Top 3 Loại Cóc Kỳ Dị Nhất: Đẻ Con Trên Lưng, Không đầu, Bị Mù

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Nhà nông
  • Tin nông nghiệp
  • Muôn cách làm giàu
  • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
  • Ngon - Sạch - Lạ
  • Chuyển đổi số nông nghiệp
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Nông thôn mới
  • Khuyến nông
  • Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Top 3 loại cóc kỳ dị nhất: Đẻ con trên lưng, không đầu, bị mù

Top 3 loại cóc kỳ dị nhất: Đẻ con trên lưng, không đầu, bị mù

Thứ sáu, ngày 28/02/2020 18:30 PM (GMT+7) Thông thường động vật đẻ trứng hoặc sinh con từ bụng, nhưng loài cóc Surinam lại có cách sinh con lạ lùng từ lưng. Làm thế nào để cóc mẹ có thể thực hiện được công việc dường như không tưởng ấy. Bình luận 0 Dân Việt trên

Cóc sinh con ở... lưng

Loài cóc Surinam (tên khoa học Pipa), còn gọi là cóc tổ ong, là loài vật bản địa Nam Mỹ, chúng chỉ sống dưới nước. Cóc có thân hình dẹt giống như chiếc lá, có kích thước từ 10-20 cm.

Vào mùa mưa, những con cóc trưởng thành bắt đầu cất tiếng gọi bạn tình. Cóc đực và cóc cái giao phối liên tục 24 giờ. Da lưng cóc cái có những lỗ nhỏ như những lỗ tổ ong.

img

Sau khi giao phối, cóc Surinam đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào một bộ phận có hình tổ ong được hình thành sau lưng con cái.

Da của cóc Surinam cái sau đó sẽ tự động mọc lại để che đi các lỗ giống tổ ong đó.Việc này giúp bảo vệ sự phát triển của trứng trong vòng 4 tháng cho đến khi trứng nở.

Ở đây trứng phát triển thành nòng nọc, khi rụng đuôi thành cóc sẽ chui ra khỏi lưng cóc mẹ. Đồng thời, bộ phận da hình tổ ong đăng sau lưng cóc cái cũng rơi ra và chuẩn bị cho một chu kỳ mới.

Ở cóc Surinam, trứng sẽ nở ra trực tiếp những cá thể có đầy đủ bộ phận chân tay, chứ không chỉ là nòng nọc như những loài cóc khác.

Cóc Surinam đực và cái giao phối trong suốt hơn 24 tiếng đồng hồ. Mỗi lần giao phối, cóc cái có thể đẻ từ 60-100 trứng.

Hòn đảo kỳ lạ do loài cóc mù thống trị

Hòn đảo Fernando de Noronha, ngoài khơi bờ biển của Brazil là hòn đảo kỳ lạ vì đầy ắp những con cóc bò (cóc cururu, tên khoa học là Rhinella schneideri) bị biến dạng. Loài cóc này xuất hiện vào khoảng vài thập kỷ trước và nhanh chóng chiếm lĩnh hòn đảo này. Nhưng sau khi tới đây, cơ thể chúng có những thay đổi kỳ dị. Đặc biệt, hơn một nửa số cóc ở đây đều có dị tật ở tay, chân hoặc mắt.

img

Tuy số lượng cóc khá nhiều nhưng 20% trong đó bị mù. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến việc kiếm ăn của chúng.

Không nhìn thấy nên những động vật biến dị này buộc phải ngồi đợi con mồi tự tìm đến với mình và ăn tất cả những gì bò lên người.

Hậu quả là chúng không thể tăng trưởng bình thường, suy giảm khả năng sinh sản. Tuy nhiên, do trên đảo không có kẻ thù nên cóc bò vẫn có thể phát triển thịnh vượng.

Ngoài bị mù, cóc trên đảo còn bị thiếu ngón tay hoặc ngón chân.Tuy nhiên, không ai biết lý do tại sao cóc bò sinh sống trên đảo lại bị dị tật với tỷ lệ cao như thế. Hiện nay, các chuyên gia đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này.

Cóc kì dị không đầu vẫn nhảy tưng tưng

Các nhà khoa học vô cùng choáng váng khi phát hiện 1 cá thể cóc đặc biệt trong khu rừng tại bang Connecticut, Mỹ. Điều đáng nói là chú cóc này tuy cơ thể cân đối, vẫn chạy nhảy bình thường nhưng lại... bị mất đầu.

img

Theo đó, chú cóc này thiếu các bộ phận như mắt, mũi, lưỡi... và chỉ có 1 lỗ nhỏ ở nơi lẽ ra là phần miệng.

Nhà nghiên cứu sinh vật học Jill Fleming thuộc ĐH Massachusett tại Amherst, Mỹ cùng đồng nghiệp đã tìm hiểu và lý giải về sự bất thường ở cá thể cóc này.

Một số giả thuyết được đưa ra, họ cho rằng con cóc bị mất đầu này là do bị kí sinh trùng ăn mất hoặc do bị chuột gặm mất đầu. Tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa thực thuyết phục.

Fleming trả lời trên tờ Live Science khi cho rằng con cóc này không hoàn toàn mất đầu mà có thể là do biến dị gene.

Jill Fleming chia sẻ: "Lý do đằng sau việc con cóc này bị mất đầu vẫn là 1 bí ẩn lớn. Đầu tiên tôi nghĩ nó bị thương bởi kẻ săn mồi tự nhiên gây ra, nhưng con cóc này lại vẫn hoạt động bình thường. Quả thực chúng là 1 loài lưỡng cư sở hữu khả năng phục hồi đáng tin"...

Còn nhớ, loài ếch gỗ Alaska có thể "hóa đá" trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình âm 14 độ C, và rồi khi mùa đông qua đi, xuân sang - những cá thể ếch này lại hồi sinh như chưa có chuyện gì xảy ra.

Theo các chuyên gia, những loài lưỡng cư như cóc, ếch là động vật máu lạnh và chúng cần ngủ đông để sống sót qua mùa băng giá. Cơ thể chúng sẽ sản sinh những tinh thể băng làm chậm nhịp tim và ngừng thở cho tới khi nhiệt độ tăng lên trên mức đóng băng.

Jill Fleming cho rằng, việc cá thể cóc này vẫn sống tốt khi bị thương như vậy không phải quá hiếm, bởi cô đã từng bắt gặp cá thể rùa kết thúc giấc ngủ đông với vết thương ở chân. Chính lớp mai cứng đã bảo vệ cơ quan nội tạng của chúng, giúp chúng sống sót.

Châu Anh (Tiền Phong) Từ khóa: Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Cận cảnh con linh vật đội bia ở kinh đô nhà Hậu Lê tại Thanh Hóa mỗi chân có tới 6 cái móng độc lạ

    Cận cảnh con linh vật đội bia ở kinh đô nhà Hậu Lê tại Thanh Hóa mỗi chân có tới 6 cái móng độc lạ

  • Sắp Tết, nông dân trồng mai vàng tại TP.HCM chốt đơn gần cả tỷ đồng, chuẩn bị đưa “hàng” Bắc tiến

    Sắp Tết, nông dân trồng mai vàng tại TP.HCM chốt đơn gần cả tỷ đồng, chuẩn bị đưa “hàng” Bắc tiến

  • Cho 2 con đặc sản bình dân ở chung một ao, anh nông dân Bắc Giang bắt bán, lãi gần nửa tỷ/năm

    Cho 2 con đặc sản bình dân ở chung một ao, anh nông dân Bắc Giang bắt bán, lãi gần nửa tỷ/năm

  • Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

    Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

  • Triển vọng từ giống lúa lai 3 dòng Syn18 năng suất cao, gạo ngon

    Triển vọng từ giống lúa lai 3 dòng Syn18 năng suất cao, gạo ngon

  • Tin không khí lạnh mới nhất: Không khí lạnh liên tục tràn xuống, miền Bắc rét đậm, rét hại đến hết năm 2024

    Tin không khí lạnh mới nhất: Không khí lạnh liên tục tràn xuống, miền Bắc rét đậm, rét hại đến hết năm 2024

Tin nổi bật
  • Nuôi đàn thú vốn là động vật hoang dã, anh nông dân Đồng Nai thu 12 tỷ đồng/năm

    Nuôi đàn thú vốn là động vật hoang dã, anh nông dân Đồng Nai thu 12 tỷ đồng/năm

  • 60 tuổi nghỉ hưu, một người Đà Lạt vẫn chi tiền tỷ hái quả ngon treo hàng dây dài ra đặc sản

  • Xuất khẩu gần 200 triệu USD, nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển là "mũi nhọn" chỉ sau tôm, cá tra... nếu được đầu tư

  • Kỷ lục nông nghiệp 2024: Xuất khẩu nông sản cán mốc 62,5 tỷ USD, xuất siêu 17,9 tỷ USD, cao chưa từng có (Bài 1)

Xem thêm

Từ khóa » Hình Cóc Tổ Ong