TOP 20+ Các Loại Rau Củ Quả Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm

Nội dung bài viết:

Toggle
  • Tác dụng của rau xanh cho sự phát triển của bé
    • Mẹo để kích thích các bé ăn rau củ nhiều hơn
  • Những loại rau củ quả bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm
    • Rau ngót
    • Bông cải xanh
    • Rau cải bó xôi
    • Rau đay
    • Bắp cải
    • Rau ngò tây
    • Đậu cove
    • Những loại hạt đậu
    • Củ cà rốt
    • Bí đỏ
    • Bí ngòi
    • Cà tím
    • Củ cải trắng
    • Khoai tây
    • Ớt xanh
    • Bí đao
    • Khoai mỡ
    • Cà chua
    • Táo
    • Chuối
    • Mận
    • Đào
    • Mơ 
    • Trái bơ
    • Kiwi
    • Đu Đủ
    • Dưa hấu
  • Cách chế biến rau củ cho bé ăn dặm
    • Một vài lưu ý khi cho bé ăn dặm

Rau củ quả là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây cũng là nhóm dinh dưỡng được các chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng có thể cho bé sử dụng. Sau đây, Trang Vàng Nông Nghiệp sẽ bật mí cho bạn các loại rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm.

Tác dụng của rau xanh cho sự phát triển của bé

Cũng tương tự như người trưởng thành, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng cần được bổ sung đầy đủ bốn nhóm chất thiết yếu gồm: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. 

Theo đó thì rau củ quả là những thực phẩm chủ yếu bổ sung vitamin và các khoáng chất để trẻ phát triển toàn diện.

các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm
Rau củ quả là nguồn dinh dưỡng quan trọng để bé phát triển toàn diện

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những công dụng tuyệt vời của rau củ quả. Nhóm thực phẩm này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp trẻ phát triển cả về mặt thể lực và trí lực. 

Theo nghiên cứu, trong thành phần của rau xanh có lượng chất xơ cao. Điều này có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bé mạnh khỏe hơn và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, bổ sung rau củ thường xuyên sẽ giúp bé có hệ tim khỏe mạnh

Rau xanh còn có tác dụng phòng ngừa tình trạng béo phì ở trẻ, bổ sung nước và các khoáng chất cần thiết như vitamin A, vitamin C, Kali… Đây cũng là tiền đề để các tế bào mô được hình thành và phát triển. 

Xem thêm: Top 5 loại rau xanh tốt cho bé ăn dặm cho con khỏe mạnh lớn nhanh

Mẹo để kích thích các bé ăn rau củ nhiều hơn

Rau củ quả có rất nhiều lợi ích tuy nhiên rất nhiều trẻ em lại không thích ăn. Do vậy các mẹ cần hình thành thói quen ăn rau củ cho bé ngay từ khi còn bé. Một trong những phương pháp hữu hiệu là dùng rau củ để chế biến các món ăn dặm cho bé

Để bé thích thú với món ăn hơn, các mẹ có thể sử dụng các loại rau khác nhau, đa dạng về màu sắc như:

  • Nhóm rau củ màu trắng: hành tây, củ cải, su hào,…
  • Rau củ quả có màu cam: cà rốt, ngô ngọt, bí đỏ,… Đây là nhóm rau củ quả giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt.
  • Nhóm rau củ màu xanh: bông cải xanh, rau ngót, rau cải, đỗ xanh, cần tây, ớt xanh, đậu Hà Lan… Những loại rau củ này có tác dụng giúp bé phòng tránh các bệnh về mắt.
  • Những rau củ quả có màu tím: cà tím, bắp cải tím, ớt tím…
  • Nhóm thực phẩm màu đỏ: đậu đỏ, cà chua,…

Mỗi loại rau củ quả sẽ có những lợi ích khác nhau. Sau đây Trang Vàng sẽ giới thiệu cho bạn các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm hằng ngày.

Những loại rau củ quả bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm

Rau ngót

  • Trong rau ngót có rất nhiều chất đạm, beta carotene, vitamin B và vitamin C. Các chất dinh dưỡng này khi được cơ thể hấp thụ sẽ biến thành vitamin A.
  • Vì vậy, rau ngót có tác dụng giúp mắt bé tinh anh hơn. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của bé được tăng cường, kháng được nhiều bệnh ốm vặt do thay đổi thời tiết.
  • Một ưu điểm nữa của rau ngót là rất dễ để chế biến các món ăn. Các mẹ chỉ cần nhặt sạch rau, loại bỏ các lá héo, sâu, rửa sạch và cho vào xay để nấu cháo cho bé.

Bông cải xanh

  • Bông cải xanh là một thực phẩm đứng đầu trong danh sách các loại rau củ tốt nhất cho bé ăn dặm.
  • Bông cải xanh còn được gọi bằng cái tên khác là súp lơ xanh. Trong loại rau này chứa nhiều vitamin A, B, C, K cùng một số khoáng chất như: sắt, chất xơ, canxi, omega-3,… Đây là loại rau có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. 
  • Bông cải xanh còn được gọi là “siêu thực phẩm” làm giảm thiểu nguy cơ dẫn đến dị ứng ở trẻ. Do vậy, các mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bông cải xanh trong những món ăn dặm của bé.

Xem thêm: 5 LOẠI BỘT ĂN DẶM CHO BÉ YÊU NGON MIỆNG, GIÀU DINH DƯỠNG

Rau cải bó xôi

  • Rau cải bó xôi còn được gọi bằng một số tên gọi khác như rau bina hay rau chân vịt. Đây là thực phẩm bổ dưỡng hoàn hảo mà các mẹ có thể bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
  • Trong thành phần của rau cải bina chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, sắt, mangan và rất nhiều loại khoáng chất khác,… Chính vì vậy, đây là loại rau được các chuyên gia khuyến khích sử dụng để chế biến các món ăn dặm cho trẻ.
  • Cũng giống như rau ngót, rau cải bina cũng rất dễ sơ chế. Các bạn chỉ cần nhặt sạch gốc, lấy những lá tươi rửa sạch rồi xay cho vào cháo.

Rau đay

Trong các loại rau củ tốt cho trẻ ăn dặm, thì không thể không nhắc đến rau đay. Đây là một loại rau xanh lành tính và rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhờ vậy, rau đay được nhiều mẹ lựa chọn và sử dụng trong nhiều bữa ăn dặm của con em.

rau đay
Rau đay
  • Trong thành phần của rau đay có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, canxi và các loại vitamin như vitamin C, vitamin A,…
  • Vì thế rau đay rất có lợi cho sự phát triển cho bé về cả thể chất và trí não. Không những thế, hàm lượng canxi có trong rau còn rất tốt cho răng và xương của bé. 
  • Các mẹ có thể dùng rau đay nấu cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, loại rau này không nên nấu quá kỹ. Điều này sẽ làm các chất dinh dưỡng trong rau bị giảm bớt.

Xem thêm: CÁCH LÀM MÓN MĂNG TÂY CHO BÉ ĂN DẶM NHƯ THẾ NÀO TỐT NHẤT?

Bắp cải

  • Hàm lượng chất xơ trong bắp cải khá cao. Ngoài ra, bắp cải còn chứa vitamin A, C và các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, phốt pho,… Những chất này đóng vai trò quan trọng để bé có thể phát triển toàn diện. 
  • Bạn có thể dùng bắp cải nấu canh cho bé ăn nước, hoặc xay nhuyễn sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bé đấy.

Rau ngò tây

  • Rau ngò tây hay còn được gọi là rau mùi tây. Đây là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe nhờ thành phần chứa nhiều lượng vitamin C, chất xơ, protein. 
  • Loại rau này có mùi hương khá đặc trưng. Vì vậy, các bạn có thể cho bé tập ăn ngay từ giai đoạn đầu (bé được 6-8 tháng) để bé quen với hương vị này.

Xem thêm: TOP 5 LOẠI RAU XANH TỐT CHO BÉ ĂN DẶM CHO CON KHỎE MẠNH LỚN NHANH

Đậu cove

  • Đậu cove hay còn được gọi là đậu que. Loại đậu này chứa hàm lượng lớn các vitamin A, K và chất xơ. Nhờ vậy, bổ sung đậu cove giúp tăng cường và hoàn thiện hệ miễn dịch còn yếu của trẻ, đồng thời giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. 
  • Đây cũng là một loại rau tươi xanh mà các mẹ có thể cho bé tập làm quen ở giai đoạn đầu trước khi thay đổi sang các loại rau xanh ăn lá bổ dưỡng khác như rau cải bó xôi, rau mùi tây,…
  • Với loại đậu này, các mẹ có thể nấu món cháo thịt bằm đậu cove cho bé ăn dặm. Tùy vào độ tuổi của trẻ, các mẹ có thể xay nhuyễn cháo để bé dễ sử dụng hơn.

Những loại hạt đậu

Đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh,… là nhóm hạt dinh dưỡng các mẹ nên thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm. 

các loại đậu
Các loại đậu
  • Trong thành phần của các loại hạt họ đậu có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào bao gồm chất béo có lợi, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp hệ tiêu hóa của bé thêm khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng của trẻ. 
  • Các loại đậu này cũng rất dễ chế biến. Các mẹ có thể dùng để nấu cháo hoặc xay thành bột ngũ cốc để tiện sử dụng.

Củ cà rốt

  • Cà rốt là thực phẩm đã trở nên quen thuộc với mọi người và rất dễ tìm mua. Loại củ này chứa rất nhiều vitamin A. Đây là dưỡng chất giúp cải thiện triệu chứng quáng gà, suy dinh dưỡng. 
  • Không những thế, cà rốt còn là nguyên liệu giúp phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ. Tương tự như nhiều loại rau củ khác, các bạn có thể dùng cà rốt để nấu cháo cho bé. Tùy vào độ tuổi của bé, bạn cũng có thể ép cà rốt lấy nước cho bé uống.

Xem thêm: CHẾ BIẾN CÁC MÓN SÚP MĂNG TÂY CHO BÉ ĂN DẶM NHƯ THẾ NÀO?

Bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm cực kỳ lành tính và là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm chế biến các món ăn dặm cho bé.

Trong bí đỏ có chứa nhiều tinh bột, vitamin C, A. Ngoài ra, trong bí đỏ cũng có các chất dinh dưỡng khác như: carotin và các vitamin nhóm B, có công dụng giúp hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh và điều trị các bệnh liên quan đến giun sán.

Dù bí đỏ có nhiều lợi ích nhưng không vì thế mà các mẹ cho bé ăn quá nhiều. Nếu trẻ ăn bí đỏ quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da. Tốt nhất, các mẹ nên cho trẻ ăn bí đỏ 1 tuần khoảng 2-3 bữa.

Bạn có thể đọc bài viết Bật mí cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm đã được chia sẻ trong chuyên mục Rau củ Đà Lạt để tham khảo cách chế biến loại rau củ này.

Bí ngòi

Giống như đậu cove, bí ngòi có hàm lượng nước, chất xơ, vitamin C, B, A và các khoáng chất cần thiết (canxi, kali, magie…) khá dồi dào. Bí ngòi không chỉ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, sức đề kháng non nớt của bé, mà còn giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn. 

Các mẹ có thể kết hợp bí ngòi với một số loại rau khác để món ăn của bé hấp dẫn hơn như:

  • Bí ngòi, bơ, cà chua
  • Bí ngòi, bông cải xanh, cà rốt
  • Khoai lang và bí ngòi

Cà tím

Nhiều người sẽ nghĩ cà tím là một loại quả độc nên không cho bé ăn. Nhưng thực tế, đây là thực phẩm rất bổ dưỡng, phù hợp cho các bé từ 8-10 tháng tuổi.

cà tím
Cà tím

Trong cà tím có nhiều chất xơ, các vitamin A và K khá dồi dào. Các bạn có thể cho cà tím vào hấp chín hoặc xào nhuyễn cà tím, có thể xay nhỏ rồi cho các bé ăn.

Cà tím giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa bị táo bón.

Xem thêm: Cà tím nấu gì ngon? Bật mí cách làm món canh cà tím đậu phụ cực ngon

Củ cải trắng

  • Củ cải trắng là thực phẩm không thể bỏ qua khỏi danh sách những loại rau tốt cho bé ăn dặm. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra trong 100gr củ cải trắng có chứa 1.4gr protein, 3.7gr glucid, 1.5gr xenluloza, 40mg canxi, 30mg vitamin C… và nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác. 
  • Trong củ cải trắng, chất cay chiếm một tỷ lệ nhất định. Vì thế khi các bé bị các triệu chứng như ho, sổ mũi, có đờm khi thời tiết trở lạnh thì các mẹ có thể dùng loại thực phẩm này để cải thiện tình trạng, giúp tiêu giảm lượng chất nhầy có trong cổ họng bé. 
  • Ngoài ra, củ cải trắng cũng có công dụng phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Do đó, các mẹ có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn cho bé ăn dặm nhé.

Khoai tây

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, ngoài việc tìm hiểu các loại sữa dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt hơn thì các bạn cũng cần có một chế độ dặm thích hợp để cho bé tập làm quen với nhiều nguyên liệu cũng như cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé. Trong đó, một trong những loại rau củ quả tốt cho bé ăn dặm là khoai tây.

Khoai tây là một loại củ dễ ăn, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều chất dinh dưỡng. Không những thế, đây còn là thực phẩm rất dễ chế biến. Các mẹ cho thể cho vào luộc hoặc hấp, sau đó nghiền nhỏ rồi chế bé ăn. Một cách khác là cắt nhỏ khoai tây rồi cho vào nấu cháo.

Xem thêm: Hướng dẫn làm món ăn từ khoai tây đơn giản mà cực kỳ hấp dẫn

Ớt xanh

Ớt xanh là một thực phẩm xanh có lợi cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Các mẹ có thể thái nhỏ và hấp ớt xanh cho chín rồi để bé tập nhai. Đây cũng là loại rau giúp kích thích sự tăng trưởng trí não của trẻ. 

ớt xanh
Ớt xanh

Ngoài ra, quá trình nhai cũng giúp bé linh động cơ hàm hơn. Đừng cho bé ăn đồ xay nhuyễn quá lâu mà vô tình làm bé không được nhai một cách đúng nghĩa.

Bí đao

Giai đoạn đầu cho trẻ tập ăn dặm, các bạn nên dùng bí đao vì loại quả này có hàm lượng canxi, chất xơ và vitamin khá cao. Đây cũng là nguyên liệu có tính mát, mềm, dễ ăn và chế biến đơn giản với nhiều món ăn khác nhau. 

Các bạn có thể cho bí vào luộc, nấu canh, hấp chín,…

Xem thêm: Bật mí cách chế biến rong nho thành các món chay ngon bổ dưỡng

Khoai mỡ

Khoai mỡ cũng là một thực phẩm lý tưởng trong danh sách các loại rau củ bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Trong khoai mỡ chứa vitamin B6, chất xơ và nhiều khoáng chất bổ dưỡng. Mùi vị của  khoai mỡ cũng rất  thơm ngon.

quả lê
Lê rất tốt cho bé

Bạn có thể chế biến khoai thành nhiều món đa dạng cho bé như: canh khoai mỡ nấu tôm (xay nhỏ trước khi cho bé ăn), cháo khoai mỡ cùng thịt bằm, khoai mỡ nghiền và sữa,…

Cà chua

Cà chua có hàm lượng khoáng chất (canxi, kali, sắt), vitamin A, C dồi dào. Để chế biến món ăn dặm của bé thêm phần đẹp mắt và ngon miệng, các bạn có thể nấu cháo cà chua và thịt bò rồi xay nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể hấp chín cà chua, xay nhỏ rồi trộn với cháo cho bé sử dụng.

Xem thêm: Tổng hợp các món sốt cà chua thơm ngon hấp dẫn dễ làm tại nhà

Táo

Táo là loại trái cây có hàm lượng vitamin C, chất xơ,… dồi dào. Loại quả này rất có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch non nớt của trẻ. Các có thể làm món táo đã hấp chín rồi xay nhuyễn trong thực đơn ăn dặm cho bé. Đây là một lựa chọn hoàn hảo cho bé ăn dặm.

là loại quả có vị ngọt thanh, nhiều nước. Hàm lượng chất xơ, vitamin và nhiều  khoáng chất thiết yếu (kali, đồng) khá cao. Điều này rất có lợi với hệ tiêu hoá cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm
Lê rất tốt cho bé

Đây là loại quả phù hợp với trẻ trong giai đoạn từ 6-12 tháng. Các bạn có thể cho lê vào ép lấy nước hoặc xay nhuyễn cùng một số loại hoa quả ngọt thanh khác như đào, táo,… và cho bé sử dụng.

Chuối

Kali là khoáng chất có rất nhiều trong chuối. Bổ sung chuối cho trẻ sẽ giúp phòng chống một số triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa và đường ruột như táo bón, tiêu chảy và làm dạ dày hoạt động ổn định hơn.

Ngoài ra, để bé tăng cân mau lớn, các mẹ có thể kết hợp chuối với một số thực phẩm khác như khoai lang, khoai tây,… Đây sẽ là nguồn năng lượng dồi dào cho bé.

Xem thêm: Top 5 công thức làm sinh tố nước ép giảm cholesterol đơn giản

Mận

Trong thành phần của mận có chứa vitamin A, C, chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Cho trẻ ăn mận sẽ giúp trẻ có một hệ tiêu hóa và sức đề kháng khỏe mạnh. 

quả mận
Quả mận

Khi cho trẻ ăn mận, các mẹ hãy dùng mận cùng một vài loại rau củ khác như khoai lang, lê hoặc chuối để kích thích vị giác và làm trẻ ăn ngon miệng hơn.

Đào

  • Đào là một trong các loại rau củ quả tốt mà các mẹ nên sử dụng cho bé ăn dặm. Trong đào có nhiều chất dinh dưỡng như glucose, saccarose, hoạt chất beta-carotene, chất xơ, các loại vitamin B1, B2, C, PP và nhiều khoáng chất cần thiết như sắt, kali, canxi,…
  • Ăn đào sẽ giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. Đào cũng là nguyên liệu dễ chế biến. Các mẹ có thể cho đào vào hấp chín hoặc cho xay thành sữa nhuyễn, nấu các món súp dễ ăn cho bé.

Xem thêm: Hoa quả cho người bị thiếu máu, trái cây gì để tăng cường sức khỏe?

Mơ 

Mơ cũng là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Trong mơ có vitamin C, A và các chất ngăn ngừa oxy hóa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và hợp chất beta-carotene hay lycopene cũng khá lớn.

các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm
Quả mơ

Vì vậy, cho trẻ ăn quả mơ không chỉ làm hệ miễn dịch được cải thiện, phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), mà còn rất có lợi cho hệ tim mạch và mắt của trẻ. 

Tuy nhiên, có một lượng acid nhất định trong nên khi chế biến mơ cho bé ăn dặm, các mẹ hãy làm giảm vị chua cũng như cho bé ăn một lượng vừa đủ.

Trái bơ

Có thể nói, là một loại quả cực kỳ tốt cho bé bắt đầu ăn dặm. Bơ có chứa một lượng chất béo tốt cho sức khỏe, nhiều loại vitamin, omega 3, chất xơ và các khoáng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện hơn.

Thịt bơ thơm dẻo, vị béo ngậy, dễ ăn. Các mẹ có thể dằm nhuyễn, cho thêm chút sữa tươi hoặc sữa đặc là xong. 

Xem thêm: 10+ LOẠI TRÁI CÂY HIẾM CÓ TRÊN THẾ GIỚI

Kiwi

Kiwi cũng là loại trái cây nhiều dinh dưỡng. Bạn hãy lựa chọn những trái kiwi đã chín mềm để trẻ dễ dàng ăn thô. Bên cạnh đó, các bạn có thể xay nhuyễn hoặc ép kiwi lấy nước cho bé uống mà không lo hao hụt lượng dinh dưỡng. 

Cho bé ăn kiwi vừa đủ sẽ giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể,…

Đu Đủ

Đu đủ là loại quả lành tính, dễ ăn và cũng dễ mua. Quả đu đủ có tính mát, mùi thơm, vị ngọt và khá mềm.

Trong đu đủ có nhiều vitamin có lợi, đặc biệt là lượng chất xơ và vitamin A cao, rất tốt cho trẻ.

Các bạn có thể thái thành các miếng nhỏ cho bé tập nhai hoặc xay nhuyễn, ép lấy nước cho bé.

Xem thêm: 9 loại trái cây giải nhiệt giúp dập tắt ngay cơn nắng nóng của mùa hè

Dưa hấu

Dưa hấu là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ và vitamin C. Các bạn có thể gọt bỏ vỏ, gạt bỏ hạt rồi cho bé ăn thô hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Bên cạnh đó, các bạn có thể cho bé dùng nước ép từ dưa hấu cũng rất có lợi vì các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ nhanh chóng hơn.

dưa hấu
Dưa hấu

Lưu ý :

Nhiều mẹ thắc mắc có nên dùng củ dền cho bé ăn dặm không? Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra trong củ dền có chứa lượng lipid, carbohydrate khá lớn. Lượng chất xơ và protein cũng khá cao. Vì vậy, chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải. Nếu bé ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như khó thở, tím tái cơ thể,…

Đối với cần tây và rau mùi: Đây là 2 loại rau khá thơm ngon và dinh dưỡng. Các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cũng không nên cho bé ăn quá nhiều vì loại rau này khiến mật của bé bài tiết nhiều hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của gan. Do vậy, các mẹ hãy cân nhắc khi cho bé sử dụng 2 loại rau này một cách hợp lý.

Cách chế biến rau củ cho bé ăn dặm

  • Trên đây là các loại rau củ tốt cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, trước khi nấu các món rau củ thì các mẹ nên chú ý khâu sơ chế. Để có thể mang đến nguồn sinh dưỡng tốt nhất cho trẻ thì các mẹ hãy lựa mua những loại rau củ quả còn tươi nguyên, không bị hư hỏng, dập nát. 
  • Sau đó, nhặt rửa sạch rau củ rồi cho ngâm cùng nước muối loãng, để tầm 10 phút. Bước này giúp loại bỏ hàm lượng thuốc trừ sâu có trong rau củ. Tiếp theo, rửa sạch rau củ lại bằng nước sạch, vớt ra để ráo rồi mới sử dụng để chế biến.
  • Với các loại rau dạng củ như: khoai tây, cà rốt, khoai lang, su su, củ cải… thì sau khi sơ chế xong các bạn cho vào cắt thành các miếng nhỏ rồi bỏ vào nồi nước luộc cho chín mềm.
  • Sau khi luộc xong, các mẹ vớt ra, cho vào xay hoặc nghiền nhuyễn. Tiếp tục lọc bằng rây để nguyên liệu mịn hơn và loại bỏ được phần bã.
  • Với một số loại rau xanh như mồng tơi, rau ngót, rau cải, bông cải xanh thì chỉ cần rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.
  • Sau khi chế biến xong thì cho thành phẩm vào các khay hoặc hũ nhỏ. Tiếp đó để vào ngăn mát tủ lạnh. Các bạn nên dùng hết nguyên liệu trong khoảng 5 ngày. Vì quá 5 ngày các nguyên liệu sẽ bị biến chất, không nên sử dụng cho bé sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Xem thêm: 8 màu sắc chiết xuất từ rau củ tự nhiên bạn cần biết

Một vài lưu ý khi cho bé ăn dặm

  • Thời gian phù hợp nhất để bé tập làm quen với việc ăn dặm là giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong lúc này, các mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa/ngày. Khi bé được hơn 1 tuổi thì các bạn có thể tăng số lượng bữa ăn lên là 3 bữa/ngày. 
  • Trong giai đoạn ăn dặm thì các mẹ vẫn phải bổ sung cho bé đủ lượng sữa cần thiết (khoảng 700-900ml/ngày). Để cho món ăn của trẻ thêm hấp dẫn, chứa nhiều lượng chất đạm và protein thì các bạn có thể kết hợp các loại rau củ quả cùng nhiều loại thực phẩm khác như: thịt bò, thịt heo, tôm, cua, cá… 
  • Các bạn nên xay nhuyễn các thực phẩm này trước khi chế biến để các bé dễ ăn hơn. Đừng quên bổ sung một ít dầu oliu vào các món ăn cho trẻ khi chế biến nhé.
  • Trẻ em có xu hướng rất kén ăn rau. Do đó mà các bạn nên bổ sung những loại rau củ có màu sắc đẹp mắt để thêm vào thực đơn cho bé. Ngoài ra, các loại rau củ cũng cần phải thường xuyên thay đổi để cho bé quen dần và không bị ngán.
  • Với hệ tiêu hóa còn yếu kém của trẻ, lựa chọn rau củ ăn dặm luôn là việc rất quan trọng với các bà mẹ. Bên cạnh việc dùng một số loại bột ngũ cốc ăn dặm tiện lợi trong lúc bận rộn, bạn cần cho bé ăn các món từ rau củ để bé hấp thu thêm nhiều dưỡng chất. 
  • Đối với các loại rau củ thì cách sơ chế có tác động rất lớn vì nó có thể làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Bạn nên lựa mua thực phẩm xanh tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng để không có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch của bé. 

Xem thêm: Mẹo bảo quản rau củ quả tươi lâu trong tủ lạnh

Trên đây là các loại rau củ quả tốt cho bé ăn dặm. Các mẹ có thể tham khảo để sử dụng làm các món ăn dinh dưỡng nhất cho bé. Chúc các bạn thành công.

Từ khóa » Các Loại Rau Cải Cho Bé ăn Dặm