Top 4 Cuốn Sách Hay Nên đọc Về Tâm Lý Học Trong Năm 2021 | INDEC
Có thể bạn quan tâm
Năm 2020 sắp qua, chắc hẳn, trong năm mới 2021, nhiều bạn trẻ đều có những mục tiêu mới như “Nhận định về bản thân”, “Có được điểm số cao trong học tập”, “Có được công việc như ý” và “Hòa thuận trong các mối quan hệ gia đình, xã hội”. Nhìn chung, các bạn đều mong muốn được F5 bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn của năm trước, thông qua việc nâng cao kiến thức, vốn sống và suy nghĩ tích cực. Trong số đó, có nhiều bạn lựa chọn đọc sách như một phương thức hiệu quả nhất và đặc biệt, những năm gần đây, sách tâm lý học ngày càng thu hút sự quan tâm của các bạn. Trong nội dung bài viết lần này, INDEC sẽ giới thiệu với các bạn top 4 cuốn sách hay về tâm lý học không thể thiết trong năm 2021.
- Tại sao thành phố Oxford – Thánh đường học thuật lâu đời nhất Anh quốc lại là điểm đến số 1 để du học ngành TESOL và EDUCATION?
- Du học Anh: Work Placement là gì? – Tìm hiểu về cơ hội thực tập hưởng lương khi du học Anh
- Du học Anh: Vì sao nên lựa chọn học ngành Điều dưỡng tại Anh Quốc?
- Du học Anh: 100% là tỷ lệ đỗ visa du học UK của sinh viên INDEC nhập học kỳ tháng 9.2023
- Nhìn lại mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Du học INDEC và trường Đại học Huddersfield
Nội dung chính
- Đi tìm lẽ sống
- Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
- Dám bị ghét
- Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành
- Tạm kết
Đi tìm lẽ sống
Mở đầu danh sách “Top 4 cuốn sách hay nên đọc về tâm lý học trong năm 2021” là Đi tìm lẽ sống. Đây là một cuốn sách hồi ký của tác giả Victor Frankl về những trải nghiệm sống nghiệt ngã tại trại tập trung của Đức quốc xã Auschwitz những năm 1930. Nơi đây được xem là “cơn ác mộng kinh hoàng” và là “địa ngục trần gian” khiến con người phải trải qua những giây phút khốn cùng về cả thể xác lẫn tinh thần.
Thiếu lương thực, thuốc men trầm trọng; điều kiện sống tồi tệ không phải lý do chính khiến các tù nhân từ bỏ cuộc sống. Theo Victor Frankl, những tù nhân bỏ mạng đầu tiên là những người đầu hàng cuộc sống, mất hy vọng về tương lai và không tìm được lý do để tiếp tục sống.
Ngược lại, đối với Frankl, ông luôn nuôi giữ hy vọng về cuộc sống hạnh phúc với người vợ yêu thương, về một ngày được thuyết giảng những bài học tâm lý ông có được từ trại tập trung Auschwitz.
“Đau khổ tự bản thân không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa”. Vì vậy, con người có quyền lựa chọn những phản ứng trước tác động bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát. Lựa chọn giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung hoặc đánh mất phẩm giá của con người, tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn.
Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh nội tại có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã”.
Cuốn sách là nguồn cảm hứng cho độc giả trên khắp thế giới trong gần một thế kỷ qua, đặc biệt, các bạn sinh viên mới tốt nghiệp đang trên hành trình tìm kiếm những hướng đi phù hợp với bản thân nên để “Đi tìm lẽ sống” vào list sách hay nên đọc trong năm 2021.
Đọc sách tại đây: Link
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ dẫn người đọc vào thế giới của người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24, lứa tuổi không còn trẻ con, nhưng cũng chưa thực sự là người lớn.
Cuốn sách là những câu chuyện ngắn về giai đoạn khủng hoảng của các bạn trẻ phải trải qua trong suốt quá trình khôn lớn. Các bạn là những người thiếu thốn tình yêu thương, sự bảo vệ của bố, của mẹ và luôn phải gồng mình, tự đóng vai phụ huynh trong chính cuộc đời để có được cảm giác an toàn, che chở. Bên cạnh đó, có những bạn lại cảm thấy ngột ngạt, bức xúc vì sự kiểm soát nghiêm ngặt, tính ái kỷ và kỳ vọng quá lớn của bố mẹ.
Bao trùm lên tất cả, như một tấm màn lớn, đó là nỗi đau. Nỗi đau từ sự cô đơn của đứa con vẫn được xã hội khen là “trưởng thành” và “ngoan,” từ sự trống rỗng nội tâm của đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lạnh lẽo, từ sự tuyệt vọng của người trẻ bị giam cầm trong nhà tù mang tên tình yêu cha mẹ.
Những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của bác Đặng Hoàng Giang sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành, yêu thương đích thực.
Mặc dù những câu chuyện của mỗi nhân vật đều chân thật, mang đến cảm giác ám ảnh nhưng lại giúp nhân vật có người được lắng nghe và độc giả có cơ hội nhìn lại gia đình mình.
Những phân tích về tâm lý, hướng chữa lành, những nhà tâm lý học được nhắc đến cũng là nguồn tham khảo cực kỳ hữu ích cho những độc giả đang tổn thương.
Cuốn sách chắc chắn sẽ trở thành sự lựa chọn phù hợp nhất với các bạn trẻ thế hệ Gen Z, Gen Y – những bạn trẻ chuẩn bị xây dựng một gia đình mới, bởi lẽ, các bạn cũng mong muốn những đứa trẻ sau này không trở thành nạn nhân như câu chuyện đã được đề cập.
>>> Xem thêm: Tiết lộ 4 kỹ năng phát triển bản thân Gen Z cần bỏ túi ngay và luôn
Dám bị ghét
Dám bị ghét dựa trên những tư tưởng của tâm lí học Adler được xây dựng dưới hình thức cuộc đối thoại trong năm đêm giữa hai người: chàng thanh niên và vị triết gia để trả lời những câu hỏi lớn của cuộc đời mỗi người.
Dưới hình thức một cuộc đối thoại dài qua nhiều ngày, dám bị ghét đã đưa những lí thuyết tâm lí học tưởng chừng khô khan, khó hiểu đến với độc giả một cách cực kì nhẹ nhàng và dễ hiểu qua những ví dụ cùng lời giải thích chân thực và cặn kẽ. Từ người mắc hội chứng Hikikomori đến cô gái mắc chứng đỏ mặt khi gặp người mình thích, từ đứa trẻ không muốn học bài đến những lứa tuổi nổi loạn, từ chính cuộc sống bản thân chàng thanh niên đến ngay mối quan hệ giữa đình của vị triết gia… Tất cả đều là những câu chuyện đầy gần gũi khiến độc giả có thể thốt lên: “Dường như ta đang nhìn thấy chính bản thân ta trong những câu chuyện nhỏ đó”
Bạn bất hạnh không phải do quá khứ và hoàn cảnh, càng không phải do thiếu năng lực. Bạn chỉ thiếu “can đảm” mà thôi. Nói một cách khác, bạn không đủ “can đảm” để dám hạnh phúc. Bởi can đảm để dám hạnh phúc bao gồm cả “can đảm để dám bị ghét” nữa. Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, có được hạnh phúc.
Bạn hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ, hãy cứ chịu làm, hãy dấn thân, chịu sai và sửa sai, luôn tự vấn bản thân để rồi cam kết hơn nữa cho mục tiêu phía trước.
Chính vì vậy, hãy sống cuộc đời của chính mình, bạn không cần cạnh tranh với ai cả, chỉ cần không ngừng tiến lên là được. Bởi lẽ, tất cả chúng ta đều có những điểm xuất phát và hoàn cảnh khác nhau nên hãy đừng so sánh mình với người khác. Bạn hãy có cái nhìn tích cực về những điểm khác biệt của mỗi người.
Nếu bạn thấy nội dung sách phù hợp với câu chuyện của mình, của người thân hay bạn bè, hãy list “Dám bị ghét” vào danh sách “Sách hay nên đọc” trong năm 2021 để có thêm những góc nhìn sâu sắc hơn về chủ đề này nhé!
Đọc sách tại đây: Link
Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành
Sang chấn tâm lý – Hiểu để chữa lành là tác phẩm kinh điển của tâm thần học hiện đại. Đây là một công trình khoa học được đúc kết từ những câu chuyện có thật từ các bệnh nhân mà tác giả – Tiến sĩ Y khoa Bessel Van Der Kolk có dịp tiếp xúc hoặc chữa trị sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Nội dung tác phẩm bao hàm kiến thức trải rộng trên nhiều lĩnh vực gồm có: tâm lý học thần kinh, tâm lý học phát triển, tâm bệnh học, tâm lý trị liệu, giúp người đọc hiểu được nguồn gốc xa xưa đầy tranh cãi về stress và cả những nhận định sai lầm về hậu quả do sang chấn đem đến từ người lớn cho đến trẻ em.
Cuốn sách rất cần thiết cho những bạn quan tâm đến việc tìm kiếm những phương pháp chữa trị sáng tạo các căn bệnh stress do sang chấn cũng như tác động của sang chấn đối với xã hội.
Những bạn thường có biểu hiện bất an trong lòng, thường xuyên lo âu và đôi khi mất kiểm soát từ bên trong. Thay vì tìm cách đối mặt, họ lại tìm cách trốn tránh khỏi chính bản thân mình.
Trích dẫn hay:
“Ta càng cố xua đuổi, cố làm ngơ với những dấu hiệu cảnh báo bên trong ta thì chúng sẽ càng kiểm soát ta, sẽ khiến ta bối rối, hoang mang, xấu hổ. Với những người không thể nhận biết được những gì đang xảy ra bên trong mình, thì khi có bất kỳ chuyển biến nào về cảm giác, họ sẽ phản ứng lại bằng cách ngắt kết nối hoặc trở nên hoảng loạn, nghĩa là họ đang sợ chính nỗi sợ của mình”.
Tạm kết
Trên đây là 4 cuốn sách hay nên đọc về tâm lý học mà các bạn hãy list vào danh sách must-read năm 2022. Mỗi bạn sẽ có những góc nhìn khác nhau về từng câu chuyện trong mỗi tác phẩm, chính vì vậy, INDEC rất hy vọng các bạn hãy chia sẻ những quan điểm, cảm nhận của mình về những cuốn sách trên nhé!
Bên cạnh đó, các bạn có thể chia sẻ thêm nhiều cuốn sách hay nên đọc cùng chủ đề trên Fanpage của INDEC để chúng ta cùng giúp nhau có thêm nhiều nguồn động lực, nhiều ý tưởng mới cho năm 2021 đầy hứa hẹn.
Nguồn: INDEC sưu tầm
____________________________
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG
Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0941 95 33 68
Facebook: Du học cùng INDEC
Từ khóa » Các Sách Về Tâm Lý Học Hay
-
Làm Chủ Cuộc đời: 10 Cuốn Sách Tâm Lý Nên đọc
-
TOP 26 Cuốn Sách Tâm Lý Học Hay Nhất (Update 2022)
-
Top 10 Cuốn Sách Tâm Lý Học Hay Nhất Mọi Thời đại
-
[Review] Top 10 Cuốn Sách Tâm Lý Học Hay Sâu Sắc Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Cuốn Sách Tâm Lý Học Hay Nhất Hiện Nay 2022
-
Top 12 Sách Tâm Lý Học Hay Nhất Nên đọc Cho Người Mới Bắt đầu ...
-
Top 25 Sách Hay Về Tâm Lý Học Hành Vi Con Người
-
Top 5 Quyển Sách Tâm Lý Học Hay Nhất Mọi Thời đại Nên đọc
-
27 Sách Hay Về Tâm Lý Học Hành Vi Con Người Nên đọc
-
Top 14 Cuốn Sách Tâm Lý Làm Chủ Bản Thân Hay Nhất | ZaloPay
-
Top 10 Cuốn Sách Tâm Lý Học Hay Nhất Giúp Bạn Thấu Hiểu Người Khác
-
List Sách Hay Về Tâm Lý Học Hành Vi Con Người - WiiBook
-
Top 11 Cuốn Sách Hay Về Tâm Lý Học Giúp Bạn Làm Chủ Cuộc đời
-
7 Quyển Sách Hay Về Tâm Lý Học Lâm Sàng đi Từ Lý Thuyết đến ứng ...