Top 4 Ngọn Núi Gần Sài Gòn Nhất Có Thể đi Trong Ngày
Có thể bạn quan tâm
Top 4 ngọn núi gần Sài Gòn nhất, có thể đi trong ngày dành cho những ai thích leo núi
Giới thiệu
Giữa bộn bề cuộc sống đầy lo toan ở Sài Gòn hoa lệ, cuối tuần rảnh rỗi bạn muốn tìm cho mình một nơi núi non thiên nhiên để khám phá cũng không phải dễ. Đặc biệt là đối với những ai thích leo núi, thích hiking thì những ngọn núi mình sắp giới thiệu bên dưới thực sự cuốn hút.
Leo núi là trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, rèn luyện thể lực mà hầu hết những ai làm việc văn phòng đều cần đến. Tuy nhiên, đối với những bạn không có nhiều thời gian để đi xa vài ngày thì việc chọn những ngọn núi gần Sài Gòn để khám phá cũng được.
Bài viết bên dưới mình giới thiệu đến các bạn top 4 ngọn núi gần Sài Gòn nhất mà bạn có thể đi – về trong ngày được. Dĩ nhiên các ngọn núi này đều nổi tiếng, có độ cao, độ khó vừa tầm cũng như thiên nhiên hoang dã vẫn còn.
Nội dung bài viết
- Giới thiệu
- Top 4 ngọn núi gần Sài Gòn nhất có thể đi về trong ngày
- 1. Núi Bà Đen
- 2. Núi Chứa Chan
- 3. Núi Dinh
- 4. Núi Thị Vải
- Chuẩn bị những gì khi leo núi?
- Lời kết
Top 4 ngọn núi gần Sài Gòn nhất có thể đi về trong ngày
Tên núi | Độ cao | Địa điểm | Cách Sài Gòn | Độ khó |
Núi Bà Đen | ~986m | Tây Ninh | ~100km | Dễ (Đường cột, đường chùa) |
Núi Chứa Chan | ~840m | Đồng Nai | ~100km | Dễ |
Núi Dinh | ~500m | BR – VT | ~70km | Dễ |
Núi Thị Vải | ~500m | BR – VT | ~65km | Dễ |
1. Núi Bà Đen
Đỉnh núi Bà Đen với cột mốc 986m
Núi Bà Đen được mệnh danh là nóc nhà của Nam Bộ với độ cao khoảng 986m so với mặt nước biển. Đây là ngọn núi quen thuộc và được ưa thích nhất đối với các phượt thủ thích leo núi và hiking. Núi Bà Đen nằm ở tỉnh Tây Ninh và cách Sài Gòn chỉ khoảng 100km. Nếu bạn nào đi vào sáng sớm thì chỉ cần khoảng 2h30p là tới chân núi.
Vào mỗi cuối tuần thường có rất nhiều người tìm đến núi Bà Đen để chinh phục cũng như tập thể dục và rèn luyện sức khỏe. Lưng chừng ở giữa núi có chùa Bà rất linh thiêng, vào mỗi dịp lễ tết đều có hàng ngàn khách phương đến xa viếng chùa và lễ phật. Ngoài ra, núi Bà Đen còn tồn tại khá nhiều truyền thuyết li kì về tên gọi của nó.
Hiện có khoảng 7 đường để leo núi Bà Đen. Sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó như sau
- Đường chùa
- Đường cột điện
- Đường ống nước
- Đường Ma Thiên Lãnh
- Đường núi Phụng
- Đường đá trắng
- Đường HCM
Tùy theo sức khỏe và kinh nghiệm mà mỗi người sẽ chọn cho mình đường leo khác nhau. Tuy nhiên theo mình thấy thì hầu hết mọi người sẽ chọn đường cột điện hoặc đường chùa khi mới bắt đầu leo núi Bà Đen. Và mình cũng vậy.
Mình cũng đã có bài viết về leo núi Bà Đen theo đường cột điện, các bạn có thể đọc tham khảo thêm nhé!
Đường cột điện leo núi Bà Đen hiện nay rất dễ đi do đã có nhiều bảng chỉ dẫn và mũi tên chỉ đường. Do đó bạn cũng không phải lo bị lạc khi mới đi lần đầu.
Có khá nhiều mũi tên đánh dấu chỉ đường ở những đoạn đầu lên núi
Lúc trước, ngay từ miếu ổng Hổ (cột 65) đi lên sẽ có ngã 3 nên nhiều người không biết rẽ trái hay phải. Nay thì đường bên mòn bên trái cũng được thông suốt nên bạn nào đi thì rẽ trái hay phải gì cũng đều được hết.
Từ lưng chừng núi Bà Đen trở xuống là nương rẫy của người dân sống gần đó. Họ chủ yếu trồng chuối và xoài, cho nên bạn nào đi thì nhớ đừng hái trái cây của họ nhé! Hai bên đường đi lên đỉnh núi Bà Đen được người dân trồng rất nhiều chuối, xanh mướt
Vườn chuối xanh mướt của người dân trồng 2 bên đường đi lên núi
Từ giữa núi đi lên thì cây cối có phần khác hơn 1 chút do thay đổi độ cao. Vào những ngày mưa thì khá là âm u lạnh lẽo và trơn trượt.
Cảnh vật âm u huyền bí vào một ngày đầy sương mù mà mình chụp được
Có rất nhiều bạn leo núi Bà Đen cắm trại qua đêm để săn mây vào sáng sớm hôm sau. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn gặp được ngày có mây đẹp. Cũng có nhiều người chọn leo núi Bà Đen để rèn luyện sức khỏe mỗi cuối tuần.
Hiện nay trên núi Bà Đen đang có dự án xây dựng cáp treo nên chưa biết khi nào nó sẽ không-còn-nguyên-vẹn nữa. Do đó, bạn nào đang có ý định đi thì hãy ráng đi ngay khi nó còn chưa bị tác động nhiều.
2. Núi Chứa Chan
Đường vào núi Chứa Chan rất đẹp
Núi Chứa Chan (hay còn gọi là núi Gia Ray, Gia Lào) đang được rất nhiều bạn biết đến và mong muốn chinh phục trong khoảng 1,2 năm trở lại đây. Núi nằm ở địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và có độ cao khoảng 840m. Xét về độ cao thì núi Chứa Chan đứng thứ 2 ở miền Nam, chỉ sau núi Bà Đen, và được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Đồng Nai. Từ TP HCM đến núi Chứa Chan cũng chỉ khoảng hơn 100km, tương đương với khoảng cách đến núi Bà Đen.
Những năm gần đây thì nhiều bạn đã chọn leo núi Chứa Chan thay cho núi Bà Đen làm nơi chinh phục và rèn luyện sức khỏe cuối tuần. Do là núi Bà Đen ngày một trở nên xô bồ, rác nhiều hơn và các dự án đang xây dựng trên đó.
Đường lên núi Chứa Chan khá đẹp với rất nhiều cây cỏ tầm thấp ở dưới
Núi Chứa Chan nhìn chung dễ đi hơn núi Bà Đen, độ cao cũng thấp hơn và có 1 vài đoạn thoai thoải khá dễ đi. Không như bên núi Bà Đen là dốc lên cao liên tục. Leo núi Chứa Chan cũng có 2 đường là đường cột điện và đường chùa. Có thể có các đường khác nữa mà mình chưa biết.
Trong 2 đường này thì đường cột điện cũng được nhiều bạn chọn đi nhất do nó khá dễ.
Leo núi Chứa Chan theo đường cột điện, bạn cứ men theo đường dây điện mà đi thôi.
Núi Chứa Chan vẫn còn hoang sơ và ít người chọn đi, không xô bồ như bên núi Bà Đen. Một phần là do quãng đường từ Sài Gòn đến núi Chứa Chan khá nguy hiểm và nhiều xe tải hơn hẳn so với đi bên núi Bà Đen.
Đoạn dễ lạc nhất ở núi Chứa Chan chính là khúc quẹo từ cột 98 sang cột 99. Nếu bạn nào đi ban đêm không để ý là sẽ bị lạc ngay.
Mình có viết bài giới thiệu và nói rõ về khúc này, các bạn có thể xem tại bài viết Hướng dẫn leo núi Chứa Chan nhé!3. Núi Dinh
Núi Dinh là một trong những ngọn núi gắn liền với nhiều di tích lịch sử ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi có độ cao khoảng 500m và có độ dốc thoai thoải khá dễ đi. Núi Dinh nằm cách Sài Gòn chỉ khoảng 70km – 80km nên các bạn hoàn toàn có thể đi – về trong ngày được.
Đặc biệt trên núi Dinh có đỉnh la bàn, nơi ngày xưa là bãi đáp trực thăng nên khá bằng phẳng, các bạn có thể cắm trại qua đêm ở đây được. Hiện tại, núi Dinh vẫn chưa phải là điểm đến du lịch nổi tiếng, khá ít người tìm đến. Chủ yếu là khách hàng hương tìm đến các ngôi chùa trên núi như chùa Hang Mai, chùa Tây Phương, chùa Tổ,…
Đỉnh la bàn là 1 tảng đá lớn tương đối bằng phẳng, thoáng và rộng rãi.
Đường vào núi Dinh cách đây 3,4 năm mình đi thì còn sình lầy, bùn đất đá rất khó đi. Tuy nhiên, hiện giờ đã được lát ximăng bằng phẳng gần hết nên xe máy cũng có thể chạy vào tới tận chùa Hang Mai.
Con đường mòn nhỏ dẫn vào chùa Hang Mai đã được lát ximăng bằng phẳng
Cuối con đường mòn đi vào núi Dinh là chùa Hang Mai, ngôi chùa vẫn đang xây dựng dở dang 3,4 năm rồi vẫn chưa xong.
Chùa Hang Mai vẫn còn đang xây dựng dở dang.
Có 1 đoạn đường từ QL51 vào đến chỗ gửi xe leo núi Dinh thì đường đi phải nói là rất đẹp. Nếu bạn đi vào mùa lạnh thì đường quanh co, cây cối xanh rợp 2 bên đường không khác gì ở Đà Lạt. Đoạn đường này sẽ đi ngang khu du lịch Suối Tiên khá nổi tiếng (không phải Suối Tiên ở Q9 nhé). Suối Tiên được rất nhiều bạn chọn làm nơi nghỉ ngơi và party cuối tuần.
Đường từ quốc lộ 51 vào điểm gửi xe leo núi Dinh rất đẹp, khúc quanh co, khúc thẳng tắp.
Ngoài chùa Hang Mai, đỉnh La Bàn thì bạn cũng có thể viếng thăm các chùa khác như chùa Tây Phương, chùa Hang Tổ, chùa Diệu Linh, chùa Liên Hoa,…Hoặc bạn cũng có thể thăm Hang Mai, hang này cách chùa Hang Mai khoảng 50m – 100m.
Mình đã có bài viết hướng dẫn chi tiết, bạn nào cần thì xem thêm nhé Khám phá và leo núi Dinh, đỉnh La Bàn và chùa Hang Mai4. Núi Thị Vải
Nằm cách núi Dinh không xa là núi Thị Vải. Núi này cũng nằm trên trục đường QL51 hướng từ Sài Gòn đi Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên núi Thị Vải gần Sài Gòn hơn so với núi Dinh khoảng 10km – 15km. Nếu đi theo QL51 hướng xuống Vũng Tàu thì bạn sẽ gặp đường vào núi Thị Vải trước, sau đó sẽ gặp đường vào núi Dinh sau.
Núi Thị Vải là một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Núi cũng có độ cao tương đương với núi Dinh, khoảng tầm 500m. Trên núi Thị Vải có 3 ngôi chùa nổi tiếng đó là chùa Liên Trì, chùa Hồng Phúc và chùa Linh Sơn Bửu Thiền (còn gọi là chùa Tổ hoặc chùa Thượng).
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền trên núi Thị Vải
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền có kiểu kiến trúc rất đẹp giống Nhật Bản. Các cột, mái ngói và tháp trang trí đều được sơn màu đỏ đậm đẹp mắt.
Đường từ chân núi lên đến chùa Tổ là những bậc cấp bằng đá rất đẹp. Hai bên đường là những hàng cây rừng che phủ cả đoạn đường nên khá mát mẻ. Theo như mình đếm thì có tổng cộng đúng 1200 bậc cấp là bạn đã lên đến cổng chùa rồi.
Đường lên chùa là những bậc cấp được làm bằng đá, xi măng thẳng tắp. Hai bên là những hàng cây mát mẻ.
Trên đường đi lên, bạn sẽ bắt gặp nhiều di tích hai bên như Bạch Vân Động, Hang Tổ,…Tuy nhiên những chỗ này đã bị đóng cửa lúc mình đi nên không vào bên trong được.
Bạch Vân Động nằm bên đường đi lên chùa
Từ chùa này đi lên khoảng 1 tiếng nữa là bạn lên đến đỉnh núi Thị Vải, núi nằm sau lưng chùa, chếch sang bên phải một chút.
Hiện mình thấy núi Thị Vải cũng chưa có nhiều khách du lịch hoặc leo núi tìm đến. Chủ yếu là các phật tử hoặc người địa phương gần đó đi bái phật. Trong bài viết về leo núi Thị Vải mình có nói đến ngọn núi sau chùa, tuy nhiên hôm đó mình đã đi sai hướng nên chưa lên tới được. Hẹn một ngày không xa sẽ quay lại.
Đường đi núi Thị Vải cũng rất dễ tìm và đơn giản. Bạn chỉ cần tìm trên Google Maps rồi đi theo là được. Hoặc các bạn có thể xem bài viết của mình tại đây Chia sẻ kinh nghiệm leo núi Thị VảiChuẩn bị những gì khi leo núi?
Để 1 chuyến leo núi thành công trọn vẹn với 4 ngọn núi ở trên, các bạn cần chuẩn bị một số thứ cơ bản như sau:
- Nước: khoảng 2 lít nếu đi trong ngày hoặc 3l-4l nếu ngủ qua đêm
- Đồ ăn nhẹ dọc đường như: socola, bánh kẹo,…
- Đồ ăn chính bữa trưa, tối: thường là đồ khô như xúc xích, bánh mì chà bông, hoặc các bạn cũng có thể mang theo đồ nướng BBQ hoặc nấu cơm, cháo tùy thích
- Thuốc: đau bụng, nhức đầu, bông băng, thuốc đỏ,…
- Giấy vệ sinh khi cần
- Gậy leo núi nếu có, không thì cũng chẳng sao
- Mặc đồ thoáng mát, nhẹ nhàng. Nếu leo đêm thì các bạn cần thêm áo lạnh, dài tay. Vì ban đêm trên núi rất lạnh
- Đèn pin cầm tay hoặc đội đầu nếu leo đêm
- Pin sạc dự phòng nếu cần
- Thêm 1 bộ quần áo để thay khi lên tới đỉnh núi
- Lều, bạt nếu ngủ qua đêm
- Và 1 số thứ riêng khác tùy mỗi người.
Lời kết
Với sự lựa chọn xuất phát từ Sài Gòn, khoảng cách tầm trên dưới 100km thì 4 ngọn núi gần Sài Gòn mà mình kể trên đều có thể đi trong ngày 1 cách dễ dàng. Hoặc bạn nào thích thì cũng có thể cắm trại qua đêm trên núi cũng được để sáng hôm sau ngắm mây hoặc bình minh.
Hi vọng bài giới thiệu ở trên sẽ giúp ích cho bạn nào cần rèn luyện thể lực nhưng có ít thời gian đi xa.
Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ!
4.7/5 - (28 votes)Từ khóa » Du Lịch Leo Núi Hcm
-
Bật Mí 10 Địa Điểm Leo Núi Gần Sài Gòn Cho Hội Mê Xê Dịch - Klook
-
10 điểm Leo Núi Gần Sài Gòn Cho Cuối Tuần Nghỉ Dưỡng
-
REVIEW 10 địa điểm Leo Núi Nhân Tạo TPHCM Hot Nhất
-
Top 6 Các địa điểm Leo Núi ở TPHCM Cho Người Thích Mạo Hiểm
-
Chuyến Tham Quan Leo Núi ở Thành Phố Hồ Chí Minh - Tripadvisor
-
3 Cung Trekking Phổ Biến Gần TP HCM - VnExpress Du Lịch
-
5 điểm Leo Núi Nhân Tạo TPHCM Cho Bạn Thách Thức Bản Thân
-
Mách Bạn 5 điểm Leo Núi Ngay Tại Trung Tâm Sài Gòn Cho Cuối Tuần
-
Cuối Tuần đi đâu: Trải Nghiệm Tháp Leo Núi Nhân Tạo Cao Nhất TPHCM
-
Tour Trekking 2N1Đ Núi Chứa Chan (từ TP.HCM) - KKday
-
Đừng Bỏ Lỡ Top 5 Địa Điểm Leo Núi Nhân Tạo TPHCM
-
Thông Tin Về 6 địa điểm Leo Núi Trong Nhà ở TPHCM Chất Nhất
-
10 Ngọn Núi Sát Xịt Sài Gòn Cho Team 'cuồng Chân' Vào Cuối Tuần
-
[HCM]BALO THỜI TRANG DU LỊCH LEO NÚI ĐI PHƯỢT CHỐNG ...