Top 20 Thuốc Chữa Dị ứng Mẩn Ngứa Phổ Biến Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa có nhiều loại, phù hợp cho nhiều đối tượng và tình trạng bệnh. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cần nắm rõ tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Dưới đây là thông tin cơ bản về 20 loại thuốc để bạn tham khảo.
5/5 - (1887 bình chọn)- 1. Tác dụng của thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa
- 2. Top 20 thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa phổ biến
- 2.1. Thuốc trị ngứa dị ứng mẩn ngứa Acrivastine
- 2.2. Dexchlorpheniramin
- 2.3. Cetirizin
- 2.4. Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa Dexamethasone
- 2.5. Diphenhydramine
- 2.6. Loratadine
- 2.7. Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa Chlorpheniramin
- 2.8. Hydroxyzine
- 2.9. Methylprednisolon
- 2.10. Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa Medrol
- 2.11. Prednisolon
- 2.12. Fexofenadine
- 2.13. Thuốc bôi trị dị ứng mẩn ngứa Hydrocortisone Cream 1%
- 2.14. Phenergan
- 2.15. Eumovate
- 2.16. Thuốc bôi chữa dị ứng mẩn ngứa Triamcinolone
- 2.17. Flucinar
- 2.18. Kem bôi trị mề đay Derumarezonone
- 2.19. Mentholatum Jinmart
- 2.20. Thuốc trị dị ứng mẩn ngứa Daiichi Sankyo
- 3. Lưu ý dành cho người bệnh
- Hỗ trợ giảm triệu chứng mẩn ngứa do chức năng gan kém bằng TPBVSK Bổ gan Tâm Bình
1. Tác dụng của thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa
Khi bị mề đay mẩn ngứa, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy khó chịu cùng những nốt phát ban kém thẩm mỹ. Đi cùng với đó có thể là các dấu hiệu khác. Dù các triệu chứng nhẹ hay nặng thì dị ứng mẩn ngứa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc. Do đó, việc tìm hiểu cách chữa dị ứng mẩn ngứa hay câu trả lời cho nổi mề đay làm sao hết được không ít người quan tâm. Một trong số đó là thuốc trị dị ứng mẩn ngứa bởi những tác dụng mà nó đem lại như:
– Giảm sản sinh histamin – thụ thể này tập trung dưới mao mạch da gây mẩn ngứa.
– Giảm sưng viêm trên da
– Làm dịu cơn ngứa
– Kích thích khả năng tự làm lành tổn thương của da
– Phòng ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm, tránh để lại sẹo trên da
2. Top 20 thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa phổ biến
Hiện có nhiều loại thuốc có thể được chỉ định để giải quyết tình trạng dị ứng mẩn ngứa. Đó có thể là thuốc uống, thuốc ngậm, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Hãy cùng tìm hiểu 20 loại thuốc phổ biến hiện nay cùng tác dụng và cách dùng.
2.1. Thuốc trị ngứa dị ứng mẩn ngứa Acrivastine
Đây là câu trả lời cho bị dị ứng mẩn ngứa uống thuốc gì. Acrivastine được chỉ định cho người bị nổi mề đay kháng thụ thể histamin.
Thành phần chính: Acrivastine
Công dụng: Giảm tình trạng nổi mề đay, phòng ngừa biến chứng.
Cách dùng: Uống 8 – 10mg/lần, 1 – 3 lần/ngày.
2.2. Dexchlorpheniramin
Thuốc chữa dị ứng Dexchlorpheniramin thuộc nhóm kháng histamin. Nó thường được chỉ định cho trường hợp nổi mề đay, dị ứng đường hô hấp trên.
Thành phần chính: Dexchlorpheniramine Maleate
Công dụng: Giảm sưng, mẩn đỏ, làm mềm da, giảm ngứa. Giảm hắt hơi, ho do dị ứng.
Cách dùng: Trẻ em trên 6 tuổi: 1mg sau từ 4 – 6 giờ/lần. Người lớn: 2mg sau 4 – 6 giờ /lần. Tối đa 12mg mỗi ngày.
2.3. Cetirizin
Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén và dạng dung dịch. Thông thường bác sĩ sẽ kê loại thuốc này cho người bị viêm nang lông, nổi mề đay, viêm da cơ địa. Thuốc chống chỉ định với người suy thận, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi.
Thành phần chính: Cetirizine Hydrochloride
Công dụng: Giảm triệu chứng mề đay mạn tính, dị ứng thời tiết và các bệnh lý da liễu khác.
Cách dùng: Người lớn uống 5mg/lần, 2 lần/ngày.
2.4. Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa Dexamethasone
Dexamethasone thuộc nhóm thuốc corticoid. Trong điều trị dị ứng mẩn ngứa, nó thường được chỉ định cho mẩn ngứa toàn thân, mẩn ngứa nặng. Thuốc có hai dạng là tiêm và uống.
Thành phần chính: Dexamethasone
Công dụng: Chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, giúp kích thích loại bỏ các yếu tố gây dị ứng mẩn ngứa.
Cách dùng: Đối với dạng viên nén, uống từ 0,75 – 9mg/ngày, 2 – 4 lần/ngày. Đối với dạng tiêm, tiêm 1 – 2 mũi/ngày.
2.5. Diphenhydramine
Đây là câu trả lời cho dị ứng uống thuốc gì. Diphenhydramine cũng có khả năng ức chế sự sản sinh quá mức của histamin. Qua đó giúp giảm các triệu chứng mẩn ngứa. Thuốc không phù hợp với phụ nữ có thai và cho con bú, người bị viêm phổi mạn, bệnh lý tuyến tiền liệt…
Thành phần chính: Diphenhydramine hydroclorid
Công dụng: Giảm mẩn ngứa, phù mạch. Nó cũng giúp giảm triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi của viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.
Cách dùng: Trẻ em uống từ 12,5 – 25mg/lần, 2 – 3 lần/ngày. Người lớn 25 – 50mg/lần, 2 – 3 lần/ngày.
2.6. Loratadine
Đây là thuốc kháng histamin đời mới, phù hợp cho nhiều đối tượng. Nó có khả năng giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay. Thuốc có dạng viên uống và viên ngậm.
Thành phần chính: Loratadine
Công dụng: Ức chế sản sinh histamin, giảm triệu chứng của dị ứng thức ăn, làm dịu cơn ngứa.
Cách dùng đối với dạng viên uống: Trẻ em từ 2 – 12 tuổi uống 5 – 10mg/ngày. Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn uống 10mg/ngày.
2.7. Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa Chlorpheniramin
Thuốc nằm trong nhóm kháng histamin thụ thể H1. Thuốc chữa ngứa, mẩn đỏ cùng các triệu chứng dị ứng liên quan tới đường hô hấp.
Thành phần chính: Chlorpheniramin Maleat
Công dụng: Giảm triệu chứng viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, hắt hơi, ho do dị ứng.
Cách dùng: Người lớn 1 viên/lần, 3 – 4 lần/ngày.
2.8. Hydroxyzine
Hydroxyzine nằm trong nhóm thuốc kháng histamin. Bên cạnh việc ức chế sản sinh histamin, nó cũng giúp giảm bớt trạng thái căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây bệnh. Thuốc chữa mẩn ngứa này cũng có dạng uống và dạng tiêm. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là: Buồn ngủ, khô miệng, táo bón…
Thành phần chính: Hydroxyzine Hydrochloride
Công dụng: Ức chế sản sinh histamin, giảm mẩn ngứa, giảm phù mạch, an thần, phòng tránh biến chứng.
Cách dùng: Trẻ em dùng 0,6mg/kg, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Người lớn dùng từ 25 – 100mg/lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng.
2.9. Methylprednisolon
Methylprednisolon thuộc nhóm thuốc corticosteroid chuyên dùng cho các trường hợp bị dị ứng, viêm da. Nó cũng hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch.
Thành phần chính: Methylprednisolon
Công dụng: Điều trị nổi mề đay, viêm da cơ địa. Phòng tránh nhiễm trùng, mưng mủ trên da.
Cách dùng: Từ 30 – 40mg/lần, 2 – 3 lần/ngày
2.10. Thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa Medrol
Đây là loại thuốc chứa Corticosteroid. Nó có dược tính mạnh, trong chữa dị ứng mẩn ngứa thường được chỉ định cho người bị mề đay mạn tính, bị sưng viêm nặng. Đi kèm với đó là các dấu hiệu như sưng thanh quản và nguy cơ biến chứng cao.
Thành phần chính: Methylprednisolon
Công dụng: Giảm viêm da, giảm ngứa, hỗ trợ hệ miễn dịch
Cách dùng: Từ 4 – 48mg/ngày
2.11. Prednisolon
Prednisolon cũng nằm trong nhóm thuốc corticosteroid dùng cho tình trạng bệnh nặng. Sản phẩm đặc biệt phù hợp cho người bị dị ứng thực phẩm, thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi.
Thành phần chính: Prednisolon
Công dụng: Giảm mẩn đỏ, sưng, ngứa da.
Cách dùng: Trẻ em uống từ 0,14 – 2mg/kg/ngày. Người lớn uống 60mg/ngày chia 2 – 4 lần.
2.12. Fexofenadine
Loại thuốc này thích hợp cho tình trạng mẩn ngứa khắp người do viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, ngứa vòm miệng do dị ứng. Nó phù hợp với nhiều đối tượng từ 12 tuổi trở lên.
Thành phần chính: Fexofenadine hydrochloride
Công dụng: Làm dịu cơn ngứa, giảm tình trạng nóng da.
Cách dùng: Trẻ em từ 6 – 12 tuổi uống 30mg/lần, 2 lần/ngày. Người lớn 90mg/lần, 2 lần/ngày
2.13. Thuốc bôi trị dị ứng mẩn ngứa Hydrocortisone Cream 1%
Thuốc chữa dị ứng mề đay này có dạng kem bôi. Ưu điểm của nó là khá lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng. Vì nó thuộc nhóm steroid nhẹ. Lưu ý là không dùng thuốc trị mẩn ngứa ở mặt, không bôi lên vết thương hở.
Thành phần chính: Hydrocortisone 1%, cetomacrogol
Công dụng: Chống viêm, cấp ẩm cho da, làm dịu vết mẩn ngứa. Có thể được dùng để điều trị viêm da mạn tính.
Cách dùng: Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa rồi bôi một lớp mỏng lên trên khoảng 3 – 4 lần/ngày.
2.14. Phenergan
Phenergan dùng để điều trị tại chỗ. Đây là thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng histamin trị ngứa, dị ứng. Nó chuyên dùng để trị tình trạng mẩn ngứa do tăng sinh quá mức histamin, kích ứng da do tia X, côn trùng đốt. Thuốc không dùng cho người bị nhiễm trùng da, bệnh chàm, có vết thương hở trên da.
Thành phần chính: Promethazine
Công dụng: Cải thiện tình trạng mẩn ngứa, viêm da cơ địa
Cách dùng: Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa rồi bôi một lớp mỏng lên trên từ 3 – 5 lần/ngày.
2.15. Eumovate
Thuốc được dùng để chữa viêm da cơ địa, hăm da, thuốc chữa dị ứng. Thuốc thuộc nhóm Corticosteroid tác dụng mạnh.
Thành phần chính: Clobetasone Butyrate
Công dụng: Giảm bớt tình trạng phát ban, sát khuẩn, chống viêm.
Cách dùng: Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa, để khô, rồi bôi một lớp mỏng thuốc lên trên 2 lần/ngày.
2.16. Thuốc bôi chữa dị ứng mẩn ngứa Triamcinolone
Một trong những thuốc trị dị ứng mẩn ngứa là Triamcinolone giúp ức chế quá trình sản sinh các chất gây viêm. Thuốc nằm trong nhóm corticosteroid có tác dụng từ trung bình đến mạnh. Nó có dạng kem bôi và dạng xịt.
Thành phần chính: Triamcinolone
Công dụng: Giảm bớt các triệu chứng mẩn ngứa do bệnh chàm, dị ứng, viêm da.
Cách dùng: Đối với dạng kem bôi, người lớn bôi một lớp mỏng từ 2 – 4 lần/ngày. Liều dùng đối với dạng xịt dành cho người lớn là 3 – 4 lần/ngày.
2.17. Flucinar
Thuốc mỡ Flucinar dùng để điều trị ngắn hạn cho người bị viêm da, ngứa dai dẳng, dị ứng. Thuốc không phù hợp cho vùng da bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và virus, không dùng trị mụn trứng cá.
Thành phần chính: Fluocinolone acetonide
Công dụng: Giảm tình trạng mẩn ngứa, giảm sưng tấy da.
Cách dùng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị. Bôi một lớp mỏng thuốc lên da 1 – 2 lần/ngày.
2.18. Kem bôi trị mề đay Derumarezonone
Loại kem bôi này có xuất xứ từ Nhật. Derumarezonone không phù hợp để điều trị vùng da mặt, vùng da bị bệnh truyền nhiễm. Người bệnh cũng không nên dùng loại thuốc này dài ngày.
Thành phần chính: Tocopherol acetate, Crotamiton, Isopropyl methyl phenol
Công dụng: Giảm mẩn ngứa, phát ban, tăng cường lưu thông máu tới da. Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên da, ngăn biến chứng sưng mủ, mụn nước, nhiễm trùng.
Cách dùng: Làm sạch vùng da cần điều trị, để khô rồi bôi một lớp kem mỏng lên da 2 lần/ngày.
2.19. Mentholatum Jinmart
Đây cũng là thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa của Nhật. Nó có dạng kem bôi giúp làm dịu sưng ngứa, phù hợp cho cả trường hợp mẩn ngứa mạn tính. Tuy nhiên, thuốc không phù hợp với người bị viêm nhiễm da.
Thành phần chính: Diphenhydramine hydrochloride, lidocaine, L-menthol, Dipotali glycyrrhizinate.
Công dụng: Chống ngứa, làm dịu da, giảm sưng phồng da.
Cách dùng: Làm sạch da và bôi một lớp mỏng lên da 2 lần/ngày.
2.20. Thuốc trị dị ứng mẩn ngứa Daiichi Sankyo
Góp mặt trong danh sách các kem bôi trị dị ứng mẩn ngứa là Daiichi Sankyo. Nó giúp giảm tình trạng viêm da, nổi mẩn ngứa trên da.
Thành phần chính: Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton.
Công dụng: Giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách dùng: Làm sạch da và bôi một lớp mỏng lên da 2 lần/ngày.
3. Lưu ý dành cho người bệnh
– Chỉ dùng thuốc chữa bệnh dị ứng nổi mề đay khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều dùng, không lạm dụng thuốc. Dùng quá liều có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
– Không dùng thuốc nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc nằm trong đối tượng chống chỉ định.
– Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, cơ thể gặp phải dấu hiệu bất thường hoặc bệnh diễn biến nặng hơn cần thông báo với bác sĩ ngay.
– Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Bổ sung rau củ, trái cây vào thực đơn. Hạn chế thức ăn chữa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm nhiều đường, muối, rượu bia.
– Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
– Giữ vệ sinh cá nhân. Sử dụng xà phòng, nước tắm dịu nhẹ. Không nên gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa.
Những thông tin về thuốc chữa dị ứng nổi mề đay trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần thông thông tin có liên quan tới dị ứng mẩn ngứa đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.
Hỗ trợ giảm triệu chứng mẩn ngứa do chức năng gan kém bằng TPBVSK Bổ gan Tâm Bình
TPBVSK Bổ gan Tâm Bình chứa 7 vị thảo dược dành cho gan là Giảo cổ lam, Sài hồ, Bạch thược, Cà gai leo, Diệp hạ châu, Rau đắng đất, Actiso. Điểm đặc biệt trong thành phần của Bổ gan Tâm Bình là 4 tinh chất nhập khẩu đã được chứng minh lâm sàng là Mật nhân, Khúng khéng, Kế sữa và Novasol Curcumin.
Sản phẩm vừa hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém vừa hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan, tăng cường chức năng gan. Đồng thời, Bổ gan Tâm Bình cũng hỗ trợ giảm tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến gan.
Bổ gan Tâm Bình phù hợp với người bị dị ứng mẩn ngứa, mề đay do chức năng gan kém; người muốn tăng cường chức năng gan; người sử dụng rượu bia, thuốc có hại cho gan. Sản phẩm đã được bình chọn Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.
XEM THÊM
- Gợi ý 10 thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa dị ứng mẩn ngứa
- 20 mẹo dân gian chữa nổi mề đay tại nhà
- 9 loại lá dùng để tắm khi nổi mề đay
Từ khóa » Kem Bôi Da Dị ứng Thời Tiết
-
Top 10 Thuốc Dị ứng Thời Tiết An Toàn Hiệu Quả 99.9% | Cleanipedia
-
Góc Tư Vấn: Dị ứng Thời Tiết Bôi Thuốc Gì để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Top 7 Thuốc Bôi Chống Dị Ứng Thời Tiết An Toàn Hiệu Quả
-
10 Loại Thuốc, Kem Bôi Trị Dị Ứng Thời Tiết An Toàn Hiệu Quả
-
Cách Dùng Thuốc Bôi Dị ứng Thời Tiết | Vinmec
-
Các Thuốc điều Trị Viêm Da Dị ứng | Vinmec
-
TOP 10 Thuốc Trị Viêm Da Dị ứng Hiệu Quả Và Hướng Dẫn Sử Dụng An ...
-
Top 15+ Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất [Được Khuyên Dùng]
-
Dị ứng Thời Tiết: Bệnh Ngoài Da Phổ Biến Nhiều Người Mắc Phải
-
Dị ứng Thời Tiết: Bác Sĩ Chỉ Cách Dùng Thuốc Chữa Hiệu Quả
-
Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Từ ...
-
TOP 15+ Loại Thuốc Uống, Thuốc Bôi Viêm Da Dị Ứng Tốt Nhất ...
-
Thuốc Dị Ứng Thời Tiết Hiệu Quả Và Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Uống Hay Bôi Thuốc Gì Nhanh Khỏi?