Top 3 Yếu Tố Màn Hình Chuẩn Màu Cho đồ Họa Cần Phải Có - ConceptD

Để có được một chiếc màn hình chuẩn màu cho đồ họa thì không phải là một việc dễ dàng, chiếc màn hình đó phải sở hữu nhiều yếu tố khác nhau để cấu tạo nên một chiếc màn hình đồ họa chuyển màu hoàn chỉnh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một yếu tố tạo nên chiếc màn hình chuẩn màu cho đồ họa.

Như thế nào là màn hình chuẩn màu cho đồ họa?

Đầu tiên là màn hình đó phải sở hữu gam màu với độ bao phủ cao đây được xem như là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một chiếc màn hình đồ họa chuẩn màu. So với các màn hình chơi game hay màn hình khác thì người dùng không lưu ý quá nhiều về yếu tố này. 

Độ bao phủ càng cao càng tốt hình ảnh càng thêm sống động

Độ bao phủ càng cao càng tốt hình ảnh càng thêm sống động

Nhưng đối với các nhà thiết kế thì đây được xem là điều kiện để tạo nên một bức ảnh đẹp và sống động. Do về cơ bản thì độ bao phủ màu càng cao thì màn hình đó có khả năng hiển thị các màu sắc càng thêm rộng lớn và có 3 loại gam màu được sử dụng phổ biến hiện nay là sRGB, RGB và DCI-P31.

  • sRGB: được biết đến là gam màu truyền thống được Microsoft và HP cho ra mắt vào năm 1996 để sử dụng cho các kỹ thuật in ấn và các màn hình máy tính. So với hai loại còn lại thì sRGB lại có độ phủ màu nhỏ hơn và khả năng tái tạo màu sắc ở mức cơ bản. Nhưng hiện nay sRGB vẫn được sử dụng phổ biến do gam này vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng

Mỗi gam màu điều sở hữu những ưu đặc điểm riêng

Mỗi gam màu điều sở hữu những ưu đặc điểm riêng

  • Adobe RGB: là gam màu hiện đại và được cho ra mắt vào năm 1998, RGB có độ bao phủ cao hơn so với sRGB, kèm theo đó là sự ảnh hưởng của hệ thống phần mềm đồ họa Adobe đá giúp cho RGB khi được ra mắt đã các nhà sản xuất màn hình đồ họa trang bị cho sản phẩm của mình. Chỉ có màn hình đồ họa mới có thể đạt đến 100% độ bao phủ của RGB
  • DCI-P3: được tạo nên từ các kỹ thuật công nghệ điện ảnh của Hoa Kỳ, so với hai loại kia thì DCI-P3 có độ bao phủ thấp hơn, nhưng về chất lượng khả năng tái tạo màu sắc thì không chênh lệch nhiều. Trong đó thì DCI-P3 thường được các nhà sản xuất phim, đạo diễn lựa chọn sử dụng.

3 yếu tố tạo nên màn hình chuẩn màu

Công nghệ tấm nền

Đây được biết đến là một thành phần quan trọng để tạo nên màn hình chuẩn màu. Trong đó có 3 loại tấm nền được sử dụng phổ biến cho các dòng màn hình hiện nay như AV, IPS, TN, mỗi tấm nền điều sở hữu cho riêng mình những ưu đặc điểm khác nhau. Nhưng IPS lại được các nhà sản xuất lựa chọn và tích hợp cho các dòng màn hình đồ họa của họ, do IPS sở hữu nhiều tính năng hỗ trợ tốt hơn cho các nhà thiết kế.

Với IPS hình ảnh càng thêm chân thực

Với IPS hình ảnh càng thêm chân thực

Đầu tiên là với IPS sẽ làm cho độ sáng của màn hình tốt hơn cho người dùng dễ dàng quan sát, góc nhìn của màn hình cũng được nâng lên 178 độ khi sử dụng IPS nhờ vào đó mà các nhà thiết kế quan sát được hình ảnh nhiều góc độ hơn. Thông qua IPS hình ảnh sẽ được tái tạo màu sắc trung thực hơn và thời gian phản hồi của màn hình cũng đã được cải thiện với IPS.

Độ chính xác màu sắc

Độ chính xác của màu sắc luôn được các nhà thiết kế chú ý khi lựa chọn những chiếc màn hình đồ họa. Do nó cũng góp phần tạo nên một chiếc màn hình chuẩn màu, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc của hình ảnh khi được in ra. Nên thường được các nhà thiết kế lưu ý, cùng vì thế mà các nhà sản xuất đã điều chỉnh độ chính xác màu sắc Delta E sao cho phù hợp nhất.

Delta E < 2 chỉ số tiêu chuẩn của các màn hình đồ họa hiện nay

Delta E < 2 chỉ số tiêu chuẩn của các màn hình đồ họa hiện nay

Trong đó Delta E sẽ đại diện chỉ ra độ chính xác màu sắc của một chiếc màn hình, với Delta E càng nhỏ thì màn hình đồ họa có độ chính xác càng cao.

Dải tương phản mở rộng – HDR

HDR (High Dynamic Range) sẽ giúp ích nhiều cho việc mở rộng các vùng sáng và vùng tối làm tăng độ tương phản và màu sắc, cũng như HDR cũng sẽ giúp loại bỏ một số hiện tượng xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của hình ảnh như bị mờ, xé hình ảnh. Với HDR sẽ giúp cho các nhà thiết kế dễ dàng hơn trong việc tái tạo lại các màu sắc chân thực như ngoài đời. Cũng như nếu có thêm HDR thi các hình ảnh sẽ càng thêm sống động như thực.

HDR tạo nên những hình ảnh chất lượng tuyệt vời

HDR tạo nên những hình ảnh chất lượng tuyệt vời

Cuối cùng là độ phân giải được xem là một trong yếu khả cần thiết cho một chiếc màn hình chuẩn màu. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh được hiển thị trên màn hình sẽ càng thêm sắc nét và chi tiết giúp cho bạn quan sát được các chi tiết nhỏ nhất trong hình ảnh, nếu được kết hợp thêm với HDR sẽ tạo ra một hình ảnh với chất lượng trên cả tuyệt vời.

Trên đây là những yếu tố tạo nên chiếc màn hình chuẩn màu cho đồ họa mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu thêm như thế nào là một màn hình chuẩn màu cho đồ họa. 

Tham khảo thêm:

Những yếu tố không thể thiếu cho một màn hình đồ họa chuyên nghiệp

“Laptop màn hình chuẩn màu” có cần thiết đối với một designer?

Từ khóa » Gam Màu Chuẩn