Top 14 Ngôi đền, Chùa Cầu Duyên Linh Thiêng Nhất Hải Phòng

Toggle navigation toplist.vn
  • DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
  • FB
  • YT
  • TIC
  • Viết bài
  • Đăng nhập bằng Facebook
Top 14 Ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hải Phòng
  1. Top o Chùa Cao Linh
  2. Top o Chùa Đỏ
  3. Top o Đền Nghè
  4. Top o Chùa Dư Hàng
  5. Top o Đền Bà Đế
  6. Top o Cây đa 13 gốc
  7. Top o Vương triều Mạc
  8. Top o Chùa Mét - Cổ Am - Vĩnh Bảo
  9. Top o Chùa tháp Tường Long
  10. Top o Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
  11. Top o Chùa Đót Sơn
  12. Top o Đền Tràng Kênh
  13. Top o Chùa Vân Tra
  14. Top o Đền Mõ
toplist.vn Top 14 Ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hải Phòng Anh Vũ 8783 0 Báo lỗi

Đầu năm đi lễ đền, chùa là hoạt động không thể thiếu của người dân thành phố Hải Phòng. Người cầu tài lộc, người mong mưa thuận gió hòa, người cầu tình duyên ... xem thêm...suôn sẻ. Dưới đây là những địa điểm nổi tếng linh thiêng nhất mà Toplist muốn giới thiệu cùng các bạn, cầu mong các bạn có một năm mới thuận buồm xuôi gió.

Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o Top o
  1. Top o

    Chùa Cao Linh

    25 Chỉ đường

    Chùa Cao Linh hay còn gọi là chùa Bạch Đằng, tọa lạc ở phía Tây thành phố Hải Phòng, thuộc địa phận thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương. Ngôi chùa được đặt ở vị trí rộng rãi, thoáng đãng, nhìn ra QL10, mặt sau tiếp giáp với QL5. Do nằm ở vị trí nổi bật, chùa Cao Linh thường được nhiều du khách ghé thăm, vọng bái. Đây là một trong những ngôi chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn với những công trình kiến trúc độc đáo và đồ sộ vào bậc nhất ở Hải Phòng.

    Theo lịch sử ghi lại thì chùa Cao Linh được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng cách đây khoảng 300 năm, niên hiệu trùng tu vào thời Hậu Lê với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật Giáo. Khuôn viên chùa hiện có diện tích là 49.999m2. Hiện nay chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố, là điểm tham quan du lịch của các du khách trong và ngoài nước, và cũng là điểm nhấn nổi bật trong toàn cảnh khu danh thắng du lịch nổi tiếng Núi Voi.

    Địa chỉ: Bắc Hà, Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa Cao Linh
    Chùa Cao Linh
    Chùa Cao Linh
    Chùa Cao Linh
  2. Top o

    Chùa Đỏ

    23 Chỉ đường

    Ngôi chùa cổ Linh Độ Tự – tên thường gọi là chùa Đỏ (trước đây thuộc xã Đông Khê, huyện An Dương, phủ Kinh Môn Đạo, hải Dương) tọa lạc trên khu bãi bồi cao gần bờ sông, do dân làng dựng thờ Phật, cầu Như Lai độ cho linh hồn những người xấu số chết trôi dạt vào bờ. Cô hồn từ đó có nơi nương tựa, chùa nổi tiếng linh ứng. Tên Linh Độ có xuất xứ từ đó.

    Chùa Đỏ là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất thành phố Hoa phượng đỏ. Theo truyền ngôn, năm Mậu Tuất (1288) Hưng Đạo Vương khi đến vùng An Dương để nghiên cứu trận thủy chiến tiêu diệt đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút chạy qua cửa Bạch Đằng, có đội hỏa đầu quân ở chùa Linh Độ Tự lo việc phục dịch ăn uống cho bộ chỉ huy chiến dịch.

    Chùa vốn là nơi am thanh cảnh vắng, khi đội hỏa đầu quân đến đóng, bếp luôn đỏ lửa. Sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, dân làm hai ngôi miếu ở hai bên chùa để thờ Ngài và các bộ tướng thân tín là các con trai và con rể, tức Điện soái Phạm Ngũ Lão.

    Một trong những điểm “hút” khách nhất của Chùa Đỏ chính là kiến trúc độc đáo chưa từng có trong lịch sử kiến trúc chùa chiền Việt Nam. Chùa cao 26m cùng kiến trúc cổ diêm chồng đấu có 3 tầng 20 mái, mối liên hệ giữa Tiền đường - Trung đường và Hậu cung đã xử lí hai mái giao nhau, tạo ra sự hòa quyện giữa các khu, liên kết khéo léo các khu lại tạo ra hình khối liên kết nguy nga, hoành tráng,... Trên mái tiền đường được thiết kế một tòa tháp cao 7 tầng.

    Địa chỉ: Ngõ 286 Lê Lai, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa Đỏ
    Chùa Đỏ
    Chùa Đỏ
    Chùa Đỏ
  3. Top o

    Đền Nghè

    24 Chỉ đường

    Khi nói đến Hải Phòng, hầu như ai cũng luôn nhắc đến Nữ tướng Lê Chân, người đã lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng bây giờ. Đền Nghè tức An Biên cổ miếu là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng vào năm 1975. Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều, Quảng Ninh, vì nợ nước, thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.

    Đền Nghè (còn được gọi với cái tên An Biên cổ miếu) là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan,… Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Hiện Đền còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và chạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi.

    Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hóa 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trang An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

    Hiện nay, Đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của Nữ tướng Lê Chân. Tại tòa hậu cung, tượng Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.

    Địa chỉ: 53 Lê Chân, An Biên, Lê Chân, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chính điên Đền Nghè
    Chính điên Đền Nghè
    Đền Nghè
    Đền Nghè
  4. Top o

    Chùa Dư Hàng

    23 Chỉ đường

    Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự) là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009) theo kiến trúc cổ với tam quan, Phật điện, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà phương trượng, tăng xá. Cuối thời Vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Năm 1986 chùa Dư Hàng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

    Chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm tòa Phật điện 7 gian, gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: "Phúc Lâm tự chung", nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Chùa còn có một gác chuông 5 gian 2 tầng, treo một quả chuông lớn. Tiền đường cách gác chuông một sân rộng; bên phải là 5 gian nhà tổ, nhà thọ trai và nhà ngang; bên trái là 5 gian nhà hậu. Tại đây hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ có giá trị với tạo hình chuẩn xác và kỹ thuật tinh xảo như: bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương”, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam Tổ.

    Địa chỉ: 121 Dư Hàng, Hồ Nam, Lê Chân, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa Dư Hàng
    Chùa Dư Hàng
    Vườn tượng chùa Dư Hàng
    Vườn tượng chùa Dư Hàng
  5. Top o

    Đền Bà Đế

    23 Chỉ đường

    Đền Bà Đế là một ngôi đền nổi tiếng ở Hải Phòng nằm ở chân núi Độc, lưng tựa vào núi, cửa hướng ra biển, là một trong những ngôi đền nổi tiếng về vẻ đẹp và sự linh thiêng. Ðền thờ bà Đế – vợ chúa Trịnh Giang. Đền được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.

    Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”. Trong đền có “Hang giải oan”, tương truyền những người có nỗi oan khiên, khi tìm đến hang đá than khóc đều được báo mộng chỉ cách hóa giải. Ngôi đền nổi tiếng về sự linh thiêng đã làm cho bọn cướp và bọn hào lý thời xưa không dám nhũng nhiều dân lành.

    Đền Bà Đế đón du khách thập phương đông nhất là vào mùa xuân để cầu bình an và tài lộc cho gia đình và người thân. Đây cũng là dịp để mỗi con người chúng ta tìm lại sự thư thái và tĩnh tâm lại trong giữa bộn bề cuộc sống.

    Địa chỉ: Bà Đế, Ngọc Hải, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Tượng bà Đế
    Tượng bà Đế
    Đền Bà Đế
    Đền Bà Đế
  6. Top o

    Cây đa 13 gốc

    24 Chỉ đường

    Cây đa 13 gốc là cây đa cổ thụ lớn nhất Việt Nam và là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng tại Hải Phòng.

    Tương truyền khi xưa Chúa năm phương cùng 2 cô hầu cận hay đi xe kéo lúc nửa đêm dạo quanh vùng đất Hải Phòng. Cây đa 13 gốclà nơi chúa bà dừng chân cuối cùng. Người dân thấy sự linh thiêng nên dưới gốc đa nên lập 1 ngôi miếu nhỏ thờ Chúa Bà, quanh năm hương khói. Năm 2014, cây đa 13 gốc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

    Cho đến thời điểm hiện tại, cây đa 13 gốc đã có tuổi đời lên đến hơn 300 năm. Đến đây, rất nhiều người sẽ phải ngạc nhiên vì sự khổng lồ và độ che phủ rộng lớn của cây đa này. Cây có đường kính khoảng 40m và chiều cao lên đến 10m. Gọi là cây đa 13 gốc vì cây có 1 gốc chính và có đến 12 gốc phụ. Có thể nói, bất kỳ du khách nào ghé đến Hải Phòng đều vô cùng tò mò và muốn một lần ghé đến để chiêm ngưỡng cây đa tâm linh này. Đến đây, không chỉ có cơ hội được chiêm ngưỡng cây đa cổ trăm năm, du khách cũng có thể cầu nguyện những điều tốt lành và may mắn cho cuộc sống.

    Địa chỉ: Xóm Trại, Đằng Giang, Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Miếu thờ cây đa 13 gốc
    Miếu thờ cây đa 13 gốc
    Cây đa 13 gốc
    Cây đa 13 gốc
  7. Top o

    Vương triều Mạc

    23 Chỉ đường

    Khu tưởng niệm Vương triều Mạc là một quần thể công trình được phục dựng công phu. Với tổng diện tích rộng 2,5 ha, gồm có nhà chính điện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 - 1592) là Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung và 4 vị hoàng đế là Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp.

    Tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, trong chính điện có nhiều đồ thờ, cổ vật quý giá. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg (cân nặng ứng với năm vua Mạc Đăng Dung lên ngôi), chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi, lư hương màu lam từ thời nhà Mạc.

    Đặc biệt là thanh Định Nam Đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận "bách chiến bách thắng”, những câu chuyện kỳ thú trong suốt 418 năm thanh long đao bị lưu lạc. Hiện, thanh long đao hơn 500 tuổi và là đại đao lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài 2,55m, cân nặng 25,6 kg, bằng sắt rỗng, phần lưỡi đao dài 95 cm, cán đao dài 1,6 m. Theo gia phả dòng họ và truyền ngôn của các bậc cao niên, thời còn làm tướng, đức Mạc Thái tổ thường sử dụng thanh đại đao này xông pha trận mạc.

    Địa chỉ: Cổ Trai, Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
    Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
    Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
    Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
  8. Top o

    Chùa Mét - Cổ Am - Vĩnh Bảo

    23 Chỉ đường

    Chùa Mét tên chữ là Thiên Hương tự. Tên chữ của chùa do chính ông Trần Khắc Trang thủy tổ của họ Trần ở Cổ Am đặt. Mảnh đất Cổ Am có bề dày lịch sử và văn hóa. Vào Triều Lý (khoảng năm 1162) quan Đô úy tướng quân Tô Hiến Thành đã tới vùng đất này giúp dân đắp đê lấn biển, giữ yên bờ cõi. Ông được dân làng suy tôn làm Hoàng thôn Thượng. Cứ như vậy tiếp nối từ đời này qua đời khác, đời nào Cổ Am cũng có người học hành đỗ đạt cao, đủ các học vị, học hàm từ nghè cống ngày xưa đến giáo sư tiến sĩ bây giờ.

    Chùa Mét là một công trình văn hóa - nghệ thuật cổ được xây dựng trên vùng đất Cổ Am giàu truyền thống yêu nước. Lịch sử chùa gắn liền với những bước phát triển thăng trầm của con người làng Cổ Am. Đến nay ngôi chùa này còn giữ được một tấm bia đá khá lớn dựng năm Tự Đức nhị niên (1849). Trong khu tháp tổ của chùa có một ngôi tháp chôn xá lị sư Trần Khắc Trang.

    Chùa Mét từng là trung tâm phật giáo của cả vùng và hàng năm, vào tháng 3 các vị tăng ni trong vùng tập trung về đây. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa là cơ sở đóng quân và là nơi mở lớp tập huấn, luyện quân chính thức trước khi Nam tiến của đội vệ Quốc Đoàn thuộc chiến khu Đông Triều.Về giá trị văn hóa, chùa Mét bảo tồn được một hệ thống tượng Pháp, đồ thờ có giá trị nghệ thuật như tượng Tam Thế, Thích Ca niệm hoa, Quan Âm chuẩn Đề… xứng đáng là một bảo tàng mỹ thuật Phật giáo của đất nước. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ - nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống ở làng quê Cổ Am ngàn năm văn hiến. Vì vậy, việc bảo vệ chùa Mét phải được gắn liền với việc bảo tồn làng văn hóa Cổ Am để góp phần thúc đẩy sự nghiệp bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

    Địa chỉ: Lê Lợi, Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa Mét - Cổ Am  - Vĩnh Bảo
    Chùa Mét - Cổ Am - Vĩnh Bảo
    Chùa Mét - Cổ Am  - Vĩnh Bảo
    Chùa Mét - Cổ Am - Vĩnh Bảo
  9. Top o

    Chùa tháp Tường Long

    24 Chỉ đường

    Chùa Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) là một ngôi chùa có từ thời nhà Lý (1010 – 1225), nằm trên đỉnh núi Ngọc với 20 pho tượng đồng nặng hơn 20 tấn được đặt trong nhà tam bảo. Đặc biệt, chuông chùa nặng 1000 kg mô phỏng chuông chùa Vân Bản của Đồ Sơn, được đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc. Phần móng của tháp Tường Long với kiến trúc 9 tầng cũng được hoàn thiện.

    Bên cạnh đó là nhà che bia và che hố khảo cổ 2 tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn làm từ gỗ, đá, ngói, gạch từ thời Lý là một công trình mang nhiều giá trị về kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn hóa của thế kỷ XI.

    Đến với chùa Tháp Tường Long, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của quần thể tháp mà còn hiểu thêm về tín ngưỡng Phật giáo. Thông qua các hiện vật, du khách có thể bắt gặp phong cách nghệ thuật mang hình bóng đương thời với những đường nét trau chuốt, mềm mại mà cha ông muốn gửi lại cho thế hệ hôm nay và mai sau những thông điệp, ước vọng về cuộc sống ấm no, thanh bình.

    Đây là một ngôi chùa linh thiêng và là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với các du khách thập phương khi đến với thành phố Hải Phòng.

    Địa chỉ: Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa tháp Tường Long
    Chùa tháp Tường Long
    Chùa tháp Tường Long
    Chùa tháp Tường Long
  10. Top o

    Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

    23 Chỉ đường

    Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Năm 1535, ông thi đỗ Trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc, giữ chức Tả thị lang. Năm 1543, trước cảnh quan lại lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng trảm sớ đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, xong không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…

    Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam với hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Sau khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, để tưởng nhớ công ơn của ông người dân đã lập đền thờ tại quê nhà của ông ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đền được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991.

    Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m, nặng 8,5 tấn uy nghiêm qua bao mùa mưa nắng, hai bức phù điêu lớn với những nét điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân đã dựng lên những thước phim sống động về những thăng trầm trong cuộc đời danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, căn nhà được lợp bằng cói mô tả Bạch Vân Am trước đây, cùng với đó là nhà trưng bày, nơi lưu giữ bút tích, những kiệt tác văn học qua những bản in cổ, những lời sấm truyền cho ngàn đời sau…

    Địa chỉ: Thôn Trung Am, Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
  11. Top o

    Chùa Đót Sơn

    23 Chỉ đường

    Xã Cấp Tiến Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có một ngôi Chùa tối cổ, Cổ tự Chuyết Sơn - Non Đông, nơi Hồn thiêng Sông núi, trung tâm Phật giáo Câu Lâu cổ. Đây là nơi tu hành của Thánh tổ Huyền Quang và nơi có cây Bồ Đề gốc Ấn Độ trên nghìn năm tuổi. Chùa nằm ở Thôn Quan Bồ, Xã Cấp Tiến ngày nay nhưng thuộc Tổng Kinh Lương, Tiên Lãng xưa có tên gọi chùa Đót Sơn. Chùa Đót Sơn còn có một tên gọi khác là chùa Đót. Chùa là nơi truyền bá tư tưởng Phật giáo ở Việt Nam qua nhiều triều đại từ thời còn thuộc nhà Lương, Trung Quốc, được xem là một di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

    Ngôi chùa bị tàn phá trong cuộc kháng chiến chống Pháp trong những năm 1950 cùng với Đình Kinh Lương, Đền Khai Quốc, thờ những vị Thần giữ Biển Đông tại Đống Dõi, dẫn đến sự biến mất của một vùng đất sinh trạng, một mạch biển và Trung tâm Phật giáo Câu Lâu. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn truyền nhau câu thơ tạo nên hy vọng về việc khôi phục lại mạch nhân tài này khi Chùa được phục dựng: Chốn Rồng lại có đất Tiên/Mai sau con Lạc cháu Hồng vinh hoa/Trạng đi rồi trạng lại về/Lấp sông Bồ đề gieo mạ trồng kê.

    Địa chỉ: Cấp Tiến, Tiên Lãng, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa Đót Sơn
    Chùa Đót Sơn
    Chùa Đót Sơn
    Chùa Đót Sơn
  12. Top o

    Đền Tràng Kênh

    24 Chỉ đường

    Khu di tích Tràng Kênh là một quần thể bao gồm 3 ngôi đền và 1 ngôi chùa theo dòng Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam nằm trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp, sự uy nghiêm của các công trình kiến trúc như đền, chùa mà còn bởi sự quản lý rất tốt của các ban ngành chức năng với tôn chỉ “3 không”: không mất tiền, không rác thải, không hàng quán.

    Ngôi đền đầu tiên trong quần thể di tích Tràng Kênh là đền thờ đức vua Lê Đại Hành. Đây là vị vua của triều Tiền Lê, đã có công đánh thắng quân Tống xâm lược tại dòng sông Bạch Đằng vào năm 981. Ngôi đền tiếp theo và cũng là nổi bật nhất trong quần thể di tích Tràng Kênh là đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi đền được xây dựng hướng ra dòng sông Bạch Đằng và ngọn núi U Bò, nơi trước đây Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Nhà Trần đánh tan quân xâm lượng Mông Nguyên vào năm 1288 bắt sống đại tướng Ô Mã Nhi. Ngôi đền thứ ba trong quần thể đền Tràng Kênh là đền thờ vua Ngô Quyền, người đã có công đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, xóa bỏ ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.

    Tiếp đến là ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm, tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ, hướng ra dòng sông Bạch Đằng. Trong chùa là các bức tượng được mạ vàng. Mặc dù chùa có diện tích khá nhỏ, nhưng đây lại là nơi rất linh thiêng và uy nghiêm. Vào tháng 5/2013, hoa Ưu Đàm – loài hoa trắng muốt linh thiêng trong kinh điển nhà Phật – đã khai nở trên chuông đồng của chùa Tràng Kênh, đây là một hiện tượng vô cùng kỳ diệu.

    Ngoài ra, trong quần thể di tích còn có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đền thờ vua Lê Đại hành, đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đền thờ vua Ngô Quyền tạo nên “Tứ linh từ” nổi tiếng cho khu di tích này. Một điểm đặc sắc nữa của khu di tích này, là bên nền khung cảnh sóng nước mênh mông là ba tượng đài uy nghi của các vị anh hùng Đức Vương Ngô Quyền, Đức Hoàng đế Vua Lê Đại Hành và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, những tiền nhân lỗi lạc, có tài thao lược làm nên những chiến thắng lịch sử trước những đạo quân địch đông gấp nhiều lần ta. Đây thực sự là những tác phẩm văn hóa tâm linh đẹp và sống động. Điều mà bất cứ du khách nào dừng chân nơi đây, đều có cảm nhận thông qua ánh mắt đầy biểu cảm của các vị tướng như sáng rực, quyết đoán, dõi thẳng xuống dòng sông trong tư thế đang chỉ huy trận đánh.

    Địa chỉ: TT. Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Di tích Tràng Kênh
    Di tích Tràng Kênh
    Di tích Tràng Kênh
    Di tích Tràng Kênh
  13. Top o

    Chùa Vân Tra

    23 Chỉ đường

    Đình - Chùa Vân Tra nằm ở vùng ven đô phía Tây, thành phố, thuộc địa phận xã An Đồng, huyện An Dương. Đây là một trong số rất ít những di tích lịch sử liên quan đến vương triều Hậu Lý trên địa bàn Hải Phòng ngày nay. Đình Chùa Vân Tra chỉ cách nhau khoảng 600m, cùng nằm trên mảnh đất cao ráo, dài hơn 1000m, thế đất hình con xà và xung quanh là cảnh làng xóm trù phú, cánh đồng lúa bao bọc (đình quay hướng Đông, đuôi con xà ngoảnh hướng Tây là vị trí của ngôi chùa).

    Đình Vân Tra là nơi nhân dân địa phương tôn thờ Đào Lôi, hiệu là Lôi Công - là quan trọng thần dưới 3 triều vua Lý từ Lý Công Uẩn đến Lý Thái Tông. Bản gia phả họ Đỗ ở làng Vân Tra cho biết, Đào Lôi là con Đào Mộc, mẹ người họ Đỗ, tên Uyển, người làng Vân Tra. Hai cha con ông đều có công phò nhà Lý, giữ chức quan to trong triều. Chùa Vân Tra còn là biểu tượng của dự ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với những người có công với nước, với làng.

    Địa chỉ: An Đồng, An Dương, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Chùa Vân Tra
    Chùa Vân Tra
    Đình - Chùa Vân Tra
    Đình - Chùa Vân Tra
  14. Top o

    Đền Mõ

    23 Chỉ đường

    Đền, chùa Mõ thuộc xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, nằm cách trung tâm huyện khoảng 4km sát ngay bên đường quốc lộ. Đền Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, người đã có công khai hoá mảnh đất này. Năm Quí Mùi (1283), công chúa xin vua Trần Thánh Tông cho xuất gia qui y nơi cửa Phật và được chấp thuận. Công chúa đã chọn đất thuộc làng Nghi Dương (thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương) làm nơi lập am. Sau đó bà chiêu mộ dân đến khai hoang lập ấp, rồi cùng với dân xây dựng lại thành ngôi chùa Mõ.

    Theo lời kể dân gian công chúa đặt hiệu lệnh bằng tiếng mõ để mọi người nghe đó mà nghỉ ngơi, ăn uống, đi làm...nên mọi người gọi công chúa là “Bà chúa Mõ”, rồi tụ tập trai tráng mở vật cầu trời cho mưa thuận gió hòa, có nước cho nhà nông cấy trồng, mùa màng tươi tốt. Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay.

    Địa chỉ: Nghi Dương, Ngũ Phúc, Kiến Thụy, Hải Phòng

    Chỉ đường
    Cây gạo 700 đền Mõ
    Cây gạo 700 đền Mõ
    Đền Mõ
    Đền Mõ

Nằm trong top 5 thành phố đáng sống nhất Việt Nam, Hải Phòng mang những vẻ đẹp và nét yêu kiều của riêng mình, làm nức lòng du khách đến thăm và níu giữ tâm hồn những người xa xứ. Về nơi đây du khách không chỉ được hòa mình vào không khí của một khu đô thị phồn hoa lâu đời mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tâm linh đặc sắc khiến chúng ta bình tâm hơn.

Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist đền chùa hải phòng linh thiêng cầu duyên điểm đến hấp dẫn nhất hải phòng những chùa linh thiêng nhất hải phòng.

Đăng nhập bằng Facebook

Các bình luận
Click the image to close × Ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại miền Bắc
Top 6 Ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại miền Bắc
Vũ Việt 4340 0 Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại Hà Nội
Top 7 Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại Hà Nội
Hoài Anh 6461 1 Ngôi đền, chùa
Top 10 Ngôi đền, chùa "cầu con" nổi tiếng nhất Việt Nam
Mai Tuyet Nguyen 31063 1 Ngôi chùa cầu may đầu xuân linh thiêng nhất tại Hà Nội
Top 9 Ngôi chùa cầu may đầu xuân linh thiêng nhất tại Hà Nội
Tú Anh 737 0 Ngôi đền chùa linh thiêng nhất nên đến vào dịp đầu năm mới ở miền Bắc
Top 24 Ngôi đền chùa linh thiêng nhất nên đến vào dịp đầu năm mới ở miền Bắc
Mai Tuyet Nguyen 7618 0 Ngôi đền, phủ thờ Mẫu linh thiêng nhất miền Bắc
Top 13 Ngôi đền, phủ thờ Mẫu linh thiêng nhất miền Bắc
Thuận Phong 8440 0 Ngôi chùa cổ cầu duyên linh thiêng nức tiếng ở Việt Nam
Top 17 Ngôi chùa cổ cầu duyên linh thiêng nức tiếng ở Việt Nam
Hoài Anh 1464 0 Nơi cầu tự linh thiêng nổi tiếng nhất thế giới
Top 10 Nơi cầu tự linh thiêng nổi tiếng nhất thế giới
Vũ Thu Huyền 685 1 Đền chùa đẹp và linh thiêng bạn không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn
Top 15 Đền chùa đẹp và linh thiêng bạn không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn
Dung Nguyễn 30462 1 Ngôi đền, chùa linh thiêng nhất tại tỉnh Quảng Ninh
Top 9 Ngôi đền, chùa linh thiêng nhất tại tỉnh Quảng Ninh
Trinh Nguyễn 10094 1 Ngôi đền, chùa linh thiêng nổi tiếng nhất Thái Bình
Top 7 Ngôi đền, chùa linh thiêng nổi tiếng nhất Thái Bình
Hoài Anh 35024 0 Đền chùa linh thiêng nhất Việt Nam
Top 13 Đền chùa linh thiêng nhất Việt Nam
Đinh Thị Thu Thúy 15027 0 Ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc để hành hương cầu may đầu năm mới
Top 8 Ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc để hành hương cầu may đầu năm mới
Đinh Thu Hằng 4380 0 Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hội An
Top 10 Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hội An
Thu Hoai 48 0 Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Bắc Giang
Top 10 Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Bắc Giang
Thu Hoai 1835 0 Nơi linh thiêng nhất thế giới
Top 16 Nơi linh thiêng nhất thế giới
Jane TrucVy 40 0 Địa điểm cầu tài, cầu lộc được cho là linh thiêng nhất tại Việt Nam
Top 18 Địa điểm cầu tài, cầu lộc được cho là linh thiêng nhất tại Việt Nam
Trán Dô 9392 1 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất Hải Phòng
Top 12 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất Hải Phòng
Gia Trinh Tran 11949 0 Top 14 Ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hải Phòng
  1. Top o Chùa Cao Linh
  2. Top o Chùa Đỏ
  3. Top o Đền Nghè
  4. Top o Chùa Dư Hàng
  5. Top o Đền Bà Đế
  6. Top o Cây đa 13 gốc
  7. Top o Vương triều Mạc
  8. Top o Chùa Mét - Cổ Am - Vĩnh Bảo
  9. Top o Chùa tháp Tường Long
  10. Top o Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
  11. Top o Chùa Đót Sơn
  12. Top o Đền Tràng Kênh
  13. Top o Chùa Vân Tra
  14. Top o Đền Mõ
toplist.vn top 1

Khách quan đầy đủ chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng

  • Giới thiệu
  • Mobile: 0369132468
  • Hướng dẫn
  • Bản quyền
  • FB Group
  • FB fan page
  • Kênh youtube
  • Chủ đề
  • Liên hệ
Công Ty cổ Phần Toplist Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679 Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy

Từ khóa » đền Chùa ở đồ Sơn Hải Phòng