Top 3 Cảng Biển Lớn Nhất Tại Việt Nam | Intertrans

1. Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng thuộc Thành Phố Hải Phòng; là cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc và lớn thứ 2 sau cảng Sài Gòn. Cảng trải dài trên 3 quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An của thành phố. Hiện nay, nhà nước cũng như thành phố đang đầu tư và mở rộng cụm cảng Lạch Huyện để mang đến tầm vóc mới cho Hải Phòng.

Cảng Hải Phòng được Pháp bắt đầu xây dựng từ năm 1874 để phục vụ cho việc đổ bộ, tiếp tế và xâm lược Việt Nam. Thương cảng này lúc đó còn có đường xe lửa nối với Vân Nam, Trung Quốc. Những năm 1939, cảng phục vụ vận chuyển 23% khối lượng xuất nhập khẩu của khu vực Đông Dương.

Sau này miền Bắc được giải phóng khỏi thực dân Pháp, cảng Hải Phòng được Ngành vận tải thuỷ vận hành. Năm 1965, cảng trực thuộc cục vận tải đường biển. Năm 1978, cảng do Tổng cục đường biển quản lý. Năm 1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam quản lý. Cảng bắt đầu chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng hải từ năm 2007. Đến năm 2014 cảng hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nhà nước

Cảng Hải Phòng nhìn từ trên cao

Các khu bến cảng chính thuộc cụm cảng Hải Phòng

- Cảng Hoàng Diệu: Là khu cảng chính trên sông Cấm. Khu vực này chủ yếu phục vụ container nội địa, bốc xếp hàng rời nội địa. Hoàng Diệu có 11 cầu tàu, độ sâu -8.4m, kho rộng 31.320 m2, diện tích bãi là 163.000 m2.

- Cảng Chùa Vẽ: Đây là cảng chính khi nói đến Hải Phòng. Cảng này cũng nằm trên sông Cấm. Đây là cảng container chuyên dụng, với 5 cầu tàu và diện tích bãi rộng 179.000 m2

- Cảng Đình Vũ: Cảng nước sâu tại Hải Phòng, có thể nhận tàu từ 10.000 - 20.000 DWT. Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông phục vụ cho cả container và hàng rời. Đình Vụ có hệ thống kho 70.232 m2, bãi chứa hàng rộng 39.000 m2; hệ thống cẩu đế cố định và di động từ 10 - 70 tấn, xe nâng hạ, băng tải, cầu xếp dỡ container hiện đại. Ngoài ra, cảng còn có đường sắt vào các cầu tàu số 8, 9, 10, 11. Cảng Đình Vũ có khả năng xếp dỡ từ 3,5 - 4,5 tấn hàng/năm.

- Ngoài ra còn có nhiều bên bãi và các cảng chính khách như: Đoạn Xá, Tân Vũ, Hải An và Lạch Huyện. Cảng Lạch Huyện đang được đầu tư và xây dựng, trong đó có bến số 1 và 2 đã hoàn thiện và đón được tàu có tải trọng 132.999 DWT ~ 12.000 TUE

Cảng Hải Phòng được chính phủ và nhà nước quan tâm đặc biệt. Hiện nay, nhà nước đang đầu tư nhiều để nâng cấp cụm cảng Hải Phòng để trở thành một trong các cảng biển lớn nhất Việt Nam. Khu bến Lạch Huyện có dự án nâng cấp thành cảng container và tổng hợp. Đây sẽ trở thành khu cảng chính để tiếp nhận tàu lớn. Khu Đình Vũ được nạo vét, cải tạo để tiếp nhận tàu 30.000 DWT.

2. Cảng Đà Nẵng

Được thành lập năm 1901, đến nay đã hơn 100 năm tồn tại và phát triển, cảng Đà Nẵng là một trong 3 cảng biển chiến lược và quan trọng của Việt Nam. Cảng Đà Nẵng đang là cảng biển lớn thứ 3 Việt Nam và lớn nhất Miền Trung Việt Nam.

Cảng nằm trong vịnh Đà Nẵng, với vị trí và giao thông thuận tiện, cảng Đà Nẵng đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi logistics của miền Trung. Cảng là cửa ngõ ra Biển Đông cũng như là điểm trung chuyển quan trọng cho hàng hoá vào Lào. Cảng Đà Nẵng là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây của 4 nước: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Cảng Đà Nẵng hiện tại có 2 khu bến chính phục vụ hàng hoá: Tiên Sa - Sơn Trà và Liên Chiểu. Xí nghiệp cảng Tiên Sa quản lý khu cảng chính và các công ty thành viên. Cảng có gần 1.700m cầu bến với khả năng tiếp nhận tàu hàng lên đến 70.000 DWT, tàu container 4.000 TUEs và tàu khách 170.000 GT. Cảng được đầu tư thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại.

- Tiên Sa - Sơn Trà là khu bến chính, bến tổng hợp với luồng vào 8km, sâu -12m và khả năng tiếp nhận tàu hàng 3-5 vạn DWT, tàu container tới 4.000 TEU và tàu khách 10 vạn GRT. Khu này có diện tích 160.000 m2, kho hàng lên đến 20.290 m2. Năm 2020, Chính Phủ có quy hoạch nâng cấp để cảng có thể tiếp nhận tàu 50 vạn DWT

- Liên Chiểu là khu bến chuyên phục vụ khu công nghiệp Liên Chiểu. Bến này có thể nhận tàu 10.000 DWT. Năm 2020, Chính Phủ có kế hoạch nâng cấp cảng Liên Chiểu để tiếp nhận được tàu 80.000 DWT để thay thế cảng Tiên Sa. Sau đó chuyển Tiên Sa thành cảng phục vụ cho du lịch.

Cảng biển Đà Nằng view từ trên cao rất đẹp

3. Cảng Sài Gòn

Ngày 22/6/1860, Pháp đã thành lập cảng với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc sông Sài Gòn và cách biển 80km. Cảng Sài Gòn hiện nay là 1 cụm cảng gồm 5 khu vực với diện tích 3,86 triệu m2.

Hàm Nghi: dài khoảng 4km dọc sông có 3 cầu tàu nội địa

- Nhà Rồng: dọc sông Tàu Hủ có 3 cầu tàu du lịch nước ngoài.

- Khánh Hội: dài 1,25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài

- Chợ Cá: gồm 3 cầu tàu và 2 bến

Thương Cảng Sài Gòn vào những năm 1939 đã trở thành cảng đứng thứ 7 trong số các thương cảng của Pháp trên toàn thế giới, lưu chuyển 3 triệu tấn hàng. Vào năm 1960 dưới chính quyền Việt Nam cộng hòa kiểm soát.

Sau khi giải phóng Miền Nam, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên thành Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục đường biển. Lúc đó, Cảng Sài Gòn có tổng diện tích 475.000 m2 với 3 bến xếp dỡ.

- Bến Nhà Rồng (428 m)

- Bến Khánh Hội (1,264 m)

- Bến Tân Thuận (866.5 m)

- Và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.

Trải qua thăng trầm của lịch sử đến nay Cảng Sài Gòn đã trở thành một cảng quốc tế, lớn nhất Nam Bộ cũng như cả nước, góp phần lớn vào vận chuyển hàng hóa nội địa cũng như thương mại quốc tế của Việt Nam. Cảng Sài Gòn hiện nay có diện tích mặt bằng 570.000 m2, gồm 5 bến cảng: Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ. Những năm gần đây, cảng Sài Gòn đã khai thác thành công dịch vụ trung chuyển container mở ra giai đoạn mới cho ngành Hàng Hải Việt Nam

Năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã di dời các cảng ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè), hình thành nên Khu đô thị cảng Hiệp Phước. Cũng trong năm này, Thành phố đã tiến hành nạo vét sông Đồng Nai để Hiệp Phước có thể tiếp nhận tàu hàng 50.000 DWT và tiếp tục nâng cấp lên tàu 70.000 DWT vào năm 2010. Kế hoạch của thành phố là đưa Hiệp Phước trở thành khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với Cái Lái và Cái Mép - Thị Vải. Công suất khai thác tối đa có thể lên tới 250 triệu tấn/năm.

Cảng Sài Gòn ngày nay hiện đại và chuyên nghiệp

Với lịch sử hơn 150 năm, Cảng Sài Gòn ngày càng lớn mạnh và được đầu tư bài bản, xứng danh là cảng biển lớn nhất Việt Nam cũng như năm trong top 3 các cảng biển quốc tế ở Việt Nam

Ngoài 3 cảng biển trên thì trải dài khắp đất nước, Chúng ta còn có rất nhiều các cảng khác. Intertrans tổng hợp lại hệ thống các cảng biển ở Việt Nam dưới đây:

- Cảng biển đặc biệt (02 cảng): Cảng biển Hải Phòng · cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu

- Cảng biển loại I (15 cảng biển): Cảng biển Quảng Ninh · cảng biển Thanh Hóa · cảng biển Nghệ An · cảng biển Hà Tĩnh · cảng biển Thừa Thiên Huế · cảng biển Đà Nẵng · cảng biển Quảng Nam · cảng biển Quảng Ngãi · cảng biển Bình Định · Cảng biển Khánh Hòa · cảng biển Tp HCM · cảng biển Đồng Nai · cảng biển Cần Thơ · cảng biển Long An · cảng biển Trà Vinh

- Cảng biển loại II (6 cảng biển): Cảng biển Quảng Bình · cảng biển Quảng Trị · cảng biển Ninh Thuận · cảng biển Bình Thuận · cảng biển Hậu Giang · cảng biển Đồng Tháp

- Cảng biển loại III (13 cảng biển): Cảng biển Thái Bình · cảng biển Nam Định · cảng biển Ninh Bình · cảng biển Phú Yên · cảng biển Bình Dương · cảng biển Vĩnh Long · cảng biển Tiền Giang · cảng biển Bến Tre · cảng biển Sóc Trăng · cảng biển An Giang · cảng biển Kiên Giang · cảng biển Bạc Liêu · cảng biển Cà Mau

Rất hy vọng Quý Bạn đọc đã hiểu được 1 phần nào các cảng biển ở Việt Nam. Hiện nay, Intertrans hoạt động chính tại các cảng biển lớn nhất Việt Nam như: Hải Phòng, Cái Lân, Cửa Lò, Đà Nẵng, Sài Gòn. Chúng tôi phục vụ cả hàng container và hàng rời cùng với dịch vụ thủ tục hải quan cũng như vận tải đường bộ, đường biển. Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực logistics, Chúng Tôi cam kết mang đến cho Khách hàng giải pháp và chi phí tối ưu nhất. Mọi thông tin xin liên hệ: Ms. Quyên: 0904 244 427 (ưu tiên) hoặc Ms. Hiếu: 0985 572 792.

Tham khảo một số dịch vụ vận chuyển hàng:
  • Dịch vụ vận chuyển hàng từ Campuchia về Việt Nam
  • Vận chuyển hàng đi Campuchia giá rẻ
  • Gửi hàng đi Lào

Từ khóa » Cảng Biển Có Công Suất Lớn Nhất Nước Ta Là Cảng Nào