Top 20 Đề Thi Sinh Học Lớp 7 Học Kì 2 Có đáp án - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
Top 20 Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 có đáp án
Với Top 20 Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 có đáp án được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Sinh học 7 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học lớp 7.
Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (5 đề)
Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa kì 2 có đáp án (5 đề)
Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 7 có đáp án (5 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi 15 phút Học kì 2
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Mỗi lứa, rùi núi vàng thường đẻ bao nhiêu trứng?
A. 10 – 20 trứng B. 5 – 10 trứng C. 4 – 5 trứng D. 10 – 15 trứng
Câu 2. Cá sấu Xiêm thường đẻ bao nhiêu trứng mỗi lứa?
A. 20 – 30 trứng B. 5 – 10 trứng C. 3 – 5 trứng D. 15 – 20 trứng
Câu 3. Mỗi bàn chân của chim bồ câu có bao nhiêu ngón?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 4. Động vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
A. Bồ câu trắng B. Bồ câu đen C. Thiên nga D. Chim công
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây giúp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
A. Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp, tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
B. Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
C. Chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
D. Cả A, B và C.
Câu 6. Ở chim bồ câu, mề là tên gọi khác của
A. diều B. dạ dày tuyến C. dạ dày cơ D. thực quản.
Câu 7. Bộ phận nào dưới đây không có ở chim bồ câu?
1. Thận 2. Phổi 3. Bóng đái 4. Tim 5. Dạ dày cơ
A. 1 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 8. Chim có thể giữ thăng bằng rất tốt khi đậu trên cao. Khả năng này có được nhờ sự điều khiển chủ yếu của bộ phận nào?
A. Đại não B. Tiểu não C. Tủy sống D. Não giữa
Câu 9. Bộ phận nào dưới đây không có trong hệ bài tiết của chim bồ câu?
A. Thận B. Bóng đái
C. Ống dẫn nước tiểu D. Huyệt
Câu 10. Loài chim nào trong hình dưới dây thường được huấn luyện để săn mồi?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
1.C | 2. D | 3. A | 4. A | 5. D | 6. C | 7. C | 8. B | 9. B | 10. A |
---|
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén so với những giác quan còn lại?
A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác D. Vị giác
Câu 2. Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống đồng cỏ là
A. hai chi có màng bơi
B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy
C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi.
D. hai chi trước rất khỏe và di chuyển theo lối nhảy.
Câu 3. Vì sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam ta có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống mà không cạnh tranh nhau? (chú ý câu hỏi có thể có nhiều phương án đúng)
A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định (trong đất, dưới nước, trên cây,…).
B. Vì mỗi loài rắn chuyên hóa với một nguồn sống nhất định.
C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định (thời điểm săn mồi, chu kì sinh sản…).
D. Vì các loài rắn hỗ trợ nhau trong quá trình săn mồi.
Câu 4. Loài cá nào trong hình sau đây thuộc lớp Thú và thân thiện với con người nhất?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 5. Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang?
A. Chuột chù B. Chuột đồng C. Chuột chũi D. Chuột nhắt
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)Câu 1. Tại sao gọi thằn lằn và các sinh vật cùng loại là bò sát?
Câu 2. So sánh đặc điểm của bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn
Câu 3. Tại sao nói sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: A, B, C Câu 4: A Câu 5: C
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Thằn lằn và các sinh vật cùng loại được gọi là bò sát vì chân của các sinh vật này quá ngắn, bé không thể nâng cơ thể lên được, nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất, hay nói cách khác là chúng bò sát đất nên được gọi là “bò sát”.
Câu 2.
Giống nhau:
- Xương đầu: Có hộp sọ và có xương hàm.
- Cột sống: Có xương sườn và xương mỏ ác.
- Xương chi: Đai vai, chi trên; đai hông, chi dưới.
Khác nhau:
STT | Bộ xương thằn lằn | Bộ xương thỏ |
1 | Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốt | Đốt sống cổ có 7 đốt |
2 | Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành) | Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoàng) |
3 | Các chi nằm ngang (bò sát) | Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao. |
Câu 3.
Tại sao nói đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng kèm thụ tinh trong, bởi lẽ:
- Trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp.
- Thụ tinh ngoài thì sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện ở môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù…)
- Còn ở thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn (trong cơ thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Tim ếch có bao nhiêu ngăn?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 2. Lớp Lưỡng cư gồm các bộ
A. lưỡng cư có đuôi, lưỡng cư có chân, lưỡng cư không chân.
B. lưỡng cư không đuôi, lưỡng cư có đuôi, lưỡng cư không chân.
C. lưỡng cư không đuôi, lưỡng cư có đuôi, lưỡng cư có chân.
D. lưỡng cư không đuôi, lưỡng cư không chân, lưỡng cư có chân.
Câu 3. Khi nói về đặc điểm của thú mỏ vịt, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. chân không có màng bơi.
B. đẻ con.
C. con cái chưa có vú.
D. chỉ sống trong môi trường nước,
Câu 4. Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển của thằn lằn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. số lượng trứng nhiều, thụ tinh ngoài.
B. trứng phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. quá trình lớn lên phải lột xác nhiều lần.
D. thụ tinh trong, số lượng trứng đẻ ít.
Câu 5. Loài động vật nào dưới đây có đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất?
A. cá cóc Tam Đảo.
B. thạch sùng.
C. thằn lằn bóng đuôi dài.
D. ếch đồng.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư?
Câu 2. Hãy nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
Đại diện (A) | Đặc điểm của hệ tuần hoàn (B) |
1. Châu chấu | a. Chưa phân hóa. |
2. Thủy tức | b. Hình thành chuỗi hạch (hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng). |
3. Giun đất | c. Hình mạng lưới. |
4. Ếch đồng | d. Hình chuỗi hạch ( hạch não, hạch dưới hầu, chuối hạch bụng) |
5. Trùng biến hình | e. Hình ống (bộ não và tủy sống) |
Câu 3. Chứng minh rằng đặc điểm của bộ nào Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: C
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
- Sống vừa ở cạn, vừa ở nước.
- Da trần không có vảy, ẩm và nhầy.
- Là động vật biến nhiệt.
- Di chuyển bằng 4 chi, chi sau có màng bơi (trừ ếch giun là không có chi).
- Cơ quan hô hấp: bằng mang ở giai đoạn nòng nọc, bằng da và phổi ở cơ thể trưởng thành.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Sinh sản ở dưới nước, phát triển qua biến thái.
Câu 2.
Đáp án: 1b, 2c, 3d, 4e, 5a.
Câu 3.
- Mõm kéo dài thành vòi ngắn.
- Bộ răng có nhiều răng, các răng đều nhọn, răng hàm có 3-4 mấu nhọn
- Thị giác kém phát triển, khứu giác kém phát triển
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)Câu 1. Ở chim bồ câu, thân hình thoi giúp
A. giảm trọng lượng khi bay.
B. giảm sức cản của không khí khi bay.
C. chim bay chậm hơn.
D. tăng khả năng trao đổi khí khi bay.
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây về thằn lằn bóng đuôi dài là sai?
A. là động vật biến nhiệt.
B. ưa sống khô ráo và thích phơi nắng.
C, tim 3 ngăn.
D. phát triển qua biến thái.
Câu 3. Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “bưu tá viên”.
A. bồ câu. B. chim ưng.
C. chim đại bàng. D. chim sẻ.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hệ tuần hoàn của chim bồ câu?
A. tim 4 ngăn.
B. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
C. ở mỗi nửa tim, có van giữa tâm thất và tâm nhĩ.
D. ở giữa hai bên tâm thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh.
Câu 5. Hệ thống túi khí có vai trò gì đối với đời sống của chim bồ câu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)
A. giúp tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào, làm tăng hiệu quả hô hấp.
B. làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.
C. làm tăng khả năng tích trữ khí.
D. làm giảm nhu cầu sử dụng khí ôxi, tăng hiệu suất sử dụng khí cacbônic.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)Câu 1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Câu 2. Em hãy nối cột A với cột B ở bảng dưới đây sao cho phù hợp nhất.
Bảng: Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và ý nghĩa.
Đặc điểm sinh sản | Chim bồ câu (cột A) | Ý nghĩa (cột B) |
Sự thụ tinh | 1. Thụ tinh trong | A – Tăng dinh dưỡng cho phôi khi ấp, nên tỉ lệ nở cao |
Đặc điểm bộ phận giao phối | 2. Có bộ phận giao phối tạm thời | B – Hiệu quả thụ tinh cao |
Số lượng trứng | 3. Số lượng trứng ít (2 quả) | C – An toàn và giữ ổn định nguồn nhiệt khi ấp |
Cấu tạo trứng | 4. Trứng có nhiều noãn hoàng và vỏ có đá vôi bao bọc | D – Tỉ lệ nở cao |
Sự phát triển trứng 5 | . Được chim trống và chim mái thay nhau ấp | E – Gọn nhẹ cho cơ thể |
Câu 3. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hòa hở và hệ tuần hoàn kín? Hệ tuần hoàn kín có ưu việt gì so với hệ tuần hoàn hở?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: A, B
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay là:
- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Mỏ có sừng bao bọc, hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, đầu linh hoạt nhằm phát huy tác dụng của các cơ quan, thuận lợi bắt mồi, rỉa lông.
- Chi trước là cánh để quạt gió làm động lực cho chim bay, cản không khí khi hạ cánh. Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng nên cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp có tác dụng giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
Câu 2. Đáp án: 1 – B, 2 – E, 3 – D, 4 – A, 5 – C.
Câu 3.
- Hệ thống tuần hoàn mở: Có ở đa số Thân mềm (Trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là “mở” vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn.
- Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn có ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn.
- Ưu việt của tuần hoàn kín: Máu vận chuyển trong mạch máu kín, vận tốc lưu chuyển máu nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh hơn, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể.
Từ khóa » Thi Sinh Học Lớp 7
-
Top 100 Đề Thi Sinh Học Lớp 7 Năm 2021 - 2022 Có đáp án
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 7 Có đáp án Năm 2022
-
TOP 5 Đề Thi Sinh Học Lớp 7 Học Kì 1 Năm 2021 - 2022 (Có Ma Trận)
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Sinh Học Lớp 7 Năm 2021
-
Đề Thi & Kiểm Tra Sinh Học Lớp 7 - Hoc247
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 7 Môn Sinh Năm 2021-2022 - Hoc247
-
Đề Thi Sinh Học Lớp 7 Mới Nhất - Tìm đáp án
-
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH LỚP 7 CÓ ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI
-
Đề Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 7
-
22+ Đề Thi Trắc Nghiệm Online Môn Sinh Học Lớp 7 Tháng 7/2022
-
Đề Thi Sinh Học Lớp 7.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Đề Thi Học Kì 2 Sinh Lớp 7 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (5 đề)
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 7 Môn Sinh
-
Bộ 3 đề Thi Giữa Học Kì 2 Lớp 7 Môn Sinh Năm 2021 - 2022 (có đáp án)