TOP 12 đề Thi Học Kì 1 Lớp 6 Môn LS - ĐL Năm 2021 - 2022 (Sách Mới)
Có thể bạn quan tâm
TOP 24 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, có đáp án, hướng dẫn chấm,bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình.
Với 24 Đề thi học kì 1 LS - ĐL 6, còn giúp các em luyện giải đề và so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2024 - 2025
- 1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
- 1.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức
- 2.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 2.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 2.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 2.4. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
- 3.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
- 3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
1.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Phân môn Lịch sử (2,0 điểm):
Câu 1: Đâu là một trong những địa điểm ở Việt Nam được tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ?
A. Hang Đồng Nội (Hòa Bình). B. Đồng Đậu (Vĩnh Phúc).C. Gò Mun (Phú Thọ). D. Núi Đọ (Thanh Hóa).
Câu 2: Ngoài công cụ bằng đá thô sơ, tại hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học còn phát hiện được những gì của Người tối cổ?
A. Những chiếc răng.B. Các công trình kiến trúc.C. Bản chữ khắc trên đá. D. Các tác phẩm nghệ thuật.
Câu 3: Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 7.B. 24. C. 26.D. 29.
Câu 4: Hệ thống chữ cái La-tinh của người La Mã gồm bao nhiêu chữ cái?
A. 7. B. 24. C. 26. D. 29.
Câu 5: Người La Mã còn tạo ra hệ thống chữ số La Mã với bao nhiêu chữ cái cơ bản?
A. 7. B. 24. C. 26. D. 29.
Câu 6: Ai là nhà toán học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?
A. Xô-crát.B. A-ri-xtốt.C. Pi-ta-go.D. Hê-rô-đốt.
Câu 7: Ai là nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?
A. Xô-crát.B. A-ri-xtốt.C. Pi-ta-go.D. Hê-rô-đốt.
Câu 8: Ai là nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại?
A. Ác-si-mét. B. A-ri-xtốt.C. Pi-ta-go. D. Hê-rô-đốt.
Phân môn Địa lí (2,0 điểm):
Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ ba.B. Thứ tư.C. Thứ 5.D. Thứ 8.
Câu 2: Hình dạng và kích thước của Trái Đất được mô tả như thế nào?
A. Trái Đất có dạng hình cầu và có kích thước rất nhỏ.B. Trái Đất có dạng hình tròn và có kích thước rất nhỏ.C. Trái Đất có dạng hình tròn và có kích thước rất lớn.D. Trái Đất có dạng hình cầu và có kích thước rất lớn.
Câu 3: Cấu tạo của Trái Đất theo thứ tự từ ngoài vào trong là:
A. nhân, man-ti, vỏ Trái Đất. B. man-ti, nhân, vỏ Trái Đất.C. vỏ Trái Đất, man-ti, nhân.D. vỏ Trái Đất, nhân, man-ti.
Câu 4: Vỏ Trái Đất có trạng thái như thế nào?
A. Rắn chắc. B. Quánh dẻo.C. Từ quánh dẻo đến rắn. D. Từ lỏng đến rắn.
Câu 5: Nhân Trái Đất có trạng thái như thế nào?
A. Rắn chắc. B. Quánh dẻo.C. Từ quánh dẻo đến rắn. D. Từ lỏng đến rắn
Câu 6: Khoáng sản nào sau đây thuộc loại khoáng sản năng lượng?
A. Vàng. B. Than đá.C. Đá vôi.D. Thạch anh.
Câu 7: Khoáng sản nào sau đây thuộc loại khoáng sản kim loại?
A. Dầu mỏ.B. Sét.C. Sắt. D. Cát thủy tinh.
Câu 8: Khoáng sản nào sau đây thuộc loại khoáng sản phi kim loại?
A. Dầu mỏ. B. Đá vôi.C. Sắt. D. Vàng.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Phân môn Lịch sử (3,0 điểm):
Câu 1. (0,5 điểm) Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ được phân chia dựa trên cơ sở nào?
Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy mô tả sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền mốc thời gian nhà Hán sụp đổ và mốc thời gian nhà Tùy tái thống nhất đất nước vào sơ đồ hình 9.6.
b. (0,5 điểm) Liên hệ một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay.
Phân môn Địa lí (3,0 điểm):
Câu 1. (0,5 điểm) Núi lửa là gì?
Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền tên các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất còn thiếu vào hình 9.3.
b. (0,5 điểm) Qua tìm kiếm thông tin, em hãy nêu một vài thảm họa do động đất gây ra tại tỉnh Tây Gia-va (Java) của In-đô-nê-xi-a vào ngày 21/11/2022.
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phân môn Lịch sử:
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | A | B | C | A | C | D | B |
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Cơ sở phân chia chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ:
Nội dung | Điểm |
Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ được phân chia dựa trên sự phân biệt về chủng tộc. | 0,5đ |
Câu 2. (1,5 điểm) Mô tả sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng.
Nội dung | Điểm |
Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc. | 0,5đ |
Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. | 0,5đ |
Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều chính sách, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. | 0,5đ |
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền mốc thời gian nhà Hán sụp đổ và mốc thời gian nhà Tùy tái thống nhất đất nước vào sơ đồ hình 9.6.
b. (0,5 điểm) Liên hệ một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay.
Nội dung | Điểm |
a. | 0,5đ |
b. Bảng chữ cái La-tinh, chữ số La Mã, các phép tính, các vở kịch và các công trình kiến trúc vẫn còn tồn tại, được phát triển và sử dụng cho đến ngày nay. | 0,5đ |
Phân môn Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | C | A | D | B | C | B |
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Núi lửa là gì?
Nội dung | Điểm |
Núi lửa là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất. | 0,5đ |
Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Nội dung | Điểm |
Vào ngày 21/3 (Xuân phân) và ngày 23/9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. | 0,5đ |
Từ sau ngày 21/3 đến trước ngày 23/9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có ngày dài, đêm ngắn; cùng lúc đó, ở bán cầu Nam có ngày ngắn, đêm dài. | 0,5đ |
Từ sau ngày 23/9 đến trước ngày 21/3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có ngày dài, đêm ngắn; cùng lúc đó, ở bán cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài. | 0,5đ |
Câu 3. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Điền tên các mảng kiến tạo lớn của lớp vỏ Trái Đất còn thiếu vào hình 9.3.
b. (0,5 điểm) Một vài thảm họa do động đất gây ra tại tỉnh Tây Gia-va (Java) của In-đô-nê-xi-a vào ngày 21/11/2022.
Nội dung | Điểm |
a. | 0,5đ |
b. Trận động đất 5,6 độ với tâm chấn trên đất liền khiến ít nhất 268 người chết, hàng trăm người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà hư hại. | 0,5đ |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||||
Phân môn Lịch sử | ||||||||||||
1 | Chương 2: Thời kì nguyên thủy. ( 10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Nguồn gốc loài người. | 2 TN | 5% (0,5 điểm) | ||||||||
2 | Chương 3: Xã hội cổ đại | Ấn Độ cổ đại. | 1 TL | 5% (0,5 điểm) | ||||||||
Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. | 1 TL | 1 TL (a) | 20% (2,0 điểm) | |||||||||
Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại. | 6 TN | 1 TL (b) | 20% (2,0 điểm) | |||||||||
Tỉ lệ | 25% | 15% | 5% | 5% | 50% = 5 điểm | |||||||
Phân môn Địa lí | ||||||||||||
1 | Chương 2: Trái Đất- Hành tinh của hệ Mặt Trời. (10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất. | 2 TN | 5% (0,5 điểm) | ||||||||
Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả. | 1 TL | 15% (1,5 điểm) | ||||||||||
2 | Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. | Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa. | 3 TN | 1 TL | 1 TL (a) | 1 TL (b) | 22,5% (2,25 điểm) | |||||
Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. | 3 TN | 7,5% (0,75 điểm) | ||||||||||
Tỉ lệ | 25% | 15% | 5% | 5% | 50% = 5 điểm | |||||||
Tỉ lệ chung | 50% | 30% | 10% | 10% | 100% = 10 điểm |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
Phân môn Lịch sử | ||||||||
1 | Chương 2: Thời kì nguyên thủy. ( 10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Nguồn gốc loài người. | Nhận biết: Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. | 2 TN | ||||
2 | Chương 3: Xã hội cổ đại | Ấn Độ cổ đại. | Nhận biết: Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ. | 1 TL | ||||
Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. | Thông hiểu: Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. Vận dụng: Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ. | 1 TL | 1 TL (a) | |||||
Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại. | Nhận biết: Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã. Vận dụng cao: Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay. | 6 TN | 1 TL (b) | |||||
Số câu/ Loại câu | 8 câu TNKQ, 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | 1 câu (b) TL | ||||
Tỉ lệ % | 25 | 15 | 5 | 5 | ||||
Phân môn Địa lí | ||||||||
1 | Chương 2: Trái Đất- Hành tinh của hệ Mặt Trời. ( 10% - đã kiểm tra giữa kì I) | Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất. | Nhận biết: – Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. – Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất. | 2 TN | ||||
Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả. | Thông hiểu: Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. | 1 TL | ||||||
2 | Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. | Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa. | Nhận biết: – Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. – Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa. Vận dụng: Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. Vận dụng cao: Tìm kiếm được thông tin về các thảm hoạ thiên nhiên do động đất và núi lửa gây ra. | 3 TN 1 TL | 1 TN (a) | 1 TL (b) | ||
Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. | Nhận biết: Kể được tên một số loại khoáng sản. | 3 TN | ||||||
Số câu/ Loại câu | 8 câu TNKQ, 1 câu TL | 1 câu TL | 1 câu (a) TL | 1 câu (b) TL | ||||
Tỉ lệ % | 25 | 15 | 5 | 5 | ||||
Tổng hợp chung | 50% | 30% | 10% | 10% |
2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức
2.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phân môn lịch sử
I. Phần Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Câu 1. Học Lịch sử để biết được
A. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại.B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với khó khăn gìC. sự biến đổi của khí hậu Trái ĐấtD. sự vận động của thế giới tự nhiên
Câu 2: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại sớm nhất được phát hiện ở đâu?
A. Lạng Sơn B. Phú ThọC. Lào Cai D. Nam Định
Câu 3. Cơ sở cho sự ra đời của những quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á là gì?
A Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước B. Nghề rèn sắt, đúc đồng, làm nghề gốmC. Nghề thủ công truyền thống phát triển D. Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và nghề thủ công truyền thống
Câu 4. Các chữ số tự nhiên là phát minh của nước nào?
A. Ai Cập B. Ấn Độ C. Lưỡng Hà D. Trung Quốc
Câu 5. Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là
A. Hoàng Hà và Trường Giang B. Sông Ấn và Sông Hằng C. Đấu trường Cô-Li-dêD. Sông Hồng và sông Đà
Câu 6. Công trình kiến trúc nào tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại?
A. Vạn Lý Trường Thành B. Thành Ba- bi-lon C. Đấu trường Cô-li-dê D. Đền Pác-tê-nông
Câu 7. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. quý tộc và nô lệ B. chủ nô và nô lệ C. chủ nô và nông nôD. địa chủ và nông dân.
Câu 8. Nền kinh tế chủ đạo của Hy Lạp và La Mã là
A. nông nghiệp và công nghiệp B. thủ công nghiệp và nông nghiệpC. thủ công nghiệp và thương nghiệp D. công nghiệp và thương nghiệp
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
* Phân môn Lịch sử
Câu 1 (0,5 điểm) Trình bày những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại.
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Hoàn thành bảng thống kê thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại theo mẫu dưới đây.
Tên thành tựu | Thành tựu văn hóa tiêu biểu |
Lịch | |
Chữ viết | |
Văn học | |
Sử học |
b. Là học sinh em cần làm gì để giữ gìn các thành tựu văn hóa trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
2.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phân môn lịch sử
A. Phần Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | D | B | B | A | A | B |
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
* Phân môn lịch sử
Câu hỏi | Nội dung | Điểm | ||||||||||
Câu 9 (0,5) | Điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ cổ đại | |||||||||||
- Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Dra-vi-đa, biến họ thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra) - Chế độ đẳng cấp Vác-na dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da: Bra-man (Tăng lữ- Quý tộc); Ksa-tri-sa (vương công- vũ sĩ); Vai-si-a (người bình dân); Su-đra (những người có địa vị thấp kém) | 0,25 0,25 | |||||||||||
Câu 10 (1,5 điểm) | Hoàn thành bảng thống kê về thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã?
| 1 | ||||||||||
Trách nhiệm của bản thân em …. - Tìm hiểu và trân trọng các giá trị văn hoá thời cổ đại… - Giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá nhân loại để lại… | 0,25 0,25 | |||||||||||
Câu 11 (1 điểm) | Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao? | 0,5 0,5 | ||||||||||
- HS trình bày được thành tựu mình ấn tượng nhất - HS giải thích ….. (GV linh hoạt chấm điểm) |
2.3. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||||||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) | ||||||||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||||||||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||||||||||
1 | Vì sao cần học lịch sử | 1. Lịch sử và cuộc sống 2. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? 3. Thời gian trong lịch sử. | 1TN | 2,5% | |||||||||||||||
2 | Xã hội nguyên thuỷ | 1. Nguồn gốc loài người 2. Xã hội nguyên thuỷ 3. Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy | 1TN | 2,5% | |||||||||||||||
3 | Xã hội cổ đại | 1. Ai Cập và Lưỡng Hà | |||||||||||||||||
2. Ấn Độ | 2TN | 1TL | 10% | ||||||||||||||||
3. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII | 1TN | 1TL | 12,5% | ||||||||||||||||
4. Hy Lạp và La Mã cổ đại | 2TN | 1/2TL | 1/2TL | 20% | |||||||||||||||
4 | Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu CN đến TK X | 1. Khái lược về khu vực Đông Nam Á 2. Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á 3. Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X | 1TN | 2,5% | |||||||||||||||
Số câu | 8 câu TN | 1,5 | 1 | 1/2 | 11 | ||||||||||||||
Tỉ lệ% | 20 | 15 | 10 | 5 | 50% | ||||||||||||||
Tỉ lệ chung | 35% | 15% | 50% |
2.4. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||
1 | Vì sao phải học lịch sử | Bài 1: Lịch sử và cuộc sống | Nhận biết: - Nêu được khái niệm lịch sử. - Biết được vì sao phải học lịch sử. | 1TN* | |||||
2 | Xã hội nguyên thuỷ | Bài 4: Nguồn gốc loài người | Nhận biết: - Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước VN. | 1TN | |||||
3 | Xã hội cổ đại | Bài 8: Ấn Độ cổ đại | Nhận biết: - Nêu được thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn ĐỘ - Giới thiệu được ĐKTN của lưu vực sông Ấn, Sông Hằng. Thông hiểu: - Trình bày được những điểm chính về chế độ XH của Ấn Độ | 2TN* | 1TL | ||||
4 | Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỷ VII | Nhận biết: - Nêu được những thành tựu cơ bản về văn minh ở Trung Quốc thời cổ đại đến thế kỷ VII. Vận dụng: - Giới thiệu về một thành tựu văn hoá của Trung Quốc mà HS ấn tượng nhất. | 1TN* | 1TL | |||||
5 | Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Nhận biết – Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã – Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã. Thông hiểu – Giới thiệu được tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã Vận dụng – Nhận xét được tác động về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Vận dụng cao - Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã có ảnh hưởng đến hiện nay | 2TN | 1/2TL | 1/2 TL | ||||
6 | ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X | Bài 11: các quốc gia sơ kì ở ĐNA | Nhận biết – Trình bày được sơ lược về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á. | 1TN | |||||
Tổng |
3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Cánh diều
3.1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
UBND QUẬN ……. TRƯỜNG THCS…….. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 6Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đứng đầu nhà nước cổ đại Ai Cập là
A. tể tướng. B. pha-ra-ông.C. tướng lĩnh.D. tu sĩ.
Câu 2: Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở
A. lưu vực sông Ấn. B. lưu vực sông Hằng.C. miền Đông Bắc Ấn. D. miền Nam Ấn.
Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Sử thi Ra-ma-ya-na.B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.C. Truyện cổ tích các loài vật.D. Nghìn lẻ một đêm.
Câu 4: Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc
A. khai phá được nhiều vùng đất mới. B. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.C. năng suất lao động tăng lên. D. xuất hiện các gia đình phụ hệ.
Câu 5: Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là
A. sông Ti-grơ. B. sông Hằng.C. Trường Giang. D. sông Nin.
Câu 6: Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?
A. Xây dựng vườn treo Ba-bi-lon.B. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.C. Ướp xác bằng nhiều loại thảo dược.D. Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
Câu 7: Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở
A. đồng bằng Hoa Bắc. B. đồng bằng Hoa Nam.C. lưu vực Trường Giang. D. lưu vực Hoàng Hà.
Câu 8: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Nhà Hạ. B. Nhà Thương.C. Nhà Chu. D. Nhà Tần.
Câu 9. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết
A. Phương hướng của bản đồB. Bản đồ có nội dung như thế nàoC. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc gìD. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực địa
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do
A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.
Câu 11. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc bao nhiêu độ?
A. 23027’.B. 56027’.C. 66033’.D. 32027’.
Câu 12. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Hình cầu.B. Hình vuông.C. Hình tròn.D. Hình bầu dục.
Câu 13. Trái Đất có bán kính ở xích đạo là
A. 6387 km.B. 6356 km.C. 6378 km.D. 6365 km.
Câu 14. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ khác nhau ?
A. 21 múi giờ.B. 24 múi giờ.C. 25 múi giờ.D. 22 múi giờ.
Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái Đất
A. thay đổi.B. không đổi.C. thẳng đứng.D. nằm ngang.
Câu 16. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây ?
A. 24 giờ.B. 25 giờ.C. 365 ngày.D. 365 ngày 6 giờ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,5 điểm): Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
Câu 2 (1,5 điểm):
Quan sát logo của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại? Hãy nêu hiểu biết của em về công trình kiến trúc đó?
Câu 3 (2,0 điểm): Dựa vào hình 7.1, hãy điền các nội dung để hoàn thành đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất:
+ Hình dạng quỹ đạo :…………………………………………………..................+ Hướng chuyển động:…………………………………………………………….+ Thời gian quay hết một vòng :……………………………………………..........+ Góc nghiêng và hướng của trục: …………………………………....................
Câu 4 (1,0 điểm): Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 2/12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là mấy giờ?
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm).Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | B | A | B | D | D | B | D | D | D | B | C | A | C | B | B | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
1 | Điểm giống nhau về tự nhiên: - Cả hai đều có đường bờ biển dài, có nhiều đảo, nhiều vũng vịnh tạo điều kiện phát triển thương nghiệp, giao thương hàng hóa khắp nơi. - Ngoài ra cả hai còn có nhiều khoáng sản, trong lòng đất chứa nhiều đồng chì thúc đẩy phát triển các ngành thủ công nghiệp | 0,75đ 0,75đ |
2 | UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Acropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới. | 1,5đ |
3 | + Hình dạng quỹ đạo: Hình elip gần tròn. + Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông (theo hướng ngược chiều kim đồng hồ) + Thời gian quay hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ. + Góc nghiêng và hướng của trục: góc nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng. | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
4 | - Một trận bóng đá diễn ra ở Việt Nam lúc 14 giờ ngày 02/ 12/2021 (múi giờ thứ 7) thì lúc này ở Nhật Bản (múi giờ thứ 9) là 14+2= 16 giờ ngày 02/12/2021 | 1,0 đ |
3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||||
PHẦN LỊCH SỬ | |||||||||||||
1. Sự chuyển biến từ XH nguyên thủy sang XH có giai cấp | Hiểu việc sử dụng công cụ lao động kim loại | ||||||||||||
1 0,25đ 2,5% | 1 0,25đ 2,5% | ||||||||||||
2. Ai Cập cổ đại | Nhận biết người đứng đầu, địa điểm hình thành nền văn minh Ai cập | So sánh đặc điểm chung về tt văn hóa | |||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% | 1 0,25đ 2,5% | 3 0,75đ 7,5% | ||||||||||
3. Ấn Độ cổ đại | Biết thành thị đầu tiên, đời sống xã hội | ||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% | 2 0,5đ 5% | |||||||||||
4. Trung Quốc từ thời cổ đại – TK XVII | Biết nhà nước đầu tiên và thời điểm hình thành nhà nước cổ đại | ||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% | 2 0,5đ 5% | |||||||||||
5. Hy Lạp, La Mã cổ đại | So sánh ĐKTN của 2 nhà nước | Trình bày hiểu biết về công trình kiến trúc Pathenon | |||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 1.5đ 15% | 1 1.5đ 15% | 2 3,0đ 30% | ||||||||||
PHẦN ĐỊA LÍ | |||||||||||||
5. Tỉ lệ bản đồ | Hiểu khái niệm bản đồ | ||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,25đ 2,5% | 1 0,25đ 2,5% | |||||||||||
7. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời | Nhận biết hình dạng Trái Đất, bán kính Trái Đất | ||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% | ||||||||||||
8. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả | Hiểu góc nghiêng của trục Trái Đất, thời gian tự quay quanh trục | Tính giờ trên Trái Đất | |||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 5% | 1 2,0đ 20% | 1 2,5đ 25% | ||||||||||
9. Chuyển động quanh Mặt Trời của TD | Nhận biết được góc nghiêng, hướng nghiêng và độ nghiêng trục Trái Đất | Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất | |||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5đ 1% | \ | 1 1,0đ 10% | 1 2,0đ 20% | |||||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 11 Số điểm: 2,75đ 27,5% | Số câu: 5 Số điểm: 1,25 12,5% | Số câu: 4 Số điểm: 6 60% | Số câu: 20 Số điểm:10 100% |
.......
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Từ khóa » đề Thi Ls Và đl Lớp 6 Học Kì 1
-
Đề Thi Học Kì 1 Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 6 Sách Mới
-
3 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 6 Môn LS - 2022 Sách Chân Trời Sáng Tạo
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Lịch Sử - địa Lý Lớp 6 Năm 2021 - 2022
-
Đề Thi Học Kì I Môn Lịch Sử - Địa Lý Lớp 6 Năm 2021 - 2022
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 6 Môn Lịch Sử Và Địa Lí Năm 2021-2022
-
Đề Thi Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 6 Năm 2021 - 2022 Có đáp án
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Lịch Sử - Địa Lí 6 Sách Cánh Diều
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 6 Sách Mới - Tìm đáp án
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Lịch Sử Lớp 6
-
Lịch Sử 6 - Thư Viện Đề Thi & Kiểm Tra - Violet
-
Đề Thi Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 6 Năm 2021 - 2022 Có đáp án - Haylamdo
-
Đề Thi Lịch Sử Lớp 6 Học Kì 1 2019 / TOP #10 ❤️ Xem Nhiều ...
-
Đề Thi Lịch Sử Và Địa Lý 6 Giữa Học Kì 2 | Kết Nối Tri Thức
-
2 Bộ đề Thi Lịch Sử Lớp 6 Giữa Học Kì 2 2022 - Phần 1