TOP 35 đề Toán ôn Thi Vào 10 Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Bộ đề Toán ôn thi vào 10 gồm 35 đề tự luyện khác nhau dưới đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào 10.
TOP 35 đề ôn thi vào 10 môn Toán sẽ giúp các em học sinh lớp 9 thử sức, rèn luyện kiến thức, để đánh giá đúng năng lực bản thân, nắm vững được các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi. Từ đó vạch ra chiến lược ôn thi hiệu quả, đạt kết quả tốt nhất và trúng tuyển vào lớp 10 các trường Trung học Phổ thông mà các em mong muốn. Ngoài ra các em xem thêm: tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác, bất đẳng thức Cosi, chuyên đề Giải phương trình bậc 2 chứa tham số, bài tập hệ thức Vi-et và các ứng dụng, các dạng bài tập Toán 9 ôn thi vào lớp 10, bộ 45 đề thi vào lớp 10 môn Toán.
Bộ đề Toán ôn thi vào lớp 10
- Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 1
- Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 2
- Đề ôn thi vào 10 môn Toán - Đề 3
- Đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán - Đề 4
- Đề Toán lớp 9 thi vào 10 - Đề 5
- Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 6
- Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 7
Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 1
Câu 1 (1,5 điểm) Rút gọn biểu thức sau:
\(\quad A=\sqrt{3+2 \sqrt{2}}-\sqrt{3-2 \sqrt{2}} ; B=\frac{1}{\sqrt{3}-1}-\frac{1}{\sqrt{3}+1}\)
Câu 2: (1.5 điểm). Giải các phương trình:
a. 2x2+ 5x – 3 = 0
b. x4- 2x2 – 8 = 0
Câu 3: ( 1.5 điểm). Cho phương trình: x2 +(2m + 1)x – n + 3 = 0 (m, n là tham số)
a) Xác định m, n để phương trình có hai nghiệm -3 và -2.
b) Trong trường hợp m = 2, tìm số nguyên dương n bé nhất để phương trình đã cho có nghiệm dương.
Câu 3: ( 2.0 điểm). Hưởng ứng phong trào thi đua”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, lớp 9A trường THCS Hoa Hồng dự định trồng 300 cây xanh. Đến ngày lao động, có 5 bạn được Liên Đội triệu tập tham gia chiến dịch an toàn giao thông nên mỗi bạn còn lại phải trồng thêm 2 cây mới đảm bảo kế hoạch đặt ra. Hỏi lớp 9A có bao nhiêu học sinh.
Câu 4: ( 3,5 điểm). Cho hai đường tròn (O) và (O’) có cùng bán kính R cắt nhau tại hai điểm A, B sao cho tâm O nằm trên đường tròn (O’) và tâm O’ nằm trên đường tròn (O). Đường nối tâm OO’ cắt AB tại H, cắt đường tròn (O’) tại giao điểm thứ hai là C. Gọi F là điểm đối xứng của B qua O’.
a) Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của (O), và AC vuông góc BF.
b) Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AD = AF. Qua D kẽ đường thẳng vuông góc với OC cắt OC tại K, Cắt AF tại G. Gọi E là giao điểm của AC và BF. Chứng minh các tứ giác AHO’E, ADKO là các tứ giác nội tiếp.
c) Tứ giác AHKG là hình gì? Vì sao.
d) Tính diện tích phần chung của hình (O) và hình tròn (O’) theo bán kính R.
Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 2
Bài 1
a) So sánh :\(3 \sqrt{5}\) và \(4 \sqrt{3}\)
b) Rút gọn biểu thức: \(A=\frac{3+\sqrt{5}}{3-\sqrt{5}}-\frac{3-\sqrt{5}}{3+\sqrt{5}}\)
Bài 2 (2 điểm). Cho hệ phương trình: \(\left\{\begin{array}{ll}2 x+y=5 m-1 & \text { ( } \mathrm{m} \text { là tham số) } \\ x-2 y=2 & \end{array}\right.\)
a) Giải hệ phương trình với m = 1
b) Tìm m để hệ có nghiệm (x;y) thỏa mãn : x2– 2y2= 1.
Bài 3 (2,0 điểm) Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 24 km.Khi đi từ B trở về A người đó tăng thêm vận tốc 4km/h so với lúc đi, vì vậy thời gian về ít hơn thời gian đi 30 phút.Tính vận tốc xe đạp khi đi từ A đến B .
Bài 4 (3,5 điểm) Cho đường tròn (O;R), dây BC cố định (BC < 2R) và điểm A di động trên cung lớn BC sao cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Các đường cao BD và CE của tam giác ABC cắt nhau ở H.
a) Chứng minh rằng tứ giác ADHE nội tiếp .
b) Giả sử góc BAC bằng 60 độ, hãy tính khoảng cách từ tâm O đến cạnh BC theo R.
c) Chứng minh rằng đường thẳng kẻ qua A và vuông góc với DE luôn đi qua một điểm cố định.
d) Phân giác góc ABD cắt CE tại M, cắt AC tại P. Phân giác góc ACE cắt BD tại N, cắt AB tại Q. Tứ giác MNPQ là hình gì? Tại sao?
Bài 5 (1,0 điểm). Cho biểu thức: \(P=x y(x-2)(y+6)+12 x^{2}-24 x+3 y^{2}+18 y+36\)
Chứng minh P luôn dương với mọi giá tri của x, \(\mathrm{y} \in R\)
Đề ôn thi vào 10 môn Toán - Đề 3
Bài 1:(3,0 điểm)
a) Rút gon: \(A=(\sqrt{12}+2 \sqrt{27}-\sqrt{3}): \sqrt{3}\)
b) Giải phương trình : \(x^{2}-4 x+3=0\)
c) Giải hê phương trình: \(\left\{\begin{array}{l}2 x-y=4 \\ x+y=-1\end{array} \mid\right.\)
Bài 2: ( 1,5 điểm). Cho Parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d) : y = 2x + a
a\ Vẽ Parabol (P)
b\ Tìm tất cả các giá trị của a để đường thẳng (d) và parabol (P) không có điểm chung
Bài 3: ( 1,5 điểm): Hai ô tô cùng lúc khởi hành tứ thành phố A đến thành phố B cách nhau 100 km với vận tốc không đổi.Vận tốc ô tô thứ hai lớn hơn vận tốc ô tô thứ nhất 10km/h nên ô tô thứ hai đến B trước ô tô thứ nhất 30 phút.Tính vận tốc của mỗi ô tô trên.
Bài 4: ( 3,5 điểm). Trên đường tròn (O,R) cho trước,vẽ dây cung AB cố định không di qua O.Điểm M bất kỳ trên tia BA sao cho M nằm ngoài đường tròn (O,R).từ M kẻ hai tiếp tuyến MC và MD với đường tròn (O,R) (C,D là hai tiếp điểm)
a\ Chứng minh tứ giác OCMD nội tiếp.
b\ Chứng minh MC2 = MA.MB
c\ Gọi H là trung điểm đoạn AB , F là giao điểm của CD và OH.
Chứng minh F là điểm cố định khi M thay đổi
Bài 5: ( 0,5 điểm). Cho a và b là hai số thỏa mãn đẳng thức: a2 + b2 + 3ab -8a - 8b - 2+19 = 0
Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm a và b
Đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán - Đề 4
Câu 1. (2,0 điểm).
1) Giải các phương trình sau:
\(a/ 9 x^{2}+3 x-2=0.\)
\(b / x^{4}+7 x^{2}-18=0 .\)
2) Với giá trị nào nào của m thì đồ thị của hai hàm số \(\mathrm{y}=12 \mathrm{x}+(7-\mathrm{m})\) và \(\mathrm{y}=2 \mathrm{x}+(3+\mathrm{m})\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung?
Câu 2. (2,0 điểm)
1) Rút gọn biểu thức: \(\mathrm{A}=\frac{2}{1+\sqrt{2}}+\frac{1}{3+2 \sqrt{2}}.\)
2) Cho biểu thức: \(B=\left(1+\frac{1}{\sqrt{x}}\right) \cdot\left(\frac{1}{\sqrt{x}+1}+\frac{1}{\sqrt{x}-1}-\frac{2}{x-1}\right) ; x>0, x \neq 1\)
a) Rút gọn biểu thức B
b) Tìm giá của của x để biểu thức \(\mathrm{B}=3.\)
Câu 3. (1,5 điểm). Cho hệ phương trình:\(\left\{\begin{array}{l}2 y-x=m+1 \\ 2 x-y=m-2\end{array}\right.\)
1) Giải hệ phương trình (1) khi \(\mathrm{m}=1.\)
2) Tìm giá trị của m để hệ phương trình (1) có nghiệm (x, y) sao cho biểu thức \(\mathrm{P}=\mathrm{x}^{2}+\mathrm{y}^{2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Câu 4. (3,5 điểm) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O). Hai đường cao BD và CE của tam giác ABC cắt nhau tại điểm H. Đường thẳng BD cắt đường tròn (O) tại điểm P đường thẳng CE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai Q. Chứng minh rằng:
a) BEDC là tứ giác nội tiếp.
\(b) \mathrm{HQ} \cdot \mathrm{HC}=\mathrm{HP} \cdot \mathrm{HB}\)
c) Đường thẳng DE song song với đường thẳng PQ
d) Đường thẳng OA là đường trung trực của đoạn thẳng P
Câu 5. (1,0 điểm) Cho x, y,z là ba số thực tùy ý. Chứng minh
\(\mathrm{x}^{2}+\mathrm{y}^{2}+\mathrm{z}^{2}-\mathrm{yz}-4 \mathrm{x}-3 \mathrm{y} \geq-7\).
Đề Toán lớp 9 thi vào 10 - Đề 5
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Tính: \(\sqrt{12}-\sqrt{75}+\sqrt{48}\)
b) Tính giá trị biểu thức \(A=(10-3 \sqrt{11})(3 \sqrt{11}+10)\)
Câu 2: (1,5 điểm) Cho hàm số \(\mathrm{y}=(2-\mathrm{m}) \mathrm{x}-\mathrm{m}+3 (1)\)
a) Vẽ đồ thị d của hàm số khi m=1
b) Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số (1) đồng biến
Câu 3: (1 điểm) Giải hệ phương trình:\(\left\{\begin{array}{l}x+2 y=5 \\ 3 x-y=1\end{array}\right.\)
Câu 4: (2,5 điểm)
a) Phương trình \(x^{2}-x-3=0\) có 2 nghiệm \(x_{1}, x_{2}\). Tính giá trị: \(X=x_{1}^{3} x_{2}+x_{2}^{3} x_{1}+21\)
b) Một phòng họp dự định có 120 người dự họp, nhưng khi họp có 160 người tham dự nên phải kê thêm 2 dãy ghế, mỗi dãy phải kê thêm một ghế nữa thì vừa đủ. Tính số dãy ghế dự định lúc đầu. Biết rằng số dãy ghế lúc đầu trong phòng nhiều hơn 20 dãy ghế và số ghế trên mỗi dãy là bằng nhau.
Câu 5: (1 điểm). Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tính chu vi tam giác ABC biết:
\(\mathrm{AC}=5 \mathrm{~cm} . \mathrm{HC}=\frac{25}{13} \mathrm{~cm}\)
Câu 6: (2,5 điểm).
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ tiếp tuyến Ax, By với đường tròn tâm O. Lấy E trên nửa đường tròn, qua E vẽ tiếp tuyến với đường tròn cắt Ax tại D cắt By tại C.
a) Chứng minh: OADE nội tiếp được đường tròn.
b) Nối AC cắt BD tại F. Chứng minh: EF song song với AD
Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 6
Câu 1. (2,5 điểm):
a) Tính \(A=\sqrt{45}+\sqrt{20}-\sqrt{5}\)
b) Tìm đkxđ và rút gọn biểu thức:\(P=\left(\frac{1}{1-\sqrt{x}}-\frac{1}{1+\sqrt{x}}\right) \cdot\left(1-\frac{1}{\sqrt{x}}\right)\)
c) Cho hàm số y = - 2x+1 có đồ thị là (d) và hàm số bậc nhất
y = (m2 - 3m) x + m2 - 2m+2 có đồ thị là (d’).
Tìm m để 2 đường thẳng (d) và (d’) song song với nhau.
Câu 2.(2,0 điểm)
a. Giải phương trình : 2x2-3x +1 = 0
b. Gọi x1, x2là hai nghiệm của phương trình : x2-8x+15=0. Không giải phương trình, hày tính giá trị biểu thức sau \(\mathrm{P}=\frac{1-x_1}{x_1}+\frac{1-x_2}{x_2}\)
Câu 3.(1,5 điểm):
Để kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Bác, một đội công nhân được giao nhiệm vụ trồng 360 cây xanh ở khu đồi Đền Chung Sơn. Đến khi làm việc có 4 công nhân được điều đi làm việc khác nên mỗi công nhân phải trồng thêm 3 cây nữa mới hết số cây phải trồng. Tính số công nhân của đội đó?
Câu 4.(3,0 điểm)
Cho đường tròn tâm O. Từ điểm M nằm ngoài (O) kẻ 2 tiếp tuyến MC, MD và cát tuyến MAB với đường tròn (A, B, C, D thuộc đường tròn và dây AB không đi qua O; A nằm giữa M và B). Gọi I là trung điểm của AB, H là giao điểm của MO và CD.
a) Chứng minh 5 điểm M, O, I, C, D cùng nằm trên một đường tròn;
b) Gọi E là giao điểm của 2 đường thẳng CD và OI, S là giao điểm của MI và EH, K là giao điểm của 2 đường thẳng OS và ME.
Chứng minh: MH. MO+ EI. EO = ME2.
c) Kẻ dây BN song song với CD. Chứng minh ba điểm : A, H, N thẳng hàng.
Câu 5(1,0 điểm): Giải hệ phương trình: \(x+4=\sqrt{x^2+9 x+19}-2 \sqrt{x+3}\)
Đề Toán ôn thi vào 10 - Đề 7
Bài 1 (2 Điểm) Cho biểu thức \(P=\frac{x+2}{x \sqrt{x}-1}+\frac{\sqrt{x}+1}{x+\sqrt{x}+1}-\frac{1}{\sqrt{x}-1}\)
a) Tìm x để biểu thức P có nghĩa. Rút gọn biểu thức P
b)Tính giá trị của P khi
c) Chứng minh : \(P<\frac13\)
Bài 2 (2 điểm) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình:
Hai máy cày có năng suất khác nhau cùng làm việc trên một cánh đồng . Hai máy cày đó cày được \(\frac{1}{6}\) cánh đồng trong 15 h. Nếu máy thứ nhất làm một mình trong 12 h, máy thứ hai làm một mình trong 20 h thì cả hai máy cày được 20 \% cánh đồng . Hỏi nếu mỗi máy làm việc riêng thì có thể cày xong cánh đồng trong bao lâu ?
Bài 3 (2 điểm)
1) Giải hệ phương trình: \(\left\{\begin{array}{l}\frac{1}{x-2}+\frac{1}{y-1}=2 \\ \frac{2}{x-2}+\frac{3}{y-1}=5\end{array}\right.\)
2) Cho phương trình \(x^2+mx+n-3=0\)(m, n là tham số )
a) Cho n=0. Chứng minh rằng phương trình luôn có nghiệm với mọi m.
b) Tìm m và n để phương trình có hai nghiệm \(x_{1}, x_{2}\) thỏa mãn \(\left\{\begin{array}{c}x_{1}-x_{2}=1 \\ x_{1}^{2}-x_{2}^{2}=7\end{array}\right.\)
Bài 4 (3,5 điểm) Cho đường tròn tâm O đường kính AB=2R xy là tiếp tuyến với (O) tại B.
CD là một đường kính bất kì . Gọi giao điểm của AC, AD với xy lần lượt là M, N.
a) Chứng tứ giác MCDN nội tiếp.
b) Chứng minh AC.AM = AD.AN
c) Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp MCDN và H là trung điểm của MN.
Chứng minh tứ giác AOIH là hình bình hành .
d) Khi đường kính CD quay xung quanh điểm O thì I di chuyển trên đường nào?
Bài 5 (0.5 điểm) Cho a, b, c là các số dương. Chứng minh rằng
\(\frac{a+b}{c}+\frac{b+c}{a}+\frac{a+c}{b} \geq 4\left(\frac{a}{b+c}+\frac{b}{a+c}+\frac{c}{a+b}\right)\)
..............
Mời các bạn tải File tài liệu để xem trọn bộ 35 đề ôn thi vào 10
Từ khóa » đề Cương ôn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán
-
Trọn Bộ đề Cương ôn Thi Lớp 10 Môn Toán Tuyển Sinh Mới Nhất
-
152 Bài Tập ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán
-
đề Cương ôn Thi Vào Cấp 3 Môn Toán - 123doc
-
Tài Liệu Toán ôn Thi Vào Lớp 10
-
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN [Trọn Bộ]
-
Đề Cương ôn Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Toán - .vn
-
16 Chuyên đề ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán - Ôn Luyện
-
Các Dạng Bài Tập ôn Luyện Thi Vào Lớp 10 - Gia Sư Thành Được
-
Đề Cương Ôn Tập Toán 10 Học Kì 1 Có Đáp Án - Kiến Guru
-
Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Toán Qua Các Năm - Học Tốt Blog
-
Ôn Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Toán.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Các Chủ đề ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán
-
Đề Thi Và đáp án Tuyển Sinh 10 Môn Toán Các Năm - THCS Phú Mỹ
-
Đề Cương ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán - Trường THCS Trần Đại Nghĩa
-
Tổng Hợp Các Dạng Toán Thi Vào Lớp 10 Thường Gặp - Kiến Guru
-
Tổng Hợp đề Cương ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán Co Dap An Mới Nhất ...
-
Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán - Giáo Viên Việt Nam