Top 15 Món ăn đặc Sản Ngon Nhất ở Lạng Sơn - Blog

HomeẨm thực Lạng SơnTop 15 món ăn đặc sản ngon nhất ở Lạng Sơn

Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản hay những đồ ăn vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.

Vịt quay

Là giống vịt Bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ tẩm thêm hương liệu: hành, hạt tiêu, móc mật, nhồi vào bên trong vịt rồi khâu lại. Phần ngoài tẩm mật ong và để khoảng 10 phút. Tiếp theo quay vịt trên than hoa 15 phút. Sau khi quay xong nhúng vào chảo mỡ đảo đi đảo lại rồi cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm. Thịt vịt phải thấm màu mật ong, miếng thịt ăn vào thấy đậm đà và mềm ngọt. Món này đòi hỏi người chế biến phải khéo léo để thịt vịt không bị tanh lại thơm mùi lá móc mật. Khi ăn chấm với phần nước đọng trong vịt sau khi quay, thêm xì dầu, ớt. Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng.

Một số địa chỉ cho các bạn tham khảo:

  1. Quán vịt quay Mật Mật: 15 Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn (025 3556086).
  2. Quán vịt quay Hùng Hưng: 13 Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn (025 3878654).
  3. Quán vịt quay Hương Nga: 128 Bắc Sơn, Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn (025 3879819). ‎
  4. Quán vịt quay Hà Nga: 157 Hùng Vương, TP.Lạng Sơn (025 3876440).
ẩm thực lạng sơn
Vịt quay Lạng Sơn giá 180.000 đồng/ con
ẩm thực lạng sơn
Vịt quay Lạng Sơn

Phở chua

Đặc sản xứ Lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua phải ăn nhấn nhá mới thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của món ăn này. Hiện nay, món phở chua được bán ở nhiều tỉnh vùng núi phía bắc nhưng chỉ có sản phẩm của Lạng Sơn là nổi tiếng hơn cả. So với phở bò trứ danh Hà thành, phở chua Lạng Sơn cũng không kém phần cầu kỳ. Một bát phở chua truyền thống của xứ Lạng cần đến hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt như khoai lang, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng… chưa kể các loại rau thơm, dưa chuột, lạc rang… Với nguyên liệu đa dạng như vậy, phở chua hội tụ đầy đủ vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh.

Một số địa chỉ tham khảo:

  1. Phở chua trên đường Lê Lai.
  2. Phở chua trên đường Bắc Sơn (Gần trường THCS Hoàng Văn Thụ).
  3. Quán phở Phượng: 73 Nhị Thanh (01696 875703).
Phở chua Lạng Sơn 40.000 đồng/ suất

Lợn quay

So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mác mật. Đây là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các bàn ở Lạng Sơn và không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng. Quay một con lợn 30kg hơi cũng phải mất 2-3 tiếng, vừa ngồi quay lợn vừa bôi đều mật ong pha giấm trên con lợn và lấy que nhọn chọc dầu vào da con lợn để bì không bị nứt trong khi quay. Khi lợn chín tới, người ta dùng vải thấm nước lã lau qua mình con lợn một lượt rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Bỏ lợn ra khoảng 1 tiếng cho bớt nóng và để khi chặt thịt miếng thịt bày ra đĩa không bị nát. Đĩa thịt lợn quay vàng xộm thơm lừng ngon lành đến ứa nước miếng. Cắn miếng thịt quay có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị ngậy của thịt nướng, miếng thịt được tẩm ướp đậm đà, ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Bạn có thể lên dốc hỏi quán lợn quay Ông Gù nhé giá khoảng 150.000 đồng/1kg

Lợn quay Lạng Sơn

Quýt Bắc Sơn

Quýt Bắc Sơn được người dân ở đây trồng trên các thung lũng của huyện Bắc Sơn. Từ hàng chục năm nay đã nức tiếng gần xa, màu vàng của nắng, vị ngọt của núi và hương thơm của gió rừng tất cả đã dồn vào làm cho quả quýt có hương vị đặc biệt. Quýt Bắc Sơn có màu sắc hấp dẫn, mũi quả căng mọng, ít hạt và có vị đậm hơi chua hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ. Do được trồng trên một vùng rộng lớn ở huyện miền núi Bắc Sơn, quýt ở đây có hai loại là quả tròn và quả dẹt, phù hợp với thổ nhưỡng mỗi nơi. Quýt quả tròn khi chín có màu vàng ươm, vỏ mỏng, dóc vỏ, ít sơ, vị ngọt đậm, thơm, trọng lượng 80-150g, khi bóc có lỗ rỗng ở giữa quả. Quýt quả dẹt có hai đầu lõm, hình hơi dẹt, khi chín có màu vàng ươm, vỏ dày hơn, khó bóc, vị chua và cũng ít sơ. Trọng lượng quả trung bình 100–150g.

Quýt vàng Bắc Sơn 30.000 đồng/kg cho loại ngon

Nem nướng Hữu Lũng

Nhắc tới Lạng Sơn, món phổ biến nhất mà nhiều người hay giới thiệu với bạn đó là vịt quay và thịt lợn quay. Thêm vào đó, là món măng ớt chua, gần mùa thu thì chắc chắn là món na núi đá quả to thơm ngon nức tiếng. Một lần ghé qua, với từng đó món đã làm bạn xao xuyến muốn quay trở lại. Nhưng bạn đừng vội vàng, xứ Lạng còn rất nhiều món độc đáo đang chờ bạn khám phá và thưởng thức.Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng xa gần thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị thơm nồng khi nướng lên. Để có được nem ngon cần chọn phần thịt lợn khoét vai không quá nạc cũng không quá mỡ, phải chọn lợn mới mổ, thịt hồng. Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả thịt và bì với bột thính và gói lại bằng lá chuối tươi. Thịt khi lên men được nướng trên bếp than hồng cho cháy lá, tỏa ra hương thơm mời gọi. Khi ăn kẹp cùng với lá đinh lăng, lá sung chấm tương ớt. Vị chua, ngot, cay dịu tạo nên hương vị khó từ chối.

Các bạn có thể dễ dàng thưởng thức nem nướng ở các quán bia, quán ốc với giá 30.000 đồng/ cái.

Nem nướng Hữu Lũng

Khâu nhục

Khâu nhục hay còn gọi nằm khâu, là món truyền thống của dân vùng cao xứ Lạng. Được chế biến khá cầu kỳ từ thịt ba chỉ sau khi được ướp kỹ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu,…và hấp cách thủy trong thời gian dài. Thưởng thức khâu nhục với chén rượu cay sẽ thấy ấm lòng hơn giữa thời tiết xứ lạnh. Món ăn nghe lạ tai này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam, khâu nhục được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn biến đổi cho phù hợp và nhanh chóng trở thành đặc sản nơi đây. Thịt ba chỉ thớ dày ướp cùng các loại gia vị, tần ô. Khi hấp thêm khoai lang, lá tàu soi. Khâu nhục ăn kèm xôi, cơm hay bánh mì đều rất ngon. Khoai môn thái miếng, chiên vàng rồi bày lên đĩa. Phía dưới lớp khoai là lớp rau muối mặn được làm từ lá tàu soi băm nhỏ, trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi. Sau đó thái thịt thành từng miếng khoảng 1,5 cm, úp bát to vào, lật lại để nguyên đĩa rồi xếp từng bát vào nồi chưng cách thuỷ trong khoảng thời gian từ 4-5 tiếng cho thịt chín và mềm nhừ. Khi ăn thì lật úp bát thịt ra đĩa, để phần da của thịt được bày lên trên, nếu có màu vàng đều cùng hương thơm đặc trưng là đã đạt yêu cầu. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là ăn với bánh gật gù.

Khâu nhục 30.000 đồng/ bát

Na Chi Lăng

Cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi tiết trời thu se lạnh tràn về cũng là lúc đến mùa na chín. Lạng Sơn được coi là một trong những “vựa na” lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây. Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người dân nơi đây đã làm ra những chiếc dòng dọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khách du lịch còn gọi đặc sản này là “na đu dây” . Để có thể vận chuyển đi các tỉnh khác, na phải được hái trước 1 tháng khi chín bởi nếu sát ngày thì không thể bảo quản để vận chuyển đi xa được. Vào mùa na Chi Lăng lên tới 40.000 – 50.000 đồng/ 1kg với chất lượng quả to, ngon. Được bày bán khắp dọc đường từ Chi Lăng lên thành phố Lạng Sơn.

Na Chi Lăng

Đào Mẫu Sơn

Đào Mẫu Sơn nổi tiếng từ lâu trong cả nước với màu sắc và hương vị rất riêng. Đào có màu xanh trắng, vị ngọt lịm mà lại giòn tan, có mùi thơm dịu đặc trưng nên được thị trường rất ưa chuộng. Hoa đào Mẫu Sơn đẹp một cách kín đáo. Mỗi bông hoa đào chỉ có 5 cánh, sắc màu phai và những cánh hoa dường như trong suốt. Điều thú vị là mặc dù nhiệt độ ở độ cao 1000m rất thấp, nhưng đào Mẫu vẫn trổ hoa sớm hơn các loại đào dưới núi xấp xỉ một tháng. Quả đào Mẫu Sơn có màu sắc, hương vị khác hẳn những giống đào ở các tỉnh khác. Mỗi quả đào Mẫu Sơn to bằng cái bát con, cứ 3, 4 quả là được 1kg, khi chín bên ngoài có màu xanh nhạt, bên trong đỏ au vị ngọt lịm, giòn tan, mùi thơm dịu rất đặc trưng, ai đã từng được ăn sẽ không thể quên. Giá đào hái tận gốc rơi vào khoảng 25.000 đến 30.000 đồng/kg

Đào Mẫu Sơn

Hồng Bảo Lâm

Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc và các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, hồng không hạt Bảo Lâm cho năng suất và chất lượng cao hơn, và đây cũng chính là “cái nôi” khai sinh ra loại quả này. Giống hồng đặc sản được trồng từ bao giờ thì không ai biết, ngay các vị cao niên đã trên 80 – 90 tuổi cũng không hay. Do vậy, có thể coi giống hồng không hạt Bảo Lâm là giống cây trồng bản địa của tỉnh Lạng Sơn. Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc cùng các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng Bảo lâm có thịt quả dòn, thơm .ngọt đậm. Mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 đến 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh hoa thị là do các hạt lép tạo thành. Mặt cắt dọc quả không có thớ, thị quả mịn, không có đốm đen và không có hạt. Giá bán hồng dao động 30.000-40.000 đồng/kg vào đầu vụ và 20.000-25.000 đồng/kg khi chính vụ.

Hồng Bảo Lâm – Lạng Sơn, người dân thu hái bán tại vườn hoặc đem ra chợ bán

Bánh ngải

Với bánh ngải, người vùng núi phía Bắc thường đun lá ngải non với nước tro sạch cho nhừ, rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Xôi đồ chín cũng được giã đều trong cối cùng với lá ngải đã giã mịn từ trước. Cứ giã thế từ lúc xôi nóng hừng hực tới lúc thành thứ bột mềm, mịn và dẻo thì chuyển sang bắt bánh. Cũng có một cách xử lý lá khác là luộc nước vôi trong để giữ màu xanh, sau đó đảo qua cho ráo nước, cuối cùng lá đó cũng bỏ vào giã nhuyễn cùng xôi cho đến lúc thành bột mịn. Cũng có nơi, người dân xay nhuyễn lá rồi trộn với gạo, đồ thành xôi xanh, rồi mới giã mịn. Khi bột đã nhuyễn dẻo, bánh được tra nhân vừng với đường giã nhỏ mịn. Tỷ lệ nhân bánh không nhiều nếu so với bánh dày đỗ ngọt dưới xuôi. Bù lại, mùi vừng rất dậy quyện với mùi lá ngải nay đã chỉ còn thơm mà không còn chút đắng nào. Lạng Sơn được coi là “thủ phủ” của bánh ngải. Đến với mảnh đất này, ngoài mua thịt vịt quay, bát khâu nhục, khách du lịch còn thường mua bánh ngải mang về làm quà.

Bánh ngải Lạng Sơn
Bánh ngải Lạng Sơn

Bánh cuốn trứng

Cũng được tráng như bột gạo nước nhưng thay vì phần nhân thịt mộc nhĩ thì ở đây người ta lại đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy nắp vung cho trứng chín hơi, sau đó mới dùng que tre gấp bánh lại và cho ra đĩa. Bên trên dĩa bánh cuốn được rắc chút thịt băm chà nhuyễn có màu vàng nâu hấp dẫn.

Nước dùng của bánh cuốn ở đây không phải là nước mắm pha như bình thường mà gồm một chút thịt xay rang khô và bông lên, rắc chút rau mùi thái nhỏ rồi mới rót lên thứ nước mắm chấm mỡ hành pha vừa vị. Đặc biệt theo đúng tinh thần xứ Lạng, mỗi bàn ăn đều có thêm một lọ măng ngâm ớt để bạn tùy ý gia giảm vào bát nước chấm của mình.

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng ở đây có nhiều loại gồm bánh có nhân và bánh không nhân. Bánh được nướng qua 2 công đoạn, đầu tiên là nướng với dầu ăn, sau đó là thêm một lớp hỗn hợp dầu hào, mật ong để bánh có màu vàng đậm và thơm ngon. Ngoài ra nước chấm bánh mì nướng cũng được chế biến rất đặc sắc với vị cay của ớt, vị ngọt của đường, vị chua của quất, mùi tàu thơm… Chấm miếng bánh mì thơm giòn với bát nước chấm đầy hương vị như thế, người ta có thể dễ dàng ăn 2 – 3 cái hoặc nhiều hơn nếu còn bụng. Bánh mì nướng ở Lạng Sơn giá chỉ từ 3k đến 10k/cái, tùy loại có nhân hay không nhân.

Bánh mỳ nướng Lạng Sơn

Khâu nhục

Một món ăn lạ tai, vui miệng mà không kém phần đặc sắc khác của xứ Lạng là thịt khâu nhục. Khâu nhục chính là món ăn độc đáo và được coi là sang trọng của đồng bào người Nùng nơi đây. Nó đòi hỏi kĩ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều loại gia vị đặc trưng như khoai lang, lá tàu soi. Món ăn đạt tiêu chuẩn khi không bị vỡ nát, màu đẹp, thịt ngọt mềm cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt tỏa hương thơm ngào ngạt đánh thức vị giác. Khâu nhục ăn kèm với xôi, bánh gật gù hay cơm… đều rất ngon.

Khâu nhục

Lạp xưởng tươi

Lạp xưởng Lạng Sơn là một trong những loại lạp xưởng ngon nhất được nhiều người yêu thích. Hương vị đặc trưng của nó luôn khiến người thưởng thức nhớ mãi không thể quên được. Món lạp xưởng này được chế biến từ thịt nạc vai đã qua tẩm ướp, nhồi vào lòng non đã sơ chế rồi đi phơi dưới trời nắng hoặc hong lạp xưởng trên bếp than hoa cho đến khi khô cũng được.

Lạp xưởng sau khi phơi hoặc hong xong sẽ có bề mặt se khô lại và màu đỏ tươi đặc trưng rất hấp dẫn. Lạp xưởng tươi rán rất ngon, khi rán chỉ cần cho rất ít mỡ rồi rán nhỏ lửa để vàng đều là được. Lạp xưởng tươi thái miếng mỏng ăn với cơm, xôi đều rất ngon miệng.

Lạp xưởng Lạng Sơn

Nem nướng Hữu Lũng

Để có được nem ngon cần chọn phần thịt lợn khoét vai không quá nạc cũng không quá mỡ, phải chọn lợn mới mổ, thịt hồng. Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả thịt và bì với bột thính và gói lại bằng lá chuối tươi. Nem Hữu Lũng sau khi đợi từ 2 tới 3 ngày để lên men sẽ được đem nướng để lớp lá chuối cháy xém. Khi thưởng thức, bạn không thể bỏ qua lá đinh lăng, vị chát nhẹ từ lá đinh lăng sẽ nâng tầm món nem đặc trưng xứ Lạng lên nhiều lần. Tay cuốn nem kèm lá đinh lăng, tay chấm nước chấm chua ngọt mới thấy hết được cái ngon, bảo sao nem nướng Hữu Lũng làm người ta nhớ mãi về Lạng Sơn! Nem nướng Hữu Lũng được yêu thích bởi vị chua, hơi nồng khi nướng và đặc biệt cực kỳ ăn rơ với vị rượu Mẫu Sơn.

Nem nướng Hữu Lũng
Ẩm thực Lạng Sơn phong phú đa dạng với những hương vị rất riêng khi du khách thưởng thức những món ăn tại đây. Chúc các bạn có những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời với một số món đặc sản Lạng Sơn mà DacSanDay.net giới thiệu trên đây!

Bình luận

Bình luận

Tweet

    Bài viết mới

    • Tiệm hủ tiếu 70 tuổi mà vẫn Thanh Xuân, “thôi miên” người Sài Gòn bằng hương vị bí truyền
    • Top 15 món ăn đặc sản ngon nhất ở Lạng Sơn
    • Lý tưởng với hệ thống khách sạn ven sông Bến Tre
    • Hào hứng ngao du khám phá Cồn Qui
    • Kẹo dừa bến tre ở tphcm địa chỉ bán uy tín, chất lượng?

    Phản hồi gần đây

    Lưu trữ

    • Tháng Tám 2021
    • Tháng Bảy 2021
    • Tháng Tư 2021
    • Tháng Bảy 2018

    Chuyên mục

    • Ẩm thực An Giang
    • Ẩm thực Bạc Liêu
    • Ẩm thực Hậu Giang
    • Ẩm thực Lạng Sơn
    • Ẩm thực Sài Gòn
    • Ẩm thực Tây Ninh
    • Ẩm thực Trà Vinh
    • Ẩm thực vùng miền
    • Ăn sáng Sài Gòn
    • Du lịch
    • Du lịch Bến Tre
    • Khách sạn
    • Khách sạn tại Bến Tre
    • Kinh doanh cà phê
    • Mẹo vặt
    • Mẹo vặt ẩm thực
    • Mẹo vặt làm đẹp
    • Mẹo vặt mua đặc sản
    • Mẹo vặt sức khỏe
    • Đặc sản Bình Định
    • Đặc sản Hà Nội
    • Đặc sản Huế
    • Đặc sản Phú Quốc
    • Đặc sản vùng miền

    Meta

    • Đăng nhập
    • RSS cho bài viết
    • Dòng thông tin các phản hồi.
    • WordPress.org

Từ khóa » đặc Sản ăn Sáng Lạng Sơn