Top 15 Game Tiếng Anh Cho Trẻ Em Tăng Tương Tác Cho Lớp Học

Bạn cảm thấy các học sinh của bạn không có hứng thú với bài học? Bạn đã cố gắng thay đổi nhưng các bài giảng của bạn không thu hút được sự chú ý của học sinh? Hiệu quả dạy và học đang “tụt dốc”?  10 game tiếng Anh cho trẻ em tăng tương tác cho lớp học được Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

1. Board Race (Cuộc đua trên bảng)

Với trò chơi này, bạn có thể kiểm tra và củng cố kiến thức đã học hoặc vừa học cho trẻ, đồng thời nó còn góp phần giúp bạn thu hút sự chú ý của trẻ vào buổi học hơn. Để tăng tính hiệu quả bạn có thể sắp xếp cho trẻ chơi vào đầu giờ học hoặc cuối giờ học.

game tiếng Anh cho trẻ em tăng tương tác cho lớp học board race game

Mục đích của trò chơi

Ôn tập từ vựng, ngữ pháp.

Cách chơi

Tùy vào số lượng học sinh trong lớp mà bạn có thể chia trẻ thành 2 – 4 nhóm (lý tưởng nhất khi mỗi nhóm có từ 5 – 10 người).

Sau đó, phân cho mỗi nhóm một khu vực trên bảng trắng (bảng lớn của lớp) và mỗi nhóm 1 cây bút lông/ phấn. Nhóm sẽ xếp hàng dọc ứng với khu vực bảng trắng được chia của mình và tại vạch xuất phát chung.

Các nhóm sẽ phải thi xem nhóm nào viết đúng nhiều từ nhất theo yêu cầu/ đề bài mà giáo viên đưa ra dưới hình thức chạy tiếp sức.

Đối với mỗi từ đúng, nhóm sẽ được cộng thêm một điểm. Bất kỳ từ nào không đọc được hoặc viết sai chính tả sẽ không được tính.

Gợi ý đề bài cho bạn: yêu cầu trẻ viết 5 từ chỉ bộ phận người, bạn đọc từ vựng để trẻ viết theo… bạn cũng có thể tăng độ khó/ dễ của trò chơi sao cho phù hợp với bài học và trình độ của học sinh.

2. Call My Bluff / Two Truths and A Lie (Gọi tôi là kẻ lừa gạt/ 2 lời nói thật và 1 lời nói dối)

Đây sẽ là game tiếng Anh cho trẻ em tăng tương tác cho lớp học khá lý tưởng và đặc biệt phù hợp cho lớp học mới, trẻ còn xa lạ nhau. Trò chơi này sẽ tạo cơ hội cho trẻ giao lưu và gắn kết với nhau hơn. Bên cạnh đó, thông qua trò chơi trẻ được rèn luyện kỹ năng nói.

Mục đích của trò chơi

Củng cố và rèn luyện kỹ năng nghe – nói tiếng Anh.

Cách chơi

Đầu tiên giáo viên sẽ viết 3 câu tiếng Anh nói về bản thân lên bảng. Trong đó có 2 câu là thông tin thật, 1 câu nói dối. Nhiệm vụ của trẻ là sẽ đặt ra câu hỏi với giáo viên về mỗi câu và đưa ra phán đoán câu nào là đúng sự thật.

Tương tự, đến lượt học sinh. Cho trẻ viết 3 câu nói về bản thân ra giấy, sau đó bắt cặp và thực hành với nhau.

Kết thúc trò chơi bằng thử thách xem trẻ đã biết thêm điều gì mới về bạn của mình.

Mở rộng: Giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng nghe – nói cho trẻ bằng cách thay vì viết 3 câu nói về bản thân ra giấy, trẻ có thể trao đổi bằng đối thoại trực tiếp với nhau.

3. Simon Says (Simon nói)

“Simon says” sẽ là trò chơi giúp bạn khuấy động không khí lớp cực tốt.

simon says

Mục đích trò chơi

Rèn luyện kỹ năng nghe – nói, từ vựng và khuấy động cho lớp.

Cách chơi

Giáo viên sẽ đóng vai Simon trong suốt trò chơi. Và với khẩu lệnh “Simon says …” + hành động. Nhiệm vụ của trẻ là sao chép đúng hành động đó của giáo viên chỉ khi kèm câu lệnh “Simon says…”. Lặp lại khẩu lệnh với nhiều hành động khác nhau như: đưa 2 tay lên, vỗ tay mấy cái, ngồi xuống…

Sau đó, thực hiện một hành động nhưng lần này chỉ nói từ chỉ hành động và bỏ qua cụm từ ‘Simon says’. Ai thực hiện theo hành động lần này là bị thua và ra ngoài dự bị. Tiếp tục cho đến khi còn một người thì người đó chiến thắng.

Mở rộng: Bạn có thể tăng độ khó của trò chơi khi đưa ra khẩu lệnh và thực hiện hành động nhanh hơn.

4. Cuộc đua Word Jumble

Với game tiếng Anh cho trẻ em tăng tương tác cho lớp học “Cuộc đua Word Jumble” sẽ là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn rèn cho học sinh của mình kỹ năng làm việc theo nhóm.

Mục đích trò chơi

Củng cố và rèn luyện ngữ pháp, trật tự từ, chính tả, kỹ năng viết.

Cách chơi

Chia lớp ra thành nhiều nhóm (tùy vào số lượng người học, tối đa 5 – 8 người/ nhóm). Mỗi nhóm sẽ được chuẩn bị từ 3 – 5 câu tiếng Anh, mỗi câu được viết trên 1 tờ giấy có màu khác nhau. Sau đó cắt câu đó thành từng từ/ cụm từ và cứ mỗi câu sẽ cho vào mỗi đồ đựng riêng biệt.

Nhiệm vụ của mỗi nhóm là sắp xếp các câu được phân nhóm mình thành câu đúng và hoàn chỉnh. Thi xem an nhóm nào xếp nhanh và được nhiều câu đúng nhất, nhóm đó sẽ là người tháng cuộc.

5. Pictionary (Vẽ tranh đoán vật)

Trò chơi này sẽ là cách khuấy động không khí lớp học ngay từ đầu buổi học và lôi kéo sự chú ý của trẻ vào bào học. Thông qua trò chơi này, người dạy có thể củng cố từ vựng tiếng Anh cho trẻ. Trò chơi này có thể dùng vào đầu/buổi học để kiểm tra những từ vựng cũ hoặc sử dụng vào cuối buổi học để củng cố các từ vựng trong bài vừa học cho trẻ.

Mục đích trò chơi

Học từ vựng.

Cách chơi

Giáo viên sẽ chuẩn bị trước các từ vựng tiếng Anh và giấu vào một chiếc túi/ đồ đựng. Sau đó, chia lớp học thành 2 nhóm, mỗi nhóm xếp thành hàng dọc. Đồng thời chia bảng trắng thành 2 nửa ứng với mỗi nhóm.

Tiếp đến, giáo viên sẽ chọn ngẫu nhiên một từ và mỗi nhóm sẽ cử một người lên xem. Nhiệm vụ của người lên xem là dùng khả năng hội họa của mình để vẽ và mô tả lại từ được viết trên giấy. Còn cá thành viên còn lại của nhóm sẽ nhìn hình vẽ và đoán xem từ đó có nghĩa là gì. Nhóm nào đưa ra đáp án đúng trước nhóm đó sẽ được cộng 1 điểm.

Tiếp tục như vậy, các thành viên trong nhóm sẽ luân phiên nhau làm người vẽ hình mô tả từ vựng cho đến khi hết từ vựng đã chuẩn bị trước đó. Tổng kết, nhóm nào được nhiều điểm hơn nhóm đó thắng.

6. Mime

Cũng giống như trò chơi Pictionary, Mine cũng là lựa chọn không tồi để củng cố từ vựng cho trẻ. Trò chơi này khá phù hợp khi giáo viên thiếu tài nguyên/ thời gian để chuẩn bị.

Mục đích trò chơi

Củng cố từ vựng, các thì và từ loại trong tiếng Anh, rèn kỹ năng nói.

Cách chơi

Giáo viên sẽ chuẩn bị các từng vựng tiếng Anh chỉ hành động và giấu các tờ giấy chứa từ vựng vào túi/ đồ đựng. Sau đó, chia lớp thành 2 nhóm.

Mỗi nhóm sẽ cứ 1 người lên bốc1 tờ giấy và người đó sẽ diễn tả bằng cử chỉ để mô tả từ có trên giấy. Các thành viên khác sẽ dựa vào những hành động mô tả ấy mà đoán từ vựng đó là gì.

Cá thành viên trong nhóm sẽ luân phiên thay nhau lên bốc từ vựng và mô tả từ bằng cử chỉ cho đến khi hết từ vựng.

Nhóm thắng cuộc là nhóm có số lần đoán đúng từ nhiều hơn.

7. Hot Seat (Ghế nóng)

Trò chơi này cho phép học sinh xây dựng vốn từ vựng của mình và khơi gợi sự cạnh tranh mang tính tích cực trong lớp học. Qua trò chơi, trẻ được thực hành các kỹ năng nói và nghe.

Mục đích trò chơi

Học từ vựng, rèn kỹ năng nghe – nói.

Cách chơi

Chia lớp học thành 2 nhóm và tối đa là 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử một thành viên lên ngồi “ghế nóng” với mặt hướng về phía lớp, lưng hướng về phía bảng.

Giáo viên sẽ viết một từ vựng bất kỳ lên bảng. cứ mỗi từ vựng sẽ ứng với một thành viên trong nhóm đứng ra đại diện dùng hành động/ cử chỉ để mô tả từ đó cho người ngồi “ghế nóng”. Nhiệm vụ của người ngồi ghế nóng là dựa vào mô tả của đồng đội và nói to tư vựng mà giáo viên viết trên bảng.

Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi các thành viên trong nhóm đã lần lượt mô tả từ vựng ít nhất 1 lần. Nhóm nào đưa ra đáp án đúng nhiều hơn, nhóm đó thắng.

8. Where shall I go? (Tôi sẽ đi đâu?)

Tôi sẽ đi đâu? Sẽ là trò chơi vô cùng thú vị mà hầu hết các trẻ đều rất yêu thích. Trò chơi không chỉ đủ sự hấp dẫn mà còn đem đến cho trẻ cảm nhận thành tựu khi thành công “phá đảo” mê cung. Đặt biệt, qua trò chơi trẻ học được các từ vựng chỉ phương hướng, giới từ và cách vận dụng chúng vào thực tiễn. Trò chơi này có khâu chuẩn bị khá kì công và sẽ có hiệu quả cao hơn khi tổ chức vào sau buổi học.

Mục đích trò chơi

Học giới từ, rèn kỹ năng nghe – nói.

Cách chơi

Giáo viên sẽ thiết kế một mê cung ngay trong lớp học, hoặc sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có một khu vực bằng phẳng, đủ rộng lớn để bố trí mê cung. Giáo viên có thể sử dụng băng keo đen, vẽ bằng phấn màu, dăng dây… để đánh dầu bố cục của mê cung.

Sau đó, chia trẻ thành từng cặp và để từng cặp một thực hiện trò chơi và các bạn còn lại ở ngoài quan sát. Trong cặp sẽ có một trẻ bịt mắt đóng vai trò người được hướng dẫn và một trẻ sẽ vừa dắt tay vừa sử dụng các câu lệnh bằng tiếng anh như: đi về phía trước/ lùi về phía sau, rẽ trái/ phải, bước bao nhiêu bước… để hướng dẫn. cả 2 chỉ chiến thắng khi thoát khỏi mê cung.

Giáo viên cho lần lượt các cặp học sinh thực hiện trò chơi.

Lưu ý: Vì trò chơi khá nguy hiểm khi có 1 trẻ trong cặp bị bịt mắt. Nên khi bố trí mê cung, giáo viên phải đảm bảo sự an toàn cho trẻ và theo sát các trẻ trong quá trình tham gia trò chơi.

9. What’s my problem? (Vấn đề của tôi là gì?)

Đây là một trò chơi thú vị, đòi hỏi trẻ phải chủ động tương tác nhiều với bạn bè bằng tiếng Anh. Qua đó trẻ có thể rèn luyện được kỹ năng nghe – nói của mình, học cách vận dụng vốn từ để đưa ra lời khuyên thích hợp. Hoạt động này sẽ thú vị hơn khi tổ chức cho trẻ chơi vào thời gian nghỉ giữa giờ.

Mục đích trò chơi

Rèn kỹ năng nói và nghe, củng cố từ vựng và khả năng tư duy.

Cách chơi

Giáo viên sẽ viết các từ vựng về một loại bệnh tật hoặc vấn đề mà trẻ đã học gần đây vào tờ giấy và sau đó dán vào lưng mỗi trẻ.

Cứ như vậy, mỗi trẻ sẽ có một vấn đề khác nhau mà trẻ không thể thấy được. Để biết vấn đề của mình là gì, trẻ sẽ tương tác với các bạn xung quanh để xin lời khuyên.

Sau đó, thông qua lời khuyên của bạn bè, trẻ sẽ đưa ra phán đoán từ vựng trên lưng trẻ là gì.

10. Make the Words (Tạo ra các từ)

Với trò chơi “Match the Words” này trẻ sẽ được củng cố vốn từ vựng tiếng Anh có sẵn và môi trường trực quan để học thêm các từ mới cũng như sửa lỗi chính tả cho chính bản thân. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động này vào sau mỗi giờ học để ôn lại kiến thức đã học trong ngày của trẻ.

Mục đích trò chơi

Học từ vựng, sửa lỗi chính tả.

Cách chơi

Giáo viên chuẩn bị cho trẻ các tấm thẻ mà trên mỗi tấm có một chữ cái tiếng Anh (tùy vào số lượng học sinh mà chuẩn bị số tấm thẻ tương ứng cho phù hợp).

Sau đó, cho trẻ ngồi xoay quần lại với nhau thành nhóm mỗi nhóm từ 5 – 10 trẻ. Rồi xáo trộn các tấm thẻ chữ cái với nhau.

Giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu dùng 3/4/5… chữ cái để tạo thành 1 chữ tiếng Anh hoàn chỉnh. Yêu cầu sẽ được thực hiện lần lượt với từng thành viên trong nhóm. Trẻ nào tạo được chữ đúng theo yêu cầu nhiều nhất sẽ dành chiến thắng.

Xem thêm: 8 hoạt động game tiếng Anh cho trẻ em với Sight Words

Với danh sách 10 game tiếng Anh cho trẻ em tăng tương tác cho lớp học trên, bạn có thể sắp xếp để áp dụng vào đầu buổi/ cuối buổi học hay vào lúc nghỉ giải lao. Chỉ với những thay đổi này sẽ đảm bảo bài học của bạn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và bạn có thể thu hút sự chú ý của cả lớp ngay

Từ khóa » Các Trò Chơi Tiếng Anh Dành Cho Trẻ Mầm Non