Top 4 Thể Loại Font Chữ Và Cách Dùng Trong Thiết Kế đồ Họa (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Chắc chắn mỗi Designer đều có cho mình một bộ font chữ yêu thích thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đặc điểm của từng loại font chữ và cách dùng chúng trong thiết kế đồ họa. Hãy cùng G-Multimedia tìm hiểu top 5 thể loại font chữ phổ biến và cách áp dụng chúng trong thiết kế nhé!
Tuyệt đỉnh Photoshop - Trở thành chuyên gia thiết kế
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Phông chữ Serif
- 1.1 Old Style Serifs
- 1.2 Transistional Serif
- 1.3 Didone Serif
- 1.4 Slab Serif
- 2 Cách sử dụng Font chữ Serifs
- 3 Phông chữ Sans Serif
- 3.1 Grotesque Sans Serif
- 3.2 Neo-Grotesque Sans Serif
- 3.3 Geometric Sans erif
- 3.4 Humanist Sans Serif
- 4 Cách sử dụng Font chữ Sans Serif
- 5 Tổng kết
Phông chữ Serif
Font chữ Serif, hay có tên gọi gần gũi hơn là “font chữ có chân” là dạng phông chữ lâu đời và cơ bản nhất. Dạng phông chữ cổ điển này được sử dụng một cách rộng rãi và sẽ không bao giờ lỗi thời.
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của dạng font chữ này chính là chúng có “chân” ở trên đỉnh và dưới cùng của từng chữ cái. Tất nhiên, có rất nhiều thể loại phông serif khác nhau, hãy cùng tìm hiểu các dạng font chữ serif phổ biển nhất dưới đây nhé!
Xem thêm: 10 phông chữ chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất
Old Style Serifs
Old style serif (serif cổ điển) là dạng phông chữ phát triển từ thời kì Phục Hưng (Renaissance) vào thế kỉ 15th. Nó được thiết kế dựa trên chữ cổ của người Roman và có đặc điểm là sự tương phản giữa các nét dày và mỏng trong chữ cái cũng như các đường cong nối giữa nét.
Một số dạng phông chữ Old Style Serif phổ biến như: Garamond, Requiem, Bembo, Bookerly, Cartier và nhiều hơn nữa. Ngày nay, dạng font chữ cổ điển này được tìm thấy nhiều trong lĩnh vực in ấn, bìa sách, tạp chí, bài báo và được sử dụng ở dạng body text.
Transistional Serif
Dạng phông chữ này được giới thiệu rộng rãi lần đầu bởi John Baskerville, một nhà sáng tạo có tiếng ở nước Anh vào giữa thế kỉ 18th. Phong cách của font chữ Trasistional Serif là sự pha lẫn giữa nét cổ điển và một chút đổi mới như sau:
- Sự tương phản giữa các nét dày và mỏng rõ ràng hơn.
- Độ dày của đường nét chữ cái được nhấn mạnh theo chiều dọc.
- Các đường “chân” của font Trasistional serif cũng theo hướng ngang hơn, thay vì dốc xuống như Old Style Serif.
Một số dạng font chữ Transistional Serifs có thể kể tên như Baskerville, Georgia, Bookman, Cambria, Times New Roman,…
Didone Serif
Didone là dạng phông chữ Serif hiện đại xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỉ 18 và trở thành font chữ tiêu chuẩn cho lĩnh vực in ấn vào thế kỉ 19. Cái tên “Didone” là sự kết hợp giữa hai cái tên của các nhà thiết kế ra dạng chữ này: Firmon Didot và Giambattista Bodoni. Dạng font chữ này đánh dấu sự khác biệt hoàn toàn so với hai dạng phông chữ serif cổ điển kể trên, đặc điểm của font Didone có thể kể đến:
- Các đường stroke dọc của các chữ cái rất dày.
- Sự tưởng phản của nét dày, mỏng giữa các chữ cái rất rõ ràng (Nét dọc rất dày, nét ngang lại mỏng).
- Ở một số chữ cái kết thúc bằng hình ball terminals (hình dáng tròn dạng teardrop)
Dạng phông chữ này được sử dụng phổ biến nhất ở các tạp chí thời trang cao cấp bởi sự tinh tế, hiện đại, sang trọng mà chúng mang lại. Một số font chữ phổ biến dạng Didone có thể kể đến là: Bodoni, Didot.
Slab Serif
Dạng font chữ Slab Serif ra đời vào đầu thế kỉ 19, với mục đích chính là tạo sự thu hút mạnh mẽ với người đọc. Điều này cũng dễ hiểu bởi các chữ cái của Slab Serif có đường nét rất dày, chứ không còn tương phản như các font kể trên.
Đây cũng có thể coi là dạng phông chữ serif hiện đại, với sự gọn gàng và táo bạo của chúng, Slab serif được áp dụng rất nhiều vào lĩnh vực thiết kế đồ họa, ví dụ như thiết kế tạp chí, logo, thiết kế web, tạp chí,…
Một số font chữ Slab serif có thể kế tới như: Rockwell, Bogart, Bondie, FF Unit Slab,….
Cách sử dụng Font chữ Serifs
Font Serif thể hiện toát lên sự chuyên nghiệp, cổ điển và đáng tin cậy. Vì vậy, bạn có thể sử dụng cho các thiết kế liên quan tới tập đoàn, công ty hoặc doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Serif cũng đem tới sự tinh tế, sang trọng nên hoàn toàn có thể sử dụng để làm nổi bật phần tiêu đề của bạn. Bạn có thể tham khảo các font chữ Slab Serif để hiểu hơn.
Phông chữ Sans Serif
Dạng phông chữ này có cái tên khá hay ho, với từ “Sans” dịch từ tiếng Pháp ra có nghĩa là “không có”. Còn Serif như chúng ta đã nói ở trên là dạng chữ có "chân”. Vì vậy, Sans serif có thể coi là phông chữ “không có chân”. Nghe khá ngộ nghĩnh phải không? Nhưng tính chất của nó đúng là như vậy, hãy cùng tìm hiểu các dạng Sans serif phổ biến trong phần dưới đây nhé!
Xem thêm: 10 công cụ miễn phí để tạo phông chữ cho riêng bạn (Phần 2)
Grotesque Sans Serif
Từ “Grotesque” khi dịch ra tiếng việt có nghĩa là “kỳ cục, kì quái”. Vì sao người ta lại đặt tên cho phông chữ là kì quái? Chẳng lẽ nó lại ghê sợ và xấu xí đến thế. Thật ra, chúng là dạng font chữ khá bình thường nhưng do ảnh hưởng bởi hoàn cảnh ra đời nên bị coi là “khác biệt”.
Như đã nói ở trên, Serif (có chân) là dạng phông chữ đã xuất hiện trong hàng thế kỉ, vì vậy khi đột nhiên xuất hiện một loại phông chữ “không chân”, chắc chắn sẽ khiến người đọc không khỏi khó chịu và nghĩ rằng chúng thật xấu xí, kì quặc.
Cũng dễ hiểu bởi điểm chung của dạng font chữ Serif là chúng rất tinh tế và sang trọng, còn Sans serif thì lại là sự mạnh mẽ và vững chãi. Từ “Grotesque” bắt đầu được gán cho dạng phông chữ này kể từ khi một nhà sáng tạo người Anh, William Thorowgood thiết kế phông chữ Seven Line Grotesque vào năm 1832.
Đặc điểm của dạng phông chữ này là đường nét của chúng chúng có ít sự tương phản và khá bằng phẳng. Thời điểm mới ra mắt, dạng font này chưa có nhiều biến thể nên chỉ sử dụng được cho phần Main heading mà thôi.
Neo-Grotesque Sans Serif
Neo-Grotesque Sans Serif là dạng font hiện đại hơn, đời mới hơn phông chữ kể trên. Điểm khác biệt đó là dạng Neo-Grotesque sans serif có phần đơn giản và giản dị hơn. Dạng phông chữ này xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1950, đây cũng là thời điểm font chữ Helvetical ra đời - một trong những phông chữ nổi tiếng nhất thế kỉ 20.
Một số các dạng font Neo-Grotesque sans serif bao gồm Arial, Android's Roboto, Microsoft sans serif,….
Geometric Sans erif
Các dạng phông chữ này được cấu tạo có nét hình học, với những nét vuông và tròn rất hoàn hảo.Loại phông chữ này ra đời vào khoảng đầu thế kỉ 20 tại Đức, và nổi tiếng bởi sự gọn gàng và hiện đại hơn hẳn Neo-Grotesque.
Chúng rất hữu ích khi bạn cần thiết kế phần Tiêu đề nhưng sẽ không phù hợp cho phần body text bởi chúng hơi khó đọc một chút. Một số font Geometric bao gồm Gotham, Brandon Grotesque, Futural,….
Humanist Sans Serif
Dạng phông chữ này ra đời vào thế kỉ 20, với mục đích được tạo ra là thân thiện hơn với người đọc. Các đường nét của dạng font này có tính tương phản thấp và đường nét cũng mềm mại hơn. Vì vậy, phù hợp để thiết kế cho phần body text hoặc những vị trí có nhiều chữ, cần đọc nhiều.
Một số dạng phông chữ Humanist sans serif có thể kể đến như Gill Sans, Mentor Sans, Optima.
Cách sử dụng Font chữ Sans Serif
Sans Serif mang tới sự hiện đại và đa dạng hơn và Sans serif cũng thể hiện sự thân thiện và gần gũi hơn với người đọc. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dạng phông chữ này ở mọi thể loại thiết kế.
Tổng kết
Trên đây là Phần 1 của các 4 loại phông chữ phổ biến G-Multimedia muốn giới thiệu cho các bạn. Mỗi dạng font chữ này đều có cá tính và phong cách riêng, nếu bạn có thể phân biệt được thì nó sẽ rất hữu ích cho quá trình thiết kế đồ họa của mình. Hãy thử ngay các dạng font chữ kể trên bạn nhé!
G-Multimedia xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!
Từ khóa » Font Bát Quái
-
Font Chữ Các Quẻ Dịch (gồm 64 Quẻ, 8 Quái, Tứ Tượng, âm Dương)
-
Xin Hỏi Cách Chèn Quẻ Vào Trong File Word - TuViLySo.Org
-
Những Font Chữ Ma Quái - Tips4Content
-
Chèn Các Ký Tự đặc Biệt Trong Văn Bản Word - MasterCMS
-
Phát Triển Võ Thuật (TRIỆT QUYỀN ĐẠO) - Bát Quái Chưởng
-
Calligraphr - Create Your Own Fonts. - Pinterest
-
Sử Dụng Bát Quái Vào Cơ Thể Người để Chữa Bệnh | Diễn đàn Phong ...
-
Về Tư Tưởn G Triết Học - Cài đặt Font Tiếng Trung Quốc Và Gõ Văn Bản ...
-
Bị Trí Giương - Can Chi Nạp Số Dự đoán Pháp | Long ẩn Dịch Học
-
Căn Nhà Hình Bát Quái độc Nhất Vô Nhị Giữa Hẻm Núi - Vietnamnet
-
Cửu Tinh Bát Quái - Do Phong Thuy
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC FONT CHỮ IN TRONG TIẾNG THÁI