TOP 15 Bài Nghị Luận Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Siêu Hay

Nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tổng hợp 23 mẫu khác nhau cực hay kèm theo 4 gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó các em biết cách chọn lọc ý tưởng nắm được cách triển khai bài văn trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.

Văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hoá dân tộc là cái riêng của mỗi quốc gia. Giữ gìn bản sắc dân tộc chính là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Với 23 bài nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu gồm cả bài làm ngắn gọn và đầy đủ để các em tham khảo. Qua đó hiểu rõ được trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ truyền thống dân tộc. Ngoài ra các bạn xem thêm: nghị luận về theo đuổi ước mơ, nghị luận xã hội về kỹ năng sống.

Nghị luận giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hay nhất

  • 1. Dàn ý nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa (4 Mẫu)
  • 2. Nghị luận giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (2 Mẫu)
  • 3. Nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (2 Mẫu)
  • 4. Nghị luận về giữ gìn bản sắc dân tộc (2 Mẫu)
  • 5. Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay (2 Mẫu)
  • 6. NLXH về giữ gìn bản sắc dân tộc (5 Mẫu)
  • 7. Nghị luận về giữ gìn bản sắc dân tộc ngắn gọn (10 Mẫu)

1. Dàn ý nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa (4 Mẫu)

I. Mở bài

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.

II. Thân bài

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….

- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?

- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài

Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

Xem thêm dàn ý chi tiết trong file tải về

2. Nghị luận giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (2 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Điều gì khiến bạn tự hào về đất nước thân yêu của mình? Truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống yêu nước, bản sắc văn hoá dân tộc,… Câu trả lời tuỳ thuộc vào quan điểm và sự trải nghiệm của mỗi người. Đối với tôi, có lẽ một câu trả lời bao quát cho tất cả những câu trả lời khác, đó là những điều tích cực về vẻ đẹp đất nước là đều khiến mỗi người con trên mảnh đất ấy tự hào. Và một trong những giá trị tươi đẹp của đất nước ấy chính là “bản sắc văn hoá dân tộc” – một giá trị mà xưa kia danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi đã từng khẳng định trong bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Đại Việt.

Những điều thuộc về bản sắc văn hoá luôn mang những giá trị lâu đời, phổ quát và tự hào đối với mỗi con người. Nói về bản sắc văn hoá là nói về những điều có tính chất lặp đi lặp lại, đặc trưng cho từng khu vực quốc gia. Tức là kết hợp của tất cả những gì tốt đẹp đã trải qua trong các giai đoạn lịch sử. Chúng làm nên bản sắc riêng, truyền lại cho các thế hệ mai sau và theo quy luật của thời gian được bổ sung những giá trị mới. Khi bàn về những bản sắc văn hoá dân tộc thì dường như chẳng có giới hạn nào cho những nét đẹp xưa cũ, lâu đời của một quốc gia, dân tộc. Ví như là những nét riêng của văn hoá ngày Tết, lễ hội mỗi dân tộc, là truyền thống phong tục, tập quán mang màu sắc đặc trưng của mỗi vùng miền. Bản sắc văn hoá dân tộc vừa có tính ổn định thống nhất vừa có tính vận động biến đổi theo quy luật của thời gian, lại vừa có giá trị lịch sử nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu cho con người. Suy cho cùng, bản về bản sắc văn hoá là bàn về những giá trị riêng của mỗi dân tộc, có bề dày lịch sử lâu đời.

Bản sắc văn hoá dân tộc tạo nên vẻ đẹp linh hồn của một quốc gia, dân tộc. Đó có thể là những giá trị vật chất, giá trị tinh thần. Gọi là linh hồn bởi lẽ nó mang những nét tinh túy của những gì đặc sắc nhất, lâu đời nhất, ý nghĩa nhất của dân tộc. Bản sắc văn hoá mang hơi thở của những giai đoạn lịch sử, là sự kết tinh của những tinh hoa văn hoá dân tộc trải qua hàng nghìn năm mà cha ông đã dày công vun đắp. Nó như là cuốn sổ lưu giữ lại những gì đặc sắc, bền vững trong đời sống văn hoá của một đất nước. Để rồi, khi nhắc một khía cạnh, một phương diện, hay một hình ảnh liên quan đến văn hoá của dân tộc, con người ta có thể biết nó thuộc về vùng miền nào. Chẳng hạn khi nhắc đến lễ hội cồng chiêng người ta biết đến là nét đẹp văn hoá của người dân tộc Ê – đê, nhắc đến văn hoá nhuộm răng, người ra biết đến con người Việt Nam của thời xưa. Đặc biệt những giá trị ấy không chỉ tạo nên sự gắn kết, điểm chung giữa con người với con người trong phạm vi cộng đồng rộng lớn mà còn là cơ hội để phát triển du lịch, quảng bá vẻ đẹp của đất nước đến với mọi người. Những vẻ đẹp văn hoá tựa như sợi dây vô hình gắn kết những con người xa lạ lại với nhau, kích thích sự khám phá, tìm tòi và phát triển.

Bản sắc văn hoá thể hiện và khẳng định bề dày lịch sử của nền văn hoá mỗi dân tộc. Nguyễn Trãi đã từng viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Sự lâu đời của một đất nước không chỉ thể hiện qua bề dày lịch sử mà còn về bề dày của những văn hiến. Từ đó xây dựng niềm tự hào cho mỗi con người. Tự hào về những tinh hoa văn hoá dân tộc có sự kết tinh lâu đời, mang tính kiểm nghiệm, sàng lọc. Đây còn là nỗi nhớ khôn nguôi của những người con xa xứ sở. Bởi lẽ, vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc khiến con người ta ghi nhớ, khắc sâu trong mỗi trái tim. Những bản sắc văn hoá dân tộc còn như là một loại vũ khí, một phương diện khẳng định bản ngã của một dân tộc. Đó chính là điều đầu tiên mà tác giả Nguyễn Trãi nhấn mạnh trong bài cáo – một tác phẩm được ví như “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc”.

Bản sắc văn hoá dân tộc tồn tại sâu căn và bền vững trong đời sống của con người. Ngay từ khi chào đời, thuở còn chõng tre đung đưa à ơi lời ru của mẹ, văn hoá đã thấm nhuần và đi sâu vào giấc ngủ của trẻ thơ. Nói đến bản sắc văn hoá dân tộc là nói đến những điều đã hoà vào sinh hoạt hằng ngày. Để nói rằng, bản sắc văn hoá không phải chỉ là những điều lớn lao hiện hữu như những lễ hội, nghi thức truyền thống mà ngay trong chính bản thân mỗi con người chính là kết quả của quá trình văn hoá kết tinh. Đến nước Indonesia, bạn sẽ thấy những người phụ nữ khăn che kín đầu hay là ngay trong 54 dân tộc anh em ta cũng thấy rõ những màu sắc văn hoá riêng. Một dân tộc Thái với đặc trưng văn hoá ẩm thực, dân tộc Mông có kho tàng âm nhạc dân gian giàu bản sắc,… Bản sắc văn hoá chính là cuộc sống, là hơi thở để cho đất nước, con người có thể tự hào và phát triển.

Đặt trong bối cảnh hiện đại khi xã hội hóa có sự mở cửa hội nhập thì những bản sắc văn hoá dân tộc vừa có những thời cơ vừa có những thách thức. Trước hết đó là cơ hội quảng bá nền văn hóa dân tộc đến bạn bè năm châu nhưng cũng như thách thức trước sự pha trộn, phai nhạt, đánh mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Vũ Đình Liên đã từng nuối tiếc khôn nguôi về nghệ thuật thư pháp – câu đối đỏ khi đã bị mất đi vị trí văn hóa, bản sắc ngày Tết vốn có. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi con người là cần hoà nhập nhưng không hoà tan làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta cần có hành động thiết thực bảo vệ giá trị truyền thống như tuyên truyền nét đẹp văn hoá, tổ chức các lễ hội mang đúng bản chất, trân quý và tích cực khám phá những nền văn hoá của các dân tộc anh em. Sẽ ra sao nếu như một đất nước lại đánh mất đi bản sắc văn hoá dân tộc? Nó tất thảy là linh hồn, là niềm tự hào của một dân tộc. Mất đi bản sắc văn hoá cũng giống như con người mất đi bản ngã, đời sống văn minh của chính mình. Bản sắc văn hoá hình thành qua những phong tục tập quán, qua lao động sản xuất và qua những sáng tạo của con người. Nó như là điều vốn có, là điều quan trọng chi phối đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của con người. Theo lẽ đó, đặt ra cho mỗi con người chúng ta thái độ trân trọng, bồi đắp và ngày càng làm phong phú hơn những giá trị văn hoá cao đẹp ấy.

Và tôi luôn cảm thấy tự hào khi mình là một con người Việt Nam. Tôi cũng ý thức được trách nhiệm về việc giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. Đó có thể là duy trì những phong tục, tập quán ở quê hương như tảo mộ, thờ cúng tổ tiên ngày Tết, ăn Rằm tháng giêng, tháng bảy, tham gia các hội diễn các làn điệu dân ca ví dặm. Những nét đẹp văn hoá ấy như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và làm phong phú thêm tâm hồn tôi.

Giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ là điều cần thiết mà còn thuộc về trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam. Để có được bề dày về bản sắc văn hoá tốt đẹp là cả một quá trình của ông cha. Đó là quá trình “bốn ngàn năm Đất nước” mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gợi nhắc cho mọi thế hệ qua lời thơ giàu cảm xúc:

“Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn ngàn năm Đất Nước”

Không ai khác, chính chúng ta sẽ là người giữ gìn và viết tiếp những trang tiếp theo cho bản sắc văn hoá dân tộc. Hãy bắt đầu ngay từ việc điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân mình.

Bài làm mẫu 2

Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, Bác Hồ đã căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thực, đấu tranh cho bản sắc dân tộc cũng là một khía cạnh của bảo vệ độc lập của đất nước. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người. Ngôn ngữ, trang phục, hội họa, âm nhạc, phong cách sống,…đều là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng trong đời sống văn hóa, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc đồng nghĩa với trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi con người trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hiện nay điều này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa đang nối liền các nền văn hóa trên thế giới, cho con người cơ hội giao lưu, cởi mở. Để có thể tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại mà không trở thành những kẻ “mất gốc”, sính ngoại, cực đoan thì ta cần biết phát huy lòng tự tôn dân tộc, đề cao bản sắc. Giữ gìn bản sắc cho thấy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn của mỗi con người. Đó là cách ta khẳng định vị thế quốc gia và của chính bản thân mình khi đứng trước thế giới rộng lớn. Văn hóa dễ đi vào lòng người, hấp dẫn công chúng nên đấu tranh trên mặt trận văn hóa cũng vô cùng cam go.

Ngày nay, đa phần các bạn trẻ đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Người trẻ biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện – tài giỏi trong mắt bạn bè quốc tế. Thế hệ trẻ có quan điểm rõ ràng trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, dựa trên gốc rễ dân tộc mà học tập. Văn hóa dân gian ngày càng được đề cao, làm mới mà không mất đi giá trị cốt lõi. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Melodic, Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ngược lại, vẫn có một bộ phận người trẻ có tư duy bảo thủ, không chịu đổi mới hoặc coi thường truyền thống, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.

Hành trình phát triển của đất nước là câu chuyện hàng ngàn năm. Đất nước độc lập, tự do thì con người mới hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, nâng tầm bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (2 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, được thể hiện qua nhiều hình thức, một trong số đó là việc tổ chức các lễ hội. Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Bài làm mẫu 2

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

4. Nghị luận về giữ gìn bản sắc dân tộc (2 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu.

Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Bài làm mẫu 2

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

5. Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay (2 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Để có thể đưa đất nước Việt Nam giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thì bên cạnh việc phát triển kinh tế, chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

“Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Văn hóa có thể hiện hữu bằng sản phẩm thuộc về vật chất như những món ăn của dân tộc, trang phục truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Và cũng có thể vô hình qua những giá trị tinh thần: tiếng nói, truyền thống của dân tộc (yêu nước, hiếu học, thủy chung…), tác phẩm văn học, những nét đẹp trong phong tục tập quán… Quả thật, với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa.

Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Với tầm quan trọng to lớn như vậy, cần phải có những biện pháp nào để giữ gìn bản sắc văn hóa. Có lẽ đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Tuy hành động đó là nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ý nghĩa.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay - những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức bảo vệ những nét đẹp chân quý của đất nước.

Bài làm mẫu 2

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay.

Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước.

Trong thời đại công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá này không chỉ xuất hiện trên trang phục của người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.

6. NLXH về giữ gìn bản sắc dân tộc (5 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Chẳng thơm cũng thể hoa nhàiDầu không thanh lịch cũng người Tràng An.

(Ca dao)

Vâng, câu ca dao ấy đã khái quát những nét thanh lịch của con người mảnh đất ngàn năm văn hiến. Có lẽ, chính những nét đẹp đó đã để lại trong lòng mỗi người con của mảnh đất này thật nhiều hoài niệm. Là nhà văn sinh ra ở đất kinh kỳ, Nguyễn Khải đã thể hiện sự tinh tế nhạy cảm của mình trước những nét văn hóa rất riêng của Hà Nội qua truyện ngắn “Một người Hà Nội” được rút từ tập “Hà Nội trong mắt tôi”. Tác phẩm không chỉ thể hiện sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp văn hoá của miền đất này, không chỉ là sự xót xa cho sự mai một của những giá trị văn hoá. Mà quan trọng hơn là cả tác phẩm đã để lại cho mỗi chúng ta thật nhiều suy ngẫm về việc giữ gìn bản sắc văn hoá trong cuộc sống hôm nay.

Có thể nói, “Một người Hà Nội” là một truyện ngắn thành công của Nguyễn Khải. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là bà Hiền trong mối quan hệ với sự biến đối của thời cuộc. Những nét đẹp tinh túy nhất của người Tràng An dường như đã được hội tụ ở nhân vật này. Một trong những nét đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ tác giả không đi sâu vào những sự kiện lớn, ngược lại ông dùng ngòi bút của mình vào những điều hết sức bình thường, giản dị hằng ngày của cuộc sống nhưng qua đó vẫn làm nổi bật được những nét tính cách độc đáo của nhân vật. Những nét đẹp trong suy nghĩ của bà Hiền được thể hiện trước tiên qua cái cách mà bà chọn chồng là một ông giáo tiểu học hết sức bình thường “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”, cái quyết định dừng sinh con ở tuổi bốn mươi, trái hoàn toàn với quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” của xã hội ta lúc bây giờ... Là một người phụ nữ nhưng bà luôn chủ động, tự tin việc quản lý gia đình bởi bà ý thức rất rõ vai trò quan trọng của một người vợ, người mẹ: “người đàn bà mà không là nội tướng thì cái gia đình ấy chả ra sao”. Không những thế, là một người mẹ, bà uốn nắn con từ cái nhỏ nhất như ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh... Rồi khi hai đứa con trai lần lượt xin ra chiến trường, người mẹ ấy “cũng đau đớn mà bằng lòng” vì không muốn con sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Ở bà người ta vẫn thấy sáng lên một niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp trường tồn vĩnh cửu của Hà Nội: “Mỗi thế hệ đều có một thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”. Có thể nói cái cốt cách của Hà Nội còn được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử nhân vật này. Đó là sự linh hoạt đầy bản lĩnh trước những đổi thay của cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn dám sống là mình, thẳng thắn, chân thành, giàu lòng tự trọng nhưng cũng hết sức khéo léo, thông minh. Con người ấy vẫn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống của người Hà Nội lộ cái quý phái, sang trọng, lịch lãm của người Hà Thành từ cách ăn mặc bài trí nhà cửa, từ cái cảm nhận hết sức tinh tế “trời rét, mưa rây lả lướt dù đủ làm ẩm áo chứ không làm ướt” đến cái cách lau chùi bát hoa thuỳ rong ngày giáp Tết một cách hết sức tỉ mỉ... đã cho thấy nét đẹp văn hoá trường tồn vĩnh cửu ở một người Hà Nội hết sức bình dị nơi mảnh đất văn hiến này. Trong nhân vật bà Hiền vừa có một Hà Nội trí tuệ, hiện đại, thức thời lại vừa tồn tại một Hà Nội đài các kiêu sa, cổ kính, với chiều sâu văn hoá. Dù đã có tuổi, bà Hiền vẫn là “hạt bụi vàng của Hà Nội”.

Thế nhưng câu chuyện của Nguyễn Khải đâu chỉ dành cho con người của Hà Nội mà còn hướng đến tất cả những người Việt Nam nói chung để gửi đến thông điệp về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn hoá có thể một cách đơn giản là tất cả những giá trị, những nét đẹp về vật chất và tinh thần của xã hội, chừng nào con người còn tổn tại thi văn hoá cũng sẽ vẫn còn. Dù ở bất kỳ thời đại nào thì văn hoá cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bản sắc văn hoá là những đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, góp phần không vào việc hình thành nên một quốc gia độc lập. Và có lẽ cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi khi xưa đã nhắc đến truyền thống văn hoá của dân tộc ngay sau khi tư tưởng nhân nghĩa ở phần mở đầu của “áng thiên cổ hùng văn” - Đại cáo bình Ngô:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoNhư nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Mỗi dân tộc cần phải có một nền văn hóa riêng cũng giống như mỗi cá nhân trong cuộc đời phải có cá tính riêng để làm nên cái “tôi” của chính mình phân biệt mình với người khác. Một đất nước làm sao có thể tồn tại bền vững khi mà nhắc đến nó, người ta chăng có cớ gì để nhớ, chẳng có gì để nói. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên truyền thông của một dân tộc. Những giá trị văn hoá phi vật thể cũng phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm hồn con người. Văn hoá Việt giản dị nhưng có chiều sâu và có bản sắc riêng. Con người Việt Nam bình dị, hết sức tinh tế nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường. Chính truyền thống văn hoá tạo nên cội nguồn, gốc rễ cho dân tộc, từ đó hình thành nên ở con người Việt Nam lòng tự hào, tự tôn dân tộc, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Tôi chợt nghĩ đến hình ảnh cây si ở đền Ngọc Sơn mà Nguyễn Khải đã từng nhắc đến trong “Một người Hà Nội”. Gió bão có thể thế làm nghiêng cả tán, bật cả rễ nhưng qua bao phong ba bão táp, bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nó lại hồi sinh, trổ lộc non. Văn hoá góp phần làm nên cái “vàng son” cho quá khứ, còn quá khứ góp phần hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi văn hoá thường hướng con người ta đến những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống, hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ, làm cho con người sống tốt hơn. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử... không chỉ cho thấy những nét văn hóa rất riêng của đất nước Việt Nam mà còn đóng góp không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Chưa kể đến doanh thu không nhỏ cho ngành dịch vụ từ du lịch nội địa và quốc tế từ việc quảng bá hình ảnh đó, vị thế của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện, được nâng cao trên trường quốc tế, rất nhiều cơ hội mở ra cho việc giao lưu cả về mặt kinh tế, chính trị phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Vì thế nếu chúng ta không có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình thì tự chúng ta sẽ làm mất đi vị thế riêng của mình, sẽ bị hoà tan trong những nền văn hoá khác trên thế giới. Có những thứ khi đã mất đi ta vẫn có thể lấy lại được nhưng có những điều nêu không níu giữ thì nó sẽ tuột khỏi tay ta mãi mãi.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có rất nhiều thuận lợi khi chúng ta mở cửa, giao lưu với các nước trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội để quảng bá cho văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế nhưng nếu như chúng ta không có ý thức giữ bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ làm mất dần đi những giá trị văn hoá độc đáo. Làm sao để hoà nhập mà không hoà tan là một vấn để không đơn giản không phải là không thể làm được nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ nay. Mỗi người hãy tự trau dồi cho mình vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc làm sao để bạn bè quốc tế hiểu và yêu thích văn hóa của đất nước chúng ta cũng là một cách để giữ gìn bản sắc văn hoá bởi ai đó đã từng nói rằng: “cho đi cũng là cái còn lại mãi mãi”. Việc giữ gìn truyền thống văn hoá phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của vùng miền mình, của đất nước mình. Nhà nước cần có những biện pháp thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá, song song với những chính sách hợp lý để trùng tu, bảo tồn những di tích, danh lam và giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể. Có thể nói, việc giữ gìn những giá trị văn hoá không phải là trách nhiệm của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả mọi người, không phải bằng khẩu hiệu, bằng lời nói mà những việc làm hết sức cụ thể.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giữ gìn được những giá trị văn hóa của mình bởi lẽ cuộc sống cũng có những biến cố (chiến tranh, thiên tai...) có thể làm cho những công trình văn hoá bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang hằng ngày cố gắng tìm mọi cách để có thể giữ gìn được phố cổ Hà Nội, chùa Một Cột... Việt Nam vinh dự được UNESCO công nhận một số công trình văn hoá vật thể và phi vật thể là di sản văn hoá thế giới chứng tỏ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của chúng ta trong việc phát huy những giá trị văn hoá dân tộc. Cuộc sống hiện đại hối hả hơn, con người ta bận rộn hơn, điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết nhưng sâu thẳm trong mỗi chúng ta là một tâm hồn Việt, một cốt cách Việt. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá không có nghĩa là không có sự giao lưu, học hỏi. Mỗi nền văn hóa đều có những thế mạnh riêng của nó. Tiếp thu một cách hợp lí có chọn lọc sẽ là điều kiện để làm giàu có thêm vốn văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, cũng chính từ sự giao lưu ấy mà ta có thế biết được điểm mạnh điểm yếu trong nền văn hoá của mình, từ đó có thể phát huy những điểm mạnh đồng thời học hỏi những kinh nghiệm để có thể khắc phục những chỗ còn khiếm khuyết.

Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng dân nhân loại mà còn rất ý nghĩa đối với mỗi con người vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người.

Bài làm mẫu 2

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… Đây là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. Ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều. Trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kỹ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lai hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì? Và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.

Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.

Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

Bài làm mẫu 3

Thế giới ngày càng vận động đến xu hướng hội nhập. Ảnh hưởng và giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ. Ngày nay chúng ta không thể không tiếp nhận văn hóa thế giới bởi lẽ nếu không tiếp nhận văn hóa thế giới thì tình trạng lạc hậu, chậm phát triển càng thêm trầm trọng và nặng nề. Điện thoại di động, máy vi tính, tivi cũng như rất nhiều những sản phẩm điện tử, công nghệ sinh học, hóa học, lý học đang tràn ngập thế giới và trở thành những điều không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam. Bên cạnh mặt tốt bởi ích lợi của nó cũng biểu hiện rất nhiều lo ngại về ảnh hưởng mặt trái của nó. Một số biểu hiện cần phải được quan tâm suy ngẫm để làm sao những giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc văn hóa Việt Nam được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống của con người Việt Nam.

Nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền thống với nhiều thể loại, loại hình hiện đang bị mai một. Sở dĩ những thể loại, loại hình đó tồn tại lâu đời và có sức hấp dẫn mạnh mẽ vì nó là văn hóa được xây dựng trên nền tảng của nền nông nghiệp lúa nước. Ngày nay khi công nghiệp tác động mạnh mẽ vào đời sống thì các thể loại đó không còn khả năng hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ. Thanh niên và cả tầng lớp trung lưu không còn thích xem tuồng, chèo, hát ca trù… Đảng và Nhà nước đến Bộ Văn hóa và những nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu tâm huyết với các loại hình văn hóa truyền thống đang hết sức quan tâm, bảo lưu, giữ gìn và cố gắng phát triển. Nhưng quan trọng nhất vẫn cần phải được sự quan tâm của đông đảo các ngành, các cấp và nhân dân thì mong muốn ấy mới có thể thực hiện được.

Chiếc áo dài tân thời - sản phẩm văn hóa mặc kết hợp cả văn hóa mặc Đông - Tây đã và đang là vẻ đẹp văn hóa mặc mang bản sắc Việt Nam cũng cần phải được nhận thức và giữ gìn. Do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày nay tốt hơn nên nhiều phụ nữ không được mảnh mai và vì vậy không thích mặc áo dài ngay cả những ngày lễ, tết. Trong khi đó trên thế giới, người ta đánh giá rất cao chiếc áo dài tân thời của chúng ta. Nhà văn hóa Liên Xô, Roman Karmen đã khi đến thăm trường nữ trung học Trưng Vương Hà Nội đã kinh ngạc mà reo lên: “đúng là tiên” khi ông nhìn thấy các nữ sinh mặc áo dài.

Một số các nhạc cụ rất độc đáo của người Việt Nam đang ít được chú ý bảo tồn và phát huy. Đàn đá Tây Nguyên, một thời tạo được ấn tượng sâu đậm cho thính khán giả trong và ngoài nước, hiện nay chỉ có ít người biết sử dụng. Các nhạc cụ độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi cũng có nguy cơ mai một trong bối cảnh nhạc hiện đại tràn lan trong đời sống âm nhạc ngày nay. Đô thị hóa nông thôn là một sự tiến bộ nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố làm mai một những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam. Mối quan hệ làng xã truyền thống với tình làng nghĩa xóm cũng không còn mặn nồng như trước.

Giữ gìn bản sắc văn hóa không có nghĩa là loại bỏ các yếu tố văn hóa ngoại lai. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” khác với “bảo vệ bản sắc văn hóa”. “Bảo tồn bản sắc văn hóa” là giữ để cho không mất đi, còn “bảo vệ bản sắc văn hóa” là giữ không để cho xâm phạm. “Bảo tồn” không có nghĩa là chỉ giữ lấy mà còn phải làm cho nó phát triển lớn mạnh hơn, giàu có hơn và vẫn được bổ sung các yếu tố mới. Trong việc bảo tồn và phát triển cũng đòi hỏi phải biết lựa chọn, sàng lọc. Các yếu tố văn hóa bản địa trước đây đã từng dung hợp với các yếu tố văn hóa ngoại nhập nhưng vẫn tạo ra những nét văn hóa bản sắc. Vấn đề là phải dung hợp như thế nào và điều đó phải trở thành nhận thức, ý thức thường trực trong tiếp nhận và sử dụng. Thực tế cho thấy nhiều người có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam rất quan ngại khi các yếu tố văn hóa ngoại nhập đã làm xâm phạm và làm lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống. Gần đây trang phục và diễn xuất của nhiều ca sĩ, diễn viên trên sân khấu đã tạo ra sự phản cảm, trở thành một vấn đề nhức nhối khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả quay lưng với nghệ thuật sân khấu. Người Việt Nam thừa nhận và tiếp nhận cái tinh túy, đẹp đẽ của vũ Ba lê, của nhạc Rock, của kịch nói, của nghệ thuật điện ảnh nhưng không chấp nhận phim ảnh khiêu dâm cùng những trò chơi bạo lực trên máy tính.

Bảo tồn cũng phải có sự lựa chọn, sử dụng những yếu tố văn hóa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Lễ hội là văn hóa truyền thống nhưng tình trạng ngày nay tổ chức quá nhiều lễ hội vừa tốn kém, vất vả và nguy cơ bị mê tín dị đoan hóa đấy là chưa kể có những hiện tượng lợi dụng lễ hội cầu lợi và làm lợi cho cá nhân.

Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Có lẽ trước hết mỗi cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa theo đúng cách nghĩ: mọi cái sẽ đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc là văn hóa. Xã hội và nhà trường phải tăng cường giáo dục để mọi công dân hiểu được những giá trị, những biểu hiện truyền thống văn hóa… Cần phải có kế hoạch và giải pháp đồng bộ về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây là công việc không phải của một ngành mà phải là của toàn xã hội. Phải có phương châm giáo dục về văn hóa một cách quy củ, hệ thống. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đã viết: “Một môn học về văn hóa dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: Thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày có bao nhiêu phim, bài có nội dung giáo dục về văn hóa dân tộc và có bao nhiêu phim, bài giới thiệu về các loại mốt, về đời tư các người mẫu, siêu sao, về các vụ án đầy tình tiết giật gân và bạo lực? Các báo đài nên mở (nếu đã mở rồi thì tăng cường) các chuyên mục tìm hiểu về văn hóa dân tộc, qua đó thanh niên sẽ biết được nguồn gốc, ý nghĩa, lý do tồn tại, phạm vi sử dụng… của các phong tục, sản phẩm văn hóa. Biết được ý nghĩa sâu xa của tục thờ cúng tổ tiên, thanh niên sẽ không phũ phàng tới mức “nại cớ bận công tác, đợi gần giờ ăn mới đưa vợ đến thắp vội nén nhang, ngồi ăn dứt điểm cho lẹ rồi lại “bận công tác để chuồn cho nhanh” (Báo Tuổi trẻ, ngày 2-11-1995). Hiểu được chỗ hay và biết cách thưởng thức, thanh niên sẽ bớt thờ ơ với các loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết lời ca ngợi như chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… Biết được lý do tồn tại và phạm vi sử dụng của một hiện tượng văn hóa nước ngoài, thanh niên sẽ không học đòi chạy theo đến mức mù quáng. Hiểu được về văn hóa sẽ hạn chế được hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống và trên các báo đài!”

Tóm lại, mỗi người dân Việt Nam hãy đóng góp một phần nhỏ bé để có thể giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Bài làm mẫu 4

Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.

Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.

Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Bài làm mẫu 5

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mọi thứ đều đang thay đổi một cách nhanh chóng và giúp con người tiến xa hơn. Nhưng có một thứ mà dứt khoát chúng ta phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc.

Văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Ý nghĩa mà nó để lại cho mỗi một đất nước là rất lớn. Nó kết tinh những tinh hoa của thế hệ đi trước để lại, góp phần tạo nên cái bản sắc riêng, đặc trưng của một dân tộc mà chúng ta không thể đánh mất. Văn hóa là một phạm trù rộng, nên ở đây chúng ta không bàn luận sâu về bản chất của nó. Còn việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm của đất nước, của mỗi công dân.

Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Đầu tư kinh tế cũng vậy. Việt Nam khao khát làm giàu, nhưng cách làm giàu từ nước ngoài mà không tôn trọng văn hóa người Việt cũng không thể tồn tại lâu bền được.

Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chéo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn… Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ - tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh.

Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Các bạn trẻ ngoài việc được giáo dục, cũng phải tự ý thức về điều đó, để đất nước chúng ta sau này có phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng giống họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

7. Nghị luận về giữ gìn bản sắc dân tộc ngắn gọn (10 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

............

Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận về văn hóa dân tộc

Từ khóa » Trình Bày Vẻ đẹp Của Dân Tộc Việt Nam