TOP 3 Bài Văn Mẫu Cảm Nhận 8 Câu đầu Bài Thơ Việt Bắc Hay Nhất

Việt Bắc được dự đoán là một trong những tác phẩm có nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm nay. Dưới đây là top 3 bài văn mẫu đề cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc hay nhất giúp các em ôn tập nhanh các đề nghị luận văn học Việt Bắc

cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác năm 1954

1, Bài cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc số 1

Nhà thơ Tố Hữu được coi là “cánh chim đầu đàn” tiên phong trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngay từ tập thơ đầu tiên, Tố Hữu đã cho thấy một trái tim hừng hực sức trẻ đang “bừng nắng hạ” vì được “mặt trời chân lý chói qua tim” . Và cho đến tác phẩm Việt Bắc, Tố Hữu đã hoàn toàn khẳng định được mình là một cây bút cách mạng - trữ tình xuất sắc nhất trên văn đàn Việt Nam thế kỉ XX

Phần I: Lời người ở lại dành cho người ra đi

8 câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc thể hiện những cảm xúc lưu luyến, nhớ thương của mình khi rời Việt Bắc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng lối xưng hô mình - ta hết sức thân mật và tình cảm. Đặc biệt đây là cách xưng hô thường thấy trong những câu ca dao - dân ca về giao duyên giữa đôi lứa với nhau.

Tố Hữu đã khéo léo mang sắc thái tình cảm đôi lứa vào tình nghĩa quân dân. Chính điều đó đã mang lại cho người đọc cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc một tâm trạng xúc động và quyến luyến như đang hòa nhập vào chính nhân vật “mình”

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

“Mười lăm năm ấy” tính từ năm 1941 cho đến hết năm 1954. 1941 là khi Bác Hồ về nước và lập căn cứ kháng chiến ở Pác Bó. Năm 1954 sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác mới dời chiến khu về Hà Nội. Mười lăm năm ấy là mười lăm năm kháng chiến gian khổ. Nhưng trong chính những năm tháng vất vả trăm bề ấy, tình cảm quân - dân đã trở nên “thiết tha mặn nồng”.

Qua cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc ta có thể thấy được tình cảm giữa “mình” - những người đồng bào Việt Bắc dành cho “ta” - người cán bộ kháng chiến miền xuôi. Không còn chỉ là tình quân - dân mà nó trở thành thứ tình cảm giữa những người thân thiết trong gia đình.

Tây Tiến và Việt Bắc-Tuyển tập các dạng bài hay gặp trong đề thi

Phần II: Tâm trạng của người ra đi và khung cảnh chia tay

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Những từ láy liên tiếp: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn đã khắc họa rõ nét tâm trạng rối bời của nhân vật trữ tình trong phút chia ly. Trong đó, áo chàm là một hình ảnh ẩn dụ hết sức đặc sắc.

cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc

Áo chàm là trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày Nùng Cao Bằng - nơi chiến khu Việt Bắc được thành lập

Dùng áo chàm để chỉ những người đồng bào Việt Bắc, Tố Hữu đã thực sự hòa nhập vào cuộc sống của những người dân ở đây. Không còn khoảng cách quân - dân, cán bộ - đồng bào. Trong giây phút chia ly chỉ còn “mình” với “ta” cùng nỗi xúc động “không biết nói gì hôm nay”

2, Bài cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc số 2

Trong kho tàng đồ sộ các tác phẩm của Tố Hữu, Việt Bắc được coi là tác phẩm đặc sắc nhất. Tác phẩm là một bức tranh trữ tình bao quát cả một diện lớn về thời gian suốt 15 năm, với một không gian rộng lớn là toàn bộ Việt Bắc.

Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Khi Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc về thủ đô, trong phút chia ly xúc động, Tố Hữu đã viết Việt Bắc.

Phần I: 4 câu thơ đầu

Bốn câu thơ lục bát mở đầu cho bài thơ Việt Bắc là lời của người ở lại dành cho người ra đi. Lời người ở lại (Mình về mình có nhớ ta?/ Mình về mình có nhớ không?) có chung cấu trúc câu hỏi.

Chính điều này đã tạo nên sự đối xứng cho đoạn thơ, cũng như góp phần thể hiện tình cảm sâu nặng của cả người ở lại và người ra đi dành cho nhau. Hai câu hỏi tu từ được sử dụng liên tiếp lại càng nhấn mạnh nỗi nhớ dạt dào sâu sắc dành cho nhau giữa “mình” và “ta”.

Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Lối xưng hô mình – ta không những thân thiết, gần gũi. Mà còn chứa trong đó sự ngọt ngào, gắn bó khăng khít. Có lẽ chỉ có những người thân coi nhau là gia đình. Đã cùng trải qua sinh tử suốt mười lăm năm kháng chiến kề vai sát cánh bên nhau thì mới có thể gọi nhau như vậy.

Cuối cùng ta thấy Tố Hữu đã sử dụng đến 4 lần từ nhớ. Điệp từ “nhớ” lặp lại đến 4 lần trong 4 câu thơ đã nhấn mạnh được sự quyến luyến, không nỡ rời xa của người ở lại và người ra đi dành cho nhau.

Phần II: 4 câu thơ cuối

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Bước sang đoạn 2, tác giả sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” nhằm chỉ toàn thể những người dân Việt Bắc. Cùng với việc sử dụng các từ láy như tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn đã thể hiện được sự lưu luyến, nhung nhớ của người ra đi dành cho người ở lại.

Hình ảnh “áo chàm” là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. Nó chỉ những người dân Việt Bắc. Đây là những người dân của vùng căn cứ cách mạng. Sự bịn rịn, luyến lưu đã không thể nói thành lời mà chỉ biết rưng rưng nghẹn ngào gửi vào trong hành động: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Bộ 3 đề đọc hiểu Ngữ văn THPT Quốc gia có đáp án

3, Bài cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc số 3

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, ông sinh năm 1920 và mất năm 2002. Trong suốt hàng chục năm cầm bút, Tố Hữu đã định hình cho riêng mình một phong cách thơ ca nổi bật. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa tính chính luận và trữ tình. Bên cạnh đó, trong thơ Tố Hữu cũng đậm đà tinh thần dân tộc. Qua cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc ta có thể thấy rõ được cả 2 đặc điểm trên trong thơ Tố Hữu

cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc

Nhà thơ Tố Hữu và Phu nhân

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính luận và trữ tình

Năm 1941 Bác Hồ từ nước ngoài về Pác Bó (Cao Bằng). Bác đã lãnh đạo quân và dân kháng chiến. Ttrong suốt mười lăm năm cho đến khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng (1954)

Nhưng nếu như chỉ đơn thuần nói về sự kiện lịch sử. Thì có lẽ sức sống của Việt Bắc đã không thể dài lâu đến thế. Cả bài thơ Việt Bắc là những lời thủ thỉ nhẹ nhàng. Bên cạnh đó là những hình ảnh thơ lãng mạn hóa, thi vị hóa mối tình quân - dân thắm thiết. Do đó, qua cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc. Những ý nghĩa lớn lao về đất nước, về kháng chiến đã trở nên dung dị, dễ hiểu, dễ thấm

Lời tâm tình trò chuyện của mình và ta mang tính giãi bày, bộc bạch, như lời tự nói. Chất tư duy logic và chất thơ (chất hình tượng sinh động, chất xúc cảm của thơ) được kết hợp khá nhuần nhuyễn làm nên chất trữ tình - chính luận của thơ

Tính dân tộc đậm đà

Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt thể thơ lục bát. Đây là thể thơ thường thấy trong ca dao, dân ca. Trong suốt 150 câu của bài thơ Việt Bắc. Qua cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc có thể thấy hình ảnh ước lệ sông - núi cũng là hình ảnh thường thấy trong thơ ca trung đại. Đặc biệt là lối đối đáp “mình – ta” được Tố Hữu vận dụng hết sức sáng tạo.

Lấy cảm hứng từ ca dao dân cao gieo duyên, về tình yêu đôi lứa. Lối xưng hô “mình – ta” thường là lối đối đáp giữa chàng trai và cô gái.

Trên đây là 3 bài văn mẫu cảm nhận 8 câu đầu bài thơ việt bắc hay nhất. Đặc biệt đề cuối cùng không chỉ phân tích bài thơ theo chiều ngang. Mà học sinh chú ý phân tích theo chiều dọc tác phẩm, dựa vào 2 khía cạnh. Đó là tính chính luận - trữ tình và tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Chúc các em ôn tập tốt và làm bài đạt kết quả cao

Từ khóa » Cảm Nhận 8 Câu đầu Việt Bắc Ngắn Gọn