Top 14 Ngôi đền, Chùa Nổi Tiếng Nhất Tại Bắc Ninh - Thuê Xe Bốn Bánh
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Chùa Hàm Long
- Đền Cùng – Giếng Ngọc
- Đền Bà Chúa Kho
- Chùa Tiêu
- Chùa Linh Ứng Bắc Ninh
- Chùa Dâu
- Đền Thờ Kinh Dương Vương
- Chùa Phật Tích
- Đền Đô ( Đền Lý Bát Đế )
- Chùa Dạm
- Chùa Bút Tháp
- Chùa Lim
- Chùa Cảm Ứng
- Chùa Tổ ( Phúc Nghiêm Tự )
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều ngôi đền chùa nhất Việt Nam, mảnh đất ở Bắc Ninh người ta gọi là đất Phật, chúng tôi xin được chia sẻ tới du khách 14 ngôi chùa nổi tiếng tại Bắc Ninh không thể bỏ qua.
Trước khi đi vào nội dung bài viết mời quý khách tham khảo dịch vụ cho thuê xe đi Bắc Ninh trọn gói giá rẻ tại thuexebonbanh.com
Chùa Hàm Long
Chùa Hàm Long Bắc Ninh được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp.
Chùa Hàm Long Bắc Ninh tọa lạc tại phường Nam Sơn – TP Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trước đây thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc). Chùa được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa Hàm Long Bắc Ninh có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những trường Hạ, là nơi đào tạo các nhà sư ở đất Bắc. Chùa có tên Hàm Long vì có núi Thần Long như một chiếc án thư che chắn cho ngôi chùa phía trước. Đường lên chùa đi qua những bậc đá chen giữa gốc cây, bụi cỏ rất thơ mộng.
Đền Cùng – Giếng Ngọc
Đền Cùng giếng Ngọc là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh thu hút du khách thập phương dịp đầu xuân năm mới.
Đền Bà Chúa Kho
Được xây dựng tại núi kho, khu cổ mễ, Phường Vũ Ninh thành phố Bắc Ninh. Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cô Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cô Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.
Tham khảo thêm : Có nên mặc váy khi đi du lịch đền chùa, lễ hội
Chùa Tiêu
địa chỉ tại thôn Tiêu Thượng, Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh, Chùa Tiêu có tên chữ là “Thiên tâm tự” thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu nổi tiếng là danh lam cổ tự. Căn cứ vào sử sách cổ và truyền thuyết dân gian thì chùa Tiêu Bắc Ninh đã có từ lâu đời. Đến thời Lý là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ trì của Quốc sư Lý Vạn Hạnh. Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn lớn khôn, để sau trở thành bậc Minh Vương có công khai lập vương triều nhà Lý và nền văn minh Đại Việt, là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều người ghé thăm.
Hiện chùa Tiêu Bắc Ninh là kiến trúc của nhiều lần trùng tu tôn tạo. Chùa gồm các tòa: Tam bảo, nhà tổ, nhà bia và các công trình phụ trợ. Tại nhà tổ có pho tượng cổ Thiền sư Lý Vạn Hạnh và ngai bài vị ghi rõ “Lý triều nhập nội Tể tướng Lý Vạn Hạnh Thiền sư thần vị”. Đặc biệt, chùa còn bảo lưu được một bia đá, có tên “Lý Gia Linh Thạch”, niên đại “Cảnh Thịnh nguyên niên” (1793), ghi chép sự tích về Lý Công Uẩn.
Chùa Linh Ứng Bắc Ninh
Chùa thường gọi là chùa Ngọc Khám, tọa lạc ở thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng vào thời Trần. Ngôi chùa hiện nay được dựng trên nền chùa cũ vào năm 1986. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngôi chùa bị phá hủy nhiều lần chỉ còn lại 3 pho tượng Tam thế tạc bằng đá-những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.Sách Địa chí Hà Bắc (Hà Bắc, 1982) cho biết, ba pho tượng đá ở chùa là công trình nghệ thuật của thời Trần còn lại. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) khẳng định niên đại muộn nhất của ba pho tượng là thế kỷ XV.
Chùa Dâu
Là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam được xây dựng vào buổi đầu của công nguyên, được khởi công xây dựng từ năm 187 đến năm 226 thì hoàn thành.Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăngđược đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.
Xem thêm bài viết : Top 11 ngôi đền, chùa linh thiêng, lâu đời ở Hà Nội
Đền Thờ Kinh Dương Vương
Từ thành phố Bắc Ninh ( trước là thị xã Bắc Ninh) xuôi đường 38 đến Cầu Hồ (trước là phà Hồ) khoảng 12km, đến ngã tư Song Hồ khoảng 500m, rẽ phải dọc theo đê sông Đuống chừng 5km đến thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành nơi có lăng mộ Kinh Dương Vương và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ được xây dựng từ lâu đời và được tu bổ lập bia năm Minh Mệnh thứ 21(1840).
Khu lăng Kinh Dương Vương nằm ở ngoài đê, cách dòng Đuống ngày nay khoảng 500m. Lăng xưa, rợp bóng đại thụ, tạo cảnh quan tĩnh mịch, uy nghiêm. Thời thuộc Pháp khu lăng bị tàn phá trơ trụi, mãi đến năm 1971, nhân dân thôn Á Lữ mới có điều kiện quy hoạch và tôn tạo khang trang, thoáng mát mà vẫn đậm đặc dấu ấn của kiến trúc cổ.
Di tích lịch sử lăng và đền thờ Kinh Dương Vương khẳng định Bắc Ninh là vùng đất người Việt cổ sớm tụ cư – cái nôi chốn tổ của đất Việt. Và làm phong phú thêm kho tàng lịch sử xứ Bắc cổ kính và văn hiến; sáng rõ thêm cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
Đền Đô ( Đền Lý Bát Đế )
Đền được xây dựng ngày 3/3/1030 dưới thời vua Lý Thái Tông khi ông trở về quê giỗ cha. sau này đền được trùng tu lại năm 1604, sau đó một thời gian sau vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đền bị hư nặng, nên 1989 đã cho tu sửa lại theo đúng hình dáng kiến trúc ban đầu, Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. Nơi đây là nơi thờ của 8 vị vua triều đại nhà lý đã trị vì đất nước trong thời gian 214 năm, bên ngoài đền cạnh cổng tam quan còn có bản chiếu dời đô của Vua Lý Công Uẩn, đã dời đô từ Hoa Lưu Ninh Bình về Đại La.
Chùa Dạm
Hay chùa Rạm, tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian, cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa được xây dựng năm 1086 , đến năm 1087 vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ “Lãm Sơn dạ yến”. Sau mười năm xây dựng, năm 1094 chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng – mở cửa chùa. Năm 1105, lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Tên cũ của chùa trước đây gồm có: Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự. Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
Chùa Lim
Chùa tọa lạc tại xã Vân Tương, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Chùa nằm trên đỉnh núi Hồng Vân (núi Lim), thuộc làng Lũng Sơn. Chùa thờ phật, thờ mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay, chùa thu nhỏ nhưng nhờ hội Lim mà chùa vẫn được đông khách thập phương đến lễ. Hội Lim là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm.
Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Hội Lim là hội của chùa làng Lim. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim.
Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào “ngày sinh” và “ngày hóa” của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim.
Chùa Cảm Ứng
Cảm Ứng Tự còn gọi là Chùa Trăm Gian là một ngôi chùa lịch sử ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Chùa Trăm Gian được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11. Đây là một trong những ngôi chùa lâu đời của nền Phật giáo Việt Nam.Tương truyền ngày xưa khi chùa còn đủ 100 gian thì ngôi chùa này là nơi hội tụ của rất nhiều các linh vật quý khác nhau, như: Rùa, Rồng, Nghê… Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Trăm Gian là nơi hội họp của các thành phần cách mạng, là nơi nuôi giấu cán bộ và trường học của con em địa phương. Vì thế, trong trận Điện Biên Phủ trên không chùa Trăm gian đã bị máy bay Mỹ đánh phá. Sau này, bằng kinh phí của địa phương và Nhà nước chùa Trăm gian đã được xây dựng lại đủ 100 gian. Hiện nay, Chùa là một trong những di tích lịch sử cách mạng thu hút được du khách tham quan kết hợp với quần thể khu di tích Ngô Gia Tự.
Chùa Tổ ( Phúc Nghiêm Tự )
Thuộc làng Mãn xá xã hà mãn, Hà Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh,Chùa Tổ còn có tên chùa Phúc Nghiêm tự, thuộc làng Mãn Xá – Xa Hà Mãn – huyện Thuận Thành – Bắc Ninh. Chùa xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên năm 25 – 187.Chùa thờ Phật mẫu Man Nương thuộc quần thể chùa Tứ Pháp gắn liền với truyền thuyết về Khâu Đà La-vị tổ của đạo Phật. Trong dân gian khi ấy đã lưu truyền câu: “Có Thầy ở mãi Tây Thiên, Luyện đạo tu thiền hiệu Khâu Đà La”. Tương truyền Khâu Đà La là vị Thánh tăng, trên bước đường giảng đạo đã đến vùng đất cổ Luy Lâu (Thuận Thành ngày nay).
Trên đây là Top 14 ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất tại Bắc Ninh được cung cấp bởi Thuexebonbanh.com. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung bài viết !
Từ khóa » đền Thờ Cổ Nhất Việt Nam
-
Đền Hùng, Một Trong Những Ngôi đền Cổ Nhất Việt Nam
-
Ngôi đền Thờ Sự Học Cổ Nhất Việt Nam - Du Lịch
-
35 ĐỀN CHÙA NỔI TIẾNG NHẤT VIỆT NAM DÀNH CHO PHẬT TỬ.
-
Ngôi đền Thờ Cổ Xưa Nhất Việt Nam - Gia Phả Họ Đặng
-
Đền Hùng Là Ngôi đền Cổ Nhất ở Việt Nam - Thị Xã Phú Thọ
-
Top 16 Ngôi Chùa Cổ Nhất Việt Nam
-
Đền Thờ Thầy Cô Cổ Nhất Việt Nam - Báo Gia Lai
-
Ngôi đền Thờ Sự Học Cổ Nhất Việt Nam - Du Lịch - MarvelVietnam
-
Ngôi đền Thờ Thầy Cổ Nhất Việt Nam - Báo Dân Trí
-
Vẻ đẹp Uy Nghiêm Của Ngôi đền Thờ Phùng Hưng Lớn Nhất Việt Nam
-
Một Trong Những Ngôi đền đẹp Nhất Việt Nam | Văn Hóa
-
Đền Hùng, Một Trong Những Ngôi đền Cổ Nhất VN | Lễ Hội
-
Ngôi đền “cầu Tự” Nổi Tiếng Bậc Nhất Việt Nam
-
Kiến Trúc Cổ Việt Nam - Wikipedia
-
Mỗi Ngày Giới Thiệu Một Di Tích
-
Đền Thờ Cổ Nhất Nhật Bản “Asakussa Kannon”