Top 16 Trò Chơi Học Tập Cho Trẻ Mầm Non Hay Và Thú Vị Nhất

Toggle navigation toplist.vn
  • DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
  • FB
  • YT
  • TIC
  • Viết bài
  • Đăng nhập bằng Facebook
Top 16 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
  1. Top 1 Trò chơi ghi nhớ bước chân
  2. Top 2 Trò chơi Ô cửa bí mật
  3. Top 3 Trò chơi Tìm đúng nhà
  4. Top 4 Trò chơi Thi ai đếm đúng
  5. Top 5 Trò chơi đoán xem cây gì
  6. Top 6 Trò chơi Thi ai nhanh
  7. Top 7 Trò chơi Hãy làm lại như cũ
  8. Top 8 Trò chơi “Cua cắp”
  9. Top 9 Trò chơi Ô ăn quan
  10. Top 10 Trò chơi Oẳn tù tì
  11. Top 11 Trò chơi “Ai nhanh hơn”
  12. Top 12 Trò chơi “bé khéo tay”
  13. Top 13 Trò chơi Trồng cây chuối
  14. Top 14 Trò chơi "Đóng vai các con vật''
  15. Top 15 Trò chơi "Tìm quả cho cây"
  16. Top 16 Trò chơi Úp lá khoai
toplist.vn Top 16 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất Phương Trinh 165219 0 Báo lỗi

Trau dồi kiến thức cho trẻ dưới hình thức “chơi” sẽ giúp trẻ nhanh tiếp thu kiến thức và nhớ lâu hơn cả. Vì vậy, những trò chơi học tập cho trẻ mầm non luôn ... xem thêm...được tìm kiếm. Và trong bài viết ngày hôm nay, Toplist xin được giới thiệu tới bạn danh sách các trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất.

Top 1 Top 2 Top 3 Top 4 Top 5 Top 6 Top 7 Top 8 Top 9 Top 10 Top 11 Top 12 Top 13 Top 14 Top 15 Top 16
  1. Top 1

    Trò chơi ghi nhớ bước chân

    94

    Đây là một trong những trò chơi nhằm củng cố kiến thức về các loại hình cơ bản ở hoạt động làm quen với toán cho trẻ.

    Mục đích: Giúp trẻ nhớ đợc tên các loại hình học cơ bản như: (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật). Rèn kĩ năng quan sát và phản xạ nhanh ở trẻ.

    Chuẩn bị: Cô vẽ các dạng hình học như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật

    Luật chơi: Phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu, hiệu lệnh của cô. Ai đi sai phải quay trở lại và nhường lượt chơi cho đội bạn. Đội nào hết người trước là đội thắng cuộc.

    Cách chơi: cho trẻ chơi theo nhóm (trước khi chơi cô có thể cho trẻ bốc thăm hoặc oản tù tì để chọn lợt chơi). Khi cô nói đến tên hình nào thì trẻ phải đi vào hình đó (VD: Cô nói hình vuông trẻ phải đi vào hình vuông, cô nói hình chữ nhật trẻ phải đi vào hình nhữ nhật), nếu bước sai phải nhường lượt chơi cho đội bạn và ngược lại. Kết thúc lần chơi, đôi nào hết người trước thì đội đó thắng cuộc.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  2. Top 2

    Trò chơi Ô cửa bí mật

    47

    Đây là một trò chơi được áp dụng vào hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh ở các chủ đề như: (động vật, một số ngành nghề, phương tiện giao thông. Hoạt động âm nhạc ở các chủ đề như: (động thực vật, một số ngành nghề).

    Mục đích: Nhằm củng cố và ôn luyện cho trẻ một số kiến thức ở chủ điểm mà trẻ đang học.

    Chuẩn bị: Ba ngôi nhà với ba ô cửa màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) trong mỗi ngôi nhà sẽ là những hình ảnh hoặc đồ vật khác nhau liên quan đến bài học hoặc chủ điểm mà trẻ đang học.

    Với chủ điểm ngành nghề cô để ngôi nhà có ô cửa màu vàng là hình ảnh bác sĩ, ngôi nhà có cửa màu đỏ là hình ảnh chú bộ đội, ngôi nhà có ô cửa màu xanh là hình ảnh hoặc đồ dùng của bác nông dân.

    Cách chơi: Trẻ chọn ô cửa theo ý mình. Khi ô cửa đợc mở ra bên trong ngôi nhà có hình ảnh hoặc vật bất kì nào đó thì cô yêu cầu trẻ thể hiện một bài hát hoặc hành động phù hợp với hình ảnh đó. (VD: Trẻ chọn mở ô cửa màu xanh, nếu trong ô cửa là hình ảnh bác nông dân, thì cô có thể yêu cầu trẻ hát một bài nói về nghề nông hoặc thể hiện một số hành động của bác nông dân). Nếu làm được tốt sẽ được tặng quà.

    Chú ý: Khi cho trẻ chơi trò chơi này cô có thể cho cả lớp chơi hoặc chơi theo tổ, nhóm cá nhân

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  3. Top 3

    Trò chơi Tìm đúng nhà

    49

    Mục đích: cung cấp và giúp trẻ nhớ lâu hơn kiến thức của chủ đề đang học một cách tổng hợp. Kích thích tính tò mò ham học hỏi ở trẻ.

    Chuẩn bị: một sa bàn cỏ hoa trên đó cô tạo ra những khoảng trống để làm đường đi đến từng ngôi nhà. Ba ngôi nhà giống hệt nhau để trên sa bàn đó. Ở trong mỗi ngôi nhà là những hình ảnh khác và một trong ba ngôi nhà đó có hình ảnh giống với hình ảnh bên ngoài (VD: ở chủ đề “Động vật” cô để một ngôi nhà có hình ảnh con gà, một ngôi nhà có hình ảnh con mèo,một ngôi nhà có hình ảnh con thỏ và một hình ảnh con mèo bằng đồ chơi ngoài ngôi nhà).

    Cách chơi: Lần lượt mở cửa từng ngôi nhà để kiểm tra xem có đúng nhà cần tìm không. Khi cửa được mở ra bên trong là hình ảnh gì thì trẻ sẽ thể hiện cử chỉ hành động bất kì họăc một bài hát phù hợp với hình ảnh đó.

    Chú ý: Khi sắp xếp các ngôi nhà cô nên đê ngôi nhà cần tìm ở vị trí cuối cùng. Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động cho trẻ làm quen với âm nhạc, môi trường xung quanh. Khi cho trẻ thể hiện theo các hình ảnh cô có thể cho trẻ thể hiện theo cá nhân trẻ hoặc theo tổ, nhóm trẻ. Trong quá trình chơi ai thể hiện được tốt sẽ được thưởng để khích lệ trẻ chơi.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  4. Top 4

    Trò chơi Thi ai đếm đúng

    40

    Chuẩn bị: 5-7 dây có thắt nút đủ tốt để trẻ có thể sờ và nhận ra được số lượng dây, Băng bịt mắt, trống.

    Cách chơi:

    Khi chơi trẻ không được nhìn, chỉ dùng tay đếm. Trẻ chơi theo nhóm, sau khi bịt mắt trẻ, quản trò phát cho mỗi trẻ 1 dây có thắt nhiều nút. Trẻ dùng tay sờ đếm xem dây của mình có bao nhiêu nút thắt, khi có hiệu lệnh nhóm trẻ lên chơi bắt đầu đếm thi xem ai đếm nhanh.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  5. Top 5

    Trò chơi đoán xem cây gì

    32

    Đây là trò chơi giúp củng cố hiểu biết của trẻ về các loại cây được trồng ở sân trường. Qua đó, rèn luyện khả năng định hướng nhanh và kĩ năng chạy cho trẻ. Hơn nữa thông qua trò chơi học tập cho trẻ mầm non này trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ của mình.

    Chuẩn bị: Cho trẻ quan sát cây trong sân trường vào giờ hoạt động ngoài trời.

    Cách chơi: Chơi cả lớp ở ngoài sân trường

    Cô gợi ý cho trẻ quan sát nhanh các cây ở sân trường và nhớ lại đặc điểm của cây qua những giờ quan sát trước, sau đó cô nói với trẻ: Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò chơi “Đoán xem cây gì” cô sẽ miêu tả đặc điểm của một cây. Các con tập trung nghe, rồi suy nghĩ và đoán xem đó là cây gì. Khi cô hô: “Một, hai, ba. Tìm cây, tìm cây” trẻ chạy nhanh đến cây và nói đó là cây gì. Ai chạy nhầm sẽ bị phạt nhảy lò cò.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  6. Top 6

    Trò chơi Thi ai nhanh

    39

    Giáo viên chuẩn bị mỗi trẻ có ít nhất 2 hình, sau đó nâng dần số hình theo mỗi lần chơi. Mỗi hình có màu sắc và kích thước khác nhau. Trẻ lấy hình theo đúng hiệu lệnh. Khi giáo viên yêu cầu, trẻ chọn đúng hình giơ lên và nói tên hình, sau đó không cho trẻ nhìn hình giơ lên mà nhắm mắt tìm hình giơ lên.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  7. Top 7

    Trò chơi Hãy làm lại như cũ

    33

    Giáo viên chuẩn bị chậu hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ, hoa mai và mô hình có ngôi nhà. Giáo viên cho trẻ quan sát mô hình và nói tên các loài hoa trong mô hình, sau đó yêu cầu trẻ đặt các loại hoa ở vị trí, trước sau, phải trái của ngôi nhà (ngôi nhà ở giữa). Khi chơi, trẻ nhắm mắt lại, cô thay đổi vị trí các chậu hoa, trẻ mở mắt phải nói được cái gì đã thay đổi, thay đổi như thế nào? Gọi trẻ xếp lại như cũ.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  8. Top 8

    Trò chơi “Cua cắp”

    28

    Cần có: Nhóm trẻ, 10 viên sỏi.

    Cách chơi:

    • Oẳn tù tì để xác định người đi trước.
    • Người đi bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất.
    • Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau nắm lại, chỉ để hai ngón duỗi thẳng ra làm càng cua.
    • Người chơi lần lượt dùng hai ngón tay cắp từng viên sỏi nhưng không được chạm viên sỏi khác.
    • Cắp sao cho hết viên sỏi thì thắng.
    • Trẻ cắp rồi đếm số sỏi mình cắp được.
    • Nếu người chơi khi đang cắp viên sỏi mà chạm tay vào người khác sẽ phải nhường cho người kế tiếp đi.
    • Ai là người cắp được nhiều nhất là người chiến thắng.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  9. Top 9

    Trò chơi Ô ăn quan

    30

    Cần có: Nền đất, phấn để vẽ hình, các viên sỏi.

    Cách chơi:

    • Bàn chơi ô ăn quan được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 5×2 ô vuông.
    • Ở hai cạnh chiều rộng kẻ hai hình bán nguyệt có đường kính là chiều rộng của bàn cờ.
    • Các ô hình vuông là ô dân. Ô hình bán nguyệt là ô quan.
    • Quân cờ gồm 2 quân quan đặt ở hình bán nguyệt và 50 quân dân rải đều ở 10 ô dân mỗi ô 5 quân.
    • Mỗi người chơi sẽ rải các quân cờ và tính toán chiến thuật sao cho ăn được nhiều quân cờ nhất.
    • Người nào ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  10. Top 10

    Trò chơi Oẳn tù tì

    30

    Trò chơi này có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, dạy bé tập đếm trên bàn tay cũng rất hiệu quả. Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người và chơi cùng lúc.

    Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay:

    • Cái Búa: Nắm các ngón tay lại
    • Cái Kéo: Nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại
    • Cái Bao: Xòe cả 5 ngón tay ra

    Cách chơi: Cái Búa thì đập cái Kéo, cái Kéo thì cắt cái Bao, cái Bao thì chùm được cái Búa. Khi chơi cả 2 đồng thanh độc: “Uýnh Sình Sầm ra cái gì ra cái này” . Khi dứt câu, đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, sẽ biết thắng – thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  11. Top 11

    Trò chơi “Ai nhanh hơn”

    30

    Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với các con vật sống trên trời để trẻ nắm bắt được đặc điểm của từng con vật, dùng tình huống chơi để giúp trẻ nhận biết, phân biệt đặc điểm của từng con vật.

    Luật chơi: Trẻ chọn các con vật theo đúng yêu cầu, gọi tên con vật được chọn rồi đem chúng về đúng tổ chức từng loại con vật.

    Chuẩn bị: Mỗi trẻ một rổ đựng tranh lô tô các con vật, một số con vật được làm bằng mút xốp (chim én, chim sâu, cò, quạ), máy cassets, băng nhạc những con vật sống trên trời, 3 tổ chim của các loại chim khác nhau làm bằng rơm, rác.

    Tiến hành: Cô lần lượt đưa ra từng con vật sống trên trời, cho trẻ quan sát và đặt câu hái để trẻ trả lời, câu hái nhấn mạnh từng đặc điểm của các con vật, tác dụng, lợi ích của các con vật đó. Cô cần nhấn mạnh các con vật thường sống trên trời ở vùng cao.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  12. Top 12

    Trò chơi “bé khéo tay”

    30

    Mục đích yêu cầu: Hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ về các con vật sống trên trời (Chim én, chim yến, chim sâu, …)Qua tình huống trò chơi để trẻ nhận biết, phân biệt rừ các con vật.

    Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với những con vật để nắm được đặc điểm của chúng, biết được tên gọi, ích lợi của chúng.

    Luật chơi: Trẻ biết tên gọi, nêu đặc điểm, lợi ích của các con vật (chim én, chim sâu, chim hải yến, con cò,…) dựng các kỹ năng đó học trẻ vẽ các con vật sống trờn trời và núi (giới thiệu sản phẩm của mình).

    Cách tiến hành:

    Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 3 bức tranh các con vật sống trên trời gắn liền với cảnh khác nhau (như cảnh biển, đảo vẽ chim Hải yến…)... Mỗi trẻ có 2 tờ giấy vẽ khổ A4, bỳt chì, hộp màu sáp, bàn ghế đủ để trẻ ngồi, 2 cái giá để trưng bày sản phẩm, mỗi rổ trưng bày một số tranh lô tô vẽ các con vật.

    Tiến hành: Cô cho trẻ đứng xung quanh, cô hát bài “ Chim én mùa xuân” cùng trò chuyện về một số con vật sống trên trời. Cho trẻ về vị trí thành 3 hàng, cô lần lượt đua ra các bức tranh, cho trẻ quan sát từng con vật và giới thiệu tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng bằng cách cô đặt câu hái, gợi ý để trẻ tri giác và trả lời ( hái cá nhân, tập thể) sau khi trẻ đó nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các con vật.

    Cô nói luật chơi:

    Khi nghe câu đố, tiếng kêu của con vật nào trẻ chọn đúng con vật đó giơ lên (chon tranh lô tô), nói tên, đăc điểm của các con vật đó.Sau đó cô cho trẻ vào bàn, trẻ thi đua “vẽ các con vật sống trên trời” Ai khéo tay vẽ được nhiều con vật và phân tích theo nhóm các động vật sống trên không ở cá vùng khác nhau hoặc về cấu tạo màu sắc thì người đó sẽ thắng (thời gian của trò chơi là một bản nhạc).

    • Lần 1: Cô cho trẻ lựa chọn con vật gọi theo yêu cầu của cô.
    • Lần 2: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật theo đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống.
    • Lần 3: Cho trẻ chọn các con vật sống trên trời. Sau đó cho trẻ về bàn, trẻ tự chọn giấy vẽ, bút chì, sáp màu cho mình và cho bạn rồi vẽ.

    Trong quá trình thực hiện cô nhắc nhở động viên trẻ để trẻ thực hiện ( nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu, bố cục bức tranh, phân nhóm các con vật cho chính xác). Cuối buổi chơi trẻ lên treo các bức tranh của mình, trẻ nhận xét bài của mình, của bạn vẽ như thế nào, bạn vẽ con vật gì, sống ở đâu, đặc điểm của con vật đó. Cô nhận xét chung, chọn bài đẹp, vẽ sắc nét, phân nhóm đúng để tuyên dương trẻ.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  13. Top 13

    Trò chơi Trồng cây chuối

    28

    Mục đích yêu cầu: Dạy trẻ biết đếm theo thứ tự.

    Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.

    Tiến hành: Trẻ chơi theo nhóm từ 2 trẻ trở lên.

    Trẻ lần lượt nắm chặt tay lại và đặt chồng lên nhau. Sau đó, trẻ cùng đọc bài đồng dao. Một trẻ dùng ngón tay chỉ từ trên xuống dưới kết thúc bài đồng dao, chỉ trúng tay ai thì người đó phải rút tay về. Sau mỗi lần như thế trẻ cùng đếm số tay còn lại và tiếp tục chơi tiếp.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  14. Top 14

    Trò chơi "Đóng vai các con vật''

    30

    Mục đích:

    • Rèn kĩ năng đếm bằng thính giác, đếm các vận động.
    • Nhận biết, phân biệt các con vật qua động tác, tiếng kêu.

    Chuẩn bị: Nhạc bài hát “Cá vàng bơi”.

    Cách tiến hành:

    • Cô và trẻ hát bài “Cá vàng bơi”
    • Các con đoán xem cá có hoạt động gì?
    • Trong bài hát con cá làm những động tác gì? (Sau khi trẻ trả lời, cô cho trẻ xem tranh và chỉ vào từng động tác của cá. Nếu
    • trẻ không trả lời được thì cô cho trẻ xem tranh trước và xem đến đâu kể tên hoạt động đến đấy).
    • Trong bài hát con cá làm động tác: bơi, ngoi, lặn, múa (Vừa kể cô vừa giơ tay đếm). Tất cả có 4 động tác.
    • Bây giờ các con nghe cô hát, đến đông tác nào thì cả lớp mình cùng làm 5 lần động tác đó (trẻ học đếm đến số nào thì làm bấy nhiêu lần). Khi trẻ làm cô đếm số lần vận động của trẻ.

    Ví dụ: Cô hát “Cá vàng bơi trong bể nước” trẻ làm động tác cá bơi theo lời cô đếm: 1, 2, 3, 4, 5.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  15. Top 15

    Trò chơi "Tìm quả cho cây"

    32

    Mục đích:

    • Củng cố khả năng nhận biết số lượng và luyện đếm cho trẻ.
    • Phát triển khả năng quan sát

    Chuẩn bị:

    • Một số cây nhựa hoặc cây bằng bìa cứng và một số quả rời.
    • Các thẻ số (Chuẩn bị theo số mà trẻ đã học)

    Cách tiến hành:

    • Cô chuẩn bị 3 cây, trên mỗi cây chia làm các tán nhỏ và gắn thẻ số lên các tán cây. Chia trẻ làm 3 đội, chơi theo hình thức “chạy tiếp sức”.
    • Mỗi trẻ trong 3 đội có nhiệm vụ sẽ đi qua con đường hẹp lên trên bàn lấy quả và dán lên mỗi tán của đội mình. Bạn trước chạy về sẽ vỗ vào vai bạn tiếp theo để bạn tiếp tục lên chơi. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Đội nào gắn nhanh và đúng với số lượng quả trên các tán cây mà cô đã đặt thẻ số thì đội đó là đội chiến thắng.
    • Sau khi trẻ gắn xong, cô nhận xét:
      • Các con vừa làm gì? (Gắn quả lên cây)
      • Các con làm như thế nào? (Gắn quả lên các tán cây đúng với số lượngtrong thẻ số).
    • Cô cho trẻ kiểm tra kết quả và tìm ra đội thắng cuộc.
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
  16. Top 16

    Trò chơi Úp lá khoai

    35

    Mục đích yêu cầu: Dạy trẻ biết đếm theo thứ tự.

    Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, thoáng mát.

    Cách tiến hành: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu đọc “Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp:

    “Mười hai chong chóngĐứa mặc áo trắngĐứa mặc áo đenĐứa xách lồng đènĐứa cầm ống thụtThụt ra thụt vôCó thằng té xuống giếngCó thằng té xuống xìnhÚi chà, úi da!”

    Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì tay người đó phải thụt vào. Sau đó, trẻ đếm số bàn tay còn lại và tiếp tục chơi tiếp.

    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

Trên đây là danh sách các trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn!

Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist trò chơi học tập trẻ mầm non hay nhất thú vị nhất trò chơi học tập

Đăng nhập bằng Facebook

Các bình luận
Click the image to close × Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Top 15 Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Phương Trinh 169672 0 Trò chơi nhỏ tại chỗ dành cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Top 25 Trò chơi nhỏ tại chỗ dành cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Phương Trinh 84317 0 Câu đối tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa nhất
Top 16 Câu đối tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa nhất
Phương Trinh 19774 1 Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Top 22 Trò chơi tập thể cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Phương Trinh 99583 0 Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Top 25 Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Phương Trinh 100464 1 Trò chơi dùng tay minh họa cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Top 20 Trò chơi dùng tay minh họa cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
Phương Trinh 20994 0 Trò chơi nhỏ tập hợp trẻ mầm non, chơi trước giờ dạy giờ về hay nhất
Top 15 Trò chơi nhỏ tập hợp trẻ mầm non, chơi trước giờ dạy giờ về hay nhất
Phương Trinh 25138 0 Bài thơ chúc Tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa nhất
Top 20 Bài thơ chúc Tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa nhất
Phương Trinh 232024 0 Bài vè chúc Tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa nhất
Top 14 Bài vè chúc Tết cho trẻ mầm non hay và ý nghĩa nhất
Phương Trinh 14724 0 Bài thơ viết về học tập dành cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Bài thơ viết về học tập dành cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 779 0 Trò chơi dân gian làm quen với chữ viết cho trẻ mầm non hay nhất
Top 16 Trò chơi dân gian làm quen với chữ viết cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Trinh 39684 0 Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất
Top 13 Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Trinh 227421 0 Trò chơi vận động ngoài trời theo chủ đề cho trẻ mầm non hay nhất
Top 13 Trò chơi vận động ngoài trời theo chủ đề cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Trinh 195524 0 Bài thơ về hoa cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Bài thơ về hoa cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 9066 0 Bài thơ về quả cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Bài thơ về quả cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 8026 0 Bài thơ về giáng sinh để đọc cho trẻ mầm non hay nhất
Top 7 Bài thơ về giáng sinh để đọc cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 3494 0 Bài thơ về đồ vật đọc cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Bài thơ về đồ vật đọc cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 7344 0 Bài thơ viết về mùa hè cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Bài thơ viết về mùa hè cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 5433 0 Bài thơ viết về mưa đọc cho trẻ mầm non hay nhất
Top 10 Bài thơ viết về mưa đọc cho trẻ mầm non hay nhất
Phương Kem 4883 0 Top 16 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
  1. Top 1 Trò chơi ghi nhớ bước chân
  2. Top 2 Trò chơi Ô cửa bí mật
  3. Top 3 Trò chơi Tìm đúng nhà
  4. Top 4 Trò chơi Thi ai đếm đúng
  5. Top 5 Trò chơi đoán xem cây gì
  6. Top 6 Trò chơi Thi ai nhanh
  7. Top 7 Trò chơi Hãy làm lại như cũ
  8. Top 8 Trò chơi “Cua cắp”
  9. Top 9 Trò chơi Ô ăn quan
  10. Top 10 Trò chơi Oẳn tù tì
  11. Top 11 Trò chơi “Ai nhanh hơn”
  12. Top 12 Trò chơi “bé khéo tay”
  13. Top 13 Trò chơi Trồng cây chuối
  14. Top 14 Trò chơi "Đóng vai các con vật''
  15. Top 15 Trò chơi "Tìm quả cho cây"
  16. Top 16 Trò chơi Úp lá khoai
toplist.vn top 1

Khách quan đầy đủ chính xác

Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng

  • Giới thiệu
  • Mobile: 0369132468
  • Hướng dẫn
  • Bản quyền
  • FB Group
  • FB fan page
  • Kênh youtube
  • Chủ đề
  • Liên hệ
Công Ty cổ Phần Toplist Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679 Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy

Từ khóa » Trò Chơi Số đếm Cho Trẻ Mầm Non