Top 17+ Loại Rau Củ Tăng Sức đề Kháng Hiệu Quả Và An Toàn - Nutricare

4.3/5 - (10 votes)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Rau củ tăng sức đề kháng nhờ chứa các thành phần giàu vitamin A, C, E, khoáng chất, chất xơ, cùng các chất oxy hóa giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn về 17 loại rau củ quả tăng sức đề kháng an toàn và hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • 11+ Loại sinh tố, nước hoa quả tăng sức đề kháng
  • Các cách bổ sung kẽm tăng sức đề kháng
Thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng trong mùa dịch 
Thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng trong mùa dịch

1. Rau bina

Rau bina (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 2.91g
Lipid 0.6g
Beta-caroten 3670µg
Vitamin C 30.3mg
Vitamin B1
Vitamin E
Canxi 67mg
Sắt 1.05mg
Magie 93mg
Photpho 41mg
Kali 460mg
Natri 107mg
Kẽm 0.42mg

Hay còn gọi là cải bó xôi, là loại rau tăng sức đề kháng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:

  • Beta caroten (tiền chất vitamin A): có công dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng.
  • Vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống lại các nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra.
  • Ngoài ra còn có Flavonoid  là chất giúp ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả.
rau bina hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Rau bina giàu vitamin C và beta caroten (tiền chất vitamin A) giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng

Cách chế biến: Cải bó xôi sẽ đem lại nhiều lợi ích nếu bạn nấu trong thời gian ngắn. Giúp giữ lại chất dinh dưỡng, giải phóng vitamin A từ axit oxalic. Ngoài ra, bạn có thể thử chế biến cải bó xôi bằng cách hấp, luộc, canh bó xôi nấu tôm, thịt; hoặc gỏi bó xôi, cải bó xôi trộn thịt bò;  các loại salad, sinh tố, nước ép…

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 3g
Lipid 0.3g
Beta-caroten 93µg
Vitamin C 88mg
Vitamin B1 0.08mg
Vitamin E 0.04mg
Canxi 33mg
Sắt 0.73mg
Magie 20mg
Photpho 62mg
Kali 300mg
Natri 23mg
Kẽm 0.64mg

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm lành mạnh nên đưa vào chế độ ăn mỗi ngày. Trong bông cải xanh chứa các vitamin và khoáng chất dồi dào như:

  • Vitamin A, C và E có lợi cho sức khỏe miễn dịch.
  • Ngoài ra, bông cải xanh còn có chứa chất sulforaphane, giúp chống oxy hóa, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, giảm căng thẳng…
Dùng bông cải xanh hấp chín giúp tăng sức đề kháng
Dùng bông cải xanh hấp chín giúp hỗ trợ  tăng sức đề kháng cho cơ thể

Cách chế biến: Cách tốt nhất để giữ nguyên dinh dưỡng trong bông cải xanh là đun nấu thật ít. Hấp là cách tốt nhất để giữ lại khoáng chất, thậm chí bạn có thể ăn sống bông cải xanh.

3. Cải bắp

Cải bắp (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 1.8g
Lipid 0.1g
Beta-caroten 65µg
Vitamin C 30mg
Vitamin B1 0.15mg
Vitamin E 0.15mg
Canxi 48mg
Sắt 1.1mg
Magie 13mg
Photpho 31mg
Kali 190mg
Natri 28mg
Kẽm 0.81mg

Bắp cải là loại rau củ tăng sức đề kháng lành tính, chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho cơ thể để duy trì sức khỏe toàn diện:

  • Polyphenol là chất oxy hóa giúp hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nước ép bắp cải giàu vitamin C  giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng

Liều lượng: Mỗi bữa có thể ăn tới 200 – 300g bắp cải.

Cách chế biến: Bạn có thế chế biến các món ăn đơn giản như luộc, làm salad… Ngoài ra, uống nước ép bắp cải thường xuyên giúp chống lại các mầm bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.

4. Bí đỏ

Bí đỏ (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 0.3g
Lipid 0.1g
Beta-caroten 3100µg
Vitamin C 8mg
Vitamin B1 0.06mg
Vitamin E 1.06mg
Canxi 24mg
Sắt 0.5mg
Magie 10mg
Photpho 16mg
Kali 349mg
Natri 8mg
Kẽm 0.1mg
Folate 16µg

Bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rau củ tăng sức đề kháng tốt, điển hình như:

  • Hàm lượng beta caroten (tiền chất vitamin A) cao chuyển hóa thành những vitamin A giúp tăng cường đề kháng, chống chọi được nhiễm trùng một cách hiệu quả.
  • Vitamin C hỗ trợ cơ thể tăng sản xuất bạch cầu giúp vết thương lành nhanh, hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus.
  • Bí đỏ còn là nguồn cung cấp vitamin E, sắt, folate… Đây đều là những vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ đề kháng tốt hơn.
bí đỏ hỗ trợ tăng cường đề kháng
Bí đỏ là một trong các thực phẩm giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng

Liều lượng: Không nên ăn bí đỏ quá 2 lần/tuần để tránh tình trạng vitamin A tồn tại nhiều trong cơ thể gây vàng da.

Cách chế biến: Bạn có thể chế biến một số món ăn từ bí đỏ như bánh bí đỏ chiên, cháo bí đỏ đậu xanh, sữa bí đỏ, bí đỏ nhồi thịt kho…

Vậy tiểu đường có ăn được bí đỏ không và ăn ra sao mới an toàn, tìm hiểu thêm tại đây.

5. Khoai lang

Khoai lang (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 0.8g
Lipid 0.2g
Beta-caroten 150µg
Vitamin C 23g
Vitamin B1 0.05mg
Vitamin E 0.26mg
Canxi 34mg
Sắt 1mg
Magie 201mg
Photpho 49mg
Kali 210mg
Natri 31mg
Kẽm 0.2mg

Khoai lang rất tốt hỗ trợ tăng sức đề kháng với các dưỡng chất:

  • Vitamin A (dưới dạng beta caroten), vitamin C, E vừa có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường miễn dịch vừa chống lại các viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra.
  • Những protein có khoảng ⅓ hoạt tính của Glutathione – một chất chống oxy hóa cao quan trọng của cơ thể.
  • Cung cấp rất nhiều khoáng chất và chất xơ, trong đó có kali và magie. Nhờ đó, khoai lang được xếp vào loại thực phẩm có tính chống viêm cao, nâng cao hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.
khoai lang tím tăng cường sức đề kháng
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất, khoai lang còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Liều lượng: Không nên ăn khoai lang lúc đói vì lượng đường nhiều khiến tăng tiết dịch vị làm ợ chua, chướng bụng…

Cách dùng: Nếu có thể nên ăn cả vỏ khoai lang vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nên ăn khoai lang vào bữa sáng kèm theo sữa chua, sữa nguyên kem, các loại sữa chứa dưỡng chất tăng cường đề kháng hoặc rau xanh để bổ sung dinh dưỡng.

6. Cà rốt

Cà rốt (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 1.5g
Lipid 0.2g
Beta-caroten 8285µg
Vitamin C 8mg
Vitamin B1 0.06mg
Vitamin E
Canxi 43mg
Sắt 0.8mg
Magie 12mg
Photpho 39mg
Kali 266mg
Natri 52mg
Kẽm 1.11mg

Các dưỡng chất tốt có trong cà rốt hỗ trợ tăng sức đề kháng nhiều như:

  • Vitamin A (dưới dạng Beta caroten) và các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch tự nhiên, chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường.
  • Vitamin B6 trong cà rốt giúp cơ thể sản xuất kháng thể, tăng sinh tế bào miễn dịch.

Ngoài ra, cà rốt cũng là nguồn cung cấp hàm lượng chất xơ, kali, magie, sắt, mangan dồi dào.

nước ép cà rốt
Cà rốt rất giàu beta caroten (tiền chất vitamin A) và chất oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Liều lượng: Với người lớn không nên dùng quá 300 g và trẻ em không nên dùng quá 150g cà rốt trong một tuần.

Cách chế biến: Các chuyên gia cũng khuyên rằng để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất từ cà rốt thì nên nấu chín.

7. Cà chua

Cà chua (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 0.6g
Lipid 0.2g
Beta-caroten 393µg
Vitamin C 40mg
Vitamin B1 0.06mg
Vitamin E 0.54mg
Vitamin K 7.9µg
Canxi 12mg
Sắt 1.4mg
Magie 15mg
Photpho 26mg
Kali 275mg
Natri 12mg
Kẽm 0.7mg
Folate 15µg

Cà chua là rau tăng sức đề kháng thông dụng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường hệ m iễn dịch:

  • Carotenoid làm tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin A, vitamin C, vitamin K và dưỡng chất thiết yếu folate, sắt, kali, magiê… tốt cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng.

Liều lượng: Theo NHS (Sở Y tế Hoa Kỳ), bạn chỉ nên ăn 7 quả cà chua bi (cà chua anh đào) hoặc 1 quả cà chua loại vừa mỗi ngày.

Thời điểm: Ăn cà chua vào mỗi buổi tối, tránh ăn vào lúc đói vì 2 chất pectin và phenolic trong cà chua kết hợp với acid dịch vị gây đau bụng.

Cà chua giàu các vitamin
Cà chua giàu các vitamin và khoáng chất thiết yếu

8. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 1g
Lipid 0.3g
Beta-caroten 1624µg
Vitamin C 190mg
Vitamin B1 0.05mg
Vitamin E 1.58mg
Canxi 7mg
Sắt 0.43mg
Magie 12mg
Photpho 26mg
Kali 211mg
Natri 2mg
Kẽm 0.25mg

Ớt chuông đỏ có thể nói là rau củ tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả, bởi:

  • Hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với họ cam quýt (khoảng 127mg).
  • Beta carotene (tiền chất vitamin A) giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên, qua đó  chống lại các tác nhân gây hại và vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin A, B, E6, magie, phytochemical… cho cơ thể.

ớt chuông giáu vitamin C
Hàm lượng vitamin C trong ớt chuông đỏ gấp 3 lần so với họ cam quýt.

Liều lượng: Chỉ cần ăn 100g ớt chuông đỏ đã có thể đảm bảo lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày.

Cách chế biến: Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn. Chú ý rằng, khi chế biến gặp nhiệt độ cao ớt chuông sẽ giảm bớt chất dinh dưỡng, vì thế nếu ăn được sống thì bạn chỉ cần ngâm nước muối cho sạch là được.

9. Tỏi

Tỏi ta (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 6g
Lipid 0.5g
Beta-caroten
Vitamin C 10mg
Vitamin B1 0.24mg
Vitamin E 0.01mg
Canxi 24mg
Sắt 1.5mg
Magie 8mg
Photpho 181mg
Kali 373mg
Natri 18mg
Kẽm 0.9mg

Tỏi không chỉ là loại gia vị sử dụng phổ biến trong các món ăn mà còn được coi là “ thần dược” với tác dụng như phòng chống viêm đường hô hấp, các bệnh cảm cúm, mỡ máu, phòng chống ung thư…

  • Tỏi có hàm lượng iod và tinh dầu cao, (giàu glucogen, allicin và fitonxit) với công dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế enzym có lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn, hỗ trợ chống viêm, sát trùng…
  • Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A,B,C,D, i-ốt, canxi, magie…

Vì thế, đây được coi là thực phẩm hàng đầu giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật trong mùa dịch.

tỏi năng cao đề kháng
Tỏi là thực phẩm hàng đầu để nâng cao đề kháng trong mùa dịch

Cách chế biến: Có thể sử dụng tỏi tươi dùng hằng ngày, chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi để 10-15 phút rồi chế biến với nhiệt độ cao. Các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn 1-3 tép tỏi 1 ngày (bổ sung bằng cách nấu nướng có thể nhiều hơn). Không nên ăn quá nhiều tỏi vì có thể gây viêm loét dạ dày, độc cho gan, thiếu máu.

10. Gừng

Gừng tươi (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 0.4g
Lipid 0.8g
Beta-caroten
Vitamin C 5mg
Vitamin B1 0.04mg
Vitamin E 0.26mg
Canxi 60mg
Sắt 2.5mg
Magie 43mg
Photpho 8mg
Kali 316mg
Natri 7mg
Kẽm 0.34mg

Gừng thường được nhắc tới với công dụng giúp tăng sức đề kháng cho người mới ốm dậy. Không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống nôn, chữa cảm cúm mà gừng còn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hệ miễn dịch. Các nghiên cứu cũng cho thấy, Gừng giúp giảm đau [2] và làm Gừng làm chậm quá trình tạo cholesterol [3].

gừng nâng cao sức đề kháng
Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe trong mùa dịch

Liều lượng: Có thể dùng thân rễ gừng khô từ 1-3g/ngày, chia 2 lần để uống hoặc 4-5 lát gừng tươi đun nước sôi 30 phút, uống như trà. Không nên ăn nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày.

Cách chế biến gừng rất đa dạng: bạn có thể sử dụng làm gia vị trong bữa ăn, nấu chín, pha trà gừng để uống hoặc dùng với các món tráng miệng.

11. Nghệ

Nghệ
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Nghệ tươi (100g) Nghệ khô, bột (100g)
Protein 1.1g 7.8g
Lipid 0.3g 9.9g
Beta-caroten
Vitamin C 4mg 26mg
Vitamin B1 0.03mg 0.03mg
Vitamin E 3.1mg
Canxi 12mg 146mg
Sắt 18.6mg
Magie 193mg
Photpho 22mg 284mg
Kali 587mg 2525mg
Natri 52mg 38mg
Kẽm 4.35mg

Thành phần cucumin trong tinh bột nghệ giúp tiêu diệt tác nhân có hại cho cơ thể, tăng cường hoạt động của đại thực bào. Đồng thời, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, nghệ còn có biết đến với tác dụng cải thiện đường hô hấp, chức năng tuyến tụy, giảm đau và các tình trạng thoái hóa…

nghệ chống oxi hóa
Cucumin trong nghệ chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Liều lượng: Theo cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA), lượng cucumin được khuyến cáo là 3mg trên một kg cân nặng người dùng (tương đương 5g bột nghệ với người 50 kg).

Cách chế biến: Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ dùng kho cá, thịt đủ đem lại lợi ích cho sức khỏe.

12. Gấc

Gấc (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 2.1g
Lipid 7.9g
Beta-caroten 21756µg
Vitamin C 11mg
Vitamin B1
Vitamin E
Canxi 56mg
Sắt 1.2mg
Magie
Photpho 6mg
Kali
Natri
Kẽm

Trong dầu gấc có chứa nhiều beta caroten (tiền chất vitamin A) cao gấp 70 lần so với cà chua. Thành phần này giúp cơ thể tăng sức đề kháng rõ rệt, chống nhiễm khuẩn, virus rất hiệu quả trong tình hình dịch căng thẳng hiện nay.

Không những thế, Lycopen – chất chống oxy hóa quan trọng có trong màng quả gấc từ lâu đã được biết đến với vai trò ngăn ngừa ung thư, bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch…

Trái gấc hỗ trợ tăng đề kháng trong mùa dịch
Trái gấc hỗ trợ tăng đề kháng trong mùa dịch

Liều lượng: Người lớn chỉ nên dùng 1-2 ml dầu gấc mỗi ngày, chia 2 lần dùng trước bữa ăn.

Lưu ý: Khi dùng dầu gấc, bạn tránh dùng các thực phẩm giàu beta caroten (tiền chất vitamin A) như cà rốt, đu đủ, bí đỏ… vì có thể dẫn tới vàng da.

13. Đu đủ

Đu đủ (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 1g
Lipid 0.1g
Beta-caroten 276µg
Vitamin C 54mg
Vitamin B1 0.02mg
Vitamin E 0.73mg
Canxi 40mg
Sắt 2.6mg
Magie 8mg
Photpho 32mg
Kali 221mg
Natri 4mg
Kẽm 0.1mg

Đu đủ được xem là loại trái cây ngon – bổ – rẻ, giàu dinh dưỡng, rau củ tăng sức đề kháng. Theo nhiều nghiên cứu, đu đủ có chứa tới 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày. Thành phần papain – một loại enzyme tiêu hóa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm cho cơ thể.  Bên cạnh đó, các dưỡng chất như vitamin B, kali, folate đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

đu đủ tăng cường sức đề kháng
Đu đủ có tác dụng tuyệt vời trong hỗ trợ tăng sức đề kháng

Liều lượng: Nên ăn từ 500-700g đu đủ mỗi ngày.

Cách chế biến: Ngoài ăn tráng miệng, bạn có thể làm nước ép, sinh tố, chế biến thành các món ăn như nộm đu đủ bò khô, canh đu đủ hầm xương…

14. Cam, quýt

Cam, quý
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Cam (100g) Quýt (100g)
Protein 0.9g 0.8g
Lipid 0.1g 0.3g
Beta-caroten 71µg 71µg
Vitamin C 40mg 55mg
Vitamin B1 0.08mg 0.08mg
Vitamin E 0.18mg 0.2mg
Canxi 34mg 35mg
Sắt 0.4mg 0.4mg
Magie 10mg 10mg
Photpho 23mg 17mg
Kali 108mg 111mg
Natri 4mg 4mg
Kẽm 0.22mg 0.2mg

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt bao gồm cam, quýt, bưởi… có hàm lượng vitamin C vô cùng lớn. Ăn các loại trái cây này vừa không gây hại cho cơ thể mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

Thành phần vitamin C cũng giảm nhanh các triệu chứng cảm, ho, sốt…. Tuy nhiên, cơ thể không tự sản xuất được vitamin C. Do đó, để phòng tránh mắc các bệnh thông thường trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng này, bạn nên bổ sung vitamin C đều đặn từ các loại trái cây này.

Liều lượng: Nên ăn 300 – 400g quả chín mỗi ngày để cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết.

Bổ sung vitamin C từ cam , quýt
Bổ sung vitamin C từ cam , quýt mỗi ngày giúp hỗ trợ tăng đề kháng

15. Kiwi

Kiwi (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 1.1g
Lipid 0.5g
Beta-caroten 52µg
Vitamin C 93mg
Vitamin B1 0.03mg
Vitamin E 1.46mg
Vitamin K 40.3µg
Canxi 34mg
Sắt 0.31mg
Magie 17mg
Photpho 34mg
Kali 312mg
Natri 3mg
Kẽm 0.14mg
Folate 25µg

Đây là loại rau củ tăng sức đề kháng tốt. Trong Kiwi tự nhiên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, folate và các vitamin C, vitamin K.

Vitamin C giúp tăng cường các tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh cảm cúm thông thường. Các thành phần còn lại giúp cơ thể hoạt động bình thường.

Kiwi tự nhiên có đầy đủ thành phần thiết yếu cho cơ thể 
Kiwi tự nhiên có đầy đủ thành phần thiết yếu cho cơ thể

Liều lượng: Mỗi ngày chỉ cần ăn 1 trái Kiwi cỡ trung bình (100-120g) là đủ.

Cách dùng: Các chuyên gia khuyên rằng có thể ăn Kiwi cả vỏ sau khi rửa sạch và chà xát lớp lông vì nó chứa chất xơ tốt cho cơ thể (đảm bảo Kiwi không có chất bảo quản hay thuốc trừ sâu).

16. Hạnh nhân

Hạnh nhân (100g)
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Protein 20.4g
Lipid 57.8g
Beta-caroten 17µg
Vitamin C
Vitamin B1 0.079mg
Vitamin E 19mg
Canxi 273mg
Sắt 3.17mg
Magie 258mg
Photpho 456mg
Kali 684mg
Natri 256mg
Kẽm 2.8mg

Vitamin E là dưỡng chất thường được nhắc tới với chức năng ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh. Vitamin E có mối liên quan với chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Những chất chống oxy hóa này sẽ giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương. Hạnh nhân là một trong những nguồn cung cấp vitamin E hoàn hảo cho bạn.

Hạnh nhân giàu Vitamin E hỗ trợ tăng cường đề kháng
Hạnh nhân giàu Vitamin E hỗ trợ tăng cường đề kháng trong mùa dịch

Liều lượng: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, sử dụng nửa cốc hạnh nhân mỗi ngày (46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ) cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hằng ngày.

17. Trà xanh

Với thành phần có chứa Flavonoids và đặc biệt là hợp chất EGCG, lá trà xanh có tác dụng tăng cường đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa và ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Hoạt chất L-theanine trong trà xanh có tác dụng hỗ trợ sản xuất các hợp chất kháng khuẩn trong hệ miễn dịch rất tốt. Theo Đông y, trà xanh có vị đắng, tính mát nên còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt cho gan.

Liều lượng: Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày bạn nên uống 2-3 tách trà sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Thời điểm: Uống trà xanh vào buổi sáng sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh, giúp tinh thần tỉnh táo hơn.

trà xanh giúp tăng cường sức đề kháng
Uống nước trà xanh là gợi ý hoàn hảo để tăng đề kháng cho cơ thể

Việc bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường đề kháng thông qua rau củ chỉ giúp cung cấp 1 lượng nhỏ các dưỡng chất mỗi ngày. Một giải pháp đơn giản hơn là sử dụng thêm nguồn dinh dưỡng thân thuộc từ sữa. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ vitamin A, B, E, D , khoáng chất và chất đạm… giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng.

Để tạo ra “lá chắn” tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch, các nhà khoa học của NutriCare đã nghiên cứu ra dòng sữa ColosCare phù hợp với từng lứa tuổi và thể trạng của người Việt.

Dòng sản phẩm sữa ColosCare có thành phần chính chứa kháng thể IgG, 32 dưỡng chất, chất xơ hòa tan, Beta Glucan, Kẽm… Giúp sản sinh sinh enzym, hỗ trợ hệ tiêu hoá, kích thích ngon miệng và cải thiện hệ hô hấp của người dùng.

Uống sữa có tăng sức đề kháng không?

ColosCare tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ
Dòng sản phẩm sữa ColosCare tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ

Ngoài việc bổ sung rau củ tăng sức đề kháng và các dòng sản phẩm sữa chuyên biệt, thì bạn nên kết hợp với chế độ tập luyện khoa học và chú ý giữ vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh. Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin bổ ích giúp bạn khỏe mạnh trong mùa dịch!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về dòng sản phẩm sữa ColosCare, bạn vui lòng liên hệ hotline  18006011 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Nutricaregold

**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

Nguồn tham khảo:

[1] – Nghiên cứu về Flavonoid

[2] – Gừng giúp giảm đau 

[3] – Gừng làm chậm quá trình tạo cholesterol 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Từ khóa » Các Loại Củ Quả