Top 30 Câu Chuyện ý Nghĩa Mẹ Kể Cho Bé Nghe Mỗi đêm - Phunuketnoi
Có thể bạn quan tâm
không chỉ xem phim,nghe nhạc, chơi đồ chơi ….,kể truyện cũng là một phương pháp giúp bé sảng khoái tinh thần,ngủ ngon hơn,trí nhớ tốt hơn,giúp bé phát triển toàn diện nhất.
có rất nhiều câu truyện hay ý nghĩa mẹ kể cho bé mỗi lúc trước khi đi ngủ như ; Truyện Cô bé quàng khăn đỏ, Tấm Cám, Sự tích con tu hú, Alibaba và 40 tên cướp…,khiến cho bé rạt rào cảm xúc ,nhưng hôm nay phunuketnoi.com muốn giới thiệu thêm cho bạn 30 câu chuyện kể cho bé nghe để mẹ thêm vào kho tàng truyện cho bé nhà mình ngay nhé.
Contents
- 1. Câu chuyện thứ nhất: Thỏ và Rùa
- 2. Câu chuyện thứ 2: Cây táo thần
- 3. Truyện ngắn thiếu nhi con cú khôn ngoan
- 4. Kể cho bé nghe câu chuyện con cừu đen kêu be be
- 5. Khỉ và cá sấu
- 6. Một cách đếm thông minh
- 7. Cún con đi lạc truyện ngắn thiếu nhi giàu ý nghĩa
- 8. Người thợ săn và những chú chim bồ câu
- 9. Ngỗng và rùa
- 10. Nhà buôn và thợ cắt tóc truyện ngắn thiếu nhi đầy tính nhân văn
- 11. Đeo chuông cho mèo
- 12. Con lừa hát
- 13. Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ?
- 14. Kể cho bé nghe câu chuyện dê và cáo
- 15. Câu lạc bộ các bà mẹ
- 16. Con lừa khôn ngoan
- 17.kiến con đi ô tô
- 18. Đôi bạn tốt
- 19. Voi Và Chuột Còi
- 20. Củ cải trắng
- 21. Dê đen và Dê trắng
- 21.Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ
- 22.Cậu bé mũi dài
- 23.Chú chim nhỏ lười biếng
- 24.Tại sao gà trống gáy
- 25.truyện bồ nông con lạc mẹ
- 26.truyện bà tiên kẹo
- 27. chuyện chiếc ví bị đánh rơi
- 28. chuyện tình bạn đặc biệt
- 29.sự tích cầu vồng
- 30.chim sẻ kiêu căng
1. Câu chuyện thứ nhất: Thỏ và Rùa
Phần 1
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn.
Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Thỏ và Rùa đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa.
Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng.
Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng.
Dạy con hiểu phần 1: truyện giáo dục đức tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại. Những người nhanh nhẹn nhưng cẩu thả trong suy nghĩ cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi người kiên nhẫn, siêng năng dù họ chậm hơn rất nhiều.
Phần 2:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua Rùa, thỏ nhận ra rằng mình thua chính vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu thỏ không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể có cơ hội hạ được.
Vì thế, Thỏ quyết định thách thức Rùa bằng một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của mình và chạy một mạch về đích. thỏ bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.
Dạy con hiểu phần 2: Biết sai và sửa sai là một đức tính tốt, đó chính là lý do giúp anh chàng thỏ giành được chiến thắng ở cuộc đua thứ 2.
Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng trong công việc hàng ngày giữa một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy với một người nhanh nhẹn, đáng tin cậy, chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng hơn nhiều và họ sẽ tiến xa hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống.
Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rõ thông điệp “chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và đáng tin cậy sẽ tốt hơn rất nhiều”.
2. Câu chuyện thứ 2: Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.
Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:
– Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.
Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.
Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn.
Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.
Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:
– Tại sao cháu khóc?
Cậu bé mếu máo trả lời:
– Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi ông ạ.
Cây táo cười và nói:
– Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?
Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:
– Vâng cháu biết lỗi rồi!
Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc.
Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất.
Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.
Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:
– Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.
Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.
Dạy con hiểu: Chỉ khi biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người chúng ta mới có được niềm vui và hạnh phúc thực sự
3. Truyện ngắn thiếu nhi con cú khôn ngoan
Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình. Có khi nó nhìn thấy một cậu bé đang giúp ông lão xách một cái túi to, có khi nó nhìn thấy một cô con gái đang cằn nhằn mẹ mình. Ngày qua ngày, con cú nhìn thấy được rất nhiều thứ nhưng nó vẫn giữ im lặng về những điều mà mình thấy.
Từ từ, con cú già bắt đầu nói ít hơn và thính giác của nó dần trở nên tốt hơn. Bây giờ nó có thể nghe rõ những cuộc nói chuyện của mọi người. Một ngày, con cú già nghe thấy một người phụ nữ nói với ai đó rằng có một con voi nhảy qua hàng rào. Một ngày khác, con cú lại nghe thấy một người đàn ông nói với ai đó rằng mình là con người hoàn hảo và chưa bao giờ mắc phải sai lầm gì.
Mỗi ngày trôi qua, con cú già lại nói ít hơn và nghe nhiều hơn. Nhờ vậy, nó biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh, dù không có ở đó. Dần dần, con cú già trở nên khôn ngoan hơn và nổi tiếng vì sự khôn ngoan ấy.
Ý nghĩa của câu chuyện: Nói ít, quan sát và lắng nghe nhiều sẽ giúp con trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.
4. Kể cho bé nghe câu chuyện con cừu đen kêu be be
Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.
Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.
Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.
Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.
Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.
5. Khỉ và cá sấu
Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.
Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.
Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.
6. Một cách đếm thông minh
Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả. Ngay lúc đó, Birbal, một vị quan được xem là người thông minh nhất ở đất nước này, bước vào và hỏi các quan tại sao trông họ lại lo lắng vậy. Các quan kể lại với ông rằng, hoàng đế đã hỏi một câu hỏi mà không ai biết trả lời thế nào cả. Đó là: “Có bao nhiêu con quạ trong thành?”.
Sau khi nghe xong, ông nở một nụ cười và trả lời: “Thưa bệ hạ, thần biết câu trả lời. Có 50.589 con quạ trong thành”. Mọi người sửng sốt trước câu trả lời đó, kể cả hoàng đế nên vua đã hỏi lại ông: “Tại sao ngươi lại chắc chắn như vậy?”.
Birbal thưa: “Thưa bệ hạ, xin hãy sai một tên lính ngồi đếm số quạ trong thành. Nếu có nhiều hơn số quạ mà thần nói, điều đó có nghĩa là họ hàng của chúng ở nơi khác đến thăm. Nếu có ít hơn thì có nghĩa là một số con đã đi thăm họ hàng của chúng ở nơi khác”. Hoàng đế Akbar cảm thấy rất hài lòng với câu trả lời dí dỏm của Birbal.
Ý nghĩa của câu chuyện: Khi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.
7. Cún con đi lạc truyện ngắn thiếu nhi giàu ý nghĩa
Có một cậu bé bị mất con cún con yêu quý của mình và tìm kiếm xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp căn nhà nhưng không thấy cún đâu cả. Cậu đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.
Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.
– Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.– Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.
8. Người thợ săn và những chú chim bồ câu
Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác.
Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”.
Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”.
Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Để dạy các con về ý nghĩa cao đẹp này, bố mẹ nên thường xuyên kể truyện này cho bé nghe nhé!
9. Ngỗng và rùa
Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới. Tuy nhiên, rùa không thể bay được nên ngỗng quyết định mang rùa theo bằng cách vợ chồng ngỗng cùng ngậm một cái cây bay hai bên, ở giữa chú rùa cũng ngậm cái cây đó. Điều duy nhất mà rùa cần phải nhớ là không được mở miệng ra khi bay.
Chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng và bắt đầu la hét. Đột nhiên có ai đó cười lên: “Nhìn kìa, một con rùa bay”. Con rùa tức giận và đáp lại: “Tại sao cười tớ?”. Và tất nhiên, con rùa đã rớt xuống đất. May mắn thay, rùa rơi ngay vào một lùm cây nên không bị thương. Lúc này, rùa rất ân hận: “Giá như mình đừng lên tiếng, giờ này mình đã vui chơi cùng vợ chồng ngỗng rồi”.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng nói chuyện khi không cần thiết.
10. Nhà buôn và thợ cắt tóc truyện ngắn thiếu nhi đầy tính nhân văn
Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn nọ rất giàu có và tử tế. Thế nhưng, do một sự cố đáng tiếc, ông ta bị mất tất cả gia sản và trở nên nghèo khổ. Kể từ đó, không còn ai muốn làm bạn với ông ta nữa.
Một ngày nọ, ông nằm ngủ và thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, một người đàn ông xuất hiện trong bộ quần áo nhà sư và nói: “Tôi là sự giàu có mà cha và ông nội của ông đã tích đức để lại. Ngày mai, tôi sẽ đến nhà ông. Ông hãy cầm gậy và đánh vào đầu tôi để biến tôi thành vàng”.
Hôm sau, vợ của ông gọi một thợ cắt tóc để cắt tóc cho ông. Đúng lúc ấy, có một nhà sư xuất hiện và nhà buôn bỗng hồi tưởng lại giấc mơ của mình ngày hôm qua. Ông đã làm đúng như những gì nhà sư nói trong giấc mơ và điều kỳ diệu đã xảy đến, nhà sư biến thành vàng. Ông gom vàng lại và cất giữ cẩn thận trong tủ của mình.
Người thợ cắt đã theo dõi toàn bộ quá trình kỳ lạ này. Ông rất sửng sốt và nghĩ rằng: “Có lẽ mình cũng nên đưa một số nhà sư về nhà và đánh lên đầu họ để có một ít vàng”. Nghĩ sao làm vậy, ông đã đến ngôi chùa gần đó và đưa về nhà một số nhà sư, sau đó dùng gậy đánh vào đầu họ. Thế nhưng, vàng thì không thấy mà chỉ thấy những nhà sư bị thương nặng. Nghe tiếng la hét, người dân xung quanh đã gọi cảnh sát và thế là người thợ cắt tóc bị bắt.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ làm theo người khác một cách mù quáng mà không có lý do.
11. Đeo chuông cho mèo
Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.
Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo thì mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.
Ý nghĩa của câu chuyện: Những giải pháp không hiệu quả là một sự lãng phí thời gian. Khi kể cho bé nghe câu chuyện này, bố mẹ nên giải thích rõ ý nghĩa để con hiểu hơn nhé!
12. Con lừa hát
Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó. Vì vậy, nó quyết định đi đến cánh đồng gần đó để ăn món cỏ mà nó yêu thích.
Một ngày nọ, khi đang đi, chú lừa gặp một con cáo và kết bạn với no. Chúng tìm thấy một cánh đồng trồng toàn dưa hấu và cùng nhau ăn. Dưa hấu quá ngon nên lừa ăn rất nhiều và cao hứng nói với con cáo rằng: “Tôi muốn hát”.
Con cáo đáp: “Nếu cậu hát, con người sẽ biết mình đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ chạy đến đánh chúng ta chết mất”. Con lừa không nghe lời khuyên của cáo mà vẫn hát. Thấy vậy, con cáo đã nhanh chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi dân làng đến đánh lừa.
Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy học cách biết lắng nghe người khác.
13. Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ?
Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.
Một đêm nọ, có một con khỉ đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Nó mặc quần áo, đeo kính giống như con người và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Mọi người đang hòa mình vào âm nhạc và nhảy múa nên chẳng ai nhận ra nó là một con khỉ cả.
Cứ như vậy, mỗi đêm con khỉ lại đến và tặng quà cho các cô gái. Điều này làm các cô gái yêu quý khỉ hơn, còn các chàng trai ghen tỵ với khỉ. Họ quyết định phải tìm ra cho được người hay tặng quà cho các cô gái thật sự là ai. Thế là, như mọi hôm, con khỉ lại đến nhảy múa. Sau khi nhảy múa, các chàng trai theo dõi và phát hiện ra đó chỉ là một con khỉ. Các chàng trai quyết định dạy cho con khỉ một bài học.
Hôm sau, họ đặt một bếp lửa nóng ở nơi con khỉ hay ngồi và dùng lá che lại. Khi con khỉ ngồi xuống, nó nhảy dựng lên đau đớn. Các cô gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên các chàng trai đã giải thích cho họ hiểu. Mọi người đều quyết định đuổi con khỉ đi. Kể từ đó, đít của con khỉ bắt đầu có màu đỏ do ảnh hưởng của vết bỏng hôm nào.
Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ đóng giả làm người khác.
14. Kể cho bé nghe câu chuyện dê và cáo
Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử rất hung bạo, sống trong một cái hang lớn và chứa nhiều thức ăn. Một hôm, con sư tử đi ra khỏi hang. Nhân lúc đó, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn có trong hang. Con cáo nghĩ: “Ước gì ngày nào mình cũng được ăn uống no say như thế này”.
Sau khi đánh chén no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác lâng lâng khi mới ăn một bữa ngon lành. Đột nhiên, con cáo bất ngờ té xuống. Khi hoàn hồn lại, con cáo phát hiện ra rằng mình đã rơi xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước.
Lúc đầu, cáo rất tức giận với bản thân và tự trách tại sao mình lại không cẩn thận như vậy. Sau đó, nó cố gắng leo ra ngoài nhưng không thành công. Bỗng nhiên, cáo nghe thấy một giọng nói từ trên vọng xuống: “Cậu đang làm gì ở đó vậy?”. Cáo ngước lên nhìn và nhận ra rằng đó là con dê. Mừng quá, cáo nói: “Cậu biết không, tớ ở làng kế bên nhưng đang gặp hạn hán. Do đó, tớ phải nhảy xuống đây để lấy nước uống”.
Nghe vậy, dê nhảy xuống giếng ngay lập tức. Lợi dụng điều đó, cáo đã nhanh chóng dựa vào những cái sừng dài của dê để leo lên khỏi giếng. Cáo quay lại nói: “Cậu thật ngốc. Nếu có hạn hán, thì những con chim đã thông báo với muông thú trong rừng rồi”.
Ý nghĩa của câu chuyện: Không bao giờ tin tưởng ai đó một cách mù quáng.
15. Câu lạc bộ các bà mẹ
Một ngày nọ, tất cả bà mẹ thú trong rừng tập hợp lại với nhau và bắt đầu so sánh xem con của ai là giỏi nhất và ai đẻ được nhiều con nhất. Mẹ nai nói rằng con mình là to lớn nhất. Mẹ chó rừng lại nói con mình có hàm răng sắc bén nhất và con mình đông nhất. Trong khi đó, mẹ chim sẻ lại cho rằng con mình giỏi nhất và mình sinh nhiều con nhất.
Cuối cùng, đến lượt mẹ sư tử, sư tử chỉ có một chú sư tử con. Những bà mẹ khác hỏi: “Chỉ có một đứa thôi à? Sao chị đẻ ít vậy? Chúng tôi đều có nhiều con hơn chị. Tại sao con của chị lại giỏi nhất cơ chứ?”. Mẹ sư tử tự hào nói: “Bởi vì con của tôi sẽ trở thành chúa sơn lâm ở đây”. Nghe vậy, tất cả đều im lặng và giải tán cuộc họp.
Ý nghĩa của câu chuyện: Hành động quan trọng hơn lời nói. Chính hành động sẽ chứng minh cho lời nói của bạn.
16. Con lừa khôn ngoan
Đây hẳn là câu chuyện hay mà bố mẹ không nên bỏ qua trong những buổi kể truyện cho bé nghe. Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình. Con lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:
– Mày bị sao vậy?– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không?– Tại sao tao phải làm thế?– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.
Nghe cũng có lý, sói chạy lại định giúp con lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi sói đến gần, con lừa đấm cho con sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa. Sau khi bình tĩnh lại, sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.
Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh dùng trí khôn của mình để vượt qua. Bên cạnh đó, con đừng bao giờ chỉ biết nghe người khác mà hãy dùng não để phán đoán.
17.kiến con đi ô tô
Kiến con leo lên xe buýt. Kiến muốn vào rừng xanh thăm bà ngoại. Trên xe đã có dê con, chó con, khỉ con, lợn con ngồi. Có bạn trong bọn họ vào rừng hái nấm, có bạn vào rừng chơi trốn tìm, có bạn đến dạo chơi ở bên hồ ở trong rừng.
“Bim Bim”, xe dừng ở bến đón khách. Một bác gấu lên xe. Bác đến rừng xanh để thăm cháu. “Ngồi vào đâu bây giờ?”, chỗ ngồi đã chật kín.
Dê con bảo: “Bác gấu ơi, đến ngồi chỗ của cháu đi bác!”.
Chó con bảo: “Bác gấu ơi, đến ngồi chỗ của cháu đi bác!”.
Mọi người cùng bảo: “Bác gấu ơi, đến ngồi chỗ của cháu đi bác!”.
Bác gấu nói: “Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn nhỏ tốt bụng. Bác ngồi chỗ của các cháu, các cháu lại phải đứng”.
Lúc đó kiến mới leo đến bên bác gấu, cố nhoi lên và cất giọng nói: “Không, không, mời bác lại ngồi chỗ của cháu”.
Bác gấu hỏi lại: “Thế cháu ngồi vào đâu?”. Kiến con lấp láy ánh mắt một cách hóm hỉnh. Bác gấu ngồi vào chỗ của kiến con. “Ồ, kiến con đi đâu rồi nhỉ?”.
“Bác gấu ơi, cháu ở đây!”. Bên tai bác gấu vang lên tiếng của kiếng. Té ra kiến con đã leo lên vai bác gấu ngồi chễm chệ trên đó.
Trên đường đi, kiến con hát cho bác gấu nghe nhiều bài hát. Những bài hát du dương quá, hay quá khiến bác gấu lim dim đôi mắt, nghẹo đầu lắng nghe.
18. Đôi bạn tốt
Câu chuyện về tình bạn của Vịt con và Gà conThím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gửi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau.
Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con không tài nào tìm giun được.
Gà con tức quá nói với Vịt con :– Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy.Vịt con thấy Gà con nổi giận với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn.
Một con Cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu : “Chiếp, chiếp, chiếp!”.Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi.
Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà con thoát chết… Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn.
Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn Gà và Vịt rất quý mến nhau.
19. Voi Và Chuột Còi
Ở cuối một ngôi làng nọ là nhà của hai vợ chồng bác chuột chù tử tế và tốt bụng. Cả hai tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có mụn con nào cho vui cửa vui nhà. Cất công chạy chữa khắp nơi, cuối cùng ông trời cũng rủ lòng thương nên vợ bác chuột đậu thai và hạ sinh được một chú chuột con kháu khỉnh. Hai vợ chồng bác vui mừng khôn xiết, liền sửa soạn vài mâm cơm để thiết đãi hàng xóm.
Chuột con càng lớn càng gầy nhom vì không chịu ăn uống nhiều nên bố mẹ gọi là chuột còi. Tuy vậy chuột còi rất hiền lành ngoan ngoãn, gặp người lớn cậu đều chào hỏi lễ phép. Ai nhờ việc gì cậu cũng đều mau mắn đi ngay không nề hà. Chuột còi luôn nghĩ ra những trò chơi mới lạ, lại biết nhiều câu chuyện hay. Do đó các bạn nhỏ trong xóm rất thích chơi với chuột còi, thường tìm cậu để chơi chung.
Trong số các bạn của chuột có bạn voi mập. Hễ trông thấy bóng dáng của voi mập mọi người sẽ tản ra ngay vì nó ỷ mình to con nên thường xuyên ăn hiếp bạn bè, nhất là chuột còi. Có lần cả nhóm chơi đá bóng, voi mập đã cố ý ngáng chân chuột còi khiến cậu ngã đau điếng, đầu bị u một cục to tướng. Vậy mà voi vẫn thản nhiên nói:
– Mắt mũi đâu mà không chịu chú ý, ráng chịu à.
Các bạn rất bất bình và tội nghiệp chuột còi nhưng không thể làm được gì.
Một hôm lũ trẻ rủ nhau ra bờ sông chơi. Trong khi các bạn chơi xa bờ thì voi mãi bắt bướm đã chạy đến mép sông. Do nơi đây rất trơn trợt nên vọi trượt chân té xuống sông. Nó sợ hãi vẫy vùng kêu cứu. Một số bạn chần chừ sợ hãi, riêng chuột còi nhanh chân kiếm khúc cây dài đưa voi nắm rồi bảo mọi người kéo voi vào bờ.
Sau hôm ấy voi bị ốm phải nghỉ học ở nhà. Chuột còi lò dò đến thăm bạn. Voi con ngượng nghịu nhìn chuột , lí nhí:
– Cảm ơn chuột nhiều nhé… Tớ… xin lỗi…
– Không có gì đâu, chúng ta là bạn mà. Nhưng từ nay voi đừng hiếp đáp các bạn nữa nha.
Voi gật đầu, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Ý nghĩa câu chuyện: Bé không nên ỷ mình cao lớn, có sức mạnh mà kiếm cớ bắt nạt các bạn yếu thế hơn nhé. Như vậy chẳng có bạn nào muốn chơi cùng bé và giúp đỡ bé lúc gặp khó khăn đâu.
20. Củ cải trắng
Mùa đông đã đến rồi trời lạnh buốt, Thỏ con không có gì để ăn cả. Thỏ con mặc áo vào rồi ra ngoài kiếm thức ăn. Nó đi mãi đi mãi cuối cùng cũng tìm được 2 củ cải trắng. Thỏ con reo lên:
– Ôi, ở đây có hai củ cải trắng liền, mình thật là may mắn!
Thỏ con đói bụng, muốn ăn lắm rồi. Nhưng Thỏ lại nghĩ:
– Ừm… trời lạnh thế này, chắc Dê con cũng không có cái gì để ăn đâu. Mình phải mang cho Dê con một củ mới được.
Thế là Thỏ con đi sang nhà bạn Dê nhưng Dê con không có nhà nên Thỏ đặt củ cải lên bàn rồi đi về.
Tình cờ, Dê con đi chơi cũng tìm được một củ cải trắng nhưng nó chỉ ăn trước một nửa.
Về đến nhà, lại thấy có một củ cải trắng ở trên bàn Dê thèm ăn lắm, nhưng lại nghĩ:
– Ôi trời lạnh thế này chắc Hươu con không có cái gì để ăn rồi, mình phải mang cho Hươu con mới được.
Dê con đến nhà Hươu nhưng Hươu lại đi vắng, Dê con bèn đặt củ cải ở trên bàn rồi về.
Khi Hươu về nhà, thấy củ cải ở trên bàn, Hươu ngạc nhiên lắm.
– Ồ, củ cải trắng ở đâu mà ngon vậy nhỉ. Xuỵt… thích quá. Nhưng chắc trời lạnh thế này, Thỏ con cũng không có gì ăn đâu.
Mình phải mang sang cho Thỏ mới được.
Khi Hươu đến thì Thỏ con đang ngủ rất say. Khi tỉnh dậy Thỏ lại thấy trên bàn mình xuất hiện một củ cải trắng.
Thỏ vui lắm nó chạy đi gọi các bạn:
– Bạn Hươu ơi, bạn Dê ơi hãy đến nhà tôi, chúng ta cùng ăn củ cải trắng thơm ngon này.
Thế là cuối cùng, củ cải trắng ấy được chia sẻ cho cả ba người bạn tốt bụng của chúng ta.
Dạy con hiểu: Khi cho đi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những thứ mình có.
21. Dê đen và Dê trắng
Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.
Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra.
Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?
Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:
– Dạ, dạ, tôi đi tìm… tìm cỏ non và…và uống nước suối ạ!
Sói lại quát hỏi:
– Mi có gì ở chân?
– Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ…ạ!
– Trên đầu mi có gì?
– Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú…
Sói càng quát to hơn:
– Trái tim mi thế nào?
– Ôi, ôi, trái…trái tim tôi đang run sợ…sợ…
– Hahaha…
Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp.
Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:
– Dê kia, mi đi đâu?
Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:
– Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:
– Thế dưới chân mi có gì?
– Chân thép của ta có móng bằng đồng.
– Thế…thế…trên đầu mi có gì?
– Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!
Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:
– Mi…mi…trái tim mi thế nào?
Dê đen dõng dạc trả lời:
– Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.
Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.
Dạy con hiểu: Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.
21.Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ
Đó là một thứ cây to, khỏe, lá của nó rậm rạp đến nỗi không một tia nắng nào có thể lọt qua được. Vào những ngày trời nắng nóng người ta thường nghỉ chân một lát và trò chuyện hàn huyên cùng cây dưới bóng cây mát rượi. Mọi người ai cũng biết rằng cây đa rất thông thái vì cây đã có tuổi, đã từng trải.
Một hôm, có một cậu bé chăn cừu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây sau một ngày dài phơi mình dưới nắng cậu bé thấy người mệt mỏi và nóng bức. Một làn gió mơn man thổi thoa nhẹ lên tấm thân mỏi mệt của chú bé.
Cậu bé bắt đầu thấy buồn ngủ. Vừa đặt mình xuống cậu bé bỗng ngước mắt nhìn lên những cành cây. Bấy giờ cậu bé bỗng thấy mình thật kiêu hãnh, cậu vẫn thường hay khoe với mọi người rằng cậu có tài chăn cừu và đàn cừu của cậu nhờ vậy mà lớn rất nhanh. Khi cậu bé phát hiện ra cây đa chỉ có những chùm quả rất nhỏ nó bắt đầu thấy ngạc nhiên.
Cậu bắt đầu chế giễu: hư, một cái cây to khỏe thế này mà làm sao chỉ có những bông hoa những chùm quả bé tí tẹo thế kia, mọi người vẫn bảo là cái cây này thông thái lắm kia mà nhưng làm sao nó có thể thông thái khi mà quả của nó chỉ toàn bé xíu như vậy.
ĩ nhiên là cây đa nghe hết những lời của cậu bé nhưng cây vẫn im lặng và cành lá chỉ khẽ rung rinh đủ để cho gió cất lên khúc hát ru êm dịu. Cậu bé bắt đầu ngủ, cậu ngáy o o…. Cốc.
Quả đa nhỏ rụng chính giữa trán của cậu bé, nó bừng tỉnh nhưng càu nhàu: “gừm… người ta vừa mới chợp mắt được có một tí”, rồi nó nhặt quả đa lên chưa hết chưa biết định làm gì với quả đa này bỗng nhiên cậu bé nghe thấy có tiếng cười khúc khích, cậu nghe thấy cây hỏi:
“Có đau không ?”.
“Không nhưng mà làm người ta mất cả giấc ngủ”.
“Đó là bài học cho cậu bé to đầu đấy. Cậu chẳng vừa nhạo tôi là chỉ sinh ra toàn những quả nhỏ xíu là gì”.
“Tôi nhạo đấy tại sao người đời lại bảo bác là thông thái được nhỉ? Phá giấc ngủ trưa của người khác! Thế cũng là thông minh chắc! “.
Cây cười và nói: “Này này anh bạn anh hãy nghe đây những chiếc lá của tôi cho cậu bóng mát để cậu lấy chỗ nghỉ ngơi. ừ thì cứ cho là quả của tôi nó bé đi chăng nữa nhưng chẳng lẽ cậu không thấy rằng tạo hóa hoạt động rất hoàn chỉnh đó sao. Cậu thử tưởng tượng xem, nếu quả của tôi to như quả dừa thì điều gì sẽ xảy ra khi nó rơi vào đầu cậu”.
Cậu bé im thin thít: “ừ nhở”. Câu chưa hề nghĩ đến điều này bao giờ cả.
Cây lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Những người khiêm tốn có thể học hỏi rất nhiều điều từ việc quan sát những vật xung quanh đấy cậu bé ạ”.
“Vâng bác đa bác cứ nói tiếp đi”.
“Cậu hãy bắt đầu làm bạn với những gì ở quanh cậu. Chúng ta tất cả đều cần tới nhau. Cậu cứ nhìn bầy ong kia mà xem. Nhờ có ong mà hoa của tôi mới có thể trở thành quả. Thế còn bầy chim kia thì sao. Chúng làm tổ ngay giữa tán lá của tôi đây này. Những con chim bố mẹ kia phải làm việc vất vả cả ngày để bắt sâu nuôi con và cậu có biết việc làm đó có ý nghĩa gì với tôi không?”.
“Không, có ý nghĩa gì vậy hả bác?”.
“Sâu ăn lá chính vậy loài chim kia chính là những người bạn của tôi. Chúng còn giúp cả cậu nữa đấy, sở dĩ cừu của cậu có đủ lá và cỏ để ăn là vì chim chóc đã tiêu diệt hết các loài côn trùng và sâu bọ. Và chưa hết đâu cậu bé ạ!”.
“Còn gì thế nữa hả bác đa”.
“Cậu hãy nhìn xuống chân mình mà xem, những chiếc lá rụng tạo thành lớp thảm mục, những con sâu đào đất ngoi lên để ăn lá, chúng đào đất thành những lỗ nhỏ, nhờ đó không khí có thể vào được trong đất. Có không khí trong đất nên bộ rễ của tôi mới khỏe thế nào đấy. Rễ khỏe nên tôi cũng khỏe hơn. Nào thế bây giờ cậu trẻ đã hiểu chưa?”.
“Cháu hiểu rồi thưa bác. Bác tha lỗi cho cháu nhé vì đã cười nhạo bác bác đa ạ”.
” Không sao bây giờ cháu hãy ra dắt cừu về đi.”
Có thể cậu bé chăn cừu không phải ngay sau đó sẽ trở nên khiêm tốn, học hỏi luôn được nhưng rõ ràng là cậu đã nhận ra người ta không thể sống lẻ loi phải không các bé.
22.Cậu bé mũi dài
Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài,vì thế mọi người gọi cậu là: “Bé mũi dài”
Một buổi sáng đẹp trời, tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim Họa Mi hót véo von. Bé Mũi dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau: Hoa Hướng Dương vàng rực, Hoa Hồng, Hoa Cẩm Chướng đỏ tươi.
Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả,những quả táo chín đỏ, thơm nức. Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng… chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình. Bực quá chú nói: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi, tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, cũng chẳng cần có tai làm gì cả”.
Lúc đó chú Ong, cô Họa Mi đứng gần đó, thấy vậy đều ngạc nhiên nói:
– Tại sao bạn không cần mũi? Đối với tôi mũi rất cần, có mũi tôi mới có thể thở được, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa.
Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi dài nói:
– Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi và những âm thanh kỳ diệu xung quanh.
Các cô hoa cũng rung rinh nói:
– Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?
Bé mũi dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được. Từ đó cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn đôi mắt, cái mũi… không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.
23.Chú chim nhỏ lười biếng
Có một chú chim nhỏ được bố mẹ cưng chiều nên rất lười biếng. Hàng ngày, ngoài việc ăn chơi và ngủ, chú chẳng làm gì cả. Một hôm các bạn chim rủ rê:
– Chim nhỏ ơi, hãy học bay cùng với tụi mình đi.
– Học bay làm gì? Tớ có bố mẹ chăm sóc, bảo vệ rồi nên không cần học nữa đâu.
Nói rồi chim nhỏ bỏ đi chỗ khác, lấy bánh trái ra ăn. Các bạn chim chỉ biết lắc đầu rồi kéo nhau đi học bay. Chim nhỏ vừa thưởng thức đồ ăn vừa lầm bầm:
– Mình không ngốc khi có đồ ăn ngon mà không ăn, lại đi học những thứ vô bổ.
Một tháng qua đi, các bạn chim đều đã biết bay. Chúng rủ nhau đến thăm chim nhỏ và ngạc nhiên khi thấy nó rất béo ú. Chim nhỏ thì chẳng quan tâm gì đến các bạn mà quay lưng lại tiếp tục ngủ.
Thấy vậy, các bạn chim lần lượt bay đi. Lúc đó, một con rắn núp trong tán cây hiện ra, thè cái lưỡi gớm ghiếc và bò từ từ đến chỗ chim nhỏ đang nằm.
Chim nhỏ vẫn đang ngủ say nên không biết nguy hiểm đang rình rập mình. May sao, các bạn chim đang bay lượn gần đó đã nhìn thấy cảnh tượng này bèn sà nhanh xuống la toáng lên, báo động cho chim nhỏ:
– Chim nhỏ dậy đi, mau bay đi thôi, có rắn kìa.
Chim nhỏ giật mình tỉnh dậy, định vỗ cánh bay, nhưng do không biết bay nên đã rơi từ trên cây xuống. Các bạn của chim nhỏ nhanh trí cắp hai cái cánh của nó rồi bay đến nơi an toàn. Bị mất con mồi, rắn vô cùng tức giận.
Sau khi hoàn hồn, chim nhỏ rất cảm kích ơn cứu mạng của các bạn, nhưng chợt nghĩ tới thái độ lúc trước của mình, nó đỏ mặt hổ thẹn, nói lí nhí:
– Các cậu cho tớ xin lỗi nha. Cảm ơn các cậu đã cứu tớ. Tớ biết lỗi rồi, tớ sẽ học bay như các cậu, các cậu dạy cho tớ bay nhé.
Các bạn chim đồng thanh:
– Tất nhiên là được, nhưng mà…
– Nhưng mà sao? – Chim nhỏ hỏi.
– Cậu phải giảm béo đã, nếu không thì với cái bụng tròn vo, cậu làm sao bay?
Cả bọn cùng cười vui vẻ, một bạn chim tiếp lời:
– Bọn tớ đùa thôi, tụi mình cùng tập cho chim nhỏ bay nào.
Vậy là chim nhỏ đã bỏ thói quen lười biếng của mình, tập bay cùng các bạn.
24.Tại sao gà trống gáy
Ngày xưa, Gà Trống có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, Công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của Gà Trống.
Một hôm, Gà đang đi dạo trong rừng thì gặp Công. Cả hai chuyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó Công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của Gà, và thường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn Gà thì vô tình không biết sự mong ước của Công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho Công thấy. Khiến Công ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.
Đến ngày kia, Công chợt nghĩ ra một kế để gạt Gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng Gà:
– Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.
– Gà ngắm nghía Công rồi nói:
– Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.
Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:
– Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hia vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.
Gà vui khi nghe Công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho Công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với Gà ngay lập tức. Trước khi chia tay với Gà, Công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho Gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.
Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của Công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hửng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì Gà đã vội choàng dậy mà cất cao giọng gọi:
– Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…. Sáng rồi, Công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..
Và cũng từ đó đến nay, Công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, Công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn Gà Trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và Gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong Công nghe mà trả lại áo cho Gà
25.truyện bồ nông con lạc mẹ
Gia đình nhà bồ nông làm tổ trên một nhánh cây cổ thụ to nhất khu rừng, cạnh dòng suối trong vắt, hiền hòa. Bồ nông con thích đeo chiếc còi nhỏ xinh mà mẹ đã làm cho, bay ra khỏi chiếc tổ ấm áp để sải những cánh tự do trên bầu trời. Có hôm vì mãi chơi, đến tối mịt bồ nông con mới về đến nhà. Biết tính con nên hàng ngày bồ nông mẹ thường nhắc nhở:
– Con nhớ mang theo chiếc còi, phòng khi nguy hiểm lấy ra dùng. Mẹ sẽ nghe tiếng mà bay đến.
Một hôm do mải miết rong ruổi nên bồ nông con đi xa dần rồi không nhớ đường về. Bị lạc khi trời sắp về chiều, bồ nông con hốt hoảng đáp xuống một cành cây, nơi có tiếng kêu ríu rít của đồng loại. Thế nhưng đó chỉ là một cái bẫy. Con người dùng máy phát ra tiếng kêu của các loài chim để dụ những chú chim khác sa vào. Bồ nông con sợ hãi:
– Nguy rồi, mình đã mắc bẫy, làm sao đây?
Sau một hồi loay hoay tìm lối thoát, nó nhớ lời mẹ từng dặn nên bình tĩnh, không vùng vẫy vì có thể mắc vào lưới chặt hơn. Chiếc còi mang theo bên mình giờ đã phát huy tác dụng. Bồ nông con cố thổi lên từng hồi. Mệt quá nó dừng lại vài giây rồi thổi tiếp.
Cứ thế, ậm thanh của những hồi còi vang lên, ngân xa. Lúc này trời chập choạng tối, bồ nông mẹ chờ mãi mà chưa thấy con về nên dáo dác đi tìm. Chợt bồ nông mẹ nghe thấy tiếng còi của con. Nó mừng lắm, vội vã bay đến nơi phát ra tiếng còi.
May mắn thay con người vẫn chưa cất bẫy. Gặp được con, bồ nông mẹ cố giải thoát cho con nhưng vì lưới quá nặng, một mình nó không thể làm gì để nâng lưới lên. Bồ nông mẹ đành bay đi kêu những con trong bầy đàn đến nhờ giúp đỡ.
Thoát nạn, bồ nông con mừng đến rơi nước mắt, rối rít cảm ơn mọi người đã cứu mình. Bồ nông con đã học được một bài học nhớ đời vì đã ham chơi. Nó hứa với mẹ từ nay không đi chơi xa như thế nữa.
Ý nghĩa câu chuyện: Bồ nông con suýt chút nữa là gặp nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy khi đến nơi xa lạ, bé nên đi cùng và nghe theo hướng dẫn của người lớn nhé. Nếu đi lạc, bé hãy bình tĩnh nhờ người khác giúp mình tìm người thân.
26.truyện bà tiên kẹo
Ở một vương quốc xa xôi nọ, có một bà tiên kẹo rất hiền lành và yêu thương trẻ con. Trong nhà bà lúc nào cũng có đủ các loại kẹo với nhiều màu sắc khác nhau. Bà thường dùng kẹo để thưởng cho các em bé ngoan ngoãn.
Bà tiên kẹo đi khắp nơi trên trái đất, đến từng thôn xóm để xem trẻ em ở vùng đó có ngoan không. Nếu gặp bé nào ngoan, bà sẽ thưởng kẹo, còn không thì bà sẽ dạy dỗ thêm. Một ngày kia, bà đến một ngôi làng có tên là Hoa Hồng và hóa thân thành một bà lão trong bộ quần áo rách rưới, ngồi dưới một gốc cây đầu làng.
Bé Tít và Xoắn đi mua bánh mì cho mẹ ngang qua và nhìn thấy bà bị ngất bên đường. Tít định chạy lại xem nhưng Xoắn ngăn lại:
– Đừng đến gần bà ấy anh Tít ơi, trông bà ấy bẩn thỉu, sẽ lây bệnh cho hai anh em mình mất.
Tít mặc kệ Xoắn nói, chạy đến bên bà và lay hỏi:
– Bà ơi, bà bị sao thế?
Bà lão trả lời:
– Ta đói lắm, ba ngày nay ta chẳng có gì để ăn cả.
Tít liền đưa ổ bánh mì cho bà lão. Xoắn la lên:
– Mẹ sẽ la anh cho mà xem.
Bà lão cảm ơn Tít. Khi ăn xong bánh, bà chống gậy đi mất.
Về tới nhà, Xoắn đã chạy tới mach mẹ mọi chuyện. Không hề la rầy Tít, mẹ còn bảo với Xoắn:
– Không có bánh mì cũng không sao đâu con ạ. Chúng ta có thể uống sữa cũng được. Anh Tít đã giúp đỡ người khác, đây là việc làm rất tốt và đáng khen. Bé Xoắn hãy học hỏi anh nhé.
– Ơ, như thế là việc làm tốt hả mẹ? Dạ con sẽ nhớ lời mẹ ạ.
Vừa lúc đó có tiếng gõ cửa. Ba mẹ con bước ra mở cửa. Lạ thay chỉ có một giỏ đầy bánh kẹo và một bức thư đặc trước cửa. Mẹ mở thư ra đọc: “Ta là bà tiên kẹo. Ta tặng cho cháu giỏ bánh kẹo này để tỏ lòng cảm ơn cháu đã giúp ta nơi đầu làng. Khi ăn bánh kẹo, cháu đừng quên đánh răng mỗi tối nhé kẻo sâu răng đấy!”.
Tít vui mừng lắm và không quên chia kẹo lại cho em Xoắn.
Ý nghĩa câu chuyện: Các bé đừng thờ ơ khi gặp người hoạn nạn dù trông bề ngoài họ có xấu xí rách rưới nhé. Bè hãy giúp đỡ họ nhiệt tình bằng sức của mình.
27. chuyện chiếc ví bị đánh rơi
Anh em Bi và Bo bước ra từ một cửa hàng đồ chơi. Bo nói:
– Em thích con cừu bông màu trắng quá.
– Anh thích chiếc máy bay mô hình cơ, nhưng chúng ta không có tiền mua đâu. Về thôi em.
Hai anh em vừa bước ra khỏi cửa thì Bo nhìn thấy một chiếc ví.
– Ví của ai làm rơi này anh.
Bi mở ví ra xem, con số trên những tờ tiền quá lớn đến nỗi Bi cũng chưa học tới. Bi nói với em:
– Có rất nhiều tiền em ạ.
Mắt Bo sáng lên:
– Hay mình dùng tiền này để mua đồ chơi đi anh Hai?
Thấy đề nghị của Bo hợp với mong muốn của mình, nhưng cậu bé chợt nhớ đến chuyện mẹ mất tiền tuần trước nên nói với em:
– Bo có nhớ lần trước mẹ bị mất ví không? Mẹ đã buồn mất mấy ngày luôn đó. Thôi để anh tìm cách trả lại ví cho người đánh mất.
Nói xong Bi dắt Bo quay lại quầy thu ngân rồi nói với cô nhân viên:
– Cô ơi, tụi con nhặt được chiếc ví này ở cửa. Cô giúp tụi con trả chiếc ví này cho người đã đánh mất nhé.
Cô nhân viên mỉm cười với hai anh em rồi nói:
– Các con ngoan lắm, chờ cô chút xíu.
Nói rồi cô hỏi lớn lên để xem trong cửa hàng có ai làm mất ví không.
Một phụ nữ nghe thấy thế hớt hải chạy đến và nhận chiếc ví là của mình. Cô nhân viên kiểm tra xem giấy tờ trong ví đúng là của vị khách nọ nên cho cô ấy nhận lại ví tiền. Người phụ nữ cảm ơn Bi và Bo rối rít rồi ngỏ ý sẽ tặng cho mỗi bé một món đồ chơi bán trong cửa hàng và để các bé tự chọn.
Bi và Bo mừng lắm, liền đến quầy đồ chơi chọn hai món mà mình thích. Song con cừu bông đã có người mua mất rồi nên Bo chọn gấu bông. Anh Bi thì có được chiếc máy bay như ước nguyện của mình. Anh em Bi cảm ơn người phụ nữ rồi tung tăng về nhà kho e với mẹ món quà mà người lạ đã tặng cho mình.
Ý nghĩa câu chuyện: Những ai vô tình làm mất tài sản có giá trị như giấy tờ, tiền bạc… đều sẽ rất buồn và tiếc. Nếu vô tình nhặt được những món đồ ấy, bé hãy mang đến công an, trường học hoặc nhờ người lớn trả lại cho người đã đánh mất. Như vậy bé đã làm được một việc tốt rồi đấy.
28. chuyện tình bạn đặc biệt
Ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé tên Bo sống trong một căn nhà nhỏ cùng với mẹ của mình. Hàng ngày sau giờ đến lớp, Bo vào rừng nhặt củi giúp mẹ.Một hôm, trên đường đi vào rừng, Bo nhìn thất một chú cún con bị bỏ rơi bên vệ đường, trông chú rất đáng thương và buồn bã. Thấy chú Cún bị đói, Bo quyết định mang chú về nhà chăm sóc.
Về đến nhà, Bo nói với mẹ:
– Mẹ ơi, con nhặt được chú cún này. Mẹ cho cún ở nhà với con nha mẹ?
Mẹ nhìn Bo ái ngại:
– Nhà mình chật lại nghèo nữa, làm sao nuôi được nó hả con?
– Không sao ạ, con sẽ nhường phần cơm của mình cho nó và ngủ cùng với nó mẹ nha!
Thấy Bo thật sự thương chú cún, mẹ cậu cũng không nỡ từ chối. Bà gật đầu đồng ý. Bo rất vui sướng, ôm chú cún nhỏ và lòng và vuốt ve chú. Cậu đặt tên cho cún là Mi Lu.
Từ ngày có Mi Lu, đi đâu Bo cũng dẫn chú theo, cả hai trở thành đôi bạn gắn bó thân thiết với nhau. Có quà bánh gì, Bo đều chia cho Mi Lu một nửa. Ngoài giờ học, Bo dẫn theo Mi Lu vào rừng kiếm củi. Rồi cậu dắt chú cún lên đồi chơi đá banh, ném củi và trốn tìm. Tối đến, cả hai cùng ngủ với nhau trên chiếc giường ọp ẹp và mơ những giấc mơ thật đẹp.
Một ngày nọ, chú cún Mi Lu bị bệnh nên không theo Bo vào rừng nhặt củi. Hôm đó trời mưa nên đường trơn trợt, trên đường về Bo bị trợt chân ngã xuống hố. Thấy con lâu quá không về, mẹ Bo vội vã đi tìm cùng với nhữn người hàng xóm tốt bụng. Cún con cũng tham gia tìm kiếm và đánh hơi tìm thấy cái hố nơi Bo bị rơi xuống, chú sủa to lên báo hiệu cho mọi người biết.s
Biết Bo đang ở dưới hố, một người hàng xóm chạy về nhà lấy sợi dây thừng. Nhờ sợi dây thừng, mọi người kéo được Bo lên khỏi hố. May mắn là cậu bé chỉ bị trầy xước nhẹ. Bo vui mừng cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mình và ôm chú chó nhỏ vào lòng âu yếm. Từ đó tình bạn của Bo và Mi Lu ngày càng khắng khít hơn.
Ý nghĩa câu chuyện: Bé hãy biết yêu thương mọi loài vật sống xung quanh mình nhé. Các con vật cũng có cảm xúc vui buồn như bé vậy. Khi bé dành cho chúng những tình cảm đặc biệt thì chúng sẽ làm điều tương tự đối với chúng ta.
29.sự tích cầu vồng
Xưa lắm rồi, các màu trên mặt đất bỗng dưng cãi nhau. Màu nào cũng tự cho rằng mình là tuyệt hảo, quan trọng nhất, hữu ích nhất và được ưa chuộng nhất.
Màu lục bắt đầu: Dĩ nhiên là tôi quan trọng nhất. Tôi là biểu tượng của sự sống và niềm hi vọng. Tôi được chọn để tạo thành cỏ cây. Thiếu tôi cảnh vật sẽ tiêu điều. Hãy nhìn vạn vật xung quanh, các bạn hẳn thấy tôi đúng.
Màu xanh ngắt lời: Bạn chỉ nghĩ đến những gì trên mặt đất, hãy ngước nhìn trời xanh và dõi ra biển biếc. Từ đáy biển sâu đến chín tầng mây cao, sự sống tồn tại được đều nhờ vào nước. Trời xanh bao la mang hình ảnh của sự thanh bình. Nếu không có thanh bình muôn loài ai nấy cũng sẽ xác xơ.
Màu tím cãi lại: Tôi là màu của sức mạnh. Từ vua quan đến hàng giáo phẩm đều chọn màu của tôi vì tôi tượng trưng cho quyền uy và thông thái. Ai ai cũng sẵn sàng lắng nghe và tùng phục.
Màu vàng cười vang: Sao toàn là chuyện nghiêm túc quá thế. Tôi cho rằng chỉ có tôi mới mang lại niềm vui và sự ấm áp cho đời mà thôi. Này nhé, mặt trời vàng, mặt trăng vàng, các vì sao vàng, tất cả đem lại sự vui tươi và nụ cười cho toàn thế giới. Vắng tôi là thiếu hẳn đi niềm hân hoan.
Đến lượt màu cam tự khen: Tôi là màu của sức khỏe, của sự đổi mới. Có lẽ tôi là một màu quí vì tôi phục vụ mọi nhu cầu của con người. Tôi mang các sinh tố quan trọng nhất, hãy nhìn các loại trái cây thì biết. Tôi ít khi có mặt nhưng khi tôi nhuộm bầu trời bình minh hay bầu trời hoàng hôn, vẻ đẹp mê hồn của tôi khiến không còn ai nhớ đến các bạn nữa.
Màu chàm tiếp lời, giọng nhỏ nhẹ nhưng quyết liệt: Các bạn hãy nghĩ đến tôi xem nào. Tôi là màu của sự tĩnh lặng. Phải để ý đến tôi vì thiếu tôi, các bạn sẽ trở nên hời hợt, thiếu sâu sắc. Tôi đại diện cho tâm hồn, ý tưởng và sự tinh tế. Ai cũng cần tôi để có được một cuộc sống cân bằng cũng như tạo nên sự khác biệt. Tôi hữu dụng cho lòng tin, những giây phút trầm tư, an lạc nội tâm.
Đến lúc này màu đỏ không thể kiềm chế được nữa, quát to: Ta đây mới đích thị là “SẾP”. Ta là máu, là sinh lực. Ta là màu báo nguy, màu của sự can đảm. Ta là lửa. Ta là màu của đam mê, của tình yêu, của hoa hồng, của hoa anh túc… Thiếu ta, địa cầu sẽ ảm đạm như mặt trăng kia.
Và rồi các màu lại tiếp tục khoe khoang; mỗi màu tự cho mình mới là quan trọng thật sự. Cuộc tranh cãi càng lúc càng căng thẳng, bỗng nhiên một tia chớp xẹt đến, tiếp theo ngay sau là một tiếng sét to. Mưa như thác đổ xuống các màu khiến chúng phải sát cánh lại để che chở cho nhau.
Mưa nói: Thật là ngốc nếu các bạn mãi chống đối nhau. Các bạn không biết rằng mỗi màu được tạo ra cho một mục đích rõ ràng sao? Mỗi màu đều có một tính cách độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. Hãy bắt tay nhau và cùng đến với tôi.
Các màu nghe có lý và làm theo đề nghị của mưa. Chúng đến bắt tay nhau.
Mưa khuyên tiếp: Từ giờ trở đi, khi nào mưa mỗi bạn hãy nổi lên thành một cầu vồng trên bầu trời để chứng tỏ các bạn đã chung sống hòa bình. Cầu vồng là hình ảnh của sự hy vọng và hòa giải.
30.chim sẻ kiêu căng
Ở nơi bìa rừng, có một gia đình chim sâu sống rất vui vẻ bên nhau. Gia đình chim có 3 thành viên là chim bố, chim mẹ và cô bé chim sâu xinh xắn.
Một hôm chị chim sẻ bay ngang, nhìn thấy chim sâu chị trầm trồ khen ngợi:
– Ôi chim sâu bé, em thật là dễ thương, bộ lông của em đẹp quá.
Nghe thấy thế, chim sâu thấy rất thích. Cô bé chạy ngay vào nhà soi gương và tủm tỉm cười.
Từ hôm đó, cô bé chim sâu suốt ngày chỉ lo chải chuốt, không chịu theo bố mẹ đi tìm thức ăn và làm việc nhà. Cô bé sợ những công việc ấy làm vấy bẩn bộ lông xinh đẹp của mình. Do được cô bé chăm chút kỹ nên bộ lông chim sâu ngày càng đẹp và óng mượt hơn.
Vì thế, mỗi khi cô bé chim sâu xuất hiện, các loài chim khác đều xuýt xoa khen ngợi bộ lông óng mượt ấy. Điều này càng khiến chim sâu kiêu ngạo và hay lên tiếng chê bai kẻ khác. Đặc biệt là bồ câu, người bạn thân của cô bé cũng không thoát khỏi những lời chê hợm hĩnh của chim sâu.
– Cậu càng ngày càng xấu thế, sẽ không có ai chơi với cậu đâu.
Nghe bạn chê mình, bồ câu không nói gì mà buồn bã bay đi nơi khác.
Càng ngày chim sâu càng kiêu căng. Do nghĩ rằng bộ lông của mình là đẹp nhất, nên gặp ai cô bé cũng không ngớt lời dè bỉu. Vì vậy mà dần dần không còn ai thích chơi với chim sâu nữa. Mỗi lần chim sâu sà xuống ngỏ ý muốn chơi cùng thì các bạn đều bay đi mất, bỏ mặc nó lại một mình. Vài lần như thế, chim sâu nhận ra không có bạn sẽ buồn như thế nào. Cô bé buồn lắm, bay về nhà và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
Sau khi lắng nghe cô bé kể, mẹ chim sâu mới nhỏ nhẹ khuyên rằng:
– Đó là do con đã quá kiêu căng, hết chê bạn này đến chê bạn khác. Ai cũng có ưu điểm của mình cả, con và các bạn con đều rất đẹp. Con hãy đến nhà các bạn để xin lỗi đi nhé, nhất là bồ câu – bạn thân của con đấy.
Nghe lời mẹ, chim sâu đã đến nhà từng bạn để xin lỗi. Thấy chim sâu thật lòng, các bạn cũng không giận nữa. Cả bọn cùng nhau vui vẻ bay lên bầu trời xanh.
Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống, bé cần có đức tính khiêm tốn. Dù có xinh đẹp hơn ai, bé cũng không bao giờ được coi thường người khác. Tính kiêu căng tự phụ sẽ làm cho bạn bè xa cách và không chơi với bé nữa đấy.
Thông qua 30 câu chuyện này, bạn có thể sử dụng chúng để kể cho bé nghe mỗi tối trước khi ngủ, việc kể chuyện mỗi tối sẽ mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa, bé sẽ rất vui và hạnh phúc nếu bố và mẹ cùng nhau kể cho bé nghe những câu chuyện ý nghĩa này mỗi đêm nhé.
Từ khóa » Kể Chuyện Thỏ Và Rùa Cho Bé Nghe
-
Rùa Và Thỏ | Truyện Cổ Tích Việt Nam - YouTube
-
Rùa Và Thỏ Câu Chuyện Cổ Tích - Phim Hoạt Hình Cho Trẻ Em
-
Truyện Ngụ Ngôn Hay Nhất | Thỏ Và Rùa - YouTube
-
Truyện Cổ Tích Cho Bé: Thỏ Và Rùa
-
Đọc Chuyện Cổ Tích Ngụ Ngôn Thỏ Và Rùa Chạy Thi - GiaDinh.TV
-
Câu Chuyện Rùa Và Thỏ Chạy đua [Truyện Ngụ Ngôn Cho Bé]
-
Câu Chuyện Thỏ Và Rùa Và Hai Bài Học Cho Bé - Mẹ Kể Bé Nghe
-
Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
-
Rùa Và Thỏ [Truyện Ngụ Ngôn La Phông-ten]
-
Thỏ Và Rùa - MC Thanh Thảo - Cô Cỏ May - Zing MP3
-
Rùa Và Thỏ - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc
-
20 Câu Chuyện Kể Hằng đêm Cho Bé - O₂ Education
-
Audio 1 - Đọc Truyện Thỏ Và Rùa - Minh Thơ - NhacCuaTui
-
9 Truyện Cổ Tích Hay Nhất Bố Mẹ Nên Kể Cho Bé Nghe - Yêu Trẻ