Top 4 Mẫu Bể Lắng Bùn Cặn Lơ Lửng Có Thiết Kế đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý nước thải con người đã chế tạo ra các loại bể lắng nhằm mục đích giúp lượng bùn đất lắng bớt. Đây được xem là một trong những giải pháp giúp bảo vệ môi trường và xử lý nước thải hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều mẫu bể lắng bùn đơn giản, hiệu quả như bể lắng ngang, bể lắng đứng,… Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của các công ty để có thể lựa chọn và sử dụng loại bể lắng phù hợp nhất.

Xem thêm

+ Muốn lương 10 triệu trong nghành môi trường bạn cần sở hữu các kỹ năng

+ Top 5 loại nước thải khó xử lý nhất trong nghành môi trường

+ Top 3 đơn vị chuyên thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Contents

  • 1. Nguyên tắc hoạt động chung của bể lắng bùn
  • 2. Top 4 mẫu bể lắng bùn phổ thông nhất
    • 2.1. Mẫu bể lắng bùn ngang
    • 2.2 Mẫu bể lắng đứng
    • 2.3. Mẫu bể lắng ly tâm
    • 2.4. Bể lắng Lamen
  • 3. So sánh ưu nhược điểm của các loại bể lắng

1. Nguyên tắc hoạt động chung của bể lắng bùn

Tất cả các bể lắng bùn đều hoạt động trên nguyên tắc vật lý đơn giản dựa trên sự chênh lệch pha của các hạt bùn so với nước. Bùn có trọng lượng lớn hơn sẽ lắng xuống dưới đáy bể.

Quá trình lắng bùn sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi và chỉ khi các điều kiện sau được đáp ứng:

Các yếu tố ảnh hưởng đến bể lắng bùn
6 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng bùn

+ Trọng lượng bùn cao hơn trọng lượng của nước thải: Tất nhiên đây là điều kiện đầu tiên để quá trình lắng diễn ra bên trong một bể lắng bùn. Trọng lượng của bùn càng lớn quá trình lắng đọng diễn ra càng nhanh.

+ Thời gian lắng của hạt bùn đủ lâu: Yếu tố này ảnh hưởng tương hỗ với các điều kiện khác. Ví dụ: Bùn A có sự chênh lệch trọng lượng với nước lớn thì tốc độ lắng của bùn sẽ nhanh và thời gian lắng của hạt bùn sẽ nhanh.

Và ngược lại.

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp trong điều kiện tối ưu: không có sự xáo trộn dòng chảy và thời gian đủ lâu, tất cả bùn sẽ được lắng.

+ Kích thước bùn đủ lớn: Kích thước bùn càng lớn thì tốc độ lắng của bùn càng nhanh. Có nhiều chất có khả năng hỗ trợ quá trình kết tủa tạo thành các hạt lớn hơn. Giúp kích thước và trọng lượng của bùn lớn hơn và lắng đọng nhanh hơn.

+ Vận tốc dòng chảy của nước bên trong bể nhỏ hơn vận tốc chìm của hạt bùn. Khi tốc độ của dòng chảy trong bể lớn hơn tốc độ chìm của hạt bùn sẽ làm cho hạt bùn bị khuấy đảo nên phía trên mặt nước thay vì lắng xuống đáy.

+ Nhiệt độ của nước thải phù hợp: Nhiều loại cặn sẽ bị hòa tan nếu ở nhiệt độ cao, khi đó nhiệt độ phù hợp sẽ giúp quá trình kết tủa, keo tụ diễn ra bình thường.

Chung quy tất cả các nguyên tắc này sẽ quyết định đến việc lựa chọn bể lắng bùn phù hợp, trong nhiều trường hợp mỗi loại bùn chỉ phù hợp với một loại bể lắng bùn nhất định.

2. Top 4 mẫu bể lắng bùn phổ thông nhất

Bài viết này chúng tôi viết về 4 loại bể lắng bùn phổ biến nhất được sử dụng tại Việt Nam, đây đều là những bể lắng có thiết kế đơn giản và có hiểu quả cao, điều này đã được chứng minh qua quá trình sử dụng trong thực tế.

2.1. Mẫu bể lắng bùn ngang

Bể lắng ngang là một trong những dòng bể được sử dụng phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng chất thải. Đặc điểm của bể này thường được xây dựng theo hình chữ nhật được chia làm 2 hoặc nhiều ngăn khác nhau, có thể lưu xử lý được nước thải với những nơi có lưu lượng nước lớn hơn 15.000m3.

Đặc điểm bể lắng ngang
Đặc điểm bể lắng ngang

Bể thường được thiết kế với chiều sâu có độ sâu lên tới 3.5m, chiều dài gấp 10 lần chiều sâu khoảng 35m còn chiều rộng rơi vào khoảng 6m. Ở bên trong bể lắng ngang, người ta sẽ thiết kế ra các vách ngăn, mỗi vách cách nhau khoản 1 – 2m.

Nguyên tắc hoạt động của bể lắng ngang chính là nước trong bể sẽ di chuyển từ bên nay đến bên kia của bể. Cùng với đó, các hạt phân tử trong nước sẽ từ từ lắng đọng theo đúng chiều của dòng nước di chuyển với vận tốc khoản 0.3m/. Dưới tác dụng của vận tốc, trọng lực thì các hạt phân tử nước sẽ bị thay đổi lên khoản 0.5m/s. Vậy nên, những hạt mã quỹ đạo được lắng xuống được cắt ngang ở đáy bể với thời gian lắng khoản 3 giờ.

2.2 Mẫu bể lắng đứng

Về cơ bản, mẫu bể lắng đứng được thiết kế khá giống với bể lắng ngang thay vì là hình chữ nhật ngang thì đây được thiết kế theo hình trụ với đáy là hình chóp. Dòng bể này cũng được sử dụng để xử lý nước thải, hỗ trợ giảm thiểu chất độc hại bên trong nguồn nước để bảo vệ con người và môi trường.

Đặc điểm của bể lắng đứng
Đặc điểm của bể lắng đứng

Bể lắng đứng được làm từ chất liệu thép chống gỉ hoặc bê tông chắc chắn để đảm bảo chống oxy hóa, chống hiện tượng ăn mòn hiệu quả. Thông thường, khi sử dụng thì phần nước thải sẽ chảy trực tiếp vào bể bằng hệ thống ống nước trung tâm.

Sau khi nước thải được dẫn vào bể sẽ di chuyển đến các rãnh tràn bên trong và bắt đầu hình thành hiện tượng lắng cặn. Lúc này, vận tốc dòng nước chạy ở bể đứng sẽ cao hơn bể ngang khoảng 0.6m/s, chiều cao của vùng lắng khoảng 5m. Khi vận tốc dòng nước chảy ra chậm hơn lúc ban đầu có nghĩa là các hạt bụi đang bị cuốn lên trên và ngược lại.

Trên thực tế, sau nhiều lần thử nghiệm thì người dùng thấy bể lắng đứng hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn bể lắng ngang khoảng 10-20%.

2.3. Mẫu bể lắng ly tâm

Bể lắng ly tâm được thiết kế theo hình tròn, với mức chiều sâu của bể dao động khoảng từ 1 – 5m cùng đường kính lên tới gần 60m. Thông thường mọi người sử dụng dụng bể lắng ly tâm để tiến hành xử lý các vùng nước thải có mực nước lớn khoảng 20.000m3/ngày.

Đặc điểm nguyên lý hoạt động của bể lắng ly tâm
Đặc điểm nguyên lý hoạt động của bể lắng ly tâm

Nguyên lý hoạt động của loại bể lắng này chính là lượng nước thải vào trong bể và chuyển động từ phía trung tâm ra sát vành đai. Cùng với đó, tốc độ nước vào lớn nhất ở phần tâm bể còn từ trong ra ngoài sẽ giảm dần. Theo như đánh giá thì hiệu suất hoạt động của bể lắng ly tâm rơi vào khoảng 60%.

2.4. Bể lắng Lamen

Bể lắng Lamen là một trong những dòng bể được đánh giá khá cao về mặt hiệu quả. Đặc biệt, loại bể này được cầu tạo từ các vách ngăn cách thành 3 vùng như các dòng bể lắng hiện nay bao gồm vùng chứa cặn, vùng để lắng nước và vùng phân phối nước đảm bảo khả năng lắng bùn hiệu quả hơn rất nhiều.

Đặc điểm nguyên lý hoạt động của bể lắng Lamen

Nguyên lý hoạt động của bể lắng Lamen chính là trong quá trình xử lý nước thải, số lượng nước ở trong ngăn chứa bùn sẽ từ từ dưới lên chuyển động qua các vách ngăn. Đồng thời, sẽ khiến phần bùn cặn lắng lại bên dưới. Vì đặc điểm của loại bể này là các vách ngăn đặt nghiêng nên thường số lượng bùn đọng lại sẽ tập trung chảy về hố thu cặn.

Theo như trải nghiệm sử dụng thực tế, bể lắng Lamen có tốc độ xử lý nước thải hiệu quả cao hơn với thời gian lắng rút ngăn và hiệu suất ổn định hơn so với các bể lắng khác hiện nay. Đồng thời, loại bể này còn có đặc điểm dễ dàng thi công, tháo lắp, di chuyển nên được rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy lựa chọn trong việc xử lý nước thải.

3. So sánh ưu nhược điểm của các loại bể lắng

Sau khi mô tả các bể lắng phổ biến nhất, mình xin tổng hợp một số ưu, nhược điểm và những nội dung có thể so sánh được qua bảng này để mọi người có thêm góc nhìn tổng quát hơn về từng loại bể.

Nội dungBể lắng ngangBể lắng đứngBể lắng ly tâmBể lắng lamen
Chi phí đầu tư đầu tư ban đầuMức đầu tư lớnMức đầu tư trung bình Mức đầu tư trung bình Mức đầu tư trung bình
Hiệu quả lắng bùnHiệu quả thấpHiệu quả trung bìnhHiệu quả trung bìnhHiệu quả cao
Công suất xử lýLớnThấpThấpThấp
Chi phí vận hànhThấpCaoCaoCao
Diện tích sử dụngCaoThấpThấpThấp

Trên đây là tổng hợp 4 mẫu bể lắng đơn giản hiệu quả được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi loại đều có những đặc điểm, tính năng và hiệu quả riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp để có thể tham khảo và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của mình.

Từ khóa » Nhược điểm Của Be Lắng Lamen