Top 23 Cây Xanh Công Trình được Trồng Nhiều Nhất Hiện Nay

Chúng ta thường ít quan tâm đến những loại cây xanh công trình nhưng thật sự những loại cây này đang góp phần giúp cải thiện không khí, tăng sắc xanh để làm dịu lại nắng nóng. Những cây xanh công trình có rất nhiều tác dụng tốt, tùy vào diện tích sân vườn gia đình bạn, biệt thư hay công ty, để lựa chọn những kích cỡ cây phù hợp. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ giới thiệu với các bạn top 23 cây xanh công trình được trồng nhiều nhất hiện nay, cây rất dễ chăm sóc và có thể phát triển tốt trong điều kiện khí hậu hiện nay.

1. Cây ngọc lan

Cây ngọc lan

Cây còn có tên gọi khác là mộc lan, thuộc họ cây sứ phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Đặc biệt được ưa thích do hoa màu trắng, to đẹp, có mùi thơm dễ chịu không hôi như các loại hoa sứ. Là loại cây thân gỗ có thể phát triển đến độ cao 15 mét, lá hình bầu dục, xanh sáng rộng từ 4 – 9 cm.

Người ta thường trồng ngọc lan trắng và ngọc lan vàng do hoa đẹp hơn cả. Cây phát triển tốt hội đủ các yếu tố cần thiết của một cây cảnh công trình, thường được trồng ở công viên, công trình chung cư, nhà phố…

Cây ngọc lan được nhân giống bằng hai cách gieo hạt và chiết cành. Tùy vào dự án mà sử dụng phương pháp cho phù hợp, nên trồng cây vào mùa nắng vì cây non chịu úng khá kém có thể dẫn tới chết cây.

2. Cây osaka đỏ

Cây osaka đỏ

Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản là loại cây thân gỗ có thể phát triển đến độ cao 15 mét. vỏ cây non có màu xanh, khi về già thì chuyển sang màu nâu đậm. Cây nổi bật với hoa mọc thành chùm dài khoảng 20cm, màu đỏ rất đẹp mắt, cánh hoa dạng trái xoan thuôn dài và cuộn lại bao bọc lấy nhị hoa. Mỗi lần hoa nở là không gian tràn ngập sắc đỏ, thu hút rất nhiều côn trùng và chim chóc.

Với các ưu điểm cần thiết như tốc độ sinh trưởng nhanh, lá đẹp, hoa đẹp nở quanh năm nên osaka đỏ được sử dụng nhiều trong các công trình cây cảnh. Osaka đỏ là loại cây ưa nắng, chịu hạn tốt không tốn công chăm sóc nên thường được trồng nhiều trên các tuyến đường phố, trong sân vườn, công viên vừa để làm cảnh, vừa che bóng mát cho sân vườn.

3. Cây bằng lăng

Cây bằng lăng

Bằng lăng được xem là một trong những cây xanh công trình phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Chiều cao trung bình của loài cây này là 4 – 15m, thân cây thẳng và nhẵn nhụi, phân nhánh cao, vòm lá rộng. Hoa bằng lăng có màu tím, gồm 6 cánh mỏng như cánh ve, hoa đẹp và xếp lạ mắt. Thường thì hoa sẽ mọc thành chùm khoảng 20 – 30cm ở đầu cành, hoa nở vào mùa hè, mùa nắng gắt nhất trong năm.

Cây bằng lăng tím ngoài công dụng che bóng mát, làm sạch không khí, nó còn được ứng dụng để làm giảm đường huyết vì trong lá và quả có chứa nhiều axit corosolic, hãm trà uống cũng sẽ có tác dụng chữa được bệnh tiểu đường.

4. Cây lộc vừng

Cây lộc vừng

Nằm trong bộ tứ những cây phong thủy, cây lộc vừng trở thành một trong những loại cây vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Cây có thân hình dẻo dai, sống lâu năm và phát triển tốt trong môi trường thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó lộc vừng có hoa thơm dịu nhẹ với sắc đỏ rực rỡ, tán lá và hoa đều đẹp là một trong top loại cây xanh đô thị được ưa chuộng từ xưa đến nay.

Cây lộc vừng sinh trưởng và phát triển rất tốt dù nó ở trong điều kiện thời tiết như thế nào, nó tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Một cây lộc vừng càng lớn tuổi thì nó mang ý nghĩa trường thọ, càng có giá trị thương mại.

5. Cây chuông vàng

Cây chuông vàng

Là loại cây công trình nổi tiếng có nguồn gốc từ Nam Mỹ nên rất thích hợp trồng ở vùng khí hậu nước ta. Được gọi là cây chuông vàng bởi hoa của nó có màu vàng hình chuông rủ xuống. Mỗi khi đến mùa hoa lá sẽ rụng dần đi để lại cây chỉ toàn một màu vàng tạo nên một không gian thơ mộng. Loài cây này không chỉ đẹp mà còn có tác dụng cải thiện không khí, cho nên nó cũng được xem là loài cây công trình được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất.

Cây chuông vàng là loài cây ưa sáng, có bộ rễ tương đối khỏe, phát triển nhanh chóng và lan rộng, thích hợp trồng bóng mát, không cần chăm sóc nhiều mà vẫn tươi tốt nên thích hợp trồng tạo cảnh quan đẹp cho các công viên, trường học, bệnh viện, cơ quan… Lưu ý khi trồng nên trồng cây chuông vàng xa các loài cây khác vì bộ rễ của chúng rất khỏe nên cạnh tranh với các loài cây khác.

6. Cây sala

Cây sala

Cây sala còn có tên gọi khác là ngọc kỳ lân, là loài cây đặc biệt được mọc tại vùng nhiệt đới rừng Amazon và du nhập về Việt Nam từ những năm 2000. Cây có ý nghĩa tâm linh phật giáo nên thường được trồng trong chùa chiền ở Ấn Độ.

Cây thân gỗ có chiều cao tối đa lên tới 30 mét, hoa sala mọc từ thân và mọc thành chùm dài lên tới 3 mét. Sau khi ra hoa cây đậu quả như quả dừa đường kính 15 -30 cm nhìn như chuỗi hạt vật. Vì từ bề ngoài, hoa, quả đều rất đặc biệt thu hút người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên nên cây sala thường được trồng tại các công trình cao cấp.

7. Cây hoa phượng

Cây hoa phượng

Nhắc đến phượng vĩ thì nó luôn gợi nhớ hình ảnh tuổi học trò, ngày nay, ngoài trồng ở trường học ra, cây phượng vĩ còn được trồng ở ven đường để lấy bóng mát, trồng trong công viên, bệnh viện…

Một cây phượng vĩ thường cao từ 10 – 20m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân nhiều cành nhánh lớn, mọc nghiêng và thường tán mở rộng nhiều hướng và rất dày. Cây phượng vĩ có thể sống ở bất kỳ đâu, dù trong điều kiện đất đai khô hạn hay đất mặn, tuy nhiên cây lại dễ gãy, cần được bảo vệ trước những tác động của môi trường.

8. Cây móng bò

Cây móng bò

Cây móng bò hiện được trồng phổ biến với hoa có nhiều màu sắc khác nhau như hồng, trắng, tím hoặc vàng… Cây có thể cao từ 2 – 6m, thân cây sần sùi, có màu xám với nhiều cành nhánh rộng, thích hợp để trở thành cây bóng mát.

Móng bò có hoa mọc ở nách lá hoặc đầu cành, hoa có mùi thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không khí, cây thường được trồng bồn, trồng thành hàng dọc lối đi trong công viên, ngoài đường hoặc trong các khu dân cư, tiểu cảnh…, vừa điều hòa được không khí, vừa tạo bóng mát, tăng mảng xanh cho không gian.

9. Cây me tây

Cây me tây

Cây me tây là cây thân gỗ, chiều cao trung bình của nó là từ 15 – 25cm, thân rất mập, tán lá rậm tạp, luôn luôn xanh tốt dù trồng ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như thế nào. Cây thường được trồng làm bóng mát trong công viên, khu dân cư, trồng đường phố, bệnh viện, khuôn viên trường học, kí túc xá…

Cây bám chắc, ít bị đổ ngã, tróc gốc do gió bão nên có thể được trồng hàng rào ven biển để có thể tránh được gió hoặc bão cát.

10. Cây bàng Đài Loan

Cây bàng Đài Loan

Bàng Đài Loan là cây thân gỗ nhỏ có hình dáng thẳng, cao từ 10 – 20m, cành thẳng, mọc vòng nhếch lên trên, tạo thành tầng, tán lá đẹp, lá nhỏ li ti, khi rụng lại ít khi gây ô nhiễm môi trường nên được trộng lan rộng ra ở khắp mọi nơi. Chúng ta có thể bắt gặp cây bàng đài loan ở bất kỳ đâu như trường học, công viên, đường phố, các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp… giúp tăng mảng xanh, cải tạo bầu không khí xung quanh.

11. Cây hoàng nam

Cây hoàng nam

Cây hoàng nam còn có tên gọi khác là cây huyền diệp, chiều cao trung bình của loài cây này là 5 – 10m, cây sẽ có màu hơi ngà đỏ khi còn non, đến khi trưởng thành thì toàn bộ phần lá sẽ chuyển sang màu xanh thẫm khá đẹp, toàn bộ tán lá sẽ tạo tành hình dáng tháp cong cong xuống, che kín thân nên thường được dùng làm cây trang trí cảnh quan công trình cho các công viên, khu dân cư, khu công nghiệp.

Loài cây này có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa khí hậu ẩm ướt, có sức sống bền bỉ có thể thích nghi tốt với môi trường bên ngoài. Đặc biệt cây không cần có chế độ che phủ phù hợp.

12. Cây lim xẹt

Cây lim xẹt

Cây lim xẹt hay còn được gọi là cây muồng kim phượng, cây phượng vàng, cây có khả năng thích nghi tốt với mọi môi trường sống, hiện nay đã được phân bố rộng khắp Việt Nam, đặc biệt là những nơi có thời tiết nắng gắt, thậm chí cây cũng có thể sống trên đất pha cát, đất chua hay cằn cỗi.

Do đó cây được ưa chuộng trồng tại các công trình cảnh quan đô thị, trong các khu công nghiệp, dọc các tuyến đường quốc lộ, trong công viên hay trong khu du lịch đều được, chúng vừa cho bóng mát vừa có hoa vàng nở rất đẹp.

13. Cây cau vua

Cây cau vua

Cây cau vua hay còn được gọi là cây cau bụng, có tên khoa học là Roystonia, chiều cao trung bình khoảng từ 8 – 15m, với phần thân thẳng đứng, phần bụng ở dưới phình to ra, cây thường được sử dụng trong các công viên, biệt thự nhà riêng hay trong bệnh viện, trường học…

Đây là loài cây ưa sáng, có nhu cầu nước cũng khá cao, cho nên người trồng cần chú ý chế độ chăm sóc để cây có thể luôn trong trạng thái tươi tốt, ra hoa, kết quả đúng thời vụ.

14. Cây sứ đại

Cây sứ đại

Cây sứ đại có rất nhiều dạng với màu sắc hoa khác nhau, có hoa trắng gốc họng vàng, hoa trắng viền mép cánh màu hồng…

Cây có chiều cao trung bình từ 3 – 10m, thân hình tròn mập, phân nhánh nhiều và khẳng khiu, xù xì. Cây thường được trồng ở trong đình chùa, lăng miếu, trong sân vườn biệt thự hay những nơi công cộng…, ngày nay người ta còn tạo ra những cây sứ bonsai nhìn rất bắt mắt.

15. Cây cau đuôi chồn

Cây cau đuôi chồn

Đây là một giống mới thuộc họ cau, cây thân xớ dừa, thân tròn và có hình trụ, thân cây có các vết sẹo vòng quanh thành hình tròn cách đều, đó là vết sẹo của các tàu lá sau khi rụng để lại và phát triển dần theo thân cây, chia thân thành nhiều đốt.

Cây có chiều cao trung bình từ 10 – 20m, ưa nắng, phát triển tương đối chậm, cây dễ chăm sóc. Tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên kiểm tra cây để tránh các loại sâu cuống dừa hại thân cây. Khi cây bệnh sẽ ít biểu hiện ra ngoài, nhưng sẽ rất khó chữa trị, cho nên hãy trồng cây ở những nơi giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

16. Cây long não

Cây long não

Cây long não (hay còn gọi là cây rã hương) có chiều cao từ 20 – 30m, cây có tốc độ phát triển mạnh với tán lá rộng rất thích hợp làm cây bóng mát. Đặc điểm hình thái thân gỗ nứt nẻ, có mùi đặc trưng nên có thể xua đuổi côn trùng tự nhiên.

Với đặc tính phát triển mạnh, hấp thụ khí thải độc hại tốt, gỗ có giá trị kinh tế tốt nên được nhiều nơi sử dụng làm cây cảnh sân vườn, biệt thự hay trồng dọc hai bên đường.

Cây long não nên được trồng vào mùa mưa để cây có thể sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, cây lại không quá kén đất, có thể phát triển ở những nơi đồi núi, đất nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi hoặc đất bạc màu đều được.

17. Cây kè bạc

Cây kè bạc

Tên khoa học của loài cây kè bạc là Bismarckia nobilis, cây có chiều cao trung bình từ 3 – 5m, với những chiếc lá màu xanh bạc, hình quạt, được chia thành nhiều thùy bằng nhau ở đỉnh bẹ.

Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa sáng, thích hợp với mọi loại đất trồng nên được ưa chuộng trồng trong sân vườn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khuôn viên trường học, bệnh viện hoặc các khu công nghiệp…

18. Cây dầu rái

Cây dầu rái

Cây dầu rái có tên khoa học là Dipterocarpus alatus, có chiều cao trung bình từ 20 – 40m, thân có màu xám, nứt dọc thân, bong thành mảng lớn nhỏ khác nhau.

Cây dầu rái sinh trưởng rất nhanh, lại ưa nắng, cho nên thích nghi nhanh với mọi môi trường sống, dù cho đất khô cằn hay sỏi đá.

19. Cây phát tài núi

Cây phát tài núi

Với chiều cao trung bình từ 1 – 5m, rất vừa tầm nhìn, từ gốc lên đỉnh lại phân ra nhiều nhánh với những chiếc lá thon gọn, cây phát tài núi ngày càng hợp mắt người nhìn. Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho cuộc sống của gia chủ.

Với những chiếc lá dài xanh mướt tỏa ra xung quanh, cây tạo nên sự thoải mái cho người nhìn, dáng vẻ uốn cong được trồng phối hợp với các loại cây khác tạo nên một tiểu cảnh mát mắt, thường được sử dụng trong sân vườn biệt thự, hàng lang, sân thượng hay trong các công trình công cộng.

20. Cây sao đen

Cây sao đen

Cây sao đen hay còn có tên gọi khác là cây sao nghệ, sao bã mía, sao cát, thuộc loại cây thân gỗ thường xanh với chiều cao có thể lên đến 30m. Cây sao đen là cây ưa bóng, ưa ẩm, thích hợp trồng trên đất phù sa, đất đỏ bazan sâu, pH đất khoảng 4,5 – 5.

Cây sao đen là một loài cây công trình được sử dụng phổ biến trong cảnh quan, phần quý nhất của cây chính là gỗ của nó. Gỗ sao đen có màu vàng nhạt hơi xám, đây là loài cây quý không mối mọt, thích hợp làm sàn nhà, đóng đồ đạc…

21. Cây phượng tím

Cây phượng tím

Phượng tím là một loài cây gỗ lớn cao 10–15 m, tán lá tỏa rộng 7–10 m nhưng cành lá thưa, lá phức bao gồm hai lần lá kép, nên khi không có hoa cây trông tương tự phượng vĩ, nhưng vào mùa nở hoa thì trổ nhiều hoa hơn. Hoa hình ống dài 4–5 cm, từng chùm màu tím, hình chuông, cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát, không hề giống hoa phượng. Mùa hoa nở kéo dài khá lâu, có thể đến 4–6 tháng. Cây được trồng nhiều tại vùng có khí hậu lạnh như Đà Lạt.

22. Cây cọ dầu

Cây cọ dầu

Cây cọ dầu có tên khoa học là Elaeis guineensis, thuộc họ Cau Arecaceae, cây thường có chiều cao từ 10 – 20m, đường kính 30 – 45cm.

Cây cọ dầu có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng, ưa đất pha cát ẩm, hơi chua và thoát nước tốt. Với thân hình thẳng, tán lá xum xuê, rậm rạp, cây thường được trồng làm bóng mát và tạo hàng dẫn lối đi trong các công viên, sân vườn biệt thự, khu đô thị, nhà máy… góp phần tăng thêm mỹ quan cho công trình và giúp thanh lọc không khí và bụi bẩn xung quanh.

23. Cây muồng hoa đào

Cây muồng hoa đào

Cây muồng hoa đào có tên khoa học là Cassia javanica, thuộc phân họ Vang của họ Đậu Fabaceae, cây có tán hình ô rộng, vỏ thân màu xám nâu, không nứt và có nhiều lỗ bi.

Cây có chiều cao từ 10 – 20m, đường kính khoảng 60cm, cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh và có rễ ngang, cho nên cần chú ý để phát triển thành cảnh quan đường phố.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thông tin của các loại này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 02835267095 hoặc để lại tin nhắn để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Mục lục

  • 1. Cây ngọc lan
  • 2. Cây osaka đỏ
  • 3. Cây bằng lăng
  • 4. Cây lộc vừng
  • 5. Cây chuông vàng
  • 6. Cây sala
  • 7. Cây hoa phượng
  • 8. Cây móng bò
  • 9. Cây me tây
  • 10. Cây bàng Đài Loan
  • 11. Cây hoàng nam
  • 12. Cây lim xẹt
  • 13. Cây cau vua
  • 14. Cây sứ đại
  • 15. Cây cau đuôi chồn
  • 16. Cây long não
  • 17. Cây kè bạc
  • 18. Cây dầu rái
  • 19. Cây phát tài núi
  • 20. Cây sao đen
  • 21. Cây phượng tím
  • 22. Cây cọ dầu
  • 23. Cây muồng hoa đào

Từ khóa » Cây Trang Trí Vỉa Hè