Top 3 Bài Phân Tích Khổ 1 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ - Văn Mẫu 9
Có thể bạn quan tâm
Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ
Mở bài phân tích mùa xuân nho nhỏ khổ đầu
Thanh Hải là một trong những nhà thơ Việt Nam trải qua nhiều biến động của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Phong cách sáng tác của ông chủ yếu viết về những người lính, cuộc đời với tâm trạng yêu đời, yêu người, yêu Tổ Quốc. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ là một trong những tập thơ nổi tiếng nhất mà ông để lại cho đời. Ngay từ khổ thơ thứ nhất, ta đã cảm nhận được sự nhiệt huyết và sức sống mà ông muốn đóng góp cho đời, cho nhân dân.
Thân bài phân tích khổ 1 mùa xuân nho nhỏ
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930, mất năm 1980. Ông là một trong những nhà thơ lớn từng trải qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả cuộc đời ông luôn muốn dốc hết sức trẻ của mình cho đất nước và nhân dân.
Đến khi 50 tuổi, ông lâm bạo bệnh, phải nằm điều trị ở bệnh viện Bạch Mai, Thanh Hải đã sáng tác tập thơ Mùa xuân nho nhỏ, với khát vọng cống hiến cho đời, đồng thời cũng là sự tiếc nuối những năm tháng cuối đời của nhà thơ.
Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng của nhà thơ như tiếc nuối vì sắp lìa xa cuộc đời, trong khi ông vẫn còn rất yêu mến và tha thiết với một ước nguyện chân thành một lòng gắn bó với Đất nước.
Top 3 các bài văn mẫu phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 1
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Mở đầu khổ thơ, tác giả đã khiến người đọc có cảm giác nôn nao khi mùa xuân sắp đến. Thanh Hải đã vẻ nên bức tranh xuân muôn màu muôn vẻ của “dòng sông xanh”,” bông hoa tím biếc”, cùng với âm thanh của tiếng “chim chiền chiện”, “hót vang trời”. Hình ảnh chú chim chiền chiện báo tin xuân trong bài thơ của Thanh Hải quá đỗi tươi vui và thơ mộng, không kém gì sắc xuân trong Truyện Kiếu của Đại thi Hào Nguyễn Du:
”Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
Chính tiếng hót trong veo những chú chim đại diện cho mùa xuân bay lượn rợp trời đã khiến cho lòng người cũng trở nên phơi phới, rạo rực. Từ ngữ cảm thán “ơi” của tác giả làm người đọc cảm thấy như Thanh Hải đang tha thiết gọi cánh chim ấy đến gần ông hơn nữa, để tác giả có thể tận hưởng trọn niềm vui trong những ngày xứ Huế và cả Đất nước sắp vào xuân.
Mùa xuân yên vui, mùa xuân của hòa bình, mùa xuân khởi đầu cho sự sống mới của nhân dân, của Đất nước. Đồng thời, câu hỏi cảm thán của nha thơ dành cho chú chim cũng khiến người nghe cảm thấy thật xúc động, nhưng cũng thật thú vị “Hót chi mà vang trời”.
Có lẽ, trong lòng tác giả cũng đang nôn nao và cảm thấy phấn khích với tiếng chim thánh thót, tha thiết và tươi vui ấy. Câu thơ như tiếng reo vui đầy thích thú của tác giả, tưởng chừng như ông cũng đang hòa mình mà nói cười vùng với cánh chim bay trên bầu trời cao rộng kia. Hình ảnh chú chim chiền chiện dễ thương, trong trẻo ấy cũng xuất hiện trong bài thơ Con chim chiền chiện của nhà thơ Huy Cận:
Con chim chiền chiện
Hồn xanh quê nhà
Sáng nay lại hót
Tưng bừng lòng ta.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Tác giả Thanh Hải đã cảm nhận trọn vẹn hương sắc của mùa xuân bằng tất cả tâm hồn và sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, của đời người. Nếu như tác giả háo hức nhìn cánh chim bay trên bầu trời cao, thấy bông hoa tím trên dòng sông xanh, thì bây giờ lại dùng các giác quan để đón từng “giọt” sương sớm đang “long lanh rơi” xuống thật tinh khiết và tràn đầy nhựa sống.
“Tôi đưa tay tôi hứng”- cử chỉ tuy bình dị của nhà thơ nhưng lại bật lên mọi giác quan, gợi cảm đến lạ. Đó chính là nét đặc sắc trong thơ của Thanh Hải với tài hoa chuyển đổi từ thính giác và thị giác sang xúc giác. Chỉ bằng những lời thơ giản đơn, từ ngữ dung dị, mà tác giả đã vẽ lên một khung cảnh xuân với đầy đủ sắc thái tuyệt vời và chân thật nhất.
Hai từ “tôi hứng” đã thể hiện sự trân trọng và toát lên cái tôi trữ tình của tác giả trước hình ảnh mùa xuân rạng rỡ, đầy đủ sắc màu và âm thanh của xứ Huế mộng mơ, nơi đã đi vào những bài thơ và những khúc ca muôn thuở.
Phân tích khổ đầu mùa xuân nho nhỏ thanh hải
Mẫu 2 phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Khung cảnh mùa xuân rộn ràng của xứ Huế và Đất nước sau bao năm tháng đau khổ và bị tàn phá bởi chiến tranh hiện lên qua con mắt của nhà thơ Thanh Hải thật đẹp và thú vị.
Tác giả đã dùng thị giá để ngắm nhìn cảnh sắc đất trời vào xuân qua hình ảnh “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc, “con chim chiền chiện”. Đó là dòng sông yên tĩnh và nên thơ không bao giờ vắng mặt trong những câu ca và trang ảnh về Huế, là bông hoa tím đã đi vào những tâm hồn lãng mạn không chỉ của con người nơi đây, của những thi nhân, mà còn cả những ai muốn viếng thăm Huế, là hình ảnh những chú chim lượn đôi cánh mềm trên bầu trời xanh như muốn báo hiệu mùa xuân đang đến gần.
Cùng với tiếng hót lảnh lót của chú chim như phá tan đi không khí ngột ngạt trong những ngày tháng nhà thơ đang chống chọi với bạo bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Là âm thanh đã xua tan những muộn phiền, một âm thanh tươi vui giúp con người sống lại sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, muốn sống và tận hưởng từng ngày để cống hiến hết sức mình cho đất nước.
Từ “ơi” của tác giả nghe sao mà da diết quá, khiến người đọc cảm giác như nhà thơ Thanh Hải đang muốn gọi chim cùng xuống chơi với ông, thật tươi vui và thú vị biết bao. Cảm xúc của nhà thơ như được đẩy lên qua câu thơ cảm thán “hót chi mà vang trời”. Dường như ông cũng muốn hát như chim, muốn được vùng vẫy trên bầu trời cao rộng kia, để được ngắm nhìn cảnh xứ Huế và Đất nước đang dần đổi mình chào đón mùa xuân.
Bên cạnh đó, chỉ bằng những lời thơ bình dị, nhưng lại nổi bật lên tài năng trong bút pháp chuyển đổi từ thính giác và thị giác sang đến xúc giác của tác giả. Nếu như ông đã nghe được tiếng chim hót, nhìn thấy dòng sông xanh cùng những chùm hoa tím đang lặng lờ trôi, thì bây giờ lại dùng bàn tay của mình để hứng từng giọt sương đang “long lanh rơi”.
Hai từ “tôi hứng” nghe như ông đang sống lại những nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ, tác giả cảm thấy yêu đời, yêu những gì tự nhiên nhất, yêu luôn cả những chuyển động của vạn vật xung quanh. Có lẽ, tác giả Thanh Hải không muốn phung phí những ngày tháng cuối đời của ông, ông muốn sống trọn vẹn bằng tất cả cảm xúc, giác quan, cái tôi trữ tình để hòa mình vào không khí tươi vui và êm đềm của Đất nước, của xứ Huế trong những ngày xuân khi hòa bình được lập lại.
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 3
Khi đọc tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ, ít ai biết rằng nhà thơ Thanh Hải đã sáng tác tập thơ này trong khi ông đang điều trị bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Thế nhưng lời lẽ của bài thơ vẫn luôn phảng phất sự nồng nhiệt và yêu đời của tuổi trẻ, của những con người đang trân trọng từng giây phút còn được “thở” với không khí của những ngày xuân thanh bình trên đất Huế, hưởng trọn niềm vui cùng Đất nước.
Từng lời thơ bình dị của Thanh Hải như mang một khung cảnh mùa xuân thật thanh bình và an yên, nhưng cũng không kém phần vui tươi lãng mạn. Ông đã dùng thị giác của mình để nhìn ngắm “dòng sông xanh” đang chầm chậm trôi, với những “bông hoa tím biếc” đang trôi lững lo, vô lo, vô nghĩ, cùng với chú chim chiền chiện đang tung đôi cánh tự do trên bầu trời xanh.
Bằng thính giác, nhà thơ Thanh Hải đã lắng nghe tiếng chim thật trong trẻo, tươi vui đến nỗi phải cảm thán “ôi”, như muốn hòa mình cùng những cánh chim trên bầu trời kia, hoặc gọi chim cùng xuống đùa vui với ông. Câu hỏi tu từ “hót chi mà vang trời” chính là tiếng lòng tha thiết của tác giả trước khung cảnh mùa xuân rộn ràng và đẹp đẽ đang đến gần.
Sự tài hoa trong bút pháp nghệ thuật của tác giả còn được thể hiện rõ nét qua sự chuyển đổi cảm giác, từ thính giác và thị giác đến xúc giác. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế và chân thật nhất của tác giả nói riêng cũng như người đọc nói chung. Ông muốn cảm nhận trọn vẹn hết cái đẹp của mùa xuân từ xa đến gần, từ bầu trời cao, dòng sông rộng, đến từng giọt sương “long lanh rơi” được “hứng” trọn vào lòng bàn tay.
Đó cũng chính là những nét đẹp thơ mộng nhất của xứ Huế và cũng chính là nét đẹp trong tâm hồn của Thanh Hải. Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn của một thi nhân khi sống qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến khi được nhìn thấy mùa xuân hòa bình của Đất nước.
Kết bài
Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc trào dâng khó tả. Chỉ qua khổ thơ đầu tiên, ông vẽ ra khung cảnh thanh bình và nên thơ của xứ Huế mộng mơ những ngày vào xuân. Cùng những từ ngữ bình bình dị nhưng bút pháp nghệ thuật lại tài hoa và gợi cảm đến lạ.
Hy vọng qua top 3 bài văn mẫu phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ, CungHocVui đã giúp bạn đọc có thêm nhiều tư liệu bổ ích và học tập hiệu quả hơn môn Ngữ Văn 9.
Tags mùa xuân nho nhỏ phân tích khổ 1 mùa xuân nho nhỏ phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏTừ khóa » Khổ Thơ đầu Mùa Xuân Nho Nhỏ
-
Phân Tích Khổ 1 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ (11 Mẫu) - Văn 9
-
Phân Tích Khổ đầu Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ - THPT Sóc Trăng
-
Top 5 Bài Phân Tích Khổ 1 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ Hay Chọn Lọc
-
Phân Tích Khổ 1 Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ ❤️️ 19 Bài Văn Hay
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Trong Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Kết Nối Tri Thức
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Của Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ
-
Bình Giảng Về Khổ Thơ đầu Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Tác Giả ...
-
Top 4 Bài Phân Tích 3 Khổ đầu Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ Siêu Hay
-
Nghệ Thuật Trong Khổ Thơ đầu Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ - Lê Vinh
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Mùa Xuân Nho Nhỏ - Học Wiki
-
Phân Tích Hai Khổ Thơ đầu Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ - Luxury
-
Văn Mẫu Lớp 9: Phân Tích 2 Khổ Thơ đầu Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ (Dàn ...