TOP 15 Đề Thi Học Kì 2 Môn Văn 6 Năm 2021 - 2022 (Sách Mới)

Bộ đề thi học kì 2 môn Văn 6 năm 2023 - 2024 gồm 24 đề thi sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, có đáp án, file nghe, bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 24 đề thi học kì 2 Văn 6, còn giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo thêm bộ đề thi học kì 2 môn Toán.Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn năm 2023 - 2024

  • 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức
    • 1.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
  • 2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
    • 2.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
  • 3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
    • 3.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6
    • 3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 6
    • 3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6
    • 3.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Văn 6

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức

1.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ IIMôn: Ngữ văn lớp 6Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CẬU BÉ TÍCH CHU

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.

Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:

- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.

Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

- Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

- Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

- Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:

- Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.

Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.

(Trích “Truyện cổ tích Việt Nam”, tr.21,22, NXB Mĩ thuật 2018).

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật Tích Chu.B. Lời của người kể chuyện.C. Lời của nhân vật người bà. D. Lời của nhân vật người bố.

Câu 2. Việc làm nào của bà không dành cho Tích Chu?

A. Làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu.B. Có thức gì ngon cũng dành cho Tích Chu.C. Cho Tích Chu tiền rong chơi với bạn bè.D. Khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.

Câu 3. Từ chạy, bay trong câu văn “Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ.B. Động từ.C. Tính từ.D. Đại từ.

Câu 4. Đọc câu chuyện em thấy tình cảm của bà dành cho Tích Chu như thế nào?

A. Bà không yêu thương Tích Chu.B. Bà tảo tần vất vả sớm hôm.C. Bà yêu thương, chăm sóc cho Tích Chu D. Bà làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu.

Câu 5. Điều gì khiến bà tiên xuất hiện giúp Tích Chu tìm bà?

A. Tích Chu đã lớn.B. Tích Chu trí tuệ hơn người.C. Tích Chu đi đường mệt.D. Tích Chu hối hận và đã biết thương bà.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu?

A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.B. Ca ngợi Tích Chu có sức khỏe phi thường.C. Giải thích nguồn gốc nước suối Tiên.D. Ca ngợi tình cảm gia đình.

Câu 7. Khi bà biến thành chim, thái độ của Tích Chu ra sao?

A. Mừng rỡ.B. Hoảng hốt.C. Dửng dưng.D. Ngạc nhiên.

Câu 8. Nhận xét nào đúng về cậu bé Tích Chu?

A. Đáng khen vì biết đi tìm bà.B. Đáng trách vì mải chơi.C. Đáng yêu vì cậu rất hồn nhiên.D. Vừa đáng khen vừa đáng trách.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc xong truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu.

Câu 10. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của nhân vật của bà Tiên trong truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu này?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6,0
1B0,5
2C0,5
3B0,5
4C0,5
5D0,5
6D0,5
7B0,5
8D0,5

9

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

10

- Nêu lí do về sự xuất hiện của nhân vật bà tiên

- Đánh giá vai trò và ý nghĩa của nhân vật bà tiên trong câu chuyện này?

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể chuyện.

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Kể lại một truyện truyền thuyết.

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ 3

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại câu chuyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

0,25

c. Đảm bảo các nội dung:

Kể lại diễn biến câu chuyện.

- Xuất thân của các nhân vật trong câu chuyện.

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

- Diễn biến chính của câu chuyện:

Sự việc 1……

Sự việc 2…….

Sự việc 3……

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1Đọc hiểuTruyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)…305002060
2ViếtKể lại một truyện Truyền thuyết bằng lời văn của em.01*01*01*01*40
Tổng1552515030010100
Tỉ lệ %2040%30%10%
Tỉ lệ chung60%40%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TT

Kỹ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích,…).

Nhận biết

- Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, sự việc, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể.

- Nhận biết về từ loại: danh từ, động từ, tính từ…

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học từ văn bản.

- Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong truyện truyền thuyết.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một truyện Truyền thuyết bằng lời văn của em.

Nhận biết: Kiểu bài kể chuyện truyền thuyết

Thông hiểu: Kỹ năng viết bài kể chuyện đảm bảo các yếu tố cơ bản: ngôi kể, lời kể, trình tự sắp xếp các sự việc

Vận dụng: Viết được bài văn kể chuyện truyền thuyết bằng lời văn của em.

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

2.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

Trường THCS:....................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2023 - 2024Môn Ngữ văn lớp 6Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Phần 1: Đọc – hiểu: (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tảB. Tự sựC. Nghị luận D. Biểu cảm

Câu 2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu:

A. Câu thứ nhất B. Câu thứ hai C. Câu thứ ba D. Câu thứ tư

Câu 3. Cho các từ sau, từ nào là từ láy trong văn bản trên?

A. công cuộc B. trí tuệ C. đạo đức D. mòn mỏi

Câu 4. Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn trích trên?

A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên hiện nayB. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách C. Ca ngợi các sách văn học, nghệ thuật, giải trí D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách hiện nay

Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Phát động phong trào đọc sách B. Cách đọc sách hiệu quảC. Vai trò của việc đọc sách D. Thực trạng của việc đọc sách

Câu 6. Cho các từ sau trong văn bản trên, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. trí tuệ B. gia đình C. công cuộcD. lâu dài

Câu 7. Trong văn bản trên, vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

A. Vì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.B. Vì đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. C. Vì gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.D. Vì chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách.

Câu 8. Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?

A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sáchB. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sáchC. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

Câu 9: Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 10: Hãy chỉ ra những việc làm cụ thể của em để xây dựng thói quen đọc sách hiện nay?

Phần II: Viết

Hiện nay tình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6,0
1C0,5
2A0,5
3D0,5
4B0,5
5C0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là :

- “việc nhỏ”:

+ vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

+ mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, đến mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách

- “công cuộc lớn”: đọc sách trở thành ý thức thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình, việc đọc sách trở thành văn hóa của đất nước.

1,0

10

Hs đưa ra ít nhất hai phương án thích hợp về những việc làm cụ thể của bản thân để xây dựng thói quen đọc sách:

- Xây dựng tủ sách gia đình, thư viện nhà trường

- Mỗi ngày dành tối thiểu 30 phút đọc sách

- ….

1,0

PhầnII

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hiện tượng nghiện game

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giải thích game, nghiện game là gì?

- Thực trạng hiện tượng HS nghiện game hiện nay.

- Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nghiện game ở hs.

- Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Trình bày ý kiến về một hiện tượng mà xã hội mình quan tâm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Văn bảnnghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản.

- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm

Nhận biết: Nhận diện yêu cầu của đề (Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm)

Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn nghị luận (Cần có ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng…)

Vận dụng: Sử dụng các yếu tố của văn bản nghị luận trong bài viết

Vận dụng cao:

Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

3.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”

(Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ haiB. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?

A. Mẹ tôi B. Chiếc áo rét C. Những bàn tay cóngD. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?

Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “không” trong cụm từ “không bị lạnh”?

A. bất B. nhấtC. hữu D. thất

Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ "hôm ấy” là

A. chỉ nơi chốn B. chỉ nguyên nhân C. chỉ phương tiệnD. chỉ thời gian.

Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?

A. Lá thư B. Đôi găng tayC. Đôi bông tai D. Đôi tất.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là lời của nhân vật

A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?

A. Giàu lòng yêu thương.B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.C. Hồn nhiên, trong sáng.D. Giàu lòng vị tha.

Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:

A. Ca ngợi tình cảm gia đìnhB. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.

3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU
1A0,5
2C0,5
3A0,5
4D0,5
5B0,5
6C0,5
7A0,5
8D0,5

9

- Đồng tình với suy nghĩ của người con

- Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên……( có thể có câu trả lời khác, miễn hợp lí)

0,5

0,5

10

HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau:

- Biết chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm tới bạn bè , những người có hoàn cảnh khó khăn…

- Biết ơn những người giúp đỡ mình…

1

I

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

0,25

0,25

0,25

c. Nội dung

* Mở bài:

+ Giới thiệu việc tốt giúp đỡ người khác mà em đã làm.

+ Cảm nghĩ, ấn tượng của em về trải nghiệm ấy.

* Thân bài:

+ Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm ( trải nghiệm bắt đầu ở đâu, với ai, như thế nào?)

+ Kể diễn biến của trải nghiệm ( Em đã làm việc tốt như thế nào? Ai là người nhận? Họ có cử chỉ, lời nói, cảm xúc ra sao?...)

+ Kết thúc trải nghiệm ra sao? Em có suy nghĩ, mong muốn hoặc cảm xúc gì về trải nghiệm không?

*Kết bài:

Nêu suy nghĩ, cảm nhận và mong ước của em sau trải nghiệm của bản thân.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, lối kể sáng tạo.

0,25

3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6

TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

3.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Văn 6

TT

Chương

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận ra tự đơn và từ phức ; từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề của văn bản.

- Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu.

- Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

- Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết: Nhận diện được kiểu văn bản (Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân)

Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (Cần có nhân vật, sự việc, cốt truyện…)

Vận dụng: Sử dụng các yếu tố để viết....

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

....

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Từ khóa » đề Thi Văn Lớp 6 Hk2 Có đáp án