Top 3 Bài Tóm Tắt Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất - TopLoigiai

Toploigiai xin gửi đến các bạn 15 mẫu tóm tắt tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để giúp các em học sinh lớp 12 hiểu sâu hơn về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa bắt đầu bằng hình ảnh bức tranh vô cùng toàn bích như của danh họa thời cổ vẽ ra và rất khó để thấy được. Ấy vậy mà nhân vật nghệ sĩ Phùng đã có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ ấy. Nghệ sĩ Phùng là nhiếp ảnh gia của một tòa soạn báo nên mang trong mình máu nghệ sĩ. Đối với anh đây thực sự là khoảnh khắc tuyệt diệu trời ban. Đây là một tác phẩm quan trọng trong chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT hàng năm. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu tóm tắt tác giả, tìm hiểu luận điểm chính tác phẩm cuối cùng sẽ hoàn thiện các mẫu tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa.

Mục lục nội dung Tóm tắt tác giả Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh ChâuLuận điểm chính tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa1. Hai phát hiện lớn của Phùng2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chàiTóm tắt chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhấtTóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhấtTóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa chi tiếtTóm tắt các nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt tác giả Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

1. Tiểu sử

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Năm 1945 ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế.

- Năm 1950 ông gia nhập Quân đội và học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

- Từ năm 1952 đến năm 1958 ông làm việc tại Sư đoàn 320.

- Năm 1962 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Năm 1972 ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

     Phong cách của ông là phong cách tự sự - triết lý đậm nét.

b. Tác phẩm chính

     Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Phiên chợ Giáp (1989),…

3. Vị trí, tầm ảnh hưởng

- Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh.

- Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới

Luận điểm chính tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

1. Hai phát hiện lớn của Phùng

* Phát hiện ra vẻ đẹp nghệ thuật có một không hai, “cảnh đắt trời cho”

- Đó là một vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa, hài hòa và toàn bích: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

- Tâm trạng của người nghệ sĩ: Xúc động tột độ và tận hưởng niềm hạnh phúc “bối rối, trái tim như có cái gì bóp thắt vào”

* Phát hiện về hiện thực cuộc sống đầy nghịch lý

- Hiện thực cuộc sống đầy nghịch lý, đối lập với phát hiện thứ nhất của Phùng

 + Vẻ đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh ban đầu >< cảnh nghèo khổ, nheo nhóc, rách rưới, xấu xí của gia đình hàng chài.

 + Phát hiện cái đẹp chính là đạo đức trong phát hiện một >< cảnh chồng đánh vợ, bố con xô xát ở phát hiện hai.

 + Người đàn ông thô lỗ, tàn bạo “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà…”  >< người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”.

- Phản ứng, thái độ của nghệ sĩ Phùng

+ Kinh ngạc, trong mấy phút đầu "cứ đứng há mồm ra mà nhìn".

+ Vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới định can thiệp giúp người đàn bà.

+ Ngơ ngác, bần thần khi chiếc thuyền cùng gia đình hàng chài đi mất.

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

+ Bấp chấp bị chồng vũ phu đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và không bỏ chồng vì cần chồng gánh vác việc gia đình và vì thương con.

+ Kể lại cuộc đời thiệt thòi, đau khổ của mình: Xấu xí, không ai lấy. Chị có thai với anh hàng chài hiền lành, cục mịch. Cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu thốn lại đông con, nghèo đói...

- Ý nghĩa câu chuyện của người đàn bà hàng chài:

+ Cuộc sống gia đình chị chính là hiện thực cuộc sống đầy khó khăn, khắc nghiệt chứ không đơn giản, thi vị, ngọt ngào như vẻ đẹp thuần túy mà phùng phát hiện.

+ Người đàn bà tưởng chừng cam chịu, yếu đuối và ngu dốt lại rất bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời và giàu đức hi sinh.

+ Không thể nhìn đời, nhìn người một cách đơn giản. Mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn sau bề ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.

c. Cảm nhận về các nhân vật trong truyện

* Nhân vật người đàn bà:

- Là đại diện vô danh cho những người phụ nữ lao động nghèo khổ.

- Cuộc đời nhiều thiệt thòi, bất hạnh, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

- Vẻ đẹp khuất lấp sau bề ngoài xấu xí, nhẫn nhục: Tình yêu thương con, sự hi sinh cao cả, thấu hiểu người chồng, biết trân trọng hạnh phúc nhỏ nhoi,...

* Nhân vật người chồng vũ phu:

- Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ.

- Là chỗ dựa về sức lực cho vợ con.

- Là minh chứng cho quy luật hoàn cảnh nảy sinh tính cách.

* Nhân vật chị em thằng Phác

- Là nạn nhân đáng thương của bi kịch gia đình: Nghèo đói và bạo lực.

- Yêu thương mẹ sâu sắc nhưng còn bồng bột: Đánh trả bố,...

* Nhân vật nghệ sĩ Phùng

- Là nghệ sĩ – chiến sĩ chân chính:

+ Có những phát hiện đắt giá, những rung động nhạy cảm của người nghệ sĩ trước cái đẹp.

+ Ghét bất công, ngang trái, can thiệp vào những chuyện bất bình.

- Vốn nhìn đời bằng con mắt đơn giản nhưng sau khi nói chuyện với người đàn bà đã rút ra bài học: phải có cái nhìn đa chiều đa diện để thấu hiểu đúng bản chất của cuộc sống, phải đặt nghệ thuật giữa cuộc đời.

Tóm tắt chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất

Mẫu 1

Phùng- nhiếp ảnh của một tòa soạn báo được giao nhiệm vụ chụp bức ảnh cho tờ lịch năm mới tại vùng biển miền Trung. Ở đây, anh đã mê mẩn trước tuyệt tác trong cảnh biển mờ hơi sương. Phùng hạnh phúc và đắm say với cảnh đẹp trời cho ấy. Thế nhưng, đằng sau bức tranh đẹp không phải một cuộc sống màu hồng. Phùng tận mắt chứng kiến cảnh người đàn ông tra tấn dã man một người đàn bà và đứa trẻ đang lao vào đánh bố mà bảo vệ mẹ. Từ ngỡ ngàng đến không tin vào mắt mình, từ xót xa đến phẫn uất, Phùng đã ngăn cản để rồi bị đánh. Trước hoàn cảnh ấy, Phùng cùng chánh án Đẩu đã đề nghị người đàn bà bỏ chồng. Chị từ chối. Chị sẻ chia về cuộc sống gia đình. Chị sẵn sàng lấy mình ra để bảo vệ hạnh phúc, chị chọn hi sinh đổi lấy bình yên cho những đứa con. Từ đây, Phùng mới có cái nhìn rộng mở hơn về hiện thực cuộc đời.

Mẫu 2

Nghệ sĩ Phùng nhận nhiệm vụ chụp bức ảnh có hồn nhất để in trên tờ lịch đầu xuân. Tại biển miền Trung, anh bắt gặp khung cảnh nên thơ và trữ tình trong biển sớm còn mờ hơi sương. Thật bất ngờ, sau cảnh đẹp trời cho ấy là hình ảnh người đàn ông đang dùng hết sức bình sinh đánh đập người đàn bà còn đứa con đã đánh bố vì bảo vệ mẹ. Thì ra sau cảnh đượm tình là hiện thực xót xa và đau đớn. Phùng quyết định nhờ chánh án Đẩu khuyên can người đàn bà hãy bỏ chồng nhưng chị một mực từ chối. Chị giãi bày tình cảm và khẳng định không thể sống vì bản thân mà còn vì các con và vì thương yêu chị sẵn sàng hi sinh. Câu chuyện của người đàn bà đã giúp Phùng hiểu ra chân lí cuộc sống.

Mẫu 3

Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong trong việc đi sâu khám phá những "ngóc ngách" của đời sống, phát hiện ra những góc khuất, những phức tạp của cuộc sống ấy. Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là phát hiện của ông về góc tối trong cuộc sống của những con người nghèo khổ mà qua đó ông còn đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ với con người đồng thời đặt ra trách nhiệm của những người nghệ sĩ, khi nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống cần có cái nhìn sâu rộng, cảm thông để thấy được bản chất dù là xù xì, xấu xí bên trong thay vì cái nhìn phiến diện như chiếc thuyền ở ngoài xa.

Mẫu 4

Bằng vốn am hiểu về cuộc sống con người cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ mang đến một câu chuyện xót xa, đáng suy ngẫm về cuộc sống của người đàn và hàng chài mà còn đặt ra trách nhiệm cho nghệ thuật và người nghệ sĩ: Cần nhìn cuộc sống bằng cái nhìn cảm thông, da diện, đa chiều và một tác phẩm nghệ thuật chân chính là khi tác phẩm ấy phản ánh được cuộc sống, phát hiện được những bề sâu, góc khuất của sống sống ấy thay vì vẻ hào nhoáng nhưng vô thực.

Mẫu 5:

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng - một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.

Mẫu 6:

Theo lời trưởng phòng đi thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới, Phùng đã chụp được một bức ảnh đắt giá ở vùng biển miền Trung. Đó là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo. Ấy thế mà khi thuyền cập bến, anh thấy cảnh một người đàn ông đang đánh đập vợ mình. Người đàn bà ấy được mời lên chánh án huyện, Phùng khuyên ngăn nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Phùng rời đi với bộ ảnh tuyệt đẹp nhưng anh biết rằng đằng sau đó là một sự thật không hề đẹp đẽ.

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa - Top 3 bài hay nhất

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất

Mẫu 1

Nhận yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng – một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến vùng biển miền Trung (nơi anh từng chiến đấu và có người bạn tên là chánh án Đẩu) để chụp ảnh cho cuốn lịch cuối năm. Sau thời gian phục kích, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho: hình ảnh chiếc thuyền từ xa ẩn hiện trong sương mờ. Đó là một cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu khiến anh bối rối như vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện và khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

Thuyền cập bến, Phùng ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy người đàn ông bước xuống đánh vợ dã man và người con – thằng Phác đánh bố để bảo vệ mẹ. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, Phùng đã ra tay can thiệp và anh bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Theo lời mời của chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài được mời đến tòa án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông, ngỡ ngàng. Anh ngạc nhiên khi thấy người đàn bà từ chối sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và không chấp nhận ly hôn với người chồng vũ phu.

Phùng đã có một tấm ảnh được chọn vào bộ lịch thuyền và biển năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước tấm ảnh của mình, anh thấy hiện lên chiếc thuyền từ xa trong ánh sương mai với màu hồng của bình minh. Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ Phùng cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh.

Mẫu 2

Để hoàn thành bộ lịch có cảnh biển ngày Tết theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã trở về vùng biển miền Trung nơi mình đã chiến đấu khi xưa để tác nghiệp. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng Phùng cũng bắt gặp cảnh tượng trời cho, anh đã bấm máy liên tục để ghi lại những bức ảnh đáng giá. Khi đang say mê sáng tạo nghệ thuật, Phùng vô tình bắt gặp cảnh bạo lực của gia đình người hàng chài. Không chỉ lao vào bảo vệ người đàn bà đáng thương trước trận đòn roi của chồng, Phùng còn quyết định ở lại vùng biển vài ngày để cùng chánh án Đẩu giúp đỡ người đàn bà li hôn chồng. Trước sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ, thậm chí còn quỳ lạy để không phải bỏ chồng. Hành động của người đàn bà hàng chài khiến Phùng và Đẩu không sao hiểu được. Thế nhưng sau khi người đàn bà giải thích, hai người bỗng nhận ra nhiều góc khuất của cuộc sống. Phùng nhận ra rằng cần có cái nhìn sâu sắc, nhiều chiều về cuộc sống chứ không phải cái nhìn phiến diện, cảm quan qua vẻ bề ngoài của nó.

 

Top 3 bài Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết

Mẫu 1

Chiếc thuyền ngoài xa bắt đầu bằng hình ảnh bức tranh vô cùng toàn bích như của danh họa thời cổ vẽ ra và rất khó để thấy được. Ấy vậy mà nhân vật nghệ sĩ Phùng đã có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ ấy. Nghệ sĩ Phùng là nhiếp ảnh gia của một tòa soạn báo nên mang trong mình máu nghệ sĩ. Đối với anh đây thực sự là khoảnh khắc tuyệt diệu trời ban. Nhưng đớn đau và éo le thay chính giây phút nghệ sĩ bắt gặp vẻ đẹp toàn bích của cuộc đời cũng là khi anh sững sờ, ngạc nhiên bởi hiện thực phũ phàng. Hình ảnh người đàn bà bị một người đàn ông dùng chiếc thắt lưng bản to đánh tới tấp xuất hiện. Kì lạ, người đàn bà bị đánh không trốn chạy, không van xin, không gào thét mà im lặng gánh chịu những đòn roi trút xuống như mưa trên cơ thể mình. Người nghệ sĩ không hiểu chuyện gì xảy ra và càng bất ngờ khi thấy thằng Phát- người dẫn anh về bờ biển này lao vào cầm con dao trực đâm người đàn ông đang đánh người đàn bà kia. Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu đã khuyên vô cùng khảng khái rằng người đàn bà hãy bỏ chồng nhưng chị nhất định không. Chị đưa ra lí lẽ, giãi bày của một người mẹ đáng thương mà đầy thương yêu và hi sinh để cố níu giữ những hạnh phúc giản dị của gia đình. Đến đây, Phùng đã thấu hiểu lẽ đời và nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ chân chất giàu hy sinh cũng như vén màn để hiểu hơn về lẽ đời, về cách nhìn đời, nhìn người.

Mẫu 2

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngừ của người nghệ sĩ Phùng với vợ chồng người đàn bà làng chài. Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu để chụp một tấm ảnh thuyền biển, bổ sung cho cuốn lịch năm mới. Sau nhiều ngày “phục kích”, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào gần bờ, anh kinh ngạc chứng kiến cảnh gã đàn ông vũ phu đánh vợ một cách dã man mà người vơ không chống lại cũng không tìm cách chạy trốn. Đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Thấy vậy, Phùng đã ra tay can thiệp để cảnh tượng đó không tiếp diễn. Phùng đã nán lại mấy ngày theo lời mời của chánh án Đẩu - đồng đội cũ của anh, tình cờ Phùng được nghe câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Anh càng ngạc nhiên hơn khi người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của anh và Đẩu, một mực xin không phải li dị lão chồng vũ phu và bị lí lẽ của người đàn bà đó thuyết phục. Tấm ảnh Phùng chụp, mãi sau này vẫn là một tác phẩm được yêu thích. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh rồi hòa lẫn trong đám đông.

Mẫu 3

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận lệnh về vùng biển miền Trung cũng là chiến trường năm xưa anh từng chiến đấu để chụp một bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và biển cho bộ lịch năm sau. Sau nhiều ngày lui tới và thay đổi quyết định của mình cũng như tìm kiếm cảnh đẹp, cuối cùng anh cũng bắt được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh chiếc thuyền chài ngoài xa đang tiến vào bờ ẩn hiện sau làn sương mờ ảo buổi sáng. Cảnh tượng đó đẹp đến mức như một bức tranh mực tàu. Anh giơ máy lên chụp lia lịa thì phát hiện sau cảnh đắt trời cho ấy là hình ảnh một chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man trước sự chứng kiến của những đứa con. Thằng Phác là đứa con cả từ đâu lao tới đánh trả cha mình để bảo vệ mẹ. Phùng ngạc nhiên và sững sờ, anh không chịu được cảnh đó liền tiến đến và ngăn cản người đàn ông thì bị người đó đánh bị thương.

Người vợ được chánh án Đẩu (Đẩu là bạn cũ của Phùng) mời đến tại tòa án Huyện. Tại đây, Phùng và Đẩu ra sức khuyên nhủ người đàn bàn nên bỏ lão chồng vũ phu đi để cảnh tượng này không lặp lại nhưng khi người đàn bà đưa ra những lí lẽ lập luận bảo vệ quan điểm của mình thì Phùng và Đẩu chỉ biết im lặng, cúi đầu. Người đàn bà lại trở về với cuộc sống đời thường, với sự vất vả và những trận đòn roi.

Nghệ sĩ Phùng trở về thành phố với những bức ảnh trên tay cùng những kỉ niệm không thể nào quên về những chuyện đã xảy ra trên biển. Tấm ảnh thu vào bộ lịch năm ấy gợi lên vẻ đẹp man mác của biển cả cùng cuộc sống đói nghèo đến cùng quẫn của con người gây ám ảnh không chỉ với Phùng mà còn với nhiều bạn đọc.

Tóm tắt các nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa

Nhân vật Người Đàn bà hàng chài 

Người đàn bà làng chài: Một người phụ nữ ngoài 40 tuổi với khuôn mặt rổ xấu xí và ngoại hình thô kệch. Cả ngoại hình của người đàn bà này toát lên một vẻ rất khổ sở, lam lũ.

Ngoại hình của chị ta cũng đã khắc họa cuộc đời y như vậy: một người đàn bà nghèo khổ, bất hạnh.

Nhưng trái với cái vẻ ngoài, đây là một người đàn bà rất chịu thương chịu khó và còn rất nhẫn nhục, hi sinh cho chồng con cho gia đình. Biết phải trái, chị ta thấu hiểu cho chồng vì sao lại trở nên cọc cằn thô lỗ như vậy. Chị cũng biết nhìn ra những điều tích cực trong cuộc sống để cố gắng giữ gìn gia đình. Đức tính này cũng là một đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, hy sinh vì chồng vì con

Nhân vật Người đàn ông vũ phu:

Người đàn ông xuất hiện với hình ảnh là một người có tấm lưng rộng và cong là đặc trưng của một người chài lưới, chân chữ bát, đầu tổ quạ. Lão ta là một người đàn ông có thói vũ phu, đánh vợ như cơm bữa.

Nhưng thật ra trước đây lão ta là một anh thanh niên hiền lành nhưng cục tính, không bao giờ đánh vợ. Chỉ là cuộc sống thì càng ngày càng trở nên khó khăn, gánh nặng kinh tế đè lên vai lão khiến lão thay đổi tính nết trở nên xấu tính và lấy chuyện đánh đập vợ con con để giải tỏa những bức xúc trong lòng

=> Lão ta vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo túng khó khăn nhưng lại là nguyên nhân gây ra sự đâu khổ về thể xác lẫn tinh thần

Nhân vật Chị em thằng Phác: những đứa trẻ này là những nạn nhân đau khổ và bất hạnh trong chính gia đình của mình.

Người chị có vẻ yếu ớt nhưng biết lẽ phải khi giằng lấy con dao từ thằng em để nó không làm chuyện trái với luân thường đạo lí. Cũng là một đứa trẻ rất tỉ mỉ, nó là chỗ dựa tinh thần cho mẹ

Thằng Phác tuy con nhỏ nhưng đã biết bảo vệ mẹ, nó là một người rất yêu mẹ mình. Nhưng nó còn nhỏ, lại hay chứng kiến cảnh bạo lực nên tâm lý cũng đôi phần ảnh hưởng nên có những hành đồng bạo lực, đi ngược lẽ thường với cha của mình

Nhân vật Người nhiếp ảnh gia tên Phùng: Anh là một người nhiếp ảnh gia, là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Nhưng anh cũng là một chiến sĩ, mang theo lẽ phải lẽ chính trực trong người. Chính vì vậy khi gặp cảnh bất công như việc bạo lực của gia đình làng chài, anh không ngần ngại mà lao tới giúp đỡ, đứng vè phía công lý

– Sau khi nghe sự thật về cuộc đời người đàn bà làng chài, anh đã hiểu ra được bài học là phải nhìn đời theo nhiều phương diện khác nhau thì mới hiểu được bản chất của nó

Các bài viết liên quan:

  • Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa (hay nhất)
  • Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa (ngắn nhất)

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Chiếc Thuyền Ngoài Xa Ngắn Nhất