TOP 23 Mẫu Tóm Tắt Đi Bộ Ngao Du (2022) Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt Đi bộ ngao du - Ngữ văn 8
Bài giảng Ngữ Văn 8 Đi bộ ngao du
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 1)
Văn bản Đi bộ ngao du nêu lên vấn đề chính là lợi ích của việc đi bộ. Để làm sáng tỏ luận điểm này, người viết đã đưa ra ba lập luận lớn: đi bộ đem lại cho chúng ta sự tự do, đi bộ cũng là dịp giúp con người trau dồi tri thức và cuối cùng đi bộ làm cho ta thêm phần khỏe mạnh. Và ở mỗi lập luận này ông đã đưa ra những dẫn chứng hết sức phong phú và thuyết phục.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 2)
Đoạn trích "Đi bộ ngao du" của nhà văn Ru-xô đã đưa ra những luận điểm chặt chẽ, chứng minh cho những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Những lập luận này hết sức chặt chẽ, có sức thuyết phục lại có những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong thực tiễn, và dẫn chứng từ chính bản thân của tác giả. Thông qua đoạn trích này ta cũng thấy được Ru-xô còn là một nhà văn giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 3)
Theo Ru -xô, việc đi bộ là việc vô cùng thiết yếu với nhiều tác dụng và mang lại lợi ích lớn. Thứ nhất, đi bộ như là một cách để ngao du mà không bị ràng buộc bởi ai hay bất kì thứ gì khác. Đi bộ giúp ta tự do hơn trên cuộc hành trình của chính mình, muốn nghỉ ngơi hay dừng chân ở chốn nào cũng được. Khi đi bộ cơ thể sẽ trở nên linh hoạt hơn, không bị giới hạn bởi điều gì cả, có thể quan sát được khắp mọi nơi, nhìn mọi vật một cách toàn diện.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 4)
Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục… Văn bản "Đi bộ ngao du" trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ. Tác phẩm là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 5)
Trong trích đoạn "Đi bộ ngao du", nhà văn Ru-xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: " Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy". Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 6)
Ê-min hay bàn về giáo dục là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Ru-xô. Tác phẩm được sáng tác năm 1762, nói về vấn đề giáo dục thể lực và trí tuệ con người. Đoạn trích Đi bộ ngao du được trích từ cuốn thứ 5 khi E-min đã khôn lớn, trưởng thành. Với đoạn trích này, tác giả muốn khẳng định đi bộ có ý nghĩa, vai trò vô cùng lớn đối với mỗi chúng ta.
Đi bộ ngao du là một văn bản nói về những lợi ích không tưởng của việc đi bộ, qua đó khuyên mỗi người nên đi bộ thường xuyên để tìm thấy những điều mới lạ. Từ những trải nghiệm thực tế của mình Ru – xô đã đưa ra những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Đó là được tự do, được thu lượm tri thức và cuối cùng là tốt cho sức khỏe. Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ.
Bằng thực tiễn cuộc sống mà tác giả đã từng trải, kết hợp với lý lẽ, hợp tình hợp lý, nhà văn đã làm nổi bật được lợi ích của việc đi bộ ngao du mà lại không hề tốn kém về vật chất. Đúng như lời nhận định Đi bộ ngao du là cái thú không mất tiền.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 7)
Ê-min hay Về giáo dục là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân của Ru-xô. “Đi bộ ngao du” trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm này.
Đi bộ ngao du là tác phẩm nói lên lợi ích vô cùng to lớn từ việc đi bộ về tự do, kích thích ý chí học hỏi, sức khỏe. Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, văn bản có lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau.
Đi bộ ngao du thú vị vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì. Đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế. Đi bộ ngao du rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của con người.
Qua tác phẩm, ta thấy bóng dáng của nhà văn Ru-xô là một người quý trọng tự do, yêu thiên nhiên. Có lối sống giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên. Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 8)
Văn bản “Đi bộ ngao du” trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762). Tác phẩm bàn về chuyện giáo dục một em bé – ông đặt cho cái tên là E-min – từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. E-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn. Đoạn trích nói lên ích lợi vô cùng to lớn từ việc đi bộ. “Đi bộ ngao du” đem lại hoàn toàn sự tự do, trau dồi vốn tri thức, có lợi cho sức khỏe và tinh thần, qua đó còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 9)
Văn bản Đi bộ ngao du bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ. Văn bản đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ. Đi bộ cho ta tự do, có dịp trau dồi kiến thức và tốt cho sức khỏe, tinh thần của con người. Từ đó, tác giả đề cao việc học tập qua thực tế đời sống và đề cao kiến thức khoa học được xây dựng trên thực tế. Văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ, từ đó thấy con người giản dị, yêu quý tự do, yêu mến thiên nhiên của nhà văn.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 10)
Ru- xô là một nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm hay làm say mê độc giả trên toàn thế giới, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà ta có thể kể tên, đó chính là tác phẩm “Ê- min hay về giáo dục”. Cuốn tiểu thuyết này có nội dung bàn về chuyện giáo dục một em bé tên là Ê- min, nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên- từ khi mới sinh ra đời đến tuổi trưởng thành. Văn bản “Đi bộ ngao du” được trích từ quyển V của tiểu thuyết này.
Tác phẩm “Đi bộ ngao du” nói lên ích lợi vô cùng to lớn từ việc đi bộ. Có một cách đi ngao du rất thú vị đó chính là đi bộ. Đi bộ có rất nhiều lợi ích. Đi bộ cho ta sự tự do, giúp ta thoải mái trong tâm hồn. Đi bộ còn cho ta thu nhận nhiều kiến thức và đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Văn bản có nội dung thể hiện nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du. Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm. Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần. Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lần đi bộ. Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 11)
Văn bản “Đi bộ ngao du” cho người đọc cảm nhận được thế nào là sự tự do, thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống trốn tránh được những ồn ào tấp nập khi ta đi bộ ngao du. Vì thế mà cả đoạn văn nêu nên ý nghĩa của việc đi bộ ngao du là sự tự do chủ động sẵn sàng đi và thích là dừng dứt khỏi những ràng buộc không cần thiết. Nội dung văn bản gồm 3 phần.
- Phần 1 từ đầu đến… “đôi bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du sẽ giúp cho người ta tự do, thoải mái thưởng ngoạn. Ngao du là để thưởng ngoạn vì thế mà ngao du là để cảm nhận được hết những vẻ đẹp hấp dẫn của chuyến đi thì việc đi bộ là một trải nghiệm cần thiết.
- Phần 2 tiếp đến… “không thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du sẽ tạo điều kiện để thu lượm những tri thức ở xung quanh. Đi bộ ngao du không chỉ là việc đi bộ mà thông qua việc đi bộ ta có thể tự mình đánh thức dậy sự hiếu kỳ muốn tìm tòi khám phá để tăng thêm vốn hiểu biết mới trong ta. Tiếp thu mọi thông tin, vốn kiến thức mà ta quan tâm ở đủ các ngành các lĩnh vực .
- Phần 3 đoạn còn lại: Đi bộ ngao du là để rèn luyện sức khỏe về cả vật chất và tinh thần. Đi bộ ngao du chính là một cuộc rèn luyện sức khỏe, tính kiên cường bền bỉ vượt gian khó của bản thân. Do vậy mà đi bộ ngao du mang lại cho ta cả về sức khỏe và tinh thần.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 12)
Đoạn trích “Đi bộ ngao du” nằm trong quyển V, quyển cuối cùng của tiểu thuyết “Ê-min hay về giáo dục” nói về lợi ích của việc đi bộ đối với cuộc sống của con người.
Đi bộ là được tự do, tự do đi, muốn đi thì đi muốn nghỉ thì nghỉ, không phụ thuộc ai hay bất cứ phương tiện nào. Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình. Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi. Đi bộ để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy sẽ không bao giờ chán. Thỏa mãn nhu cầu hào hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người, Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru – xô.
Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết. Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta – lét, Pla – tông, Pi – ta – go,… Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất. Tìm hiểu các sản vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở mang tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, giúp đầu óc được sáng láng.
Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe. Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó. Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 13)
Đoạn trích “Đi bộ ngao du” nằm trong quyển V, quyển cuối cùng của tiểu thuyết “Ê-min hay về giáo dục” nói về lợi ích của việc đi bộ đối với cuộc sống của con người.
Đi bộ là được tự do, tự do đi, muốn đi thì đi muốn nghỉ thì nghỉ, không phụ thuộc ai hay bất cứ phương tiện nào. Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình. Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi. Đi bộ để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy sẽ không bao giờ chán. Thỏa mãn nhu cầu hào hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người, Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru – xô.
Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết. Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta – lét, Pla – tông, Pi – ta – go,… Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất. Tìm hiểu các sản vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở mang tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, giúp đầu óc được sáng láng.
Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe. Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó. Đi bộ giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 14)
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru-xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ. Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ ngao du, đó là được đi một cách tự do, theo sở thích của bản thân mình mà không phải lệ thuộc, phụ thuộc vào kì ai, bất kì điều gì.
Đi bộ ngao du giúp ta có thể thoải mái, tự do điều khiển mọi thứ theo sở thích của mình, tự do thưởng ngoạn bất kỳ nơi nào ta thấy có hứng thú. Chính điều đó sẽ khiến ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn và nhìn mọi thứ xung quanh một cách toàn diện, chủ quan.
Đi bộ ngao du giúp đầu óc linh hoạt hơn, sáng suốt hơn, tác giả khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du so với học hành trên sách vở giáo điều trong khía cạnh tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học cuộc sống. Đi bộ ngao du không chỉ làm con người mở mang đầu óc mà còn giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 15)
“Đi bộ ngao du” nói về lợi ích của việc đi bộ, tự do thưởng ngoạn. Đi bộ có nhiều lợi thế, ta ưa lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muôn dừng nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta có thể quan sát khắp nơi. Bất cứ đâu ưa thích, có thể lưu lại đấy. Hễ lúc nào thấy chán có thể bỏ đi luôn mà không cần phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
Đi bộ còn giúp mở mang tri thức, đi bộ ngao du cũng là để xem xét những tài nguyên mình giẫm chân lên và trái đất phô bày phong phú ra trước mắt. Đi bộ cũng giúp tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên vui vẻ, một bữa cơm đạm bạc mà sao vui vẻ, ngủ ngon giấc dù trên chiếc giường tồi tàn.
Tóm tắt Đi bộ ngao du (mẫu 16)
Văn bản “Đi bộ ngao du” để đề cập đến đến ba lợi ích của việc đi bộ thoả mãn những cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, tăng cường sức khoẻ và nhân lên niềm vui sống cho con người. Qua đó, ta thấy được tác giả là một người giản dị nhưng sâu sắc, quí trọng tự do, yêu mến thiên như tưởng yêu tự do, coi trọng những kiến thức từ thực tế cuộc sống. Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái, nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ – tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Hịch tướng sĩ
Tóm tắt Nước Đại Việt ta
Tóm tắt Bàn về phép học
Tóm tắt Thuế máu
Tóm tắt Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục
Từ khóa » Tóm Tắt Vb đi Bộ Ngao Du
-
Tóm Tắt Bài Đi Bộ Ngao Du Ngắn Nhất - Ngữ Văn Lớp 8 - Haylamdo
-
Tóm Tắt Văn Bản: Đi Bộ Ngao Du (Ru-xô) | Văn Học Lớp 8
-
Tóm Tắt Ngắn Gọn Văn Bản Đi Bộ Ngao Du
-
Tóm Tắt Đi Bộ Ngao Du ❤️️ 12 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
-
Tóm Tắt Bài Đi Bộ Ngao Du Ru-xô
-
13 Mẫu Tóm Tắt Đi Bộ Ngao Du 2022 Nhanh Nhất, Ngắn Gọn
-
Đi Bộ Ngao Du – Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tóm Tắt
-
Tóm Tắt Văn Bản: Đi Bộ Ngao Du (Ru-xô) | Văn Học Lớp 8
-
Tóm Tắt Đi Bộ Ngao Du Ngắn Nhất - Ngữ Văn Lớp 8
-
[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] ĐI BỘ NGAO DU - Soạn Văn 8 - Ibaitap
-
Đi Bộ Ngao Du - Ru-xô - Ngữ Văn 8 - HOC247
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Đi Bộ Ngao Du - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Bài Đi Bộ Ngao Du Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Văn Bản đi Bộ Ngao Du Của Ru-Xô