Top 12 Nhạc Cụ Dân Tộc độc đáo Nhất Việt Nam

Toggle navigation toplist.vn
  • DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
  • FB
  • YT
  • TIC
  • Viết bài
  • Đăng nhập bằng Facebook
Top 15 Nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất Việt Nam
  1. Top 1 Đàn bầu
  2. Top 2 Sáo trúc
  3. Top 3 Đàn nhị
  4. Top 4 Đàn tam thập lục
  5. Top 5 Khèn
  6. Top 6 Cồng chiêng
  7. Top 7 Đàn T'Rưng
  8. Top 8 Đàn đá
  9. Top 9 Đàn gáo
  10. Top 10 Đàn đáy
  11. Top 11 Song Loan
  12. Top 12 Sênh tiền
  13. Top 13 Đàn Tranh
  14. Top 14 Trống cơm
  15. Top 15 Đàn Nguyệt
toplist.vn Top 15 Nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất Việt Nam Đình Mặc Nhiên 7728 0 Báo lỗi

Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch ... xem thêm...sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Nói đến nhạc cụ dân tộc thì phải khẳng định nước ta có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi nhạc cụ đều có đặc tính riêng, tất cả vẻ đẹp và âm thanh của nó tạo nên nét đặc sắc cho âm nhạc. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những nhạc cụ độc đáo nhất Việt Nam nhé.

Top 1 Top 2 Top 3 Top 4 Top 5 Top 6 Top 7 Top 8 Top 9 Top 10 Top 11 Top 12 Top 13 Top 14 Top 15
  1. Top 1

    Đàn bầu

    32

    Đàn bầu hay Độc huyền cầm là một loại đàn dây của người Việt. Đàn bầu được chia làm hai loại là: đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Đàn chỉ có một dây, có chiều dài chạy suốt thân đàn. Dây đàn được làm bằng tơ tằm, về sau thay bằng dây sắt, cần đàn ngày xưa được làm bằng tre, nay thường được thay thế bằng sừng trâu.

    Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu nậm khô hoặc gỗ tiện hình nậm bầu. Trục lên dây bằng tre hoặc gỗ, được đặt áp sát vào phía người chơi đàn. Que gẩy đàn được gót bằng giang hoặc song, có đầu nhọn và được làm bông lên. Chính đầu bông xơ này đã tạo cho tiếng đàn ấm hơn. Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cụ truyền thống của Việt Nam.

    Đàn bầu là một loại đàn dây của người Việt
    Đàn bầu là một loại đàn dây của người Việt
    Đàn bầu
    Đàn bầu
  2. Top 2

    Sáo trúc

    29

    Từ xưa đến nay, sáo trúc luôn gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Vật liệu để làm loại nhạc cụ này là trúc hoặc tre có đường kính khoảng 1.5cm và chiều dài 30cm. Thân ống được khoét một lỗ thổi có lưỡi gà, và có 6 hoặc 10 lỗ bấm.

    Sáo trúc có thể diễn đạt nhiều sắc thái cung bậc cảm xúc với âm vực rộng trên hai quãng tám. Âm sắc tươi tắn, trong sáng gợi nhớ đến khung cảnh đồng quê Việt Nam yên bình. Sáo trúc có thể độc tấu biểu diễn nhiều bài bản, phức tạp, cũng có thể hòa tấu cùng dàn nhạc cổ truyền, giao hưởng, nhạc nhẹ, thính phòng.

    Sáo trúc có thể diễn đạt nhiều sắc thái cung bậc cảm xúc với âm vực rộng
    Sáo trúc có thể diễn đạt nhiều sắc thái cung bậc cảm xúc với âm vực rộng
    Sáo trúc
    Sáo trúc
  3. Top 3

    Đàn nhị

    27

    Đàn nhị hay đàn cò là một loại đàn thuộc bộ dây, nhóm kéo bằng cung vĩ. Cấu tạo gồm năm phần: cần đàn, thùng đàn, thủ đàn, ngựa đàn và dây đàn. Đàn nhị có âm vực rộng hơn 2 quãng 8, âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại.

    Đàn nhị có kỹ thuật diễn tấu với những ngón vuốt, nhấn, rung khá đa dạng. Đây là nhạc cụ không thể thiếu trong các dàn nhạc như: nhã nhạc, phường bát âm, ban nhạc chầu văn, chèo, tuồng, cải lương. Ngày nay, đàn nhị còn được khai thác dùng trong những ca khúc buồn hoặc nhạc phẩm quê hương.

    Đàn nhị Việt Nam
    Đàn nhị Việt Nam
    Đàn nhị
    Đàn nhị
  4. Top 4

    Đàn tam thập lục

    28

    Đàn tam thập lục có mặt đàn cấu tạo hình thang cân làm bằng gỗ nhẹ và xốp. Cầu đàn, thành đàn làm bằng gỗ cứng. Cần đàn bên trái có 36 móc để móc dây, cần đàn bên phải có 36 trục để lên dây. Dây đàn làm bằng kim khí, que đàn làm bằng hai thanh tre mỏng. Âm vực của tam thập lục khá rộng, khoảng gần 4 bát độ.

    Nghệ sĩ chơi đàn sử dụng hai chiếc que tre mảnh gõ lên các dây đàn tạo nên âm thanh. Đàn tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc cho sân khấu chèo, cải lương. Đàn có thể đệm cho hát, độc tấu và tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

    Đàn tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc ở sân khấu chèo, cải lương
    Đàn tam thập lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc ở sân khấu chèo, cải lương
    Đàn tam thập lục
    Đàn tam thập lục
  5. Top 5

    Khèn

    26

    Khèn là nhạc cụ thuộc bộ hơi có cấu trúc khá phức tạp, gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau. Một đầu cắm xuyên qua bầu đàn hình bắp chuối làm hộp cộng hưởng. Nhạc cụ này khá quen thuộc với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H'Mông,... Người Mường thổi khèn cho đệm hát, người H'Mông dùng tiếng khèn để giao duyên trai gái.

    Khèn H'Mông có 6 ống, khèn Thái có 12 ống được bó thành 2 hàng và gọi là khèn bè. Khèn bè có âm sắc mảnh và giòn, mỗi ống phát ra một âm sắc nhất định. Bên trong ống có lưỡi gà được làm bằng đồng hoặc bạc giát mỏng. Khèn bè là nhạc cụ đa thanh, âm vực rộng khoảng 1.5 quãng 8, có âm kéo dài.

    Khèn là nhạc cụ quen thuộc với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H'Mông,...
    Khèn là nhạc cụ quen thuộc với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H'Mông,...
    Khèn
    Khèn
  6. Top 6

    Cồng chiêng

    27

    Là nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, xuất hiện từ thời văn hóa đồng thau Đông Sơn. Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim đồng pha thiếc và chì. Loại có núm gọi là Cồng, không có núm gọi là Chiêng. Cồng, Chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.

    Cồng chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một thứ không thể thiếu trong vòng đời mỗi con người, âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên là giá trị nghệ thuật đã được khẳng định trong đời sống văn hóa xã hội.

    Cồng chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết dân tộc Việt Nam
    Cồng chiêng có mặt trong âm nhạc của hầu hết dân tộc Việt Nam
    Cồng chiêng
    Cồng chiêng
  7. Top 7

    Đàn T'Rưng

    27

    Đàn T'Rưng thuộc họ nhạc cụ tự thân vang ở Tây Nguyên. Trong dân gian, đàn chỉ có từ 5 - 7 ống lồ ô, cắt dài ngắn khác nhau. Đàn T'Rưng chuyên nghiệp thì có khoảng 12 - 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn. Các ống này được kết vào hai sợi dây chạy song song làm thành câu đàn.

    Khi chơi đàn, người ta dùng hai chiếc dùi bọc vải gõ lên các ống. Đàn có âm vực rộng gần 3 quãng 8, có thể đánh đồng âm hoặc chồng âm nhưng hai nốt phải cách nhau một quãng 8. Những ống to và dài phát ra âm trầm, những ống nhỏ và ngắn phát ra âm cao. Âm sắc của đàn T'Rưng hơi độc đáo, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt.

    Đàn T'Rưng thuộc họ nhạc cụ tự thân vang ở Tây Nguyên
    Đàn T'Rưng thuộc họ nhạc cụ tự thân vang ở Tây Nguyên
    Đàn T'Rưng
    Đàn T'Rưng
  8. Top 8

    Đàn đá

    27

    Đàn đá là loại nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp gõ thô sơ. Đá to, dày cho âm trầm, đá nhỏ, mỏng thì cho âm cao. Vật liệu làm đàn là những loại đá có ở vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

    Những phiến đá vô tri, vô giác được chế tác thành nhạc cụ thật kỳ diệu. Từ những thanh đá ấy, tiếng của đại ngàn Tây Nguyên còn vang vọng đến ngày nay. Tiếng đàn như âm vang trầm hùng của núi rừng, thay cho lời kể, niềm an ủi lúc vui buồn trong cuộc sống.

    Đàn đá là loại nhạc cụ gõ cổ nhất Việt Nam
    Đàn đá là loại nhạc cụ gõ cổ nhất Việt Nam
    Đàn đá
    Đàn đá
  9. Top 9

    Đàn gáo

    26

    Đàn gáo còn được gọi là đàn hồ, là loại nhạc khí cung vĩ phát triển từ đàn nhị. Đàn gáo to, dài hơn đàn nhị nhưng lại khá giống đàn hồ cầm của Trung Quốc về các tính năng. Đàn gáo có âm trầm hơn đàn nhị nhưng lại đầy đặn, rộng rãi và chắc chắn hơn. Âm sắc của đàn gáo đẹp, ấm nhưng hơi trầm đem lại cảm xúc sâu lắng.Đàn gáo thường được sử dụng trong dàn nhã nhạc, sân khấu chèo, tuồng, phường bát âm. Đây cũng là nhạc cụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hát Xẩm, đệm cho giọng trung, trầm. Điểm khác biệt nhất so với đàn nhị là không xuất hiện trong dàn nhạc cung đình, dàn nhạc tài tử miền nam. Tuy nhiên, đàn gáo và đàn nhị luôn song hành ở những dàn nhạc sân khấu cải lương, cổ truyền và dàn nhạc lễ.

    Đàn gáo là loại nhạc khí cung vĩ phát triển từ đàn nhị
    Đàn gáo là loại nhạc khí cung vĩ phát triển từ đàn nhị
    Đàn gáo
    Đàn gáo
  10. Top 10

    Đàn đáy

    27

    Đàn đáy hay còn gọi là Vô đề cầm là một loại nhạc cụ có 3 dây, phần cán rất dài và mặt sau của thùng âm có một lỗ lớn. Đây là nhạc cụ dân tộc cổ truyền của người Việt, không chỉ độc đáo ở hình dáng, âm thanh, mà còn được kết hợp nhuần nhuyễn với các nhạc cụ khác, tạo nên loại hình ca trù nổi tiếng. Đàn đáy được sử dụng trong hát ca trù, hát ả đào cùng với phách và trống đế.

    Đàn đáy có 4 bộ phận chính: Bầu đàn, cần đàn, đầu đàn, dây đàn. Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc giống đàn tranh geomungo của Triều Tiên, ấm áp dịu ngọt và có thể diễn tả tình cảm sâu sắc. Âm thanh của đàn đáy nỉ non, buồn man mác. Loại đàn này được gắn với 7 cung chia đều nên khi hát xuống thấp hoặc lên cao thì người nghệ sĩ không cần vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm nhanh.

    Đàn đáy là loại nhạc cụ dân tộc cổ truyền của người Việt
    Đàn đáy là loại nhạc cụ dân tộc cổ truyền của người Việt
    Đàn đáy
    Đàn đáy
  11. Top 11

    Song Loan

    27

    Song Loan (hay còn gọi là song lang, song lan)là một loại nhạc cụ thuộc loại mõ, được làm bằng gỗ cứng và hình tròn dẹt. Cần gõ của Song Loan khi gõ xuống thân của nó sẽ tạo ra âm thanh “Cốp Cốp”. Trong dàn nhạc sân khấu Cải Lương, Song Loan cực kì quan trọng vì nó giúp cho các nhạc cụ khác giữ tiết tấu nhịp điệu của mình.

    Khi sử dụng song loan người ta dùng tay hoặc chân đập vào dùi gõ, dùi gõ đập vào song lang tạo ra âm thanh. Âm thanh song loan nghe đanh gọn, có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại mà từ xa ta có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử - cải lương. Nó có tần số cực lớn, theo một chuyên gia vật lý đánh giá, tần số của nó khoảng trên 3.000 MHz.

    Song loan là loại nhạc cụ thuộc loại mõ
    Song loan là loại nhạc cụ thuộc loại mõ
    Song loan
    Song loan
  12. Top 12

    Sênh tiền

    26

    Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo, xuất hiện ở Việt Nam ít nhất vài trăm năm nay. Tên cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền. Cũng có tên khác là sinh tiền. Nhìn chung, nhạc cụ này là một loại sênh có gắn những đồng tiền vào nên gọi là sênh tiền. Sênh tiền được dùng trong dàn nhạc cung đình, chầu văn, ca Huế, bát âm, hát sắc bùa và hát ả đào... Người ta dùng nó để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa.

    Khi diễn người ta dùng 2 đến 3 ngón tay phải kẹp vào giữa 2 mặt của con dao, tay trái cầm 2 thanh có dây nối. Thanh có 2 cọc tiền nằm trên thanh có 1 cọc tiền, hai thanh này so le nhau (thanh trên hơi lùi xuống, thanh dưới nhô ra), mục đích để 3 cọc tiền sát nhau. Ngón cái đặt trên mặt thanh trên, bốn ngón còn lại đỡ thanh dưới. Khi rập và mở 2 thanh này âm thanh phách và đồng tiền sẽ phát ra. Tay phải uyển chuyển như múa, cầm con dao quẹt cạnh răng cưa vào 2 bên cạnh của hai thanh kia hoặc quẹt đi quẹt lại 2 đầu của con dao vào mặt hàng răng cưa của thanh trên, tiếng sột soạt sẽ phát ra.

    Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo
    Sênh tiền là nhạc cụ gõ độc đáo
    Sênh tiền
    Sênh tiền
  13. Top 13

    Đàn Tranh

    3

    Đàn Tranh là một trong những nhạc cụ truyền thống đặc biệt của Việt Nam. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu của âm nhạc Việt Nam và được ưa chuộng trong nhiều dịp lễ hội và biểu diễn nghệ thuật.

    Đàn Tranh có hình dáng tương tự cây đàn cầm, nhưng nhỏ hơn và có số dây ít hơn. Thông thường, nó có 16 đến 25 dây, được bố trí thành các hàng song song trên mặt trên của cây đàn. Dây đàn được làm bằng kim loại, thường là đồng hoặc nhôm, và được căng chặt trên từng móc đinh để tạo ra âm thanh sắc nét. Cách chơi Đàn Tranh đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Người chơi sử dụng các ngón tay để nhịp nhàng lướt qua các dây đàn, tạo ra những giai điệu, âm giai và trầm ấm. Âm thanh của Đàn Tranh thường mang tính lãng mạn và thư thái, nhưng cũng có thể thể hiện được những giai điệu nhanh và năng động.

    Đàn Tranh
    Đàn Tranh
    Đàn Tranh có hình dáng tương tự cây đàn cầm
    Đàn Tranh có hình dáng tương tự cây đàn cầm
  14. Top 14

    Trống cơm

    3

    Trống cơm là một loại nhạc cụ truyền thống đặc biệt và độc đáo của Việt Nam. Trống cơm có hình dạng tương tự như một cái chảo nhỏ, thường được làm từ vật liệu kim loại như đồng, đồng thau hoặc sắt. Nó có một mặt trên phẳng và các cạnh cong nhẹ, tạo ra âm thanh đặc trưng khi được đánh.Để chơi trống cơm, người chơi sử dụng cặp ba-lô được gắn trên các ngón tay để đánh vào mặt trống. Người chơi có thể tạo ra âm thanh khác nhau bằng cách điều chỉnh cường độ và vị trí đánh trên mặt trống. Âm thanh của trống cơm thường rộn ràng, vui tươi và sôi động, thường được sử dụng trong các buổi biểu diễn nhạc cổ truyền, lễ hội và các sự kiện văn hóa. Trống cơm không chỉ đóng vai trò trong âm nhạc truyền thống mà còn được sử dụng trong các bài hát dân ca, nhạc đồng quê và các tác phẩm nghệ thuật khác. Nó là một phần không thể thiếu trong dàn nhạc truyền thống của Việt Nam, tạo nên sự phong phú và đa dạng của âm nhạc dân tộc.

    Trống cơm
    Trống cơm
    Trống cơm không chỉ đóng vai trò trong âm nhạc truyền thống mà còn được sử dụng trong các bài hát dân ca, nhạc đồng quê và các tác phẩm nghệ thuật khác
    Trống cơm không chỉ đóng vai trò trong âm nhạc truyền thống mà còn được sử dụng trong các bài hát dân ca, nhạc đồng quê và các tác phẩm nghệ thuật khác
  15. Top 15

    Đàn Nguyệt

    4

    Đàn Nguyệt được coi là biểu tượng của âm nhạc truyền thống Việt Nam, đàn Nguyệt không chỉ có hình dáng độc đáo mà còn mang lại âm thanh đặc trưng và tinh tế. Đàn Nguyệt có hình dạng giống một chiếc mặt trăng cong. Thân đàn thường được làm từ gỗ, trong khi mặt trên được làm từ da động vật. Đàn có hai dây được căng chặt trên thân đàn và đi qua một cầu đàn, kết nối đến một bộ điều chỉnh dây. Người chơi sử dụng một que gỗ chọc vào dây và đồng thời cùng một tay trải ngón tay để tạo ra âm thanh.

    Cách chơi đàn Nguyệt đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế từ người chơi. Bằng cách điều chỉnh ngón tay và cách chọc dây, người chơi có thể tạo ra các giai điệu và âm thanh độc đáo. Âm thanh của đàn Nguyệt thường rất trầm ấm và lãng mạn, mang đến cảm xúc tình cảm và sâu lắng. Đàn Nguyệt thường được sử dụng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là trong những bài hát dân ca và nhạc cổ truyền. Nó cũng được sử dụng trong các buổi biểu diễn nghệ thuật và cung đình. Với âm thanh đặc trưng và khả năng thể hiện sự tình cảm, đàn Nguyệt mang đến một màu sắc âm nhạc độc đáo và đẹp mắt.

    Đàn Nguyệt
    Đàn Nguyệt
    Đàn Nguyệt thường được sử dụng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là trong những bài hát dân ca và nhạc cổ truyền
    Đàn Nguyệt thường được sử dụng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là trong những bài hát dân ca và nhạc cổ truyền

Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam có nhiều loại khác nhau. Những nhạc cụ đó dùng để đệm cho hát, múa, độc tấu, hòa tấu... Các nhạc cụ này còn dùng trong lễ hội, trong sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc.Trên đây là những loại nhạc cụ dân tộc cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Mong rằng, thế hệ ngày nay cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn đến âm nhạc cổ truyền và bảo tồn, phát huy nền âm nhạc nước nhà.

Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist nghệ thuật âm nhạc nhạc cụ nhạc cụ dân tộc nhạc cụ cổ truyền nhạc cụ dân gian nhạc cụ dân tộc việt nam nhạc cụ cổ truyền việt nam nhạc cụ dân gian việt nam nhạc cụ dân tộc việt nam độc đáo nhạc cụ cổ truyền việt nam độc đáo nhạc cụ dân gian việt nam độc đáo

Đăng nhập bằng Facebook

Các bình luận
Click the image to close × Bài văn thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc hay nhất
Top 10 Bài văn thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc hay nhất
Bình An 11243 0 Cửa hàng bán nhạc cụ âm nhạc tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Top 10 Cửa hàng bán nhạc cụ âm nhạc tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Yến Nhi 3113 1 Địa chỉ mua nhạc cụ uy tín nhất tỉnh Bắc Ninh
Top 3 Địa chỉ mua nhạc cụ uy tín nhất tỉnh Bắc Ninh
Gà Con Biết Bay 6813 2 Địa chỉ bán nhạc cụ uy tín nhất tỉnh Thừa Thiên Huế
Top 6 Địa chỉ bán nhạc cụ uy tín nhất tỉnh Thừa Thiên Huế
Thảo Nhi 1303 0 Cửa hàng nhạc cụ chất lượng tại Hà Nội
Top 10 Cửa hàng nhạc cụ chất lượng tại Hà Nội
Đinh Thị Thu Thúy 34616 3 Cửa hàng bán nhạc cụ uy tín nhất tại TP.HCM
Top 11 Cửa hàng bán nhạc cụ uy tín nhất tại TP.HCM
Bùi Diễm Hoàng My 34324 1 Cửa hàng nhạc cụ chất lượng tại Hải Phòng
Top 5 Cửa hàng nhạc cụ chất lượng tại Hải Phòng
Vu Luan 20621 1 Cửa hàng bán nhạc cụ uy tín nhất ở Cần Thơ
Top 6 Cửa hàng bán nhạc cụ uy tín nhất ở Cần Thơ
Nobi Ta 18798 5 Cửa hàng nhạc cụ chất lượng tại Đà Nẵng
Top 9 Cửa hàng nhạc cụ chất lượng tại Đà Nẵng
Thương Tuyết 9984 1 Cửa hàng bán nhạc cụ uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh
Top 13 Cửa hàng bán nhạc cụ uy tín nhất tại TP. Hồ Chí Minh
Phương Trinh 9504 11 Món ăn đặc sắc nhất của người dân tộc Dao
Top 10 Món ăn đặc sắc nhất của người dân tộc Dao
Phương Kem 2762 0 Phong tục đón Tết độc đáo nhất của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Top 22 Phong tục đón Tết độc đáo nhất của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Hằng Hoàng 4154 0 Món ăn đặc sản nổi tiếng nhất của dân tộc Mông
Top 8 Món ăn đặc sản nổi tiếng nhất của dân tộc Mông
Phương Kem 3036 0 Đoạn văn trình bày suy nghĩ về giữ gìn bản sắc dân tộc hay nhất
Top 6 Đoạn văn trình bày suy nghĩ về giữ gìn bản sắc dân tộc hay nhất
Hà Ngô 2621 0 Dẫn chứng lòng tự hào dân tộc  Việt Nam hay nhất
Top 8 Dẫn chứng lòng tự hào dân tộc Việt Nam hay nhất
Hà Ngô 1457 0 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Hoa
Top 10 Món ăn cổ truyền đặc sắc nhất trong mâm cỗ Tết của dân tộc Hoa
Thiên Nga 34 0 Quán ăn đặc sản dân tộc ngon nhất tại Hà Nội
Top 13 Quán ăn đặc sản dân tộc ngon nhất tại Hà Nội
Laa Lee 4367 0 Bài văn nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hay nhất
Top 10 Bài văn nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hay nhất
Hà Ngô 15589 0 Top 15 Nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất Việt Nam
  1. Top 1 Đàn bầu
  2. Top 2 Sáo trúc
  3. Top 3 Đàn nhị
  4. Top 4 Đàn tam thập lục
  5. Top 5 Khèn
  6. Top 6 Cồng chiêng
  7. Top 7 Đàn T'Rưng
  8. Top 8 Đàn đá
  9. Top 9 Đàn gáo
  10. Top 10 Đàn đáy
  11. Top 11 Song Loan
  12. Top 12 Sênh tiền
  13. Top 13 Đàn Tranh
  14. Top 14 Trống cơm
  15. Top 15 Đàn Nguyệt
toplist.vn top 1

Khách quan đầy đủ chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng

  • Giới thiệu
  • Mobile: 0369132468
  • Hướng dẫn
  • Bản quyền
  • FB Group
  • FB fan page
  • Kênh youtube
  • Chủ đề
  • Liên hệ
Công Ty cổ Phần Toplist Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679 Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy

Từ khóa » Các Loại đàn Dân Tộc