TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Rosava
Có thể bạn quan tâm
Bệnh hoa hồng diễn ra liên tục khiến chết cây, héo lá? Nguyên nhân do đâu? Tham khảo ngay bài viết sau để tìm cách phòng chống và chữa bệnh cho cây cùng Rosava nhé!
1. Nguyên nhân gây bệnh trên cây hoa hồng
Hoa hồng là giống hoa khá phổ biến được rất nhiều người lựa chọn để trồng cho khu vườn mình thêm sực sỡ sắc màu. Tuy nhiên đây cũng là giống hoa thường xuyên mắc các bệnh gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Do đó người chăm hoa cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra các bệnh đó để có cách khác phục thích hợp.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến cây xuất hiện các bệnh đó là do chế độ chăm sóc. Nếu cây không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ mắc phải sâu bệnh. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh phổ biến ở hoa hồng.
Hầu hết các thời điểm trong năm cây đều có thể dễ dàng mắc sâu bệnh. Tuy nhiên thời điểm khi chuyển sang mùa xuân là lúc mà sâu bệnh phát triển mạnh nhất. Lúc này khí hậu khá lạnh, nhiệt độ thấp và độ ẩm khá cao là điều kiện thích hợp để các loại sâu bệnh phát triển. Độ ẩm càng cao thì càng tạo điều kiện để các loại nấm, sâu bệnh khác sinh sản và phát triển mạnh nhất.
>>>> XEM THÊM: Hoa hồng cổ2. Các loại bệnh hoa hồng thường gặp
2.1. Bệnh hoa hồng bị cháy lá
Hoa hồng bị cháy lá là một trong những bệnh khá phổ biến thường xuất hiện trong tiết trời nắng nóng. Với nhiệt độ khá cao và độ ẩm thấp chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy lá ở hoa hồng. Mặc dù những giống hồng đã được nâng cao sức đề kháng với các bệnh lý nhưng thời tiết gay gắt của mùa hè cũng ít nhiều làm cây bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu của bệnh này thể hiện khá rõ. Lá cây sẽ dần bị bạc màu, chuyển sang màu nâu vàng và rụng lá. Nhiều lá sẽ bị cháy và khô dần ở phần rìa lá sau đó rụng dần. Các lá non và hoa cũng sẽ có dấu hiệu héo đi và rũ xuống. Lúc này lá cây đã mất dần chất diệp lục nên khả năng quang hợp cũng giảm dần. Lâu dần nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây bị còi cọc.
>>>> THAM KHẢO: Hoa hồng bị cháy lá2.2. Bệnh bọ trĩ hoa hồng
Trong số các bệnh hoa hồng phổ biến thì không thể bỏ qua bệnh bọ trĩ. Đúng như tên gọi của nó, loại bệnh này được gây ra bởi loại bọ trĩ có kích thước khá nhỏ. Nó thường trú ngụ ở mặt dưới của lá làm lá xoăn lại.
Bọ trĩ sau khi tấn công cây hoa hồng sẽ tiến hành hút nhựa non ở các lá trưởng thành, lá non và hoa mới nở. Do đó khi cây hoa hồng bị bệnh bọ trĩ thường sẽ bị cụt đọt hoặc các lá nụ bị xăm, đứt cánh.
Bên cạnh đó, hoa cũng sẽ ảnh hưởng khiến bông khi nở ra có kích thước khá bé, màu sắc kém. Hoa cũng có thể nở chậm hơn so với thời vụ hoặc không nở. Khi phát hiện bệnh cần tìm cách xử lý ngay để tránh bị lây lan sang những cây khác.
>>>> XEM NGAY: Bọ trĩ hoa hồng2.3. Lá cây bị đốm đen
Bệnh lá cây bị đốm đen là bệnh được gây ra ở cây hoa hồng bởi 1 loại nấm. Thời tiết ấm áp hoặc ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Dấu hiệu của bệnh này đó là xuất hiện những dốm lá màu đen có hình dạng và kích thước to nhỏ khác nhau. Tình trạng nặng hơn các đốm đen sẽ có cạnh bị đục lỗ với đường kính khoảng chừng 14mm.
Đây là một loại bệnh thường thấy ở cây hoa hồng và không nặng đến mức khiến cây bị chết. Tuy nhiên khi cây hoa hồng mắc phải bệnh này thì sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển. Từ đó dễ dàng gặp các bệnh khác và khiến cây bị còi cọc.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Lá cây bị đốm đen2.4. Hoa hồng bị khô cành
Nhiều người chăm sóc cây hoa hồng khi phát hiện cây bị bệnh này thường nghĩ rằng đây chỉ là một bệnh lý bình thường ở cây. Tuy nhiên nếu không có các xử lý kịp thời và để cây bị trong suốt thời gian dài sẽ rất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của hoa hồng.
Dấu hiệu của bệnh này đó chính là thân cây xuất hiện nhiều đốm vệt nhỏ màu vàng nâu ở than. Đi kèm với đó là hiện tượng lá cây bị héo rũ, không có sức sống. Tình trạng nặng hơn thì thân cây sẽ chuyển dần sang màu xanh hoặc đen. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì cây sẽ bị khô cành, lá héo khó phục hồi. Cây dần sẽ bị khô héo, không phát triển và chết.
>>>> XEM THÊM: Hoa hồng bị khô cành2.5. Bệnh rỉ sắt (Rust)
Một trong những bệnh hoa hồng khá quen thuộc với dân chơi hoa hồng đó là bệnh rỉ sắt. Loại bệnh này được phát hiện do vi trùng nấm Phragmidium mucronatum gây nên. Khi thời tiết chuyển sang se lạnh khoảng 18-21 độ chính là điều kiện thích hợp để nấm phát triển.
Dấu hiệu của bệnh rỉ sắt ở hoa hồng đó là xuất hiện những chấm nhỏ vàng trong hoặc màu nâu. Theo thời gian thì những chấm nhỏ này chuyển dần sang màu vàng cam hơi đỏ. Nó sẽ nằm hcur yếu ở mặt dưới lá và che phủ toàn bộ mặt dưới lá. Nó sẽ gây tác động đến phần lá của cây hoa hồng khiến mất đi khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng. Lâu dần sẽ ảnh hưởng sang hoa và khiến hoa khi nở ra không được như mong muốn.
>>>> CLICK XEM THÊM: Hoa hồng ngoại2.6. Bệnh nhện đỏ hoa hồng
Nhện đỏ hoa hồng là một loại bệnh phát triển từ loại rệp trích hút nhựa của các lá cây. Con nhện đỏ gây nên bệnh này ở cây hoa hồng có kích thước khá nhỏ và có màu đỏ hoặc hồng. Vì kích thước khá nhỏ nên để có thể thấy được chúng thì cần phải sử dụng kính lúp hỗ trợ.
Cơ chế hoạt động của loại nhện này là chúng giăng tơ và tiến hành hút nhựa cây hoa hồng để sống. Khi chúng bước sang giai đoạn trưởng thành chính là thời điểm thích hợp để phá hoại cây. Chúng sẽ dùng cái vòi của mình và chích vào bề mặt lá trước, sau của lá già khiến lá chuyển nhanh chóng chuyển thành màu vàng. Lâu dần cây sẽ bị mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến khả năng dinh trưởng phát triển dẫn đến còi cọc.
>>>> KHÁM PHÁ: Nhện đỏ hoa hồng
2.7. Bệnh héo Verticillium
Nói về các bệnh hoa hồng thì bệnh héo Verticillium được xem là bệnh khó phát hiện nhất bởi dấu hiệu của chúng không thực sự rõ ràng. Khi cây bị bệnh lá cây sẽ bị ủ xuống, héo dần đi. Các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục tươi xanh trở lại.
Tuy nhiên sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết. Đồng thời trên hoa sẽ bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn.
2.8. Bệnh thán thư hoa hồng
Bệnh thán thư hoa hồng là loại bệnh thường xuất hiện và tấn công ở phần lá của cây hoa hồng. Khi cây bị bệnh này trên lá sẽ xuất hiện những đốm lưa thưa hoặc hợp lại thành đám. Những vệt này bắt đầu từ rìa mép lá sau đó lan vào bên trong theo đường vòng cung. Do đó vết bệnh cuối cùng sẽ có hình bán nguyệt.
Trường hợp nếu bị bệnh ở giữa phiến lá thì vết bệnh có hình tròn, màu nâu xung quanh viền màu nâu đỏ. Trên các vệt hình thành các điểm đen nhỏ li ti. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng đến thân, cành cây hoa hồng. Thân, cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu dễ gãy.
2.9. Bệnh sùi cành
Đây là bệnh thường xuyên thấy xuất hiện trên lá, thân, cành nhất là những cành non. Cây khi bị bệnh sùi cành sẽ có dấu hiệu bị cằn cỗi, lá có màu xanh hoặc hơi vàng. Các đốt thân ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi. Bê cạnh đó phần thân, cành cũng bị nứt rạn, bên trong gỗ nổi u. Thân cây xuất hiện nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài. Nếu tình trạng nặng thì vết bệnh nối liền xuất bao phủ quanh cành gây ra tình trạng khô héo, gãy cành ở hoa hồng
Khi phát hiện bệnh ở cây hoa hồng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ nơi trồng. Huỷ bỏ những thân cây bị bệnh. Bên cạnh đó đồng thời dùng các loại thuốc kháng sinh như: Streptomycine, Kasuran, Penicillium… để trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.
2.10. Bệnh chết khô
Đây là bệnh có thể xuất hiện thông qua vết cắt, vết thương trong khi chăm sóc, tỉa cành. Khi các vi sinh vật nấm gặp điều kiện môi trường thuận lợi thì sẽ tấn công làm hại cả thân cây làm cây bị đổ gãy hoặc thân cây bị sần sùi. Nhiệt độ thích hợp nhất để vi trùng nấm phát triển khoảng 15 độ C. Do đó bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông xuân khi tiết trơi trở lạnh.
Để khắc phục và xử lý bệnh này cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cả cây hoa như nụ, hoa, cuống thân. Hoặc bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chuyên dụng như Kasuran, Daconil, Carbenzim... theo tần suất 1 lần/tuần.
2.11. Bệnh do tuyến trùng
Một loại bệnh nữa cũng thường xuyên xuất hiện trên cây hoa hồng khiến người chăm cần chú ý đó là bệnh tuyến trùng. Nguyên nhân gây ra bệnh này đó là tuyến trùng xuất hiện trên lá làm lá cây bi nhỏ, còi cọc và dễ gãy. Bên cạnh đó nó cũng làm thân cây vươn dài, khẳng khiu và ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
Ngoài ra khi cây bị bệnh tuyến trùng còn có một vài triệu chứng khá do tuyến trùng hại rễ. Khi phát hiện bệnh trên cây hoa hồng cần có phương pháp điều trị kịp thời để hạn chế sự lây lan. Có thể sử dụng một số loại thuốc xông hơi để xông đất nhằm trừ nguồn tuyến trùng trong đất trước khi trồng cây. Như vậy có thể hạn chế được sự xâm hại và phá hủy của tuyến trùng đối với cây hoa hồng.
2.12. Bệnh vàng lá
Bệnh hoa hồng cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là bệnh vàng lá. Khi cây hoa hồng gặp bệnh này sẽ xuất hiện tình trạng lá bị vàng vọt. Nguyên nhân chính của bệnh này có thể do tình trạng thiếu sắt hoặc quá kiềm, đất thoát nước kém.
Để khắc phục vf xử lý bệnh này ở cây hoa hồng có thể tiến hành cải tạo và thay đất trồng. Đất được chọn để thay cần đảm bảo có nhiều dưỡng chất và nên được bổ sung than bùn, phân hữu cơ. Bên cạnh đó cần tiến hành bón một số loại phân bổ sunug axit để làm giảm lượng kiềm trong đất.
>>>> XEM THÊM: Hoa hồng bị vàng lá3. Nên phòng bệnh cho hoa hồng như thế nào?
Với những bệnh hoa hồng được nhắc đén ở trên thì cần tiến hành xử lý sớm ngay khi phát hiện bệnh. Như vậy mới có thể hạn chế được tình trạng lây lan và khiến vườn hoa hồng trở nên xanh tốt trở lại. Vậy nên phòng bệnh như thế nào để đạt được hiệu quả cho vườn hồng? Bạn có thể tham khảo những yếu tố sau:
- Dùng giống kháng: Trước khi tiến hành trồng hoa thì nên tìm hiểu về chọn nhữn giống hoa hồng khỏe mạnh, khả năng chống bệnh cao. Như vậy mới đảm bảo cây có đủ sức đề kháng chống lại sâu bệnh.
- Lựa chọn đất trồng: Cần lựa chọn và trồng hoa trong các giá thể có nhiều chất dinh dưỡng. Như vậy cây mới giúp cây hấp thu tốt và sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Có thể chọn các giá thể như đất, trấu hun, xơ dừa sau đó trộn thêm phân hữu cơ – organic – phân trùn quế. Như vậy có thể cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lương giúp cây phát triển tốt nhất.
- Điều kiện nhiệt độ: Hoa hồng thường sẽ phát triển tốt nhất với nhiệt độ từ 18 tới 25 độ C. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để cây tiếp xúc với ánh nắng khoảng 6-8 giờ/ngày.
- Tưới nước đều đặn: Cần chú ý đến chế độ nước tưới cho vườn hồng. Nên cung cấp một lượng nước tưới vừa đủ. Tránh tưới quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ngập úng và thối rễ, tạo điều kiện cho vi trùng nấm phát triển.
- Chế độ bón phân: Đây là yếu tố cần thiết khi chăm sóc cây trồng vì nó ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Cần sử dung phân bón với liều lượng hợp lý và tần suất bón phân phù hợp. Không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cây.
- Thường xuyên vệ sinh vườn, chậu: Nên thường xuyên tiến hành dọn dẹp vườn tược, chậu cây để tiêu hủy tàn dư thực vật mang mầm móng bệnh ảnh hưởng đến cây.
Trên đây là tất cả những thông tin về các loại bệnh hoa hồng phổ biến cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết giúp vườn hồng của mình ngày càng đẹp và sum suê.
Từ khóa » Các Bệnh Của Hoa Hồng Ngoại
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Xử Lý - Bách Thảo
-
11 Loại Bệnh Của Hoa Hồng Thường Gặp Nhất - 1989 JSC
-
Hoa Hồng Ngoại - Sâu, Bệnh Thường Gặp Và Cách Phòng Trừ
-
13 Loại Bệnh, Côn Trùng Hại Thường Gặp Trên Hoa Hồng - Gốm Sân Vườn
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Tổng Hợp 13 Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Hiện Nay
-
Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Phòng Trừ - Happy Trees
-
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA HỒNG
-
Tổng Hợp Các Bệnh Do Nấm Phổ Biến ở Hoa Hồng Và Cách Chữa Trị ...
-
Một Số Bệnh Hay Gặp Trên Hoa Hồng Trồng Chậu - Cayplus
-
Một Số Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Xử Lý
-
Những Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng. Và Cách Phòng Trị ...