Top 20 Cây Cảnh để Bàn Làm Việc Theo Phong Thủy Giúp Bạn Thăng ...
Có thể bạn quan tâm
Những lợi ích mà cây xanh mang lại cho con người là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, nếu xét theo phương diện phong thủy thì vẫn còn có những tranh cãi về mặt lợi ích của cây xanh. Có người tin nhưng cũng có người không tin vào phong thủy. Dù sao, việc trồng cây trên bàn làm việc cũng là một cách giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc.
Lợi ích của việc đặt cây để bàn theo nguyên tắc phong thủy đã được "đồn thổi" rất nhiều qua các thế hệ. Ngày nay, người ta mua cây để bàn làm việc cũng chỉ vì phần nó đẹp mắt, có cảm giác thư giãn và cung cấp thêm màu xanh cho không gian làm việc là chính. Cũng chẳng còn mấy ai tin vào những quan niệm cây để bàn làm việc theo mệnh sẽ giúp ích làm gì.
Tuy nhiên, phong thủy vẫn là một điều gì đó mà bạn không thể phủ nhận lợi ích mà nó mang lại. Vốn dĩ xuất phát từ Trung Quốc, phong thủy là một hệ thống triết lý lâu đời, nó giúp tạo ra sự cân bằng cho con người, môi trường và các đồ vật xung quanh, nhờ đó mang lại những lợi ích tốt đẹp cho con người.
Nói nôm na thì, khi vận dụng triết lý phong thủy, là bạn đang tối ưu hóa sự tương tác giữa con người và cây cối, để nâng cao năng suất làm việc, sức khỏe và năng lượng tích cực trong nơi làm việc. Và như bạn cũng đã thấy, mỗi người sinh ra, không ai là giống ai, mỗi người mỗi tính, mỗi sở thích, sở trường và sở đoản. Do đó, cây để bàn làm việc cũng sẽ có loại cây hợp với bạn, có cây không hợp.
Trong bài viết, HomeOffice sẽ đề xuất cho bạn những loại cây để bàn làm việc theo phong thủy, phù hợp với từng mệnh khác nhau trong ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Khi bạn lựa chọn được cây để bàn hợp với mệnh của mình,thì vận sẽ tăng, hạn sẽ giảm và công việc đi lên như diều gặp gió đấy.
NỘI DUNG CHÍNH
- I. Những lợi ích mà cây để bàn làm việc mang lại?
- II. Các loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy
- 1 - Cây để bàn hợp với mệnh Kim
- 2 - Cây để bàn hợp với mệnh Mộc
- 3 - Cây để bàn hợp với mệnh Thủy
- 4 - Cây để bàn hợp với mệnh Hỏa
- 5 - Cây để bàn hợp với mệnh Thổ
- III - Hướng dẫn lựa chọn chậu cây để bàn làm việc
I. Những lợi ích mà cây để bàn làm việc mang lại?
Cây để bàn làm việc không chỉ mang lại vẻ đẹp sinh động, đầy sức sống cho khu vực làm việc mà nó còn có tác dụng thanh lọc không khí, giúp xua tan căng thẳng, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy cây xanh còn mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp, giúp mang đến may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích thiết thực mà cây xanh mang lại:
-
Trang trí góc làm việc: Vẻ đẹp tự nhiên và xanh mát của cây cảnh để bàn làm việc sẽ giúp cho không gian làm việc trở nên sinh động và có sức sống hơn. Với việc để một chậu cây xanh nhỏ xinh trên bàn làm việc sẽ giúp tạo cảm hứng cho bạn tốt hơn.
-
Thanh lọc không khí: Từ lâu, khả năng thanh lọc không khí, hấp thu các chất độc hại của cây xanh đã được nhiều bài báo khoa học công nhận và chứng minh. Nhờ có khả năng này cây để bàn giúp mang lại bầu không khí trong lành, tươi mát. Đặc biệt là trong môi trường văn phòng, nơi thường có nhiều khói bụi và ô nhiễm.
-
Cải thiện tâm trạng, giảm stress: Màu xanh tươi mát của lá cây có tác dụng giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi, giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Nhìn ngắm cây xanh sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, thoải mái và tập trung hơn trong công việc.
-
Tăng hiệu suất làm việc: Tác động tích cực về mặt tinh thần và thâm trạng là yếu tố chính giúp tăng năng suất làm việc. Đây cũng chính là lý do vì sao mà các văn phòng công ty công nghệ hàng đầu lại đầu tư vào cây xanh một cách bài bản và xuyên suốt tới như vậy.
-
Mang lại may mắn, tài lộc: Ngoài những lợi ích trên, theo quan niệm phong thủy, cây xanh mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp, giúp mang đến may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ.
Lưu ý khi trồng cây để bàn
- Chọn cây phù hợp: Không phải loại cây nào bạn cũng có thể đặt lên bàn làm việc của mình, mà còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tốt. Đầu tiên, bạn cần xem xét tới nhu cầu ánh sáng của cây. Rồi tới các yêu cầu về chăm sóc, kiểu dáng, sở thích và cũng không quên tới yếu tố hợp mệnh trong phong thủy.
- Cách bố trí: Bạn có thể bố trí cây xanh ở nhiều vị trí khác nhau trên bàn làm việc, nhưng cần đảm bảo rằng nó không lấn vào vùng làm việc (Zone Work) của bạn. Bên cạnh đó, hãy chú ý tới các phối với các món đồ trang trí xung quanh, bạn cũng có thể kê thêm chậu cây, lựa chọn cây vựa vặn và đặc biệt là bố trí nơi có nhiều ánh sáng.
- Chăm sóc cây xanh: Chăm sóc cây xanh là điều cần thiết để cây luôn xanh tươi, khỏe mạnh. Bạn nên tưới nước thường xuyên, bón phân định kỳ và theo dõi tình trạng của cây để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.
II. Các loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy
Trong phong thủy vạn vật vận hành hành theo 5 yếu tố cơ bản Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ gọi là Ngũ hành. Trong đó “ tương sinh” và “ tương khắc” là hai nguyên lý cơ bản của 5 yếu tố này. “Tương sinh” có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển ý nói bạn nên chọn những điều hợp với vận mệnh của mình, “ tương khắc” nghĩa là áp chế làm cho sự may mắn của chủ thể đi xuống.
Dựa vào những màu sắc tương ứng với từng mệnh, và nguyên lý tương sinh cũng như tương khắc, chúng ta có thể áp dụng để chọn bất kỳ vật gì. Vì thế, khi lựa chọn cây để bàn làm việc, người ta sẽ dựa vào đặc điểm này để phân loại và lựa chọn cho phù hợp với mệnh của mình.
- Xem thêm: Xem hướng bàn làm việc theo tuổi đúng phong thủy
1. Cây để bàn làm việc hợp mệnh Kim
Người mệnh Kim thường có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, kiên định và có khả năng lãnh đạo. Họ cũng là người thông minh, tài giỏi, có khả năng kiếm tiền tốt. Tuy nhiên, họ cũng có thể trở nên cứng nhắc, bảo thủ, thiếu linh hoạt. Màu sắc phù hợp với người mệnh Kim là màu trắng, xám, ghi bạc hoặc vàng, nâu. Đây là những màu sắc này tượng trưng cho sự quyền quý, sang trọng, và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Những người sinh năm sau đây thuộc mệnh Kim:
- Nhâm Thân (1932, 1992)
- Quý Dậu (1933, 1993)
- Canh Thìn (1940, 2000)
- Tân Tỵ (1941, 2001)
- Giáp Ngọ (1954, 2014)
- Ất Mùi (1955, 2015)
- Nhâm Dần (1962, 2022)
- Quý Mão (1963, 2023)
1.1 - Cây kim tiền
Là loại cây mọc thành bụi, lá mọc đối xứng xanh mướt, mọc theo hướng đi lên, không cần ánh sáng mạnh dễ trồng trong nhà, thích hợp làm cây để bàn làm việc. Thân cây cứng cáp, chắc khỏe là biểu tượng cho sự kiên cường. Trong phong thủy những chiếc lá của cây như bàn tay hứng lộc trời cho, lúc nào cũng đi lên và luôn luôn có tiền dù ít hay nhiều. Đặc biệt khi cây nở hoa sẽ đem lại cho người trồng sự thịnh vượng.
Kim tiền là loại cây có sức sống mạnh mẽ, dễ chăm sóc và ít tốn công trồng
1.2 - Cây kim ngân
Giống như cái tên Kim Ngân của mình, cây mang lại cho người trồng sự sung túc , may mắn về tiền bạc. Có một điều ít ai biết loại cây để bàn làm việc này không chỉ mang may mắn đến cho bản thân mình mà còn có thể chia sẻ sự may mắn đó cho người thân và bạn bè bằng cách chiết một phần của cây làm quà tặng cho họ. Thường cây có 5 lá tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy xanh biết quanh năm, đặc biệt thân cây mộc đan chéo vào nhau như bím tóc.
Cây Kim Ngân sẽ giúp người mệnh Kim phát triển tốt hơn trong công việc và cuộc sống.
1.3 - Cây lan ý
Cây Ý Lan còn gọi là cây bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình. Thân, tán, lá của cây mọc thành cụm có chiều cao không quá 60cm. Lá màu xanh đậm mặt trên, màu nhạt ở mặt dưới nổi bật gân mảnh. Điểm đặc biệt và ấn tượng nhất của loại cây này là hoa, những bông hoa có hình bán cầu, thẳng, màu trắng muốt làm nên vẻ đẹp thanh thoát của cây. Trong phong thủy cây tượng trưng cho sức khỏe và tình yêu của người phụ nữ.
Lan Ý mọc thành bụi, tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, mang lại sự hòa hợp trong gia đình và công việc.
1.4 - Cây lưỡi hổ
Cây này không có thân, rễ khỏe. Lá dẹt, cứng, hình giống lòng thuyền, mép lá có sụn màu đỏ nhạt, mép lá viền vàng, lá già có vằn ngang màu đậm mép xanh. Cây Lưỡi Hổ được chứng minh có thể hấp thụ 107 khí độc và trả lại không gian xanh cho nơi bạn sống. Giống như cái tên từ một bộ phận của hổ, cây tượng trưng cho sức mạnh cũng như xua đuổi tà khí, tạo thêm phần "cứng cáp" hơn trong cuộc việc của gia chủ.
Hình tượng vươn thẳng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, quyết đoán, mang lại sự thăng tiến trong công việc cho gia chủ.
1.5 - Cây Sen Đá
Được đánh giá là một loại cây cây phong thủy rất phù hợp với người mệnh Kim, sen đá mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Với đặc điểm lá dày, mọng nước và có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt và khô hạn, cây sen đá chính là "hiện thân" của đặc điểm tính cách vượt qua mọi khó khăn, thử thách của người mệnh Kim.
Ngoài ra, sen đá còn được khá nhiều giới trẻ, giới văn phòng trồng vì dễ chăm sóc và không chiếm nhiều diện tích. Lá cây nhỏ xinh, nhiều màu sắc và hình dáng lạ mắt, mọc xung quanh tạo thành cụm giống hoa sen hơi lõm ở phần chính giữa trục. Cây sen đá còn được lựa chọn làm những món quà ý nghĩa bởi nó tượng trưng cho tình yêu, tình bạn bền vững dài lâu.
Khi trồng sen đá, gia chủ cần chú ý tới ánh sáng và lượng nước tưới để cây luôn khỏe mạnh
1.6 - Cây Ngọc Ngân
Theo quan niệm phong thủy, cây ngọc ngân là loại cây có màu sắc và hình dáng phù hợp với người mệnh Kim. Cây ngọc ngân có lá màu xanh đậm, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Thân cây màu trắng, tượng trưng cho sự thanh khiết, tinh tế. Cây ngọc ngân là lựa chọn phù hợp cho những không gian hiện đại, sang trọng.
Về mặt ngũ hành, màu trắng thuộc hành Kim, mà Kim sinh Thủy. Do đó, cây ngọc ngân sẽ giúp người mệnh Kim phát triển tốt hơn trong công việc và cuộc sống. Loại cây này còn được cho là có khả năng xua đuổi tà khí rất tốt. Khi đặt cây ngọc ngân trên bàn làm việc nó sẽ giúp tạo thêm cảm giác vui vẻ, sảng khoái khi làm việc.
Cây ngọc ngân khá dễ chăm sóc, phát triển nhanh và có hình dáng bắt mắt
2 - Cây để bàn làm việc hợp mệnh Mộc
Người mệnh Mộc là người yêu thích sự tự do, không thích bị gò bó, ràng buộc. Họ luôn muốn được khám phá những điều mới mẻ, trải nghiệm những điều thú vị trong cuộc sống. Được nhiều người nhìn nhận là có tấm lòng nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, người mệnh mộc lúc nào cũng muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
Theo phong thủy, màu xanh lá cây là màu bản mệnh của người mệnh Mộc. Đây là màu sắc tượng trưng cho sự tươi mới, phát triển, sinh sôi. Màu xanh lá cây mang lại cho người mệnh Mộc nguồn năng lượng dồi dào, giúp họ phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, những màu sắc như màu đen, màu xanh nước biển, xanh da trời cũng rất hợp với người mệnh mộc. Những loại màu sắc này mang lại cho người mệnh Mộc sự bình yên, thư thái, giúp họ có tâm trạng tốt, đưa ra những quyết định sáng suốt trong cuộc sống.
Những năm sinh thuộc mệnh Mộc:
- Nhâm Ngọ (1942, 2002)
- Quý Mùi (1943, 2003)
- Canh Dần (1950, 2010)
- Tân Mão (1951, 2011)
- Mậu Tuất (1958, 2018)
- Kỷ Hợi (1959, 2019)
- Nhâm Tý (1972)
- Quý Sửu (1973)
- Canh Thân (1980)
- Mậu Thìn (1988)
- Kỷ Tỵ (1989)
- Tân Dậu (1981)
2.1 - Cây bàng singapore mini
Cây bàng Singapore là loại cây thân gỗ thường xanh, có sức sống rất mãnh liệt và khá dễ chăm sóc. Loại cây này có những chiếc lá màu xanh đậm, là màu bản mệnh của người mệnh Mộc. Kiểu dáng lá cứng cáp và vươn lên tượng trưng cho sự tươi mới, phát triển, sinh sôi, mang lại cho người mệnh Mộc nguồn năng lượng dồi dào, giúp họ phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống.
Lá bàng Singapore có hình dáng giống chiếc đàn violin, tượng trưng cho sự sáng tạo, phóng khoáng. Điều này được xem là rất phù hợp với tính cách của người mệnh Mộc. Cây bàng Singapore có thể mang lại cho người mệnh Mộc nguồn năng lượng tích cực, giúp họ phát huy những ưu điểm của mình.
Hình dáng bắt mắt, xanh mát và dễ chăm sóc chính là ưu điểm tuyệt đối cho loại cây này
2.2 - Cây ngọc bích
Màu xanh bắt mắt của lá cây ngọc bích tượng trưng cho sự tươi mới, phát triển và sinh sôi giúp mang lại cho người mệnh Mộc nguồn năng lượng dồi dào, giúp họ phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cây ngọc bích có hình dáng thuôn tròn, tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy. Lá mọng nước đầy đặn của cây ngọc bích tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.
Người mệnh Mộc thường có tính cách mạnh mẽ, kiên cường, luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Họ luôn mong muốn có được một cuộc sống tươi mới, phát triển, luôn gặt hái được những thành công mới. Cây ngọc bích có thể giúp mang lại cho người mệnh Mộc những điều này.
Ngọc bích là loại cây để bàn làm việc rất hợp với người thuộc hành Mộc
2.3 - Cây đế vương xanh
Cây đế vương xanh có tên gọi như vậy là do lá cây có màu xanh đậm, tươi sáng, mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Trong phong thủy, màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, là màu của cây cối, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Tên gọi đế vương mang ý nghĩa quyền lực, uy nghiêm. Trong phong thủy, cây đế vương xanh được xem là một loại cây phong thủy mang lại sự may mắn, tài lộc, quyền lực và địa vị cho gia chủ.
Vì vậy, tên gọi đế vương xanh có liên quan mật thiết đến phong thủy người mệnh Mộc. Đối với những người mệnh Mộc, cây đế vương xanh là một loại cây phong thủy mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, giúp họ gặp nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc.
Đế vương xanh là loại cây cực kỳ dễ chăm sóc, bạn chỉ cần chú ý tới lượng nước tưới, không cần quá cầu kỳ
2.4 - Cây duôi công táo xanh
Cây đuôi công táo xanh có lá màu xanh tươi mát, thuôn tròn, giống như những chiếc đuôi công xinh đẹp. Màu xanh của lá cây mang ý nghĩa của sự tươi mát, sinh sôi nảy nở, tượng trưng cho sự phát triển, thịnh vượng. Kiểu dáng lá thuôn tròn mang ý nghĩa của sự đủ đầy, tròn trịa, tượng trưng cho sự viên mãn, hạnh phúc.
Tên gọi "đuôi công táo xanh" mang ý nghĩa tích cực, thể hiện sự may mắn, sung túc. Cây đuôi công táo xanh còn có tên gọi khác là "cây táo xanh", biểu tượng của sự may mắn, trường thọ giúp tăng cường vượng khí cho gia chủ. Người mệnh mộc trồng cây đuôi công táo xanh trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc, công danh sự nghiệp thăng tiến, gia đình hạnh phúc.
Đuôi công táo xanh có thể sống tốt trong môi trường thiếu sáng, và không tốn nhiều công chăm sóc
2.5 - Cây trầu bà
Từ xưa đến nay, cây trầu bà nổi tiếng bởi khả năng sinh sôi và phát triển rất nhanh chóng. Màu sắc là xanh tươi vừa giúp cho không gian làm việc thêm điềm tĩnh, nhẹ nhàng và bình an, vừa lại nhiều năng lượng tích cực cho người thuộc hành Mộc, giúp họ luôn vui vẻ, lạc quan, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, trồng cây trầu bà trên bàn với một loại chậu gốm màu xanh ngọc bắt mắt sẽ rất phù hợp với người mệnh Mộc
Bên cạnh đó, trầu bà còn được chứng minh là có khả năng lọc không khí, hút khí độc, mang lại bầu không khí trong lành cho ngôi nhà. Điều này rất phù hợp với người mệnh Mộc, những người có tính cách phóng khoáng, yêu thiên nhiên.
2.6 - Cây trường sinh
Tên gọi "trường sinh" có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy. "Trường" có nghĩa là dài lâu, "Sinh" có nghĩa là sinh sôi, nảy nở. Tên gọi này tượng trưng cho sự trường tồn, bất diệt, mang đến cho người mệnh Mộc nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe dồi dào. Lá cây trường sinh có hình thuôn tròn, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển không ngừng, tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên cường, vượt qua mọi khó khăn.
Với đó, màu xanh đậm của lá cây trường sinh là màu sắc tượng trưng cho hành Mộc. Màu xanh này rất tươi sáng, bắt mắt, mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Điều này rất phù hợp với người mệnh Mộc, giúp họ cảm thấy thoải mái, thư thái, tinh thần minh mẫn.
3 - Cây để bàn làm việc hợp mệnh Thủy
Người mệnh Thủy thường có tính cách ôn hòa, điềm đạm, khéo léo trong giao tiếp. Họ là những người thông minh, nhạy bén, có khả năng ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống. Tuy nhiên, người mệnh Thủy đôi khi cũng khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Những màu sắc hợp với người mang mệnh Thủy là màu xanh dương, xanh thẫm, đen (màu bản mệnh) và màu trắng, ghi, xám (màu tương sinh). Những màu sắc này tượng trưng cho nước, giúp mang lại may mắn, tài lộc và sự bình an cho gia chủ mệnh Thủy. Dựa vào đặc điểm này, người mệnh Thủy nên trồng thủy sinh hơn trồng trong đất. Bởi vì nước là bản mệnh của họ, giúp cây phát triển tốt và mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ.
Người mệnh Thủy nên tránh những cây có màu nâu, vàng (màu bản mệnh của hành Thổ). Bởi vì Thổ khắc Thủy, trồng những cây này có thể khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
Những năm sinh thuộc mệnh Thủy:
- Mậu Tý (1948, 2008)
- Nhâm Thìn (1952, 2012)
- Quý Tỵ (1953, 2013)
- Bính Ngọ (1966)
- Canh Tuất (1970)
- Giáp Dần (1974)
- Quý Hợi (1983)
- Bính Tý (1996)
3.1 - Cây cỏ lan chi
Cỏ lan chi, hay còn được gọi là cây dây nhện, là một loại cây thân thảo, thường xanh, cây bụi nhỏ, mọc nhanh, giúp thanh lọc không khí. Cây có ý nghĩa phong thủy rất tốt đối với mỗi người, cây hợp với mệnh thủy. Cỏ lan chi có ý nghĩa phong thủy rất tốt, giúp mang lại may mắn, tài lộc và sự bình an cho gia chủ.
Cây có màu sắc tươi tắn, được mệnh danh là “ máy lọc không khí “ vì có khả năng hút khí độc và phân tán bức xạ khá tốt. Riêng với công việc cây có ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn, thu hút khách hàng, hợp đồng đặc biệt thích hợp với người làm các công việc liên quan đến bán hàng.
Cỏ lan chi là một loại cây cực kỳ dễ sống, có thể trồng được trong đất lẫn thủy canh
3.2 - Cây thủy tùng
Cây thủy tùng còn có ý nghĩa phong thủy rất tốt, mang đến sự bình an, may mắn, tài lộc cho gia chủ. Lá cây thủy tùng có màu xanh biếc, tượng trưng cho sự tươi mới, sinh sôi nảy nở. Cây thủy tùng cũng có thể sống trong môi trường thiếu sáng, điều này tượng trưng cho sự kiên cường, vượt qua mọi khó khăn của người mệnh Thủy.
Đặt cây thủy tùng trên bàn làm việc sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong công việc, thăng quan tiến chức, làm ăn phát đạt. Nó cũng có tác dụng giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, rất có lợi cho sức khỏe của gia chủ, giúp gia chủ tránh xa các bệnh về đường hô hấp.
3.3 - Cây tùng La Hán
Cây tùng la hán có sức sống mạnh mẽ, kiên cường, vượt qua mọi nghịch cảnh. Điều này tượng trưng cho ý chí, nghị lực của người mệnh Thủy. Trồng cây tùng la hán trong nhà sẽ giúp người mệnh Thủy có thêm động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được thành công trong cuộc sống.
Tên gọi Tùng La Hán có ý nghĩa rất tốt đẹp. Trong đó, "Tùng" là biểu tượng của sự trường thọ, kiên cường, vượt qua mọi nghịch cảnh. "La Hán" là những vị thần trong Phật giáo, tượng trưng cho sự giác ngộ, trí tuệ. Do đó, tên gọi Tùng La Hán mang ý nghĩa là cây tùng của những vị La Hán, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, kiên cường, vượt qua mọi nghịch cảnh, đạt được sự giác ngộ, trí tuệ.
3.4 - Cau tiểu trâm
Hình dáng bé nhỏ của cây Cau Tiểu Trâm trái ngược với khả năng chịu đựng của nó. Nhỏ bé thế thôi nhưng cây có thể chịu được nhiệt độ thấp cũng như nhiệt độ cao và cả chỗ không có ánh sáng tốt, cũng không cần phải tưới nước hằng ngày. Lá cây mọc thẳng đứng lên như muốn nhắn gửi đến người trồng phải luôn vươn lên, vượt qua những trở ngại trong đời thường. Loài cây này thích hợp với để bàn làm việc vì ý nghĩa và không cần phải có sự chăm sóc cầu kì nào.
3.5 - Phát tài úc
Cây phát tài Úc là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp thanh thoát, sang trọng. Cây có lá màu xanh lục đậm, bóng, mọc xếp chồng lên nhau tạo thành hình dáng giống như cây chổi lông gà. Cây phát tài Úc cũng có ý nghĩa phong thủy rất tốt, đặc biệt là đối với người mệnh Thủy.
Trồng cây phát tài Úc trên bàn làm việc sẽ giúp người mệnh Thủy có thêm động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được thành công trong cuộc sống. Cây phát tài Úc còn mang ý nghĩa về sự gắn kết, đoàn viên. Do đó, cây rất phù hợp với những gia đình muốn tăng cường tình cảm vợ chồng, con cái.
Kiểu dáng nhỏ xinh và dễ sống, khi đặt trên bàn thì giúp may mắn, tài lộc, và sự thịnh vượng cho gia chủ.
3.6 - Cây phát lộc
Cây phát lộc là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Cây có thân thẳng, vươn cao, lá xanh mướt, tượng trưng cho sự phát triển, thăng tiến trong công việc. Cây phát lộc cũng có màu xanh, là màu tương hợp với mệnh thủy, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, hanh thông trong công việc và tài lộc.
Cây phát lộc thường được trồng trong các chậu thủy sinh, là cách trồng rất phổ biến nhất, nó giúp mang đến vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng. Cách trồng thủy canh giúp cho cây phát lộc thủy sinh rất dễ chăm sóc, chỉ cần thay nước thường xuyên và bón phân định kỳ.
Nếu bạn là người mệnh thủy, hãy đặt một chậu cây phát lộc trong nhà hoặc văn phòng của mình để thu hút tài lộc, may mắn và thịnh vượng.
4 - Cây để bàn làm việc hợp mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa là những người có tinh thần mạnh mẽ, nhiệt huyết, luôn tràn đầy năng lượng và sức sống. Họ là những người có khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn xa trông rộng và luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách.
Theo ngũ hành, mệnh Hỏa tương sinh với mệnh Mộc và tương khắc với mệnh Thủy. Do đó, những người mệnh Hỏa hợp với cây trồng có màu đỏ, hồng, cam, tím (màu bản mệnh) và màu xanh lá cây (màu tương sinh). Những cây này sẽ mang lại cho người mệnh Hỏa nhiều may mắn, tài lộc và thành công.
Ngược lại, người mệnh Hỏa cần tránh những cây có màu xanh dương, đen (màu tương khắc) và nâu, vàng (màu sinh xuất). Những cây này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến vận mệnh của người mệnh Hỏa, khiến họ gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
Những năm sinh thuộc mệnh Hỏa:
- Năm Giáp Tuất: 1934, 1994
- Năm Đinh Dậu: 1957, 2017
- Năm Bính Dần: 1986
- Năm Ất Hợi: 1935, 1995
- Năm Giáp Thìn: 1964, 2024
- Năm Đinh Mão: 1987
- Năm Mậu Tý: 1948, 2008
- Năm Ất Tỵ: 1965
- Năm Kỷ Sửu: 1949, 2009
- Năm Mậu Ngọ: 1978
- Năm Bính Thân: 1956
- Năm Kỷ Mùi: 1979
4.1 - Cây hồng môn
Cây Hồng Môn là loại cây sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá có phiến xanh hình tim, bản to, lá non có màu nhạt hơn.Những mo hoa nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc, hồng hay cam làm cây nổi bật giữa căn phòng. Bên cạnh tác dụng trang trí và thanh lọc khí cây còn là biểu tượng cho tình yêu bất diệt. Người trồng cây thường có tính cách khá quyết đoán, nhiều đam mê, có khả năng làm lãnh đạo và nhờ có cây mà thêm niềm tin cũng như ý chí vươn lên để chạm đến thành công.
4.2 - Cây trạng nguyên
Một số nước ở phương Tây còn xem cây Trạng Nguyên như cây giáng sinh vì cây có cấu tạo đặc biệt, khi còn non lá cây có màu đỏ, lúc già đi chuyển sang màu xanh vào đúng dịp này và cây không có hoa. Cây mang ý nghĩa chúc mừng cho thành công và đỗ đạt nên thường được làm quà tặng cho các sĩ tử. Người ta hay trồng cây này ở trong nhà và đặt trên làm việc vì cây dễ trồng, chịu được nhiệt độ tốt, ưa bóng râm.
4.3 - Cây trầu bà đế vương đỏ
Thuộc loại cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình trái tim, thuôn dài ở đỉnh và có đốm vàng trên lá. Cây sinh trưởng nhanh và dễ sống ở trong điều kiện ưa bóng râm và ưa nước. Trầu Bà Đế Vương Đỏ có khả năng hấp thụ rất nhiều loại khí độc thải ra như khói thuốc, xăng xe, bức xạ máy tính, điện thoại, chất làm lạnh trong phòng máy lạnh… Đối với phong thủy cây mang đến sự thịnh vượng, thành công và may mắn cho người trồng.
4.4 - Cây vạn lộc
Cây Vạn Lộc hay còn gọi là cây Thiên Phú với ý nghĩa mang đến cho người trồng tài lộc, may mắn, luôn được trời ban lộc. Bắt mắt người nhìn với màu đỏ hồng khi già và xanh khi non, trên lá điểm thêm vài đốm trắng cây tạo nên sự nhẹ nhàng, tinh tế. Cây có thể phát triển trong đất, nước hay ở bất kì môi trường nào. Tán lá hình bầu dục rộng từ 3 đến 5cm, khi cây ra hoa thì đó là tín hiệu tốt cho sự phát triển, sinh sôi.
4.5 - Cây phú quý
Cây Phú Quý là có tên trong danh sách những cây lọc khí tốt, hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh cho con người. Thân cây có màu trắng hồng, lá cây mọng nước xanh bóng đôi khi cáo màu vàng. Với đặc tính ưa bóng râm và không cần tưới nhiều nước có thể nói đây là loại cây thích hợp trồng trong nhà và để bàn. Theo quan niệm trong phong thủy cây mang lại tài lộc, may mắn, phú quý như tên gọi của nó. Vì vậy ngày Tết người ta thường dùng cây Phú Quý biếu nhau như lời chúc mừng năm mới.
4.6 - Cây Lá Nhung Đỏ
5 - Cây để bàn hợp với mệnh Thổ
Người mệnh Thổ là những người có tính cách trầm ổn, vững vàng, điềm đạm, có trách nhiệm và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ là những người trung thành, đáng tin cậy, có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt. Tuy nhiên, đôi khi người mệnh Thổ lại khá bảo thủ, cứng nhắc và thiếu linh hoạt.
Theo phong thủy, những người mệnh Thổ nên chọn những loại cây có màu nâu, vàng (màu bản mệnh) và màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành Hoả (Hoả sinh Thổ). Những màu sắc này sẽ giúp người mệnh Thổ phát huy được những điểm mạnh của bản thân, mang lại may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng.
Ngược lại, người mệnh Thổ nên tránh những cây có màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim ( Thổ sinh Kim) và màu xanh lá cây thuộc hành Mộc (Mộc khắc Thổ). Những màu sắc này sẽ khiến người mệnh Thổ gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
Lời khuyên cho người mệnh Thổ là nên chọn những cây có kích thước lớn, dáng khỏe khoắn, vững chãi. Những loại cây này sẽ mang lại cho họ cảm giác an tâm, vững vàng, giúp họ phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành công trong cuộc sống.
Những năm sinh thuộc mệnh Thổ:
- Năm Mậu Dần: 1938, 1988
- Năm Tân Sửu: 1961
- Năm Canh Ngọ: 1930, 1990
- Năm Kỷ Mão: 1939, 1999
- Năm Mậu Thân: 1968
- Năm Tân Mùi: 1931, 1991
- Năm Bính Tuất: 1946, 2006
- Năm Kỷ Dậu:1969
- Năm Đinh Hợi :1947, 2007
- Năm Bính Thìn : 1976
- Năm Canh Tý: 1960
- Năm Đinh Tỵ: 1977
5.1 - Cây ngân hậu
Cây Ngân Hậu tăng trưởng nhanh có khả năng thích nghi với môi trường tốt, sống được cả trong môi trường thủy sinh và bóng râm. Lá cây xanh mát đi kèm với các đường gân hình xương cá mang đến cho cây một vẻ đẹp quyến rũ riêng có. Tán cây xòe rộng ra xung quanh tạo nên hình dáng bắt mắt. Trong phong thủy cây còn mang đến điềm lành và sự bình an, yên ổn cho gia chủ
5.2 - Cây huy hoàng
Thoạt nghe tên đã thấy vẻ rực rỡ của vàng bạc châu báu trong cây. Thông thường người ta hay để cây ở quầy lễ tân, phòng khách hay bàn làm việc vì của lá cây đẹp rất đặc biệt. Lá to, khỏe, trên lá có nhiều đốm trắng vàng dọc theo lá. Cây được chăm sóc tốt sẽ giữ lại những luồng vượng khí, công việc luôn được thuận lợi, xuôi chèo mát mái, ngoài ra cây còn xua đuổi tà khí, hướng tới những điều tốt đẹp, thịnh vượng và thành công.
5.3 - Cây tuyết tùng
5.4 - Cây đa búp đỏ
5.5 - Cây thịnh vượng
5.6 - Cây ngũ gia bì
III - Hướng dẫn lựa chọn chậu cây để bàn làm việc
1 - Kích thước chậu cây để bàn làm việc
Kích thước chậu cây để bàn là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý trước khi tậu một vài "em" cây về. Bởi chậu cây có kích thước quá lớn sẽ khiến người ngồi làm việc cảm thấy áp lực, khó chịu. Chậu cây có kích thước quá nhỏ sẽ khiến người ngồi làm việc cảm thấy thiếu sức sống, không có động lực làm việc. Thông thường, kích thước chậu cây để bàn làm việc sẽ dao động từ 10-20 cm.
Bàn làm việc có kích thước nhỏ thì nên chọn chậu cây có kích thước tương đối nhỏ, tránh chiếm quá nhiều diện tích. Bàn làm việc có kích thước lớn thì có thể chọn chậu cây có kích thước lớn hơn.
- Xem thêm: Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn
Bạn có thể tham khảo các kích thước chậu cây tương xứng với kích thước bàn làm việc như sau:
- Bàn làm việc có kích thước nhỏ (bề ngang dưới 100cm): Chậu cây có kích thước từ 8-12 cm.
- Bàn làm việc có kích thước trung bình (bề ngang 100-140cm): Nên chọn chậu cây có kích thước từ 12-20 cm.
- Bàn làm việc có kích thước lớn (bề ngang trên 140cm): Có thể chọn chậu cây có kích thước từ 20-30 cm.
2 - Kiểu dáng và màu sắc theo mệnh
Mệnh | Hình dáng | Màu sắc | Chất liệu | Hình ảnh mô tả |
---|---|---|---|---|
Kim | Thuôn tròn, miệng tròn | Trắng, xám, ghi | Kim loại, sành, sứ | |
Mộc | Cao dài, thẳng hoặc uốn cong | Xanh lá, xanh lục | Gỗ, đất nung, sành, sứ | |
Thủy | Uốn cong, kiểu cách, lượn sóng hoặc tròn bầu | Xanh dương, đen | Sứ, thủy tinh | |
Hỏa | Góc nhọn, kim tự tháp | Đỏ, hồng, cam, tím | Sứ, thủy tinh, kim loại | |
Thổ | Hình vuông, chữ nhật hoặc hình ngọn lửa, kim tự tháp | Nâu, vàng | Đất nung, gạch, sành, sứ, xi măng |
Team HomeOffice
Từ khóa » Cây Nội Thất để Bàn
-
9 Loại Cây Nội Thất – Cây Văn Phòng Thông Dụng - Sài Gòn Hoa
-
Không Gian Nội Thất đẹp Nhất - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Cảnh Văn Phòng - Cây Nội Thất đẹp Và Xanh Tốt Quanh Năm.
-
Top 15 Cây Cảnh Nội Thất Chiêu Tài Hút Lộc Cho Gia Chủ
-
Cây Nội Thất - Chợ Hoa Online
-
Cây Nội Thất Không Chỉ đẹp Mà Còn ẩn Chứa Nhiều Bí Mật Thú Vị
-
Top 12 Cây Cảnh Văn Phòng, Nội Thất được Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện ...
-
Các Loại Cây Nội Thất Để Bàn Làm Việc - Gspace
-
25 Cây Nội Thất để Bàn Phù Hợp Cung Mệnh | D&D HOUSE
-
8 Cây Nội Thất Có Sức Sống Mãnh Liệt Trong Nhà Phố
-
20 Cây Để Bàn Làm Việc Chuẩn Phong Thủy, Tăng Năng Suất
-
Xanhdecor: Cây để Bàn, Cây Phong Thủy Văn Phòng, Quà Tặng Cây ...
-
CÂY XANH ĐỂ BÀN - 1989 JSC