Top 15 đoạn Văn Ngắn Kể Về Một Anh Hùng Chống Ngoại Xâm Mà Em ...

Top 18 đoạn văn ngắn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết lớp 3Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biếtBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

18 Đoạn văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết lớp 3

Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết lớp 3 bao gồm 18 mẫu kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết dành cho các em học sinh tham khảo, luyện tập kỹ năng viết tập làm văn.

Đề bài: Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng dân tộc mà em biết. (Viết đoạn văn ngắn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.)

Dàn ý bài văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết

1. Mở bài

- Dẫn dắt: Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, trải qua không biết bao khó khăn, thử thách của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Lịch sử đã ghi danh vô vàn những anh hùng chống giặc ngoại xâm tiêu biểu, có công giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

- Nêu đối tượng cần kể: Một trong số đó là anh hùng Võ Thị Sáu, người thiếu nữ anh hùng trở thành huyền thoại của miền Đất Đỏ.

2. Thân bài

- Kể về cuộc đời chị Võ Thị Sáu:

+ Sinh năm 1933 ở vùng Đất Đỏ, Bà Rịa Vũng Tàu, nơi có truyền thống cách mạng, yêu nước

+ Cuộc sống gia đình nghèo khổ, khốn khó, cha làm phu xe, mẹ buôn bán nhỏ, từ nhỏ chị Sáu đã phải theo phụ cha mẹ kiếm tiền sinh nhai

+ Hoàn cảnh nước nhà lúc đó: Bị thực dân Pháp đô hộ, chứng kiến người dân bị Pháp đàn áp, bóc lột dã man, chị Sáu vô cùng căm hận và quyết lòng đi theo cách mạng.

- Kể về giai đoạn chị Sáu tham gia Cách mạng:

+ Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Võ Thị Sáu bỏ học, ở nhà phụ giúp cha mẹ, làm tiếp tế cho Chi đội Giải phóng quân tỉnh

+ Năm 1946, chị cùng anh trai gia nhập Việt Minh, gia nhập đội Công an xung phong, làm nhiệm vụ tiếp tế, liên lạc

+ Năm 1947, khi vừa tròn 14 tuổi, chị Sáu đã trở thành đội viên chính thức của Công an xung phong Đất Đỏ

- Chị lập được rất nhiều thành tích, góp phần vào thành công của phong trào cách mạng địa phương: Tập kích, ám sát bằng lựu đạn sĩ quan Pháp và Việt gian,...

- Tháng 12/ 1950, trong khi làm nhiệm vụ, chị bị Pháp bắt và đưa đi giam giữ ở nhiều nhà tù.

- Năm 1950, chị Võ Thị Sáu bị tòa án đưa ra xét xử khi làm chết tên sĩ quan của Pháp và nhiều kẻ Việt gian.

- Năm 1952, sau khi bị đày ra Côn Đảo, Võ Thị Sáu bị tử hình. Chị ngã xuống khi vừa tròn 18 tuổi.

- Đứng trước họng súng của kẻ thù, người thiếu nữ anh hùng đó vô cùng gan góc, bất khuất, hiên ngang " Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội", "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước", "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!".

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về người anh hùng chống giặc ngoại xâm Võ Thị Sáu: Sự cảm phục, kính trọng, tự hào,...

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 1

Bà Triệu là một nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng ngưỡng mộ. Là một người phụ nữ, nhưng bà Triệu vẫn hội tụ đủ các yếu tố của một vị tướng tài: anh dũng, mạnh mẽ, tài trí. Không chỉ vậy, bà còn có lòng yêu nước nồng nàn, với một tinh thần quyết tâm mãnh liệt. Bởi vậy, bà được sự tin tưởng của hàng nghìn quân lính, cùng bà chiến đấu chống quân đô hộ đến cùng. Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến cho quân thù phải kinh hồn bạt vía, làm chúng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù chúng đe dọa hay dụ dỗ bà bằng cách gì thì vẫn chẳng thể khiến bà nao núng. Cuối cùng, bà Triệu đã hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập nước nhà. Công lao của bà người dân Việt Nam ta đến nay vẫn còn nhớ mãi.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 2

Vị anh hùng chống giặc ngoại xâm vĩ đại nhất trong lòng em chính là Bác Hồ vĩ đại. Vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân, Bác đã hi sinh cuộc đời và hạnh phúc riêng tư của mình. Cả cuộc đời Bác lặn lội khắp nơi, chịu bao khó khăn để tìm ra con đường cứu nước. Rồi cũng chính Bác đã lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu mạnh mẽ, đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Có thể nói, Bác Hồ chính là mũi tên, là đầu tàu, là tượng đài tinh thần vĩ đại nhất giúp chúng ta kháng chiến thành công. Cuộc sống hòa bình ngày hôm nay mà chúng ta có được, chính là nhờ vào công lao của Bác. Ngoài ra, Bác còn đi vào lòng dân bởi đức tính cần kiệm, chăm chỉ, chịu khó và trung thực, giản dị - điều hiếm thấy đầy đủ ở một vị lãnh tụ. Chính điều đó khiến cho nhân dân Việt Nam ta luôn kính trọng và biết ơn Bác Hồ vĩ đại.

Viết một đoạn văn ngắn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 3

Theo truyền thuyết kể lại vua Lê Lợi được thần Long Quân sai rùa vàng trao kiếm dẹp giặc Minh. Lê Lợi là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê - triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhà vua sinh năm 1385. Khi vua hai mươi mốt tuổi, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Trước những cai trị độc ác, tàn bạo của kẻ thù, Lê Lợi nuôi chí lớn đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi đã tập hợp quân lính để thực hiện điều đó. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng diễn ra. Sau chục năm chiến đấu gian khổ, vị tướng Lê Lợi và toàn quân đã thắng lợi, dẹp tan giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Vị vua thành lập ra nhà Hậu Lê đã đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Lê Lợi quả thực là một anh hùng dân tộc ta.

Viết một đoạn văn ngắn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 4

Vị anh hùng mà em vô cùng ngưỡng mộ là anh Kim Đồng. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng. Anh sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong năm đội viên đầu tiên của đội. Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ đó mà các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng trốn thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin khi anh vừa tròn mười bốn tuổi. Kim Đồng đã được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Viết một đoạn văn ngắn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 5

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

Viết một đoạn văn ngắn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người anh hùng dân tộc vĩ đại nhất trong trái tim của em. Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Bác đã hi sinh tuổi trẻ và hạnh phúc riêng của mình. Suốt cuộc đời Bác là những ngày tháng bôn ba khắp nơi, chịu đủ khổ cực để tìm đường cứu nước. Bác luôn giữ trong mình trái tim của một người Cha già, yêu thương, lo lắng cho từng chiến sĩ, từng người dân, từng tất đất. Không biết đã có bao nhiêu đêm Bác không ngủ, bao nhiêu ngày Bác lo lắng, làm việc cật lực chỉ để sớm đem về độc lập cho dân tộc ta. Có thể nói, nếu không có Bác, khó mà những ngày tháng hòa bình, hạnh phúc này có thể đến sớm như vậy. Hiểu được điều đó, nên em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.

Viết một đoạn văn ngắn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 7

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Viết một đoạn văn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 8

Có nơi đâu đẹp tuyệt vờiNhư sông như suối như người Việt nam

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.

Viết một đoạn văn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 9

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Viết một đoạn văn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 10

Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:

- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.

Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.

Viết một đoạn văn kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 11

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn. Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta. Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 12

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tại một làng chài nhỏ ven biển, có một cô dân quân tên là Nguyễn Thị Mai. Chiều nào, cô cũng cầm một khẩu súng trường ra cồn cát cao ở sau làng để phục kích máy bay của giặc. Cuối cùng, cô đã bắn rơi chiếc máy bay. Nhưng ngày chiếc máy bay bốc cháy cũng là ngày cô Mai anh dũng hi sinh, để lại cho người dân làng chài nhỏ bé một niềm tiếc thương vô hạn. Người nữ dân quân dũng cảm, gan dạ ấy sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 13

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng mà em yêu thích nhất. Ông là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời nhà Trần. Vào năm 1285 quân Nguyên- Mông xâm lược nước ta và Trần Quốc Tuấn đã được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Cả hai lần ông đã lãnh đạo binh lính đánh bại quân giặc, giành được thắng lợi vẻ vang. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng mà em luôn ngưỡng mộ và kính trọng.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 14

Trong những người anh hùng chống giặc ngoại xâm của nước ta, em vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị tướng tài giỏi, trực tiếp dẫn đầu quân đội thống nhất đất nước, chấm dứt thời kì chia đôi đất nước. Sau đó, ông tiếp tục tiến lên đánh đuổi quân nhà Thanh ra khỏi lãnh thổ nước ta. Giúp nhân dân được hưởng hòa bình và độc lập toàn vẹn. Tài năng và đức độ của vua Quang Trung còn được thể hiện rõ qua những chính sách, biện pháp cai trị đất nước sau chiến tranh của ông. Với những biện pháp hợp lý, quyết đoán, ông đã đem đến những năm tháng thái bình và thịnh trị. Quang Trung đích thực là một người anh hùng vĩ đại.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 15

Trần Quốc Toản là vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, và hy sinh khi còn rất trẻ. Em đã từng đọc được câu chuyện về Trần Quốc Toản. Khi vua Trần Nhân Tông mở hội, cùng các quan bàn chuyện chống quân Nguyên. Vua thấy Trần Quốc Toản còn trẻ nên không cho vào dự. Ông cảm thấy tức giận mà bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay. Câu chuyện về Trần Quốc Toản đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của một vị anh hùng dân tộc. Ông chính là tấm gương để chúng em học hỏi và noi theo.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 16

Trong hơn một nghìn năm lịch sử đấu tranh vì sự bảo vệ và xây dựng tổ quốc, nước ta đã hình thành và góp phần nuôi dưỡng lớp lớp anh hùng kiên định. Trong danh sách này, không thể không kể đến vị anh hùng với biệt danh "người anh hùng áo vải cờ đào" - Quang Trung (Nguyễn Huệ).

Bằng tài năng quân sự xuất chúng, ông đã cùng hai người anh em của mình, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, đồng lòng lãnh đạo một đại quân mạnh mẽ để giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại bang. Trong đó, Quang Trung đóng vai trò chủ chốt, trực tiếp dẫn quân vào chiến trận trên chiến trường. Ông đã đồng hành cùng toàn dân để chấm dứt thời kỳ đất nước bị chia cắt, thống nhất Đàng Trong và Đàng Ngoại. Sau đó, ông đã tạo ra những chiến công vĩ đại, đánh đuổi đại quân nhà Thanh khỏi biên cương nước ta. Những thành tựu của vua Quang Trung thật sự là một kỳ tích lớn lao, mang đến độc lập và hòa bình cho dân tộc sau thời gian dài chịu đựng sự chia cắt và khủng bố. Sau khi hòa bình được thiết lập, ông tiếp tục thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước.

Với những cống hiến và thành tựu vĩ đại, Quang Trung (Nguyễn Huệ) thực sự là một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 17

Vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em cảm thấy ngưỡng mộ nhất đó chính là Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi Ngô Quyền mất, loạn mười hai sứ quân khiến nhân dân khổ cực. Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Sau đó ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt và đóng đô ở Hoa Lư. Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào vào những trang thơ mà chúng em được học:

“Bé thì chăn nghé, chăn trâu

Trận bày đã lấy bông lau làm cờ

Lớn lên xây dựng cơ đồ

Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh nhìn đã mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập của đất nước đó chính là tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, xóa bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước, đưa nhân dân trở về quê hương sinh sống và sản xuất. Vì vậy mà chúng em luôn biết ơn công lao của ông.

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mẫu 18

Với lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không thể quên người anh hùng lịch sử Quang Trung, còn được gọi là Nguyễn Huệ, và cuộc nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc đại phá Quân Thanh. Đây là một trận đánh đã đi sâu vào tâm hồn lịch sử của quê hương chúng ta.

Vào thế kỷ XVI, Việt Nam đối mặt với nội chiến do hai triều đại chúa trị: Chúa Trịnh chiếm đóng quyền lực tại Đàng Ngoại và chúa Nguyễn mở rộng quyền thống trị tại Đàng Trong. Nội chiến này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc.

Năm 1786, ba anh em trong gia đình Tây Sơn đã nêu cờ khởi nghĩa và chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ. Hai năm sau, quân Thanh tiến vào Thăng Long một cách hung hăng. Ngay lập tức, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua và đồng diễn toàn bộ quân đội tiến quân lên phía Bắc. Cuộc di chuyển này diễn ra với tốc độ chói lọi, và chỉ trong vòng năm ngày của cuộc chiến, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã hoàn toàn giải phóng Thăng Long, đuổi đánh quân Thanh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Sau khi đánh bại quân Thanh và giải phóng toàn bộ đất nước, vua Quang Trung đã bắt tay vào công việc xây dựng và phục hồi đất nước.

Tuy vua Quang Trung đã ra đi đột ngột, nhưng chiến công của ông vẫn sống mãi trong tâm hồn của chúng ta, mang ý nghĩa to lớn không thể nào nói hết.

Từ khóa » Kể 1 Anh Hùng Chống Giặc Ngoại Xâm