.

5. Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016) Nguyễn Tư Nghiêm cũng là hoạ sĩ hiếm hoi của nền mỹ thuật Việt Nam có bảo tàng riêng, tọa lạc tại 90 B2 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Giới phê bình nghệ thuật thời bấy giờ từng nhìn nhận, tranh của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm phối hợp bút pháp hiện đại với tư duy cổ truyền, địa phương, tạo nên bản sắc riêng. Đường nét, màu sắc, nhịp điệu, không khí luôn luôn được phong cách hóa, dựa theo họa tiết trống đồng Đông Sơn, hoa văn đồ gốm Lý Trần, tranh tượng dân gian, kiến trúc đình chùa, nhịp điệu chèo tuồng, múa hát truyền thống. Kỹ thuật tạo hình, cho dù hiện đại và cách điệu, vẫn gợi lên được khí hậu tín ngưỡng dân tộc – và các nền văn hóa lân cận Đông Nam Á.

Phong cách nghệ thuât: Chất liệu mạnh nhất của Nguyễn Tư Nghiêm là sơn mài truyền thống nhưng không mài, và về sau là bột màu, giấy dó. Chủ đề hay gặp trong tranh ông là những điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, và những con giáp. Màu ông yêu thích là màu của dân gian Việt Nam. Tác phẩm chính: Điệu múa cổ, Xuân hồ Gươm, 12 con giáp

nguyen tu nghiem 1922 2016 10798

Tranh sơn màu Xuân hồ Gươm” của Nguyễn Tư Nghiêm.

nguyen tu nghiem 1922 2016 10799Tranh bột màu “12 con giáp” của Nguyễn Tư Nghiêm.

6. Dương Bích Liên (1924-1988) Dương Bích Liên không có ý dày công cất giữ những sáng tạo của mình. Khi chết, ông muốn được đốt hết những bức tranh đã vẽ. Tác phẩm của ông còn lại ngày hôm nay là hàng trăm bức tranh, chủ yếu là do bạn bè quý mến ông và nâng niu cất giữ. “Hào” là tác phẩm của Dương Bích Liên hiện nằm trong bộ sưu tập của ông Ngô Tấn Trọng Nghĩa, chủ của Gallery Apricot nổi tiếng phố Hàng Gai. Bức tranh lấy bối cảnh năm 1972, thời kỳ Mỹ ném bom ác liệt nhất xuống. Khi nhìn vào tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng này, người ta thấy được miêu tả với trạng thái nội tâm của người nghệ sĩ, nó ảm đạm và lạnh lẽo đến rùng mình, những chiến sĩ như đang lầm lũi tiến vào đường hào hun hút dường như chấp nhận số phận. Bức tranh đã phiêu lưu qua tay rất nhiều người (trong đó có cả nhà văn Nguyên Hồng, nhà văn Tô Hoài), cho đến khi được bán lại cho nhà buôn tranh Việt kiều ở Singapore là ông Hà Thúc Cần, với giá 15.000 USD. Cuối cùng, nó đã thuộc về ông chủ Gallery Apricot, nhưng ông cũng không tiết lộ giá mua bao nhiêu.

Phong cách nghệ thuât: Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ. Người ta thường nói “Phố Phái, gái Liên” để nói đến việc khi xem tranh phố thì nên xem tranh của Bùi Xuân Phái, còn xem tranh về thiếu nữ thì Dương Bích Liên là người vẽ đẹp nhất. Tác phẩm chính: Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, Chiều vàng

duong bich lien 1924 1988 10813

Tranh phấn màu “Hào” của Dương Bích Liên.

duong bich lien 1924 1988 10835Tranh sơn dầu “Cô Mai” của Dương Bích Liên.

7. Nguyễn Sáng (1923-1988) Nguyễn Sáng là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa Việt Nam hiện đại. Ông khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Ông cũng chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Phong cách nghệ thuât: Nguyễn Sáng dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian. Tác phẩm chính: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ

nguyen sang 1923 1988 10793

Bộ tem kỷ niệm 59 năm ngày sinh Bác Hồ do Nguyễn Sáng thiết kế.

nguyen sang 1923 1988 10789Tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng.

8. Bùi Xuân Phái (1920-1988) Bùi Xuân Phái họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam với tranh phố. Tranh phố của ông vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật… rất thành công.

Với những gam màu rực rỡ, những hình vẽ kỳ thú gắn với làng quê Việt Nam đã luôn theo suốt ông trong cuộc đời một nghệ sĩ, tạo nên niềm đam mê hội hoạ ngay từ ngày còn thơ bé. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều thể loại, nhiều chân dung, phong cảnh, sinh hoạt khác nhau, phản ánh khá sinh động và chân thật từng giai đoạn của dân tộc. Những bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái đều mang phong cách riêng và để lại những dấu ấn đặc biệt trong nền mỹ thuật Việt Nam. Nhưng đề tài phố cổ Hà Nội là đề tài ông đã gắn bó hơn 40 năm, bởi đó là nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm vui buồn, thăng trầm cuộc đời ông.

Phong cách nghệ thuât: Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái. Tác phẩm chính: Phố cổ Hà Nội, Hà Nội kháng chiến, Xe bò trong phố cổ…

t10.16.gia 10

Tranh sơn dầu Phổ cổ Hà Nội

9. Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) Ông là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Nhật Bản.Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thắm đượm tình yêu thương con người lao động, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ và tình mẹ con được thể hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Thành công của Nguyễn Phan Chánh là do ông biết kết hợp lối vẽ truyền thống dân tộc với kiến thức khoa học cơ bản của hội hoạ Châu Âu.

Phong cách nghệ thuât: Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Tác phẩm chính: Chơi ô ăn quan, Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Sau giờ trực chiến…

nguyen phan chanh 1892 1984 10860

Tranh “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh.

nguyen phan chanh 1892 1984 10865Tranh “Người bán gạo” của Nguyễn Phan Chánh được bán với giá 390.000USD.

10. Vũ Cao Đàm (1908-2000 Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại trong đó có hai bức tượng hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là “Chân dung” và “Thiếu nữ cài lược”. Sống ở Pháp, sáng tác kết hợp tư tưởng Đông – Tây với chủ đề Việt Nam, tác phẩm của Vũ Cao Đàm từ sớm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tranh của Vũ Cao Đàm thể hiện ảnh hưởng của mỹ thuật miền Nam nước Pháp – Thời cực thịnh của trường phái Ấn tượng. Bằng những sáng tác giàu tìm tòi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống phương Đông và hội họa phương Tây, Vũ Cao Đàm đã góp phần nâng cao vị thế của người họa sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Năm 1946, khi Hồ Chủ tịch sang thăm Pháp, Vũ Cao Đàm đã tới chào và xin được nặn tượng Người. Ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên và duy nhất được nặn tượng Người.

Phong cách nghệ thuât: Ông nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc, tranh lụa, sơn dầu. Tác phẩm chính: Thiếu nữ cài lược, Chân dung, Bác Hồ

vu cao dam 1908 2000 10877

11. Lê Phổ (1907-2001) Lê Phổ là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là “danh họa Việt Nam trên đất Pháp” và được coi là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường có giá cao nhất trên thị trường nghệ thuật thế giới đối với một họa sĩ Người Việt.

Phong cách nghệ thuât: Chất liệu chính là sơn dầu và lụa. Chủ đề chính là hoa, phụ nữ mơ màng, quý phái. Tác phẩm chính: Hoài cố hương, Kim Vân Kiều, Bức rèm tím, Thiếu phụ, Thiếu nữ bên hoa lan, Tĩnh vật, Paysage du Tonkin, Bình hoa mẫu đơn, Lòng mẹ, Giai nhân màu áo nắng.

vu cao dam 1908 2000 10883 Tranh “Hoài Cố Hương” của Lê Phổ có giá bán khoảng 222.325 USD.

le pho 1907 2001 10889Tranh sơn dầu “Nhìn Từ Đỉnh Đồi” của họa sĩ Lê Phổ được bán với giá 840.000USD.

Các bức tranh của các họa sĩ kể trên đều thuộc hàng vô giá, hoặc là được trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hoặc là đã được bán đấu giá với những cái giá rất cao. Nếu một ngày bạn bất ngờ tìm thấy một bức tranh thất lạc nào đó của các danhh họa trên, chắc chắn bạn sẽ có khả năng giàu lên nhanh chóng đó!

Nguồn: Tổng hợp internet

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!

Bạn muốn đăng ký lớp vẽ nào? Lớp học người lớnLớp vẽ trẻ em

Hình thức học? Học tại cơ sởHọc online

Từ khóa » Họa Sĩ Vẽ