TOP 14 Loại Thực Phẩm NÊN Và KHÔNG NÊN ăn Sau Khi Nhổ Răng

Mới nhổ răng nên ăn gì là vấn đề bạn cần chú ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi sau khi nhổ răng, lợi còn yếu do bị tổn thương. Cần kiêng ăn một số thực phẩm để giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời bổ sung một số thực phẩm giàu dinh dưỡng để vết thương mau lành hơn. Đọc ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris để biết thêm chi tiết.

  • 1. Tại sao việc chọn thực phẩm phù hợp sau khi nhổ răng quan trọng?
  • 2. Sau khi nhổ răng cần kiêng ăn gì?
    • 2.1. Thực phẩm dai cứng
    • 2.2. Thức ăn giòn như bánh quy, đồ chiên rán
    • 2.3. Thức ăn cay nóng
    • 2.4. Thức ăn chua, ngọt
    • 2.5. Đồ uống có ga, bia rượu
    • 2.6. Thực phẩm dính và khó nhai
  • 3. Mới nhổ răng nên ăn gì để tránh tổn thương nướu?
    • 3.1. Các món súp
    • 3.2. Cháo
    • 3.3. Khoai tây nghiền
    • 3.4. Cá hồi
    • 3.5. Thịt bò hầm
    • 3.6. Trái cây mềm
    • 3.7. Nước ép trái cây
    • 3.8. Rau xanh
    • 3.9. Sữa chua, sữa tươi
  • 4. Nhóm thực phẩm hỗ trợ quá trình hồi phục răng
  • 5. Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng
    • 5.1. Ưu tiên thức ăn nguội hoặc ấm
    • 5.2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
    • 5.3. Nhai kỹ thức ăn
    • 5.4. Uống nhiều nước
    • 5.5. Vệ sinh răng miệng cẩn thận, nhẹ nhàng
    • 5.6. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ
    • 5.7. Chườm túi lạnh giúp giảm đau hiệu quả
  • 6. Tại sao không nên để trống răng sau khi nhổ răng?
  • 7. Những câu hỏi thường gặp
    • 7.1. Nhổ răng sau mấy ngày thì ăn được cơm?
    • 7.2. Nhổ răng nên uống nước gì?
    • 7.3. Nhổ răng bao lâu thì uống rượu bia được?
    • 7.4. Nên kiêng ăn trong bao lâu sau khi nhổ răng?

1. Tại sao việc chọn thực phẩm phù hợp sau khi nhổ răng quan trọng?

Tìm hiểu sau khi nhổ răng cần kiêng ăn gì giúp tránh gây tổn thương vùng nướu, đồng thời tối ưu hoá quá trình lành vết thương.

Tránh gây đau đớn hoặc tổn thương vùng nướu mới nhổ răng

Sau khi nhổ răng, vùng nướu bị tổn thương và khá nhạy cảm. Việc lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai sẽ giúp giảm bớt lực tác động lên khu vực này, hạn chế cảm giác đau nhức và khó chịu. Ngoài ra, những thực phẩm nóng hoặc lạnh cũng cần kiêng bởi chúng gây kích thích nướu, gây chảy máu và sưng tấy hơn.

Rút ngắn quá trình phục hồi vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng

Song song với việc kiêng ăn, bạn cũng cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để hỗ trợ quá trình lành vết thương và phục hồi sau khi nhổ răng. Chúng giúp tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Mới nhổ răng nên kiêng ăn một số thực phẩm để vết thương mau lành

Mới nhổ răng nên kiêng ăn một số thực phẩm để vết thương mau lành

2. Sau khi nhổ răng cần kiêng ăn gì?

Sau khi mới nhổ răng, cần kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây để ổ răng mới nhổ và phục hồi nhanh chóng nhất.

2.1. Thực phẩm dai cứng

Các thực phẩm dai cứng bao gồm các loại hạt, thịt dai (thịt bò, cừu, dê), đá viên, trái cây, rau củ cứng.

Việc nhai các thực phẩm dai cứng ngay sau khi nhổ răng có thể gây áp lực và tổn thương lên ổ răng mới nhổ, gây chảy máu, làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, sau khi nhổ răng, cần duy trì cục máu đông để cầm máu và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Việc ăn các thực phẩm cứng hoặc dai có thể làm bong cục máu đông, gây ra các biến chứng như ổ răng khô (dry socket).

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nha khoa Quốc tế, việc ăn thức ăn cứng sau khi nhổ răng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu do làm bong cục máu đông, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu và bảo vệ vết thương (1)

Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard cho thấy, thức ăn dai cứng có thể gây áp lực lên nướu, dẫn đến tổn thương nướu, viêm nướu và nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành vết thương.

sau khi nhổ răng cần kiêng ăn gì

Các loại hạt cứng cần tránh sau khi nhổ răng

2.2. Thức ăn giòn như bánh quy, đồ chiên rán

Bánh quy, đồ chiên rán, bánh snack đều là những thực phẩm có đồ cứng, giòn nhất định. Khi nhai sẽ tạo ra lực mạnh lên nướu, để lại những vụn nhỏ sắc nhọn mắc tại kẽ răng và nướu. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Hơn nữa, các loại thức ăn chế biến sẵn thường được tẩm ướp nhiều gia vị có thể kích thích vùng nướu gây sưng tấy và khó chịu.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Journal of Oral and Maxillofacial Surgery” đã chỉ ra rằng, việc ăn các thực phẩm cứng giòn có thể làm tăng nguy cơ phát triển ổ răng khô, một biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng. Hơn nữa, chúng còn làm chậm 30% quá trình lành vết thương.

sau khi nhổ răng cần kiêng ăn gì

Đồ chiên rán không tốt cho vùng nướu mới nhổ răng

2.3. Thức ăn cay nóng

Các thức ăn cay nóng thường cho nhiều gia vị như tiêu, ớt, dầu mỡ không chỉ gây nóng trong mà còn gây bỏng rát vết thương, khiến nướu thêm phần sưng tấy và khó chịu. Từ đó, kéo dài thời gian lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy.

Một nghiên cứu trên tạp chí “Chemical Senses” đã chỉ ra rằng, hợp chất Capsaicin trong ớt có thể gây kích ứng mô mềm đang tổn thương trong niêm mạc miệng. Từ đó, làm tăng cảm giác đau và khó chịu tại vùng răng mới nhổ.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (American Dental Association – ADA) khuyến cáo tránh ăn thực phẩm cay nóng sau khi nhổ răng để giảm nguy cơ kích thích vết thương và làm chậm quá trình lành. Thức ăn cay nóng có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng tổn thương, gây ra viêm nhiễm và sưng tấy.

Thức ăn cay nóng có thể gây kích ứng và tổn thương mô mềm nhạy cảm

Thức ăn cay nóng có thể gây kích ứng và tổn thương mô mềm nhạy cảm

2.4. Thức ăn chua, ngọt

Thức ăn chua bao gồm cam, chanh, dứa, cà chua có thể gây kích ứng và xót tại vết thương mới nhổ răng. Axit có trong các thực phẩm này có thể làm tổn thương mô mềm, kéo dài thời gian hồi phục.

Thức ăn ngọt là các loại thực phẩm chứa nhiều đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra axit gây sâu răng và viêm nhiễm.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Journal of Oral Rehabilitation” cho thấy rằng axit từ thực phẩm chua có thể làm giảm pH trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm tại vết thương mới nhổ răng.

Ở một bài báo khác trên “Journal of Dental Research” đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ thực phẩm chứa đường có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, dẫn đến viêm nhiễm và làm chậm quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng.

Sau khi nhổ răng cần tránh các loại quả chua như cam, chanh

Sau khi nhổ răng cần tránh các loại quả chua như cam, chanh

2.5. Đồ uống có ga, bia rượu

Bia rượu là thức uống chứa cồn có thể gây kích ứng vùng mô mềm đang tổn thương, gây khô miệng, giảm lưu lượng máu đến vết thương ảnh hưởng đến quá trình lành. Hơn nữa, rượu bia có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không thể chống lại vi khuẩn và nhiễm trùng.

Đồ uống có ga thường chứa axit, kết hợp với đường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm.

Một nghiên cứu trên tạp chí “Wound Healing Southern Africa” đã chỉ ra rằng rượu có thể làm chậm quá trình lành vết thương do ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu và dưỡng chất cho vùng tổn thương. Bia có tính lợi tiểu và làm mất nước, cản trở quá trình phục hồi của mô mềm .

2.6. Thực phẩm dính và khó nhai

Các loại thực phẩm dính và khó nhai như bánh kẹo dẻo, kẹo cao su, bơ đậu phộng, hoa quả sấy khô có thể gây khó vệ sinh sau khi ăn. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sự ổn định của cục máu đông bao phủ lên vết thương.

3. Mới nhổ răng nên ăn gì để tránh tổn thương nướu?

Theo các bác sĩ nha khoa, sau khi nhổ răng, nướu còn tổn thương và chảy máu. Bạn nên bổ sung các món mềm, dễ nhai như cháo, súp, khoai tây nghiền, các loại trái cây chín và nước ép, sinh tố.

3.1. Các món súp

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, các món súp là sự lựa chọn hàng đầu dành cho người mới nhổ răng. Với tính chất lỏng, mềm, dễ ăn và đầy đủ dưỡng chất, súp rất tốt cho người không thể sử dụng các thực phẩm cứng, dai khi nướu đang bị tổn thương.

Tuy nhiên, bạn hãy ăn súp ấm hoặc không quá lạnh chứ không nên ăn đồ nóng. Lý do là bởi nếu ăn súp khi còn nóng sẽ dễ gây kích ứng khu vực mới nhổ răng. Ngoài ra, bạn cũng nên xay thật nhuyễn các loại rau củ hay thịt khi nấu súp để hạn chế việc phải dùng lực nhai nhiều.

Các loại súp bạn nên sử dụng trong khoảng thời gian đầu sau khi nhổ răng bao gồm súp bí ngô, súp cà chua, súp thịt bò, thịt gà, súp tôm

Các món súp thích hợp cho người mới nhổ răng

Các món súp thích hợp cho người mới nhổ răng

3.2. Cháo

Bên cạnh súp, cháo cũng là món ăn nên bổ sung vào thực đơn sau khi nhổ răng. Hạt gạo được nấu chín mềm kết hợp với rau củ và thịt xay nhỏ sẽ giúp bạn dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Một số món cháo gợi ý cho bạn như: cháo bí đỏ thịt heo, cháo cá hồi súp lơ xay nhỏ, cháo khoai lang

3.3. Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền là món vừa giàu carb, vừa dễ nhai nên cũng rất thích hợp cho người mới nhổ răng.

Hơn thế nữa sau khi nhổ răng, cơ thể bạn sẽ cần bổ sung nhiều dưỡng chất để giúp vết thương mau lành nên việc sử dụng khoai tây nghiền thay cho cơm chính là sự lựa chọn thông minh.

3.4. Cá hồi

Cũng giống như trứng, cá hồi là một nguồn cung cấp lượng chất béo Omega-3 cực kỳ tốt. Không những thế, chúng còn rất mềm và dễ ăn nhai nên hoàn toàn phù hợp để sử dụng sau khi tiến hành nhổ răng. (1)

3.5. Thịt bò hầm

Có nhiều ý kiến cho rằng sau khi vừa nhổ răng không nên ăn thịt bò bởi dai, ảnh hưởng tới vết thương. Tuy nhiên, thịt bò chứa rất nhiều dinh dưỡng, năng lượng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Không những thế, thịt bò cũng có hương vị rất ngon nên bạn không nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Cách tốt nhất là bạn hãy đem thịt bò đi hầm nhừ. Khi đó, bạn có thể dễ dàng nhai chúng mà không phải sử dụng quá nhiều lực nhai.

Người mới nhổ răng có thể ăn thịt bò hầm nhừ

Người mới nhổ răng có thể ăn thịt bò hầm nhừ

3.6. Trái cây mềm

Một số trái cây mềm gợi ý cho bạn như chuối chín, bơ chín, dâu tây… rất dễ ăn và giàu vitamin, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Bạn nên cắt nhỏ thành từng miếng vừa nhỏ ăn và tránh ăn trái cây có hạt cứng.

3.7. Nước ép trái cây

Nước trái cây tươi như nước cam, nước ổi, nước dứa,… cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng. Chúng giúp xoa dịu phần nướu đang sưng và hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Lưu ý, nên chọn nước trái cây ít đường và không có đá.

3.8. Rau xanh

Rau xanh cung cấp một lượng lớn vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi nhổ răng.

Một số loại rau xanh gợi ý cho bạn đọc tham khảo như: bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, cải thảo, rau ngót,…

3.9. Sữa chua, sữa tươi

Các loại sữa chua, sữa tươi không đường hoặc kể cả sữa đậu nành cũng là những lựa chọn rất tốt khi bạn mới nhổ răng xong. Trên thị trường có rất nhiều hãng sữa khác nhau nên bạn có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích. Tuy nhiên, bạn cần tránh các loại có đường và không nên sử dụng sữa quá lạnh hoặc quá nóng là được (2).

Sữa chua và sữa tươi tốt cho người vừa nhổ răng

Sữa chua và sữa tươi tốt cho người vừa nhổ răng

Tư vấn cùng chuyên gia

4. Nhóm thực phẩm hỗ trợ quá trình hồi phục răng

Bên cạnh các món ăn mềm, dễ nhai để tránh tổn thương nướu, bạn cũng nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, canxi

Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp hạn chế tối đa nhiễm trùng. Một số thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, ớt chuông.

Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tái tạo của các tế bào biểu mô. Từ đó, giúp da nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương. Không chỉ vậy, vitamin A còn có tác dụng chống viêm hiệu quả. Một số thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cà rốt, khoai lang, gan heo.

Thực phẩm giàu protein: Protein giúp cơ thể tái tạo các mô bị tổn thương, thúc đẩy quá trình lành vết thương sau nhổ răng. Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt gà, cá, đậu lăng, trứng, ức gà, phô mai (3).

Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp tái tạo và phục hồi xương hàm sau khi nhổ răng và duy trì sức khỏe răng miệng. Một số thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, các loại đậu

5. Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Để vết thương mau lành, tránh bị tổn thương và nhiễm trùng, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình ăn uống dưới đây:

5.1. Ưu tiên thức ăn nguội hoặc ấm

Bởi do vùng nướu mới nhổ răng còn tổn thương và nhạy cảm. Thức ăn nóng/lạnh quá mức sẽ gây kích thước nướu, gây sưng tấy, đau nhức, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

5.2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Sau khi nhổ răng, cơ thể còn mệt mỏi, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn. Đồng thời, việc chia nhỏ bữa ăn giúp hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động, đảm bảo hấp thu các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

5.3. Nhai kỹ thức ăn

Việc nhai kỹ thức ăn giúp thức ăn dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên nướu, ngăn nguy cơ tổn thương. Hơn nữa, nhai kỹ thức ăn giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 

Cần nhai kỹ thức ăn sau khi nhổ răng để hỗ trợ tiêu hoá dễ dàng

Cần nhai kỹ thức ăn sau khi nhổ răng để hỗ trợ tiêu hoá dễ dàng

5.4. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp tăng lưu lượng máu, thúc đẩy quá trình đông máu và giúp vết thương mau lành hơn. Vì vậy, hãy bổ sung ít nhất 2 lít nước/ngày nhé.

5.5. Vệ sinh răng miệng cẩn thận, nhẹ nhàng

Cần đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn. Chú ý chải răng nhẹ nhàng, tránh vị trí răng mới nhổ và nên súc miệng bằng nước thường trong 1 – 2 ngày đầu sau khi nhổ răng. Từ ngày thứ 3 trở đi, có thể dùng nước muối loãng để vệ sinh khoang miệng trước khi ngủ. Không nên dùng các dung dịch súc miệng chuyên dụng bởi những sản phẩm này thường chứa cồn gây khô miệng và không tốt cho vết thương.

5.6. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Sau khi nhổ răng khôn, để giảm đau và tránh nhiễm trùng, khách hàng cần tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ bao gồm:

Thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm bớt khó chịu sau khi nhổ răng. Ví dụ như: Paracetamol, Acetaminophen.Thuốc kháng sinh: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, hãy uống đúng liều lượng và thời gian quy định để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ví dụ như: Amoxicillin, Doxycycline, Spiramycin (4).Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm có thể được kê đơn để giảm sưng và viêm tại vùng vết thương. Ví dụ: Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib.

5.7. Chườm túi lạnh giúp giảm đau hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chườm lạnh cũng là biện pháp giảm đau hiệu quả. Sử dụng 4 – 5 viên đá lạnh bọc vào khăn mềm rồi chườm trực tiếp lên vùng má, xung quanh vị trí nhổ răng. Chườm từ 15 – 20 phút/lần, chườm ngừng nghỉ khoảng 1 – 2 phút/lần. Có thể chườm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trong 24-48 giờ đầu sau khi nhổ răng.

Chườm lạnh giúp giảm đau hiệu quả

Chườm lạnh giúp giảm đau hiệu quả

6. Tại sao không nên để trống răng sau khi nhổ răng?

Sau khi nhổ răng, tránh để trống răng quá lâu mà cần có biện pháp phục hình răng từ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như:

Tiêu xương hàm: Tình trạng xương hàm bị suy giảm về kích thước, thể tích, khiến khuôn mặt hóp lại già nua.

Rối loạn tiêu hoá: Khi mất răng, chức năng ăn nhai bị suy giảm ảnh hưởng đến quá trình nghiền nát thức ăn dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, hấp thu dinh dưỡng kém.

Xô lệch răng: Các răng kế cận có xu hướng di chuyển đến khoảng trống để lấp đầy dẫn đến hàm bị xô lệch, tăng nguy cơ mất thêm răng. 

Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Thiếu răng ảnh hưởng đến khả năng phát âm gây ra sự tự ti, ngại giao tiếp do mất thẩm mỹ khuôn mặt.

7. Những câu hỏi thường gặp

Liên quan đến chế độ ăn uống sau khi nhổ răng, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết:

7.1. Nhổ răng sau mấy ngày thì ăn được cơm?

Từ ngày thứ 4 trở đi, khách hàng sau khi nhổ răng có thể bắt đầu ăn cơm dẻo nhưng cần nhai kỹ và tránh ăn kèm với đồ ăn dai cứng. 

7.2. Nhổ răng nên uống nước gì?

Sau khi nhổ răng, nên uống nước lọc, nước trái cây, sữa chua để thanh lọc cơ thể, đồng thời cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể. Hỗ trợ tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng.

Sau nhổ răng nên uống nước trái cây để thanh lọc cơ thể, bổ sung vitamin cần thiết

Sau nhổ răng nên uống nước trái cây để thanh lọc cơ thể, bổ sung vitamin cần thiết

7.3. Nhổ răng bao lâu thì uống rượu bia được?

Nên kiêng rượu bia ít nhất 1 tuần sau khi nhổ răng bởi rượu bia có thể gây kích thích nướu, làm khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

7.4. Nên kiêng ăn trong bao lâu sau khi nhổ răng?

Nên tránh các thực phẩm cần kiêng ăn trong ít nhất 1 tuần sau khi nhổ răng. Sau đó, khách hàng có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường nhưng vẫn cần hạn chế thức ăn cứng, cay nóng, chua tới khi vết thương lành hẳn.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn giải đáp chính xác câu hỏi sau khi nhổ răng cần kiêng ăn gì. Tóm lại, chế độ ăn uống sau khi thực hiện nhổ răng sẽ quyết định trực tiếp đến quá trình hồi phục cũng như sức khỏe của bạn. Vậy nên, bạn hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để vết thương mau hồi phục và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Từ khóa » Nhổ Răng Có Kiêng ăn Gì Không