TOP 4 Đề Văn Học Kì 1 Lớp 12 Năm 2021 - 2022 (Có Ma Trận)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến các bạn học sinh tham khảo.

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 12 gồm 3 đề được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung đề minh họa 2025 kèm theo bảng ma trận. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 Lịch sử 12.

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024 - 2025

  • 1. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo 
  • 2. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức 
  • 3. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều

1. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Văn 12

PHÒNG GD&ĐT. . . . .

TRƯỜNG THPT. . . . . . .

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1NĂM HỌC 2024-2025MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp

HƠI ẤM BÀN TAY

(Lưu Quang Vũ)

Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mìnhĐiều chưa nói thì bàn tay đã nóiMình đi rồi hơi ấm còn ở lạiCòn bồi hồi trong những ngón tay ta.

Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù saNhập luồng nước, hoà nhau màu sắcTrao cảm thương, hai bàn tay nắm chặtNghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.

Những ngày xa, trời nhớ một màu xanhXây trận địa bàn tay ta rám nắngKhi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạnKhi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.

Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đờiẤm hơi ấm ở tay mình lưu luyếnVà ở tận đầu kia trận tuyếnBàn tay mình mang ánh nắng tay ta.

Khi đàn chim bay tới rợp trời trưaCồn mây về mang cơn mưa đầu hạHai vì sao đổi ngôi trong đêm gió...Đó chính tay mình đang vượt khoảng xaTìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.

(Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1. Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Hãy đặt tên cho từng đoạn để từ đó xác định mạch cảm xúc, cấu tứ độc đáo và hình tượng chính của bài thơ. (0.5 điểm)

Câu 2. Đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi a, b, c. (1.0 điểm)

a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt nào

b) Tác giả Lưu Quang Vũ muốn nói điều gì trong dòng thơ “Điều chưa nói thì bàn tay đã nói”? Phân tích thủ pháp nghệ thuật trong dòng thơ để làm rõ điều đó.

c) Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong khổ thơ.

Câu 3.

Thi sĩ đã dùng những từ ngữ nào, thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả những cảm nhận của mình về hai bàn tay nắm chặt? Phân tích đôi điều làm rõ những cảm nhận đó trong khổ thơ thứ hai. (1.0 điểm)

Câu 4. Đọc khổ 3, 4 và trả lời các câu hỏi a, b, c. (1.0 điểm)

a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả trong những hoàn cảnh nào?

b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” có vai trò như thế nào trong khắc hoạ bàn tay ta?

c) Điều gì làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta? Cảm xúc của tác giả khi nói và bàn tay ta?

Câu 5.

Tác giả gửi đến người đọc bức thông điệp nào? Em có đồng ý với điều đó không? Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào đã chuyển tải bức thông điệp đó? (0.5 điểm)

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. Nêu đánh giá của em về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ và ý nghĩa của hình ảnh bàn tay. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ để trả lời câu hỏi. (2.0 điểm) (2đ)

Câu 2: (4 Điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 12

I. ĐỌC HIỂU (4 Điểm)

Câu 1

+ Đoạn 1 gồm 2 khổ thơ đầu: Hơi ấm hoà quyện từ hai đôi bàn tay.

+ Đoạn 2 gồm 2 khổ tiếp theo (khổ 3, 4): Đôi bàn tay ta giữa cuộc đời.

+ Đoạn 3 là khổ cuối (khổ thứ 5): Tay mình vượt khoảng xa đến với tay ta.

– Mạch cảm xúc: Đi từ sự cảm nhận hơi ấm hoà quyện từ hai đôi bàn tay đến sức mạnh, nghị lực trong đôi bàn tay ta (có hơi ấm của đôi bàn tay mình), và kết thúc là hình ảnh đôi bàn tay mình vượt qua nghìn trùng để truyền hơi ấm, tiếp thêm sức sống cho tay ta (cho “ta”).

- Cấu tứ độc đáo: mở đầu là hai bàn tay, hai hơi ấm, hai sức sống hoà quyện trong nhau; kết thúc vẫn là đôi bàn tay (ở xa nhau) đang hướng về nhau, tiếp tục truyền hơi ấm cho nhau.

- Hình tượng chính của bài thơ: đôi bàn tay.

Câu 2

a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt: hai người nắm tay nhau trong phút chia tay. Người ra đi lên đường ra mặt trận, người ở lại nơi hậu phương (Xây trận địa, trận tuyến).

b) Nghệ thuật

- Hoán dụ: bàn tay (lấy bộ phận chỉ toàn thể); Nhân hoá: Bàn tay đã nói.

+ Đây là dòng thơ đặc sắc có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: nắm bàn tay của nhau trong phút chia xa họ cảm nhận, hiểu được nỗi lòng, cảm xúc của nhau từ hơi ấm của đôi bàn tay. Đó là những tín hiệu không lời, phi ngôn ngữ đầm ấm chứa đựng những điều mà ngôn ngữ/ lời nói không thể chuyển tải được.

c) Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện rõ nhất ở hai dòng thơ cuối, trong hai chữ “bồi hồi”

- “Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại”: Dòng thơ giàu sức gợi (hình dung trong người đọc về chàng trai trong phút chia tay) gợi cảm xúc nuối tiếc, lưu luyến. Phút giây ta chỉ nắm tay mình như ngưng đọng lại, thời gian và không gian không thể làm nguội lạnh hơi ấm mà trái lại chúng đã truyền làn hơi ấm nóng ấy vào tim, lưu lại vĩnh viễn trong tâm hồn người ra đi.

- Hai chữ “bồi hồi” được hiểu là những xao xuyến, xôn xao trong lòng. Nét tinh tế ở đây là thi sĩ không nói bồi hồi trong lòng mà là “Còn bồi hồi trong những ngón tay ta ; tức là hơi ấm nóng lưu lại ở ngón tay khiến lòng ta xao xuyến, xôn xao.

Câu 3

Từ ngữ đặc sắc: gặp gỡ, nhập, hoà nhau, trao, chuyển.

Nghệ thuật: so sánh (“Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa”); Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (“Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình").

+ Hàng loạt động từ cùng nghệ thuật so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác diễn tả sự hoà quyện từ đôi bàn tay của hai ta mình đã vận động chuyển hoá tạo nên những điều kì diệu của cho cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.... trong cái nắm tay rất chặt, ta và mình cảm nhận rõ dòng máu của mẹ cha đang “vận động” trong bàn tay mình, cơ thể của mình. Đó là sự tiếp nối, lớn mạnh từ quá khứ – hiện tại – tương lai để tạo nên mạch nguồn mạnh mẽ.

Câu 4

a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả:

+ Xây trận địa bàn tay ta rám nắng

Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạnKhi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.

+ Bàn ta được gợi tả trong các hoàn cảnh khác nhau: vững vàng, khi thực hiện nhiệm vụ của người lính; mềm mại với cỏ cây hoa lá, đầy suy tư khi áp lên vầng trán,..

b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” gợi hoàn cảnh cụ thể làm nổi bật vẻ đẹp của bàn tay ta – vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung, mạnh mẽ của người lính nơi chiến trường gian khổ.

c) Điều làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta: “Bàn tay mình mang ánh năng tay ta” – là tình yêu của bạn gái ở hậu phương, là hơi ẩm từ bàn tay người yêu còn lưu lại từ phút giây chia tay ("Âm hơi ấm ở tay mình lưu luyến”... “Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta”) để người lính có sức mạnh đặc biệt, sức mạnh của tình yêu, sức mạnh cộng hưởng từ hai trái tim.

Câu 5

Tác giả gửi đến người đọc thông điệp:

- Dù ở nơi đâu, khi nào, trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất tình yêu đôi lứa thì sự thuỷ chung, chân thành cũng làm nên tình yêu cuộc sống và sức mạnh cho mỗi người ("Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời/ Và ở tận đầu kia trận tuyến/ Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.)

- Tình yêu thuỷ chung, chân thành luôn có sức mạnh, có khả năng diệu kì: vượt qua muôn ngàn thử thách, khoảng cách để hướng về nhau, ở bên nhau, truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống (“Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa/ Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.”)

- Hãy biết trân trọng tình cảm chân thành và hãy tin vào sức mạnh của tình yêu.

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Các yếu tố nghệ thuật nổi bật:

- Cặp từ ta – mình: Cặp từ quen thuộc trong văn học truyền thống khiến cho bài thơ trở nên quen thuộc, gần gũi, nhưng cũng rất mới mẻ, rất phù hợp để diễn tả tình cảm gắn bó, chân thành, thuỷ chung.

+ Hình ảnh đôi bàn tay, với chữ tay xuất hiện 11 lần – tượng trưng cho tình yêu con người, thể hiện vẻ đẹp của con người.

+ Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: Hoán dụ, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ (Học sinh đưa dẫn chứng).

- Ý nghĩa hình ảnh bàn tay: Học sinh tự rút ra tuỳ theo nhận thức của cá nhân.

– Học sinh có thể tham khảo gợi ý sau:

+ Bàn tay mình tiếp thêm sức mạnh cho ta thực hiện hoài bão lớn cuộc đời.

+ Bàn tay rám nắng, vững vàng khi thực hiện nhiệm vụ của người lính; mềm mại với cỏ cây hoa lá; đầy suy tư khi áp lên vầng trán.

+ Bàn tay mình vỗ về, yêu thương, động viên, ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.

Câu 2:

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về tuổi trẻ

2. Thân bài

Tuổi trẻ là tuổi thanh xuân, là giai đoạn con người sung mãn nhất cả về thể xác, trí tuệ lẫn tâm hồn.

Tuổi trẻ là độ tuổi mỗi người vạch ra cho mình những ước muốn, những khát khao và nỗ lực hết mình để đạt được nó.

Tuổi trẻ là độ tuổi để cống hiến, để trưởng thành và để tự mình đứng lên sau mỗi lần vấp ngã

Tuổi trẻ là quãng thời gian quý báu đối với mỗi người, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết quãng thời gian này. Tuy nhiên, hiện nay có một số người đang lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ.

3. Kết bài

Suy nghĩ của bản thân về tuổi trẻ: Quãng thời gian tươi đẹp, quý giá nhất đối với mỗi người, cần trân trọng nó.

Liên hệ bản thân: Trong những năm tháng tuổi trẻ, cần đề ra mục đích cho bản thân và nỗ lực hết mình để thực hiện nó, nỗ lực cống hiến cho quê hương,...

2. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

PHÒNG GD&ĐT. . . . .

TRƯỜNG THPT. . . . . . .

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1NĂM HỌC 2024-2025MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

22-11-1971

Không có ai cầu nguyện cho mình cả. Những ngọn đèn nhấp nháy trên sườn đồi là lô cốt địch. Còn những mảng đen ngòm kia là thằng Mỹ - Hãy cho chúng no đòn. Đồng đã đi qua mùa gặt. Hương lúa chia đều khắp các nhà và trăng lên sớm cho sân kho nhộn nhịp. Rơm còn phơi đầy trên ruộng, rơm gác lên đống rạ, mềm đi vì sương sớm... Dạo mới đến đây, rừng thả hạt dẻ lăn tanh tách trên đồi. Còn bây giờ, lại mùa hoa dẻ. Hoa dẻ rừng trắng pha vàng như hoa nhãn, như hoa hồng bì... Cả rừng như mở ra cho vô vàn mùi hương lạ lùng thì thào cùng anh bộ đội.

Đàn dê đi lẫn trong vạt cây thấp, cây mua lá xanh mềm như nhung, cây khế rừng lá tím... tiếng chuông thơ ngây trên cổ lũ dê rung lên bỡ ngỡ, tưởng chừng như giọt nhựa ứ ra và cuộn thành giọt, rơi từ tốn. Đó là những ống đếm thời gian của rừng già...

Đêm rủ bức màn lốm đốm sáng, đồi chìm vào chân mây, đất và trời bị xóa nhòa ranh giới...

Còn anh bộ đội thì hồi hộp đợi chờ. Lần bắn thứ hai trong đời lính.

Anh hãy nghĩ: Kia đúng là thằng Mỹ, là kẻ thù và ghìm súng vào ngực nó.

Đừng lo bắn vào quả tim người, chúng nó chẳng có tim đâu!

Anh hãy nghĩ: Cuộc sống yên lành và ngân nga như lời thơ kia bị cào xé bởi ánh lửa ghê tởm trước mắt anh.

Hãy đứng trong chiến hào của đời mà bắn!

Sương dày nên đạn chưa căng. Tiếng nổ không chát chúa mà âm âm. Đèn vỡ tung, đạn xuyên qua phao dầu, đạn phá rách toang bia. Phải như thế, mới hả căm thù! Thủ trưởng bảo: Ta bắn giỏi không phải như anh chàng trong “Hoa diếp dại”. Đạo đức cách mạng của người Việt Nam khác thế.

Tự hào lắm, khi được lang thang trên mảnh đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó. Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa. Trang sách cuộc đời chưa mở cho ta, nhưng mới ghé mắt nhìn, ta đã ngay ngất cả người...Tiếc thay, đã mấy ai nhận thấy!

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu, NXB Thanh niên, tr 61,62)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích?. (0,5 điểm)

Câu 2. Tại sao tác giả viết . Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Đoạn trích gửi đến thông điệp gì cho thế hệ trẻ. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai đoạn văn sau: (1,0 điểm)

Anh hãy nghĩ: Kia đúng là thằng Mỹ, là kẻ thù và ghìm súng vào ngực nó.

Đừng lo bắn vào quả tim người, chúng nó chẳng có tim đâu!

Anh hãy nghĩ: Cuộc sống yên lành và ngân nga như lời thơ kia bị cào xé bởi ánh lửa ghê tởm trước mắt anh.

Câu 4. Chỉ ra và nhận xét về cách quan sát, ghi chép lại những sự kiện diễn ra trong ngày 22.11.1971 của người viết. (1,0 điểm)

Câu 5. Anh/chị cảm nhận thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong văn bản trên? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản sau

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoaHoa của đất, người trồng cây dựng cửa Khi ta đến gõ lên từng cánh cửaThì tin yêu ngay thẳng đón ta vàoTa nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!... Ta lớn lên khao khát những chân trời Những mảnh đất chân mình chưa bén được Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 2. (4,0 điểm): Trong cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” (NXB Hội Nhà văn), tác giả Rosie Nguyễn đã viết: “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần”.

Từ câu nói trên, viết bài văn nghị luận (600 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: tuổi trẻ và hành động.

.........

3. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều

Xem chi tiết đề thi trong file tải về

Từ khóa » đề Văn 2021 Lớp 12