Top 18 Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh tét miền Nam, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Nguyên liệu làm bánh:
- Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, lá chuối hay thậm chí cả lá bàng.
- Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
- Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.
- Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
- Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba rọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.
- Gia vị các loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.
Khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, tiếp theo là công đoạn gói bánh. Có hai cách gói là gói bánh chưng vuông và bánh chưng tày (giống như bánh Tét của miền Nam). Gói xong bánh sẽ được luộc, người ta thường luộc bánh chưng trong những chiếc nồi to, đổ đầy nước và đảm bảo lúc nào nước trong nồi cũng sôi và đầy trên mặt chiếc bánh trên cùng. Bánh chưng được luộc tầm 8 tiếng là chín, dền. Bánh được vớt ra, rửa sạch bằng nước lạnh và bảo quản trong điều kiện thoáng mát, tránh bị ôi, mốc.
Từ khóa » đặc Sản Bánh Truyền Thống Việt Nam
-
Tổng Hợp Các Loại Bánh Truyền Thống Việt Nam Cực Ngon Lại Dễ Làm
-
15 Loại Bánh Truyền Thống Việt Nam Bạn Nhất Định Phải Thử Qua ...
-
25 Loại Bánh Truyền Thống Việt Nam, Các Loại Bánh đặc Sản Dân ...
-
25 Món Bánh Truyền Thống Cực Ngon Của Việt Nam - Nguyễn Uyên
-
Tổng Hợp 25 Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam
-
Bánh Truyền Thống Của Việt Nam Mang Những Giá Trị, Nét độc đáo Riêng
-
25 Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam Hấp Dẫn Mọi Lứa Tuổi
-
Tổng Hợp 13 Món Bánh Truyền Thống Việt Nam Và Cách Làm - Beemart
-
Các Loại Bánh Ngọt Truyền Thống Việt Nam - Wiki Phununet
-
Các Món ăn Truyền Thống Việt Nam Ngon đặc Sắc
-
Ý Nghĩa Của 5 Món Bánh Truyền Thống Việt Nam Ngày Tết Nguyên ...
-
Bánh đặc Sản Vùng Miền
-
15 Loại Bánh đặc Sản Các Miền đất Nước Việt Nam - Vietravel