TOP 27 Bài Nghị Luận Về Tình Cảm Gia đình - Văn 9
Có thể bạn quan tâm
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao cả, không gì có thể sánh bằng. Với 33 bài Nghị luận về tình cảm gia đình ngắn gọn, súc tích dưới đây, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình.
Tình cảm gia đình chính là tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em ruột thịt, những tình cảm tốt đẹp nhất mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi cho chúng ta. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Nghị luận xã hội về tình cảm gia đình hay nhất
- Dàn ý nghị luận về tình cảm gia đình (3 mẫu)
- Sơ đồ tư duy Nghị luận về tình cảm gia đình
- Nghị luận tình cảm gia đình
- Nghị luận về tình cảm gia đình ngắn gọn (14 mẫu)
- Nghị luận về tình cảm gia đình đầy đủ (14 mẫu)
- Nghị luận về tình cảm gia đình hay nhất
- Nghị luận về mái ấm gia đình
- Nghị luận về gia đình siêu hay
- Nghị luận về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ
- Tình cảm gia đình là gì?
- Dẫn chứng về tình cảm gia đình
Dàn ý nghị luận về tình cảm gia đình
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.
(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)
2. Thân bài
a. Giải thích
Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.
Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Sơ đồ tư duy Nghị luận về tình cảm gia đình
Nghị luận tình cảm gia đình
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và luôn đề cao vai trò, tình cảm gia đình đối với bản thân mình.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả.
Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi.
Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.
Nghị luận về tình cảm gia đình ngắn gọn
Bài làm mẫu 1
Gia đình - hai từ thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc đời con người. Mỗi chúng ta đều có một gia đình nhỏ để làm điểm tựa cũng như một gia đình lớn để yêu thương. Vậy thế nào là tình cảm gia đình?
Tình cảm gia đình là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc nhau của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình có thể là tình mẫu tử, phụ tử,… và là những tình cảm vô cùng cao đẹp, quý báu. Tình cảm gia đình là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được trong cuộc sống này ngay từ lúc chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay. Gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn.
Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác và tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển bởi gia đình là cái nôi đầu tiên và quan trọng nhất để giáo dục một đứa trẻ thành người và giúp ích cho xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội phê phán và cần thay đổi bản thân, sửa chữa lỗi lầm để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chúng ta trước khi làm cha, mẹ thì đều là những người con, chính vì thế chúng ta cần phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa. Gia đình chỉ có một, cha mẹ cũng thế, thời gian qua đi không lấy lại được, chúng ta cần biết yêu thương gia đình và chăm bón cho tình cảm gia đình ngày càng nồng thắm hơn.
Bài làm mẫu 2
Một xã hội chỉ thực sự phát triển khi các cá nhân, tập thể trong xã hội đó hoàn thiện cả về tư duy và nhận thức. Đặc biệt ở đây, ta không thể không kể đến vai trò của gia đình trong việc xây dựng xã hội. Gia đình được coi là nền tảng thúc đẩy cho xã hội ngày một lớn mạnh.
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp.
Tuy nhiên nhiều cha mẹ lại mải mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội. Các em ăn chơi, đua đòi theo nhóm bạn bè xấu. Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật. Đã có rất nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ. Các em chịu nhiều thiệt thòi so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng khao khát tình cảm gia đình.
Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Bài làm mẫu 3
Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...
Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau.
Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
.....
Nghị luận về tình cảm gia đình đầy đủ
Bài làm mẫu 1
Là người Việt Nam, có lẽ ai cũng sẽ thuộc bài hát ngọt ngào và dễ thương của nhạc sĩ Ngọc Lễ:
“Ba là cây nến vàng.Mẹ là cây nến xanhCon là cây nến hồngBa ngọn nến lung linhThắp sáng một gia đình…”.
Lời bài hát giản dị mà vô cùng ý nghĩa, ngợi ca tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong một gia đình. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, đầu tiên và đáng gìn giữ trong cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ là những người luôn luôn yêu thương, vỗ về để nuôi chúng ta nên người. Khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội để học tập và làm việc, chính cha mẹ là người luôn dõi theo mọi hành động, mọi bước đi của ta, cha mẹ là người bên ta mỗi khi ta mệt mỏi hay vấp ngã. Tình cảm gia đình dường như là thứ tình yêu thiên bẩm, là sợi dây thiêng liêng gắn kết mọi người.
Ông cha ta có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng không phải ai cũng cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó và làm tròn được “đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. Tuy mỗi người có những cách dạy dỗ con cái, thiên chức của mỗi người khác nhau nhưng đều hướng tới một ước mơ: “Con cái sẽ nên người, sẽ trưởng thành, biết sống tự lập, hội tụ đầy đủ cả sức mạnh thân thể lẫn trí tuệ tinh thần. Trong gia đình, cha gánh vác, cáng đáng những công việc nặng nhọc nhất, xông xáo với đời lo xây dựng cơ nghiệp. Đối với nhà, cha là trụ cột vững chắc của vợ con. Công lao của cha nhiều vô kể. Bởi vậy dân gian ta mới có câu so sánh cha như ngọn núi sừng sững hiên ngang. Và nếu chỉ có cha không thì liệu người con có thể hình thành, phát triển và tu dưỡng nhân phẩm một cách hoàn thiện. Vai trò của của mẹ cũng to lớn không kém. Mẹ là người đã phải mang nặng đẻ đau, ấp iu, bồng bế, bú mớm cho chúng ta, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chăm sóc từng li từng tí một. Đó chính là tình cảm sâu nặng, một ân tình lớn lao mà mẹ dành cho con, tưởng chừng không bao giờ hết như nước không bao giờ cạn. Là một người con đất Việt được tiếp thu truyền thống dân tộc, không ai là không biết đến tình mẫu tử thiêng liêng, tình phụ tử cao cả. Hình ảnh sóng biển lan tỏa ngoài biển khơi và cả hình ảnh từng đợt sóng cuộn trào dưới chân núi, đó chính là lời nhắn nhủ hãy ghi nhớ công lao của cha, tình nghĩa của mẹ dành cho mỗi chúng ta. Người cha tượng trưng cho tình cảm tha thiết, mặn mà. Hai yếu tố nhu và cương đó phải luôn in sâu, khắc kĩ vào trái tim, vào khối óc hay nói chung là luôn hiện hữu trong thân xác, tinh thần người con thì mới có thể tương trợ, hòa hợp dẫn đến sự thành đạt trong cuộc đời.
“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả nhiều bề. “Chín chữ cù lao” mà con phải nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành kính, mến yêu cha mẹ của con cái. Không chỉ vậy, làm con phải hiếu thảo với cha bằng chính những hành động cụ thể của mình, phải chăm lo báo hiếu với cha mẹ - đó mới là tấm lòng hiếu thảo của phận làm con.
Không chỉ là tình mẫu tử, phụ tử, tình cảm gia đình còn là tình cảm của con cháu đối với ông bà, với những thế hệ đi trước. Ca dao có câu:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà,Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Tình cảm yêu kính, thương nhớ của con cháu đối với ông bà được thể hiện một cách thật giản dị và giàu hình ảnh. Nuộc lạt mái nhà làm sao có thể đo đếm cũng giống như tấm lòng nhớ thương yêu kính của con cháu trong gia đình đối với ông bà không thể đếm được. Ông bà là người đã sinh thành ra cha mẹ ta, là người đã nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn và trưởng thành, là người luôn dành cho con cháu những tình cảm yêu thương trìu mến nhất. Chính vì thế, là thế hệ đi sau, mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn và hiếu thuận với ông bà, tổ tiên.
Tình cảm gia đình còn là sự gắn bó yêu thương giữa những anh chị em trong nhà. Ông cha ta có lời răn:
“Anh em nào phải người xa,Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.Yêu nhau như thể tay chân,Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
Trong một gia đình, anh chị em là những người ruột thịt gần gũi nhau nhất. Sự hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau giữa những người con trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị em phải gắn bó với nhau như chân liền với tay trên cùng một cơ thể, không thể tách rời. Đó chính là yếu tố giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Tóm lại, gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Xin mượn câu nói nổi tiếng của Gớt để kết bài: “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự bình yên trong gia đình là người hạnh phúc nhất”.
Bài làm mẫu 2
Gia đình là điểm tựa vững vàng nhất của mỗi người. Khi đứng trước khó khăn, sóng gió hay được hưởng thụ những thành công, danh vọng thì lòng người đều hướng tới gia đình. Mái ấm gia đình mãi mãi là một trong những khát vọng của biết bao nhiêu người muốn hướng tới trong cuộc sống. Xã hội có vững mạnh, hạnh phúc hay không đều là nhờ vào sự bền vững của mỗi gia đình.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng biết bao con người, từ thuở nằm nôi đến khi trưởng thành. Nơi ấy, có cha mẹ yêu thương ta, có anh chị em luôn đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi cùng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ cần những lúc yếu lòng nhất, hay cần sự giúp đỡ nhất thì gia đình luôn là nơi cho ta biết bao nguồn sức mạnh để vượt lên tất cả.
Gia đình là môi trường lớn nhất giúp con người hoàn thiện cả về tài năng lẫn nhân phẩm. Từ khi còn bé, trước khi đến lớp, cha mẹ đã dạy ta cách nói năng, chào hỏi lễ phép. Ngày nay, với những gia đình có điều kiện vật chất, họ sẵn sàng cho con em đến học những quốc tế, nơi các em được phát triển và tiếp cận những nền văn minh mới nhất, từ ngoại ngữ đến các môn năng khiếu. Đó sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng nên tương lai cho các em.
Gia đình còn là một nơi toàn các chuyên gia tâm lý, sẵn sàng chia sẻ, tâm sự mỗi khi ta gặp chuyện buồn, ngay cả khi ta thành công hay thất bại, muốn quyết định làm một điều gì đó thì gia đình luôn ủng hộ ta hết lòng. Tuy nhiên, với công việc và áp lực sống rất lớn hiện tại, nhiều cha mẹ lại mải mê kiếm tiền mà quên mất cần quan tâm đến mái ấm gia đình.
Mỗi sáng tối, họ tất bật bên công việc mà không thể chăm lo đầy đủ những bữa cơm gia đình. Biết bao lâu, những căn bếp của biết bao gia đình mới được sáng đèn, có mùi vị thức ăn của mẹ nấu. Biết bao ngày, cả gia đình có thể sum họp bên mâm cơm cùng cha mẹ, anh chị em trò chuyện, vui cười những câu chuyện trong cuộc sống. Chính sự thiếu thốn tình cảm, hơi ấm gia đình càng khiến sợi dây gắn kết giữa mọi người trở nên lỏng lẻo.
Mỗi người trở nên khép kín, lạnh nhạt hơn, cũng vì thế mà nhiều đứa trẻ ngày nay bị bệnh tự kỷ vì thiếu đi sự tương tác với người khác. Nghiêm trọng hơn nữa là người lớn không kịp thời quan tâm, dạy dỗ con trẻ khiến họ rơi vào những sa ngã, tệ nạn xã hội. Các em đua đòi, ăn chơi, tập tành rượu chè, cờ bạc rồi phạm tội.
Ngoài kia, còn có rất nhiều đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi. Các em lớn lên trong những trại cô nhi, may mắn thì được một gia đình hảo tâm nuôi nấng nhưng mãi mãi cũng không bao giờ có thể so sánh với hơi ấm của người thân thật sự. Nhìn đôi mắt trong trẻo của các em, tận sâu đáy mắt vẫn luôn khát khao được nằm trong vòng tay mẹ thật sự rất xót xa. Khi lớn lên, các em cũng phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn khi bị trêu chọc là trẻ mồ côi, không được dạy dỗ đàng hoàng.
Ngay cả những con người thành công, giàu có về tiền bạc, vững vàng trên thương trường đều chia sẻ họ có được những điều ấy là nhờ người vợ, người mẹ luôn đứng phía sau giúp đỡ, là những đứa con luôn sẵn sàng an ủi, động viên họ. Hay cả những con người bình thường nhất cũng mãi mãi khát khao một mái ấm gia đình, nơi có thể vỗ về họ tránh đi những cơn giông bão của cuộc đời.
Gia đình mãi là giấc mơ đẹp của tất cả mọi người trên thế giới này. Những gì ngày hôm nay ta làm đều muốn hướng tới những điều hạnh phúc cho cha mẹ và người thân thương của ta. Vì thế, hãy trở về thăm gia đình, hãy biết trân trọng những khoảnh khắc mà ta và gia đình được ở bên nhau.
Bài làm mẫu 3
Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mẹ dạy hát và đó sẽ là những câu hát mà tôi mãi ghi nhớ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái đưa tôi về một thời thơ ấu, nơi đó có niềm vui và hạnh phúc mà tôi gọi bằng cái tên thân thương “mái ấm gia đình”.
Tôi chắc rằng không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người sinh ra và lớn lên đều có một tổ ấm nhỏ, được chung sống dưới sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Và gia đình đã trở thành điểm tựa vững chắc, thiêng liêng của mọi người, đặc biệt là trẻ thơ.
Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh sống của mọi thành viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách.
Có những người cha, người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra một môi trường tốt để nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng.
Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần và dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc. Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế mà những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí.
Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã.
Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích lí thú, tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước. Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc.
Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn, li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha. Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bạn mình được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không.
Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng. Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mệnh thiêng liêng đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỉ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cũng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng để cho chúng phải sống cuộc sống khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm.
Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc… hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.
Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng, xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đồng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ….
Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách và trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm trẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện để trẻ được sống trong niềm vui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng.
Mái ấm gia đình là sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận của những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi mà cha mẹ dành cho thì người con phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người bằng cả trái tim nhân ái để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc của tâm hồn.
Bài làm mẫu 4
Gia đình là một tế bào của xã hội. Nếu một gia đình cuộc sống yên ấm, có đầy đủ cha mẹ, con cái được nhận nhiều tình thương yêu thì gia đình đó sẽ tạo ra những chiếc nôi đầu tiên, êm ấm cho con cái khi trưởng thành.
Một gia đình đoàn kết yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực, những thành viên sống trong gia đình đó sẽ biết đoàn kết, nâng niu, chia sẻ những buồn vui với nhau, giúp đỡ cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Nguồn gốc, nền tảng gia đình đối với mỗi con người chúng ta là vô cùng quan trọng bởi gia đình chính là chiếc nôi đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người, những thói quen nếp sinh hoạt, đều là do gia đình tạo cho mỗi cá nhân. Một gia đình có nề nếp, sinh hoạt tốt sẽ tạo cho con cái những thói quen suy nghĩ, học tập, sinh hoạt tốt.
Khi những người con trưởng thành ra ngoài xã hội, cuộc sống có nhiều khó khăn, chông gai, nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì người con đó sẽ nỗ lực gấp trăm lần, nếu chẳng may vấp ngã họ cũng đứng lên được vì sau lưng họ đã có gia đình luôn thương yêu, che chở.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Tiền tài, sự nghiệp có thể nỗ lực cố gắng thì mua được nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Chỉ có cha mẹ mới không quản ngại nắng mưa, gian sinh thành nuôi lớn chúng ta, hy sinh cho chúng ta biết bao nhiêu tuổi xuân, sức khỏe của họ để đổi lấy niềm vui cho ta. Sự hy sinh của cha mẹ là vô bờ bến, mái ấm gia đình mà cha mẹ dành cho chúng ta là món quà không thể định giá.
Có một mái ấm gia đình bình yên, ấm áp, hạnh phúc được ăn những bữa cơm do chính bàn tay hiền hậu của mẹ nấu mỗi ngày, được mẹ nâng niu chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, chính niềm hạnh phúc của mỗi người con. Những bữa cơm gia đình là những giờ phút vô cùng thiêng liêng, là khoảnh khắc hạnh phúc mà không giá trị vật chất nào có thể mua được.
Để có một gia đình bình yên, hạnh phúc không chỉ có sự cố gắng của những người lớn mà còn có sự đóng góp của những người con, những thiên thần bé nhỏ. Mỗi thành viên phải tự biết rèn luyện mình sống đúng vai trò, bổn phận, cùng nhau cố gắng để xây dựng một mái ấm gia đình mà trong đó bố mẹ làm gương cho con cái, còn con cái thì phải vâng lời, lễ phép với cha mẹ như thế mới tạo nên một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc có văn hóa.
Trong xã hội hiện nay có nhiều mảnh đời bất hạnh, những trẻ em lang thang cơ nhỡ luôn mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị, nhưng không thể có được. Những mảnh đời bất hạnh này thật sự rất thiệt thòi các em cần phải có sự giúp đỡ của toàn xã hội cùng nhau chung ta cứu giúp những mảnh đời bất hạnh này, cho các em một mái ấm gia đình mới.
Bên cạnh những gia đình hạnh phúc, yên ấm thì cũng có những gia đình cha mẹ luôn bất hòa, thường xuyên tranh chấp cãi vã hoặc gia đình mà người cha tối ngày say xỉn, rồi về nhà bạo hành vợ con tạo nên những thảm kịch đen tối cho trí óc trẻ thơ non nớt.
Có những gia đình cha mẹ sống không đúng đạo đức làm những công việc phi pháp khiến con cái cũng hư hỏng, đua đòi theo cha mẹ. Những gia đình như vậy thật sự không thể nào là một mái ấm gia đình của trẻ thơ. Gia đình đó không thể nào là một chiếc nôi êm đềm hình thành những nhân cách tốt cho con trẻ.
Gia đình là món quà tuyệt vời, là tình cảm gắn bó không thể tách rời để có một gia đình là nơi sẽ luôn che chở yêu thương chúng ta, nơi tạo ra những tiếng cười thì mỗi thành viên trong gia đình phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Chỉ cần làm tốt các vai trò trách nhiệm của mình thì bạn sẽ tạo ra một gia đình đúng nghĩa.
Bài làm mẫu 5
Gia đình là hai tiếng thiêng liêng nhất của mỗi một con người chúng ta. Gia đình chính là một quê hương thu nhỏ của cuộc đời của mỗi con người. Cho dù đi đâu thì vẫn khao khát và mong ngóng được trở về đoàn tụ với gia đình của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của non sông Việt Nam cũng đã từng nói rằng “Gia đình là tế bào của xã hội”. Và ta như thấy được câu nói đó thật ý nghĩa, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, gia đình như cứ nâng niu che chở cho mỗi chúng ta.
Gia đình còn được xem chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Dường như rằng tất cả chúng ta ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình nhưng không phải ai ai cũng hiểu được tầm quan trọng của gia đình là gì. Gia đình là nơi có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Nơi đó là một mái ấm có cả cha cả mẹ, ông bà và cả anh chị em,…
Nhưng cũng có không ít gia đình không may thiếu đi hình ảnh của người mẹ, hay người cha,…Điều đó thật đáng buồn, song không thể phủ nhận được gia đình luôn là nơi cho chúng ta cảm giác an toàn nhất cho chúng ta thêm những nghị lực để có thể tự tin bước vào cuộc sống như đầy những chông gai và thử thách. Mỗi khi buồn, mỗi khi thất bại, thậm chí là có những khi bạn bị mắc sai lầm lớn nhưng gia đình vẫn luôn đón nhận bạn bằng sự yêu mến nhất.
Còn gì hạnh phúc hơn thế nữa chứ. Mọi người ai ai cũng cố tìm kiếm cho mình những thứ hạnh phúc, những ước mơ như lại không thể thấy được rằng hạnh phúc nó giản đơn lắm. Nó đôi khi chỉ là một bữa ăn có cả gia đình, là khi bạn có thể trút hết những lo toan trong công việc học tập mà có thể ngủ một giấc ngủ thật sâu, để ngày hôm sau tỉnh dậy với tinh thần đầy lạc quan hơn bao giờ hết.
Trong gia đình thì bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người. Những bài học của bố sẽ chẳng bao giờ tôi quên được. Đã làm người thì phải đối diện với rất nhiều khó khăn cũng như thử thách. Và quan trọng là phải biết vượt qua nó không thể bị cuộc sống nhấn chìm được. Bố cũng căn dặn tôi là phải có những ước mơ, có mục đích thì con mới có thể có động lực để học tập. Hãy ước mơ đi và đừng cho đó là những ước mơ viển vông. Hãy cố hết sức để đạt được ước mơ.
Khác với sự dạy dỗ cả bố thì người mẹ luôn mang lại được cảm giác gần gũi và thân thiện nhất. Thật vui biết bao khi tôi có người mẹ tuyệt vời. Mẹ nhiều lúc cứ như người bạn thân lắng nghe những chia sẻ của tôi và vỗ về an ủi tôi khi gặp khó khăn làm tôi nản lòng. Tôi biết những khó khăn của tôi một người học sinh thì thường chỉ là những vụn vặt bạn bè hay những bài toán, bài văn khó mà tôi không làm được. Tôi sẽ phải vượt qua và hoàn thành tốt vì cuộc sống sau này sẽ còn nhiều biến động nhiều thử thách lớn lao hơn nữa.
Dù vạn vật có thay đổi nhưng tình cảm tôi dành cho gia đình và gia đình dành cho tôi sẽ chẳng bao giờ thay đổi mà nó chỉ có thể lớn lên mà thôi. Gia đình mà ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, chia sẻ. Gia đình chính là nơi:
Một phút xa nhau vạn phút nhớ Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.
Tôi luôn luôn yêu quý gia đình của mình và cũng cố gắng học thật tốt để không phụ lòng cha mẹ. Gia đình đúng là hai tiếng thiêng liêng nhất trong tim mỗi người, như luôn nhắc nhở tôi cố gắng không ngừng, nỗ lực hết mình để có thể đạt được sự thành công trong tương lai.
Bài làm mẫu 6
Mỗi người chúng ta ai ai cũng đều có gia đình riêng của mình, cũng đều được che chở trong vòng tay của người cha, người mẹ của mình, chính vì thế tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của dân tộc Việt Nam.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, vô bờ bến của mỗi cá nhân con người, đây là nơi ấm áp chứa đựng tình thương giữa con người với con người với nhau. Trong nhiều hoàn cảnh con người được sống trong tình yêu thương của người thân, chính vì thế tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, cao quý đối với tất cả mọi người trong cuộc sống. Tình cảm đó chúng ta cần phải biết gìn giữ, trân trọng và phát huy những giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam, mỗi giá trị đó cần phải biết tôn tạo và giữ gìn mỗi ngày.
Tình cảm gia đình là nơi thiêng liêng, hàm chứa nhiều xúc cảm quan trọng của con người, nó bao gồm nhiều cung bậc tình cảm quan trọng, cao quý mà con người dành với nhau. Ai cũng đều được cảm nhận tình cảm đó thông qua gia đình, những mối quan hệ trong xã hội. Từ xưa đến nay tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng vô bờ bến của con người, đây là nơi chứa đựng những tình cảm đáng quý của con người với nhau, mỗi người đều được thể hiện tình cảm thiêng liêng với người mà mình yêu quý nhất.
Cha mẹ luôn dành tình yêu thương của mình cho con cái, họ cũng là người có thể tha thứ mọi lỗi lầm khi con họ mắc lỗi, sẵn sàng cho những người con của họ cơ hội để sửa sai, sửa chữa những lỗi lầm của mình. Cha mẹ cũng là người có thể dành tình cảm yêu quý vô điều kiện cho người con của mình, họ là những người cao cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời của mình cho những người con của họ.
Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều tình thương, ở đó con người được sống là chính mình, được bao bọc và chở che bởi những người mà mình thương yêu nhất. Con người được sống, được vun đắp và được phát triển một cách toàn diện, trong môi trường đó.
Chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm hơn trong cuộc sống của mình, cần phải luôn tôn tạo những giá trị của cuộc sống, giá trị đó cần phải được cải thiện, biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của con người. Cần phải có ý thức và biết trân trọng, yêu quý những người thân yêu xung quanh mình, đó là những điều đáng quý, đáng trân trọng của mỗi chúng ta.
Là con người ai ai cũng đều cần đến tình cảm gia đình, bởi đó là nơi ấm áp, hàm chứa tình cảm và sự yêu thương mà những người thân yêu của chúng ta đang trao tặng cho mình, luôn được sống và hưởng những điều tốt nhất từ cuộc sống này. Cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, con người là tia sáng, là thành phần không thể thiếu của xã hội, chính vì thế học cách trân trọng và giữ gìn tình cảm gia đình, cũng là điều cực kì quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Chúng ta cần chủ động, tích cực và biết giữ gìn những tình cảm đáng quý đó từ cuộc sống, biết giữ gìn, làm tròn trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội là chúng ta đang góp phần làm nên một xã hội tươi đẹp hơn.
Con người cần phải có ý thức trách nhiệm của mình với những người xung quanh, đặc biệt đối với người thân của mình, luôn phải ý thức được trách nhiệm, luôn coi trọng tình cảm, giá trị và tình người.
Đúng như một nhà văn người Hy Lạp đã từng nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, qua đây chúng ta cũng có thể thấy, tình cảm gia đình là nơi ấm áp, chứa đựng nhiều tình cảm cao quý và thiêng liêng của con người, mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc sống, với gia đình và với người thân yêu của mình.
Cần phải nâng cao được trách nhiệm của mình trước xã hội, gia đình, cần phải biết giữ gìn và ý thức được vai trò của mình trước các mối quan hệ xã hội, và người thân. Đặc biệt cần phê phán những thói quen thờ ơ, ghẻ lạnh của một số thành phần trong xã hội, đối với cha mẹ, hay các thành viên trong gia đình.
Mỗi chúng ta cần có ý thức và giữ gìn tình cảm của mình với người thân, bởi tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất.
Bài làm mẫu 7
Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng không gì có thể sánh được, ai trong chúng ta cũng có những người thân yêu của mình, có một mái ấm gia đình để che chở cho chúng ta mỗi khi chúng ta khó khăn trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng quý giá với mỗi chúng ta, nơi chứa chan những tình cảm ấm áp của một gia đình, chứa đựng những tình cảm giữa những thành viên thân thiết ruột thịt với nhau.
Trong cuộc sống có nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh sống thiếu tình thương của gia đình, thường xuyên bị đánh đập bắt làm việc mưu sinh từ khi còn rất nhỏ, khiến chúng ta vô cùng đau lòng. Các em nhỏ đó khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về những số phận trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn tình cảm của gia đình của mình, biết trân trọng tình cảm mà cha mẹ người thân dành cho mình.
Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều cảm xúc vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người chúng ta. Nó bảo vệ cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống, dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. Ai cũng có gia đình của mình, có những người thân những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không thể thay thế được.
Từ ngày xưa tới nay đó là tình cảm thiêng liêng giữa người thân vô bờ bến của con người. Mái ấm gia đình là nơi mà chở che cho chúng ta mỗi khi ta bị vấp ngã, gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống thì chúng ta có thể quay về với gia đình của mình. Bởi cha mẹ luôn bảo vệ, dành cho con cái của mình những tình cảm yêu thương, bao la vô bờ bến. Họ chính là những người có thể tha thứ bao dung cho mọi lỗi lầm của con cái gây ra, giúp con cái nhận ra sai lầm của mình rồi sửa sai.
Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta không lời nào có thể nói hết, đó là tình cảm xuất phát từ trái tim vô điều kiện. Những ông bố bà mẹ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ để mong sao con cái trưởng thành nên người.
Tình cảm gia đình là nơi ấp ủ chứa đựng nhiều tình cảm yêu thương, là nơi mà ở đó con người luôn sống là chính mình, được sống với bản thân mình bao bọc bởi tình cảm máu mủ ruột già. Là nơi mà những người thân thương luôn tìm cách để vun đắp phát triển cho gia đình trở nên toàn diện nhất.
Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức và làm tốt vai trò trách nhiệm của mình để cuộc sống gia đình trở nên hoàn hảo hơn, tạo ra những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong các thành viên cần có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau thì gia đình đó sẽ luôn hạnh phúc.
Cần phải có ý thức trân trọng tình cảm của những người xung quanh dành cho mình, bổn phận làm con thì phải vâng lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ những việc làm nhẹ nhàng vừa sức của mình. Học tập chăm chỉ trở thành con ngoan trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ làm việc vất vả nuôi dưỡng mình,
Khi cha mẹ già yếu phận làm con phải chăm sóc hiếu kính có như vậy mới đúng bổn phận và đạo làm con. Trong xã hội hiện nay nhiều người con không chịu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già cả mà cho vào viện dưỡng lão, bất hiếu với cha mẹ, đùn đẩy trách nhiệm, không nhớ tới công lao cha mẹ nuôi dưỡng sinh thành vất vả. Với những người như vậy cần phải phê phán, để làm gương cho những người khác trong xã hội.
Mỗi con người chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc người thân của mình đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ.
....
Nghị luận về tình cảm gia đình hay nhất
Cuộc đời mỗi người chắc chắn sẽ trải qua rất nhiều sóng gió, thử thách. Mỗi lúc như thế, ta cần một điểm tựa tinh thần vững chắc, đó chính là gia đình. Tình cảm gia đình là điều đáng quý mà mỗi người cần biết trân trọng.
Tình cảm ấy là cách đối xử yêu thương, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua thời gian dài chung sống, tình cảm sẽ được bồi đắp thông qua từng hành động, lời nói. Các thành viên dần thấu hiểu, gắn bó với nhau hơn. Theo năm tháng, tình cảm gia đình sẽ trở thành thứ tình cảm khăng khít, gắn bó, đáng tin tưởng nhất của con người.
Gia đình là nền tảng tinh thần vững chắc, là cái nôi nuôi dưỡng, đưa con người đến thành công. Tình cảm giữa các thành viên tốt sẽ đẹp tạo dựng và phát triển nhân cách, phẩm chất cao đẹp của con người. Không những thế, gia đình còn là nguồn động viên an ủi để con người có thêm động lực, sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cuộc đời. Nơi đây được xem là bến đỗ bình yên, là nơi duy nhất ôm lấy ta khi ta thất bại hay vấp ngã. Cha mẹ luôn hi sinh một cách thầm lặng, cố gắng cho con có được cuộc sống tốt đẹp. Họ đi làm vất vả, bận rộn với cuộc sống mưu sinh hằng ngày, không ngại nắng mưa, gian khổ để lo cho con cái.
Chính vì vậy, mỗi người đều cần làm tròn đạo hiếu với cha mẹ mình. Những việc làm thiết thực nhất là không ngừng trau dồi tri thức để trở thành con ngoan trò giỏi, học cách yêu thương, giúp đỡ mọi người. Ta phải cố gắng rèn luyện bản thân trở thành công dân tốt, sống có ích cho xã hội mới có thể khiến cho gia đình tự hào.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải cha mẹ nào cũng yêu thương con cái. Có những người làm cha làm mẹ đã nhẫn tâm vứt bỏ con mình khi còn đỏ hỏn vì nhiều lí do khác nhau. Hoặc thậm chí, có những người thường xuyên đánh đập, bạo hành con mình một cách dã man. Những người con sẽ cảm thấy tủi thân, đau đớn đến nhường nào khi không có cha mẹ ở bên cạnh đồng hành. Thậm chí một số đứa trẻ còn thu mình lại, không muốn giao tiếp với xã hội vì mặc cảm về bản thân.
Gia đình hạnh phúc thì mới tạo nên những đứa con có nhân cách tốt, đóng góp được cho xã hội. Vậy nên hãy cố gắng xây dựng tình cảm gia đình thật vững chắc, giúp cộng đồng phát triển ngày một văn minh, tốt đẹp hơn.
Nghị luận về mái ấm gia đình
Trong “Phép màu nhiệm của đời có viết”: “Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc". Quả thực như vậy, mái ấm gia đình, tình thương gia đình là điều vô cùng quan trọng, vô cùng kì diệu trong cuộc đời mỗi con người.
“Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài”. Đó là định nghĩa của khoa học. Thực tế, có vô vàn những cách định nghĩa về gia đình. Nhưng dù thế nào, thì gia đình vẫn luôn là nơi “cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Gia đình chỉ thực sự được gọi là tổ ấm khi nó có đầy đủ tình yêu thương giữa các thành viên, có sự đồng thuận, chia sẻ, giúp đỡ giữa những người trong gia đình.
Mái ấm gia đình, tình thương gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người từ khi còn là những đứa trẻ cho đến khi trưởng thành. Đó là nơi cho ta những câu chuyện cổ tích của bà, những bữa cơm của mẹ, những lời dạy bảo của cha để tâm hồn ta được tưới tắm, nuôi dưỡng để ngày một lớn lên và hoàn thiện nhân cách. Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của mỗi con người, bởi đó là môi trường giáo dục đầu tiên của chúng ta. Một mái ấm gia đình hoàn thiện sẽ tạo nên một môi trường sống lành mạnh sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng cho trẻ một nhân cách tốt. Có một gia đình hạnh phúc là một trong những điều may mắn tuyệt vời nhất của một con người, khi mà mỗi ngày trôi qua là những niềm vui.
Mái ấm gia đình, tình thương gia đình cũng là bến đỗ bình yên nhất cho tâm hồn giữa giông tố cuộc đời. Tình thân là một thứ tình cảm vô cùng đẹp đẽ, vô cùng thiêng liêng bởi đó là một sự yêu thương vô điều kiện, không toan tính thiệt hơn. Cả thế giới có thể quay lưng lại với bạn, nhưng cha mẹ thì vẫn luôn ở đó, luôn đứng phía sau dang rộng vòng tay che chở cho ta, vẫn luôn chờ ta quay về chăm sóc, bảo vệ. Khi ta vấp ngã sẽ là lúc ta nhận thức rõ ràng nhất rằng gia đình là nơi nương náu an toàn nhất, vững chắc nhất. “Gia đình là một cái tên, một ngôn từ mạnh mẽ; mạnh hơn lời của những pháp sư hay tiếng đáp của các linh hồn; đó là lời nguyện cầu hùng mạnh nhất” (Charles Dickens). Mọi tình cảm trên thế giới đều mong manh và dễ nhạt phai, duy chỉ có tình cảm gia đình là vĩnh viễn không bao giờ đổi thay, cho dù xảy ra bất cứ chuyện gì, trở về với gia đình, ta đều có thể tìm thấy sự tha thứ và tâm hồn được chữa lành.
Mái ấm gia đình là suối nguồn không thể thiếu đối với mỗi con người. Gia đình cũng như một khu vườn, luôn cần sự chăm sóc, tưới tiêu để lớn lên xanh tốt, đầy sức sống. Nếu chúng ta thờ ơ với nó, nó cũng có thể trở nên héo úa, tàn tạ. Bởi vậy, để có được mái ấm, tình thương vững chắc, mỗi thành viên trong gia đình đều cần có trách nhiệm cùng nhau sẻ chia trách nhiệm, xây đắp gia đình. Cha mẹ luôn cần dành cho con cái sự quan tâm, săn sóc, cùng con trao đổi việc học hành, bạn bè, dành thời gian cho con cái. Đổi lại, những đứa con cần có sự kính yêu, tôn trọng, chia sẻ với cha mẹ những công việc nhỏ, phù hợp với sức lực của mình. Có như thế, gia đình mới yên ấm, thuận hòa, mới thực sự trở thành mái ấm vĩnh cửu của tình yêu thương, sự che chở. Xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa cũng là xây dựng một xã hội thịnh vượng, phồn vinh, bởi mỗi gia đình chính là tế bào của xã hội. ‘Bạn có thể làm gì để xây dựng hòa bình thế giới? Hãy về nhà và yêu thương gia đình của mình” (Mẹ Teresa).
Không phải ai cũng có may mắn được sống dưới một mái ấm gia đình, sống trong tình thương đủ đầy của ông bà, cha mẹ. Nếu bạn đang nắm giữ may mắn lớn lao đó, hãy biết trân trọng, giữ gìn. Con người, nhất là những người còn trẻ, thường yêu thích những thứ mới lạ, lớn lao, thường mải mê theo đuổi những thứ ánh sáng mơ hồ mà quên đi những giá trị giản đơn đích thực nơi gia đình thân yêu: con cái có dành ít thời gian với cha mẹ và ngược lại, cha mẹ vì mải mê với công việc mà không dành cho con cái đủ sự quan tâm. Có ai đó từng chia sẻ: “Khi bạn đang uống coca giải khát, hãy nghĩ xem bố mẹ thường uống gì. Khi bạn mặc những bộ quần áo đắt tiền hàng hiệu, xin hãy nghĩ xem bố mẹ bạn thường mặc ra sao. Khi bạn thoải mái tiêu pha, hãy nghĩ đến những thứ đồ bố mẹ bạn hay dùng như thế nào. Bố mẹ đã vì chúng ta mà bỏ bao công sức? Rơi bao hạt mồ hôi, đều chỉ vì mong chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những thứ chúng ta đang dùng đều là do hai bàn tay cha mẹ đem về cho. Xin hãy yêu quý bố mẹ của riêng mình, làm một người con hiếu thuận”. Và những bậc làm cha làm mẹ, đừng cứ mải mê làm việc, cố gắng kiếm ra thật nhiều tiền mà quên đi rằng, thứ quý giá nhất ta có thể dành cho con cái là sự yêu thương, quan tâm chân thành.
Mái ấm gia đình, tình thương gia đình là của chúng ta, chỉ có chúng ta mới có thể bảo vệ được nó mà thôi!
Nghị luận về gia đình siêu hay
Gia đình là tế bào của xã hội. Những tế bào hạnh phúc mới tạo nên một xã hội hạnh phúc. Vậy nên, tình cảm gia đình là điều rất quan trọng, mang yếu tố quyết định tới sự phát triển của cộng đồng.
Tình cảm gia đình là sự gắn bó, yêu thương giữa các thành viên dưới một mái nhà. Dù có cùng chung huyết thống hay không, tình cảm ấy vẫn sẽ không thay đổi. Các thành viên trong gia đình sẽ luôn giúp đỡ, là điểm tựa tinh thần cho nhau trong cuộc sống.
Một gia đình giàu tình cảm sẽ là nơi mà các thành viên trong đó yêu thương, tôn trọng nhau. Bố mẹ che chở, nuôi nấng, dạy dỗ con cái nên người mà không có những lời mắng nhiếc, chửi bới; ông bà quan tâm, chăm sóc con cháu bằng cả tấm lòng; anh chị em trong gia đình hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau; con cái hiếu thảo, biết giúp đỡ ông bà bố mẹ;... Đó chính là biểu hiện rõ thấy nhất của tình cảm gia đình.
Nền tảng gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đạo đức của con người. Nếu một đứa trẻ được sống trong tình yêu thương, được dạy bảo tốt, nó sẽ trở thành con người văn minh, lịch sự khi trưởng thành. Ngược lại, một đứa trẻ phải chịu nhiều đả kích trong chính gia đình mình sẽ rất khó hình thành những nhân cách tốt trong tương lai. Tình cảm gia đình cũng là động lực giúp con vươn tới ước mơ. Những người con sẽ hiểu được sự kỳ vọng của gia đình đặt vào bản thân mình nên sẽ luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu, khiến cho gia đình tự hào. Nơi con người mong muốn trở về nhất sau mỗi chặng đường mỏi mệt chính là nhà, vì đó là nơi luôn dang rộng vòng tay ôm ta vào lòng.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, vậy nên những người con cũng không được quên việc yêu thương lại gia đình của mình. Ta phải biết trân trọng những khoảnh khắc được ở bên gia đình; biết yêu thương, chăm sóc gia đình mình, hiếu thảo với bố mẹ, phụng dưỡng ông bà, giúp đỡ anh chị em. Đó cũng chính là cách nuôi dưỡng và phát triển tình cảm gia đình.
Giá trị mà gia đình mang đến cho mỗi con người là thứ mà thước đo không thể đong đếm được. Vì vậy, hãy biết yêu thương và bồi dưỡng tình cảm gia đình thật nhiều, để gia đình luôn là điểm tựa, là đòn bẩy cho ta trên mỗi chặng đường đời.
Nghị luận về sự cần thiết của tình cảm gia đình đối với tuổi trẻ
“Có một nơi để về đó là nhà. Có những người để yêu thương đó là gia đình. Có được cả hai đó là hạnh phúc”. Hạnh phúc gắn liền với hai chữ gia đình thật giản dị mà thiêng liêng. Nhưng giờ đây trong guồng quay nhanh chóng của xã hội, vai trò của tình cảm gia đình đang bị ảnh hưởng và chịu nhiều tác động. Đặc biệt đối với tuổi trẻ - độ tuổi gắn liền với ước mơ, hoài bão - thì sự cần thiết của tình cảm gia đình lại càng trở thành vấn đề đáng quan tâm.
Trước tiên, gia đình có thể hiểu là một cộng đồng người sống chung, gắn bó với nhau bởi các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, tình cảm. Từ đó, tình cảm gia đình là tình cảm yêu thương, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi của những người thân trong một gia đình, lớn hơn là một dòng họ. Đặt trong bối cảnh cuộc sống hiện đại - thời đại có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kĩ thuật, giao lưu và hội nhập - thì tình cảm gia đình chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, song vẫn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người trẻ.
Có thể thấy, gia đình chính là điểm tựa quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với mỗi người. Khi chúng ta bước vào độ tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, khi ngoài kia là sự nghiệp, ước mơ, tự do đang gõ cửa, chính gia đình sẽ là cái nôi nuôi dưỡng cho ta sức khỏe, vun đắp cho ta tâm hồn, cung cấp cho ta tiền bạc vật chất để ta sẵn sàng mở cánh cửa tương lai. Dù có đi đâu về đâu để hết mình theo đuổi đam mê thì chắc hẳn trong mỗi chúng ta vẫn luôn ấp ủ mong muốn được trở về nhà để yêu và được yêu.
Bên cạnh đó, gia đình là nơi chia sẻ kinh nghiệm sống, thôi thúc con người vươn lên trước những thử thách khó lường của cuộc sống áp lực. Phải biết lễ phép, tôn trọng, biết kiên trì, bền bỉ, phải biết đứng dậy khi vấp ngã,… Đó là những bài học làm người mà ta được dạy dỗ từ chính gia đình mình. Gia đình không chỉ có tình thân ruột thịt mà còn có tình bạn tri kỉ, nơi sẵn sàng chia sẻ cùng ta mỗi lúc buồn vui. Trong cuộc sống, không thể phủ nhận gia đình chính là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người. Bởi vậy, trước những khó khăn, vấp ngã, tình cảm gia đình là động lực to lớn để con người ta tiếp tục vươn lên. Chúng ta hẳn đã biết tới thần đồng Đỗ Nhật Nam – cậu bé giỏi giang, ngoan ngoãn với những thành tích học tập đáng nể. Chính tình yêu thương, sự giáo dục từ bố mẹ đã giúp Nam trưởng thành cả về phẩm chất, tính cách và tình cảm, tâm hồn. Còn nhớ, trong một bức thư Nam nhận được từ bố có một lời dặn dò chân thành mà ý nghĩa là: “Con hãy thành nhân trước khi thành công!”. Quả thực, sự giáo dục và động lực từ gia đình là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người.
Không những vậy, duy trì tình cảm gia đình còn là một trong những cách thức giữ gìn vẻ đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc. Không ở đâu phù hợp và ý nghĩa hơn gia đình để thế hệ trước trao truyền những truyền thống văn hóa quý báu cho thế hệ sau. Sự kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc diễn ra trước tiên trong mỗi nếp nhà bình dị. Thật đáng tự hào khi thế hệ trẻ sẵn sàng hòa nhập với thế giới ngoài kia mà hành trang trong tay chính là truyền thống gia đình, truyền thống văn hóa của dân tộc.
Tình cảm gia đình ý nghĩa là thế nhưng vẫn có không ít người coi nhẹ và có thái độ coi thường. Thay vì trân trọng, vun đắp cho hạnh phúc gia đình thì có những người lại coi gia đình là nơi trút giận, dễ dàng buông những lời vô tình đối với người thân. Cũng có những người trẻ coi gia đình là nơi để bòn rút, phá hoại mà không có ý thức bảo vệ, đền đáp. Thật đáng phê phán! Tuy nhiên, trân trọng tình cảm gia đình không có nghĩa ta không quan tâm tới những mối quan hệ khác. Tuyệt đối hóa vai trò của gia đình sẽ dễ dẫn đến tâm lí dựa dẫm, ỷ lại, thiếu tự lập. Ta cần tôn trọng và cố gắng tạo được sự cân bằng trong các mối quan hệ, dù là trong gia đình hay ở ngoài cộng đồng, xã hội.
Nhận thức được gia đình là điều thiêng liêng và quý giá vô cùng mà mình đang có, bản thân tôi luôn muốn dành thời gian thật nhiều bên gia đình, bên những người thân yêu. Tuổi trẻ cho phép tôi tự do trải nghiệm và khám phá, tôi sẽ đem theo hành trang là tình yêu thương, sự bảo ban, dạy dỗ của cha mẹ để từng bước trưởng thành, để lớn lên như cánh chim đại bàng vững vàng, mạnh mẽ và trở về như cánh én luôn rộn ràng, vui tươi.
Con người hay tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà quên mất nhà mình mới là nơi đẹp nhất. Ngoài kia dù có bao điều hấp dẫn đang vẫy gọi, trong tôi vẫn luôn ghi nhớ bài học về tình cảm gia đình:
“Bước ra ngoài mới biết không ở đâu bằng ở nhà…Cả năm trời làm việc nhiều khi rã rời như cái máyVề nhà thấy áp lực nhẹ như bấc thổi cái là bay”.
(Đen Vâu)
Tình cảm gia đình là gì?
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng giữa những người máu mủ ruột rà, trước hết đó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau. Đó là tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh em, tình cảm ông cháu, tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình này không chỉ tình cảm giữa những người có cùng huyết thông với nhau, mà còn là tình cảm được thể hiện ở những người không cùng huyết thống, chúng ta cũng có thể cảm nhận được việc quan tâm của họ với nhau, sự san se, giúp đỡ nhau, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.
Tình cảm gia đình có thể vượt qua những rào cảm về địa lý, về không gian và thời gian, là sợi dây gắn kết mọi người trong gia đình. Dù có đi xã đến đâu, các thành viên trong gia đình luôn nhớ về nhau, là chỗ dựa vững chắc cho những lúc chúng ta mệt mỏi, chán chường, mất đi định nghĩa về cuộc sống, thì gia đình luôn là nơi chở che, là nơi giúp ta lấy lại động lực và cố gắng phấn đấu trở thành một phiên bản tốt hơn. Có thể nói tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liên nhất, quý giá nhất trong mỗi chúng ta, không có gì có thể đánh đổi được hai chữ "gia đình".
Dẫn chứng về tình cảm gia đình
1. “Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
2. "Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất". (Goethe)
3. “Con người có tổ có tôngNhư cây có cội, như sông có nguồn”
4. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
5. Douglas Jerrold đã từng nói: "Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta, chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác".
6. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ởKhi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” (Chế Lan Viên)
...
>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại
Từ khóa » Dẫn Chứng Nlxh Về Tình Cảm Gia đình
-
Top Các Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia đình Hay Nhất - Top Lời Giải
-
Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia Đình ❤️️15 Mẫu Dẫn ... - SCR.VN
-
Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia đình Trong đời Sống
-
Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia Đình ❤️️15 Mẫu Dẫn Chứng Hay
-
Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia đình
-
Tìm Dẫn Chứng Về Tình Cảm Gia đình (khoảng 15 Dòng) Câu Hỏi ...
-
Các Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương Gia đình - Cùng Hỏi Đáp
-
Dẫn Chứng Về Gia đình Hạnh Phúc ❤️️dẫn Chứng Về Hạnh Phúc ...
-
Top 9 Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương Gia đình 2022 - Blog Của Thư
-
Nghị Luận Xã Hội :suy Nghĩ Về Vai Trò Của Tình Cảm Gia đình
-
Nghị Luận Xã Hội Về Tình Cảm Gia đình - Dàn ý + 10 Bài Văn ...
-
Top 10 Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội Thực Tế Nhất Về Tình Mẫu Tử, Tình ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Tình Mẫu Tử