TOP 40 Câu Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 8 (có đáp án 2022)
Có thể bạn quan tâm
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
Câu 1. Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản?
A. Bốn đặc trưng.
B. Sáu đặc trưng.
C. Tám đặc trưng.
D. Mười đặc trưng.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Câu 2. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, ngoài quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên CNXH còn cần hình thức quá độ nào sau đây?
A. Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH.
B. Quá độ gián tiếp từ xã hội tiền TB lên CNXH.
C. Quá độ trực tiếp từ xã hội phong kiến lên CNXH.
D. Quá độ gián tiếp từ xã hội phong kiến lên CNXH.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Quá độ gián tiếp từ xã hội tiền TB lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa.(SGK GDCD 11/trang 69)
Câu 3. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
A. phong kiến.
B. tư bản chủ nghĩa.
C. chiếm hữu nô lệ.
D. tư bản độc quyền.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 4. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì lí do nào sau đây?
A. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập.
B. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới quan tâm.
C. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới công nhận.
D. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới nhận được sự giúp đỡ của thế giới.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 5. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì
A. Đi lên CNXH mới có cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc.
B. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới quan tâm.
C. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới công nhận.
D. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới nhận được sự giúp đỡ của thế giới.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 6. Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn?
A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực, bóc lột.
B. Đi lên chủ nghĩa xã hội là nhu cầu của nhiều nước trên thế giới.
C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột.
D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội đích cuối của xã hội.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 7. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. do nhân dân làm chủ.
B. do tầng lớp trí thức làm chủ.
C. do công đoàn làm chủ.
D. do cán bộ là chủ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 8. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. có nền văn hóa dựa trên cơ sở của sự sáng tạo.
C. có nền văn hóa vững mạnh toàn diện.
D. có nền văn hóa tiếp thu tinh hoa nhân loại.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Thông hiểu
Câu 9. Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?
A. Đặc trưng.
B. Tính chất.
C. Nội dung.
D. Ý nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 10. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?
A. Đặc trưng.
B. Tính chất.
C. Nội dung.
D. Ý nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 11. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?
A. Đặc trưng.
B. Tính chất.
C. Nội dung.
D. Ý nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 12. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. Có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc
B. Có nền văn hóa hiện đại
C. Có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
D. Có nguồn lao động dồi dào
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 13. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?
A. Đặc trưng.
B. Tính chất.
C. Nội dung.
D. Ý nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 14. Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là thể hiện ý nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?
A. Đặc trưng.
B. Tính chất.
C. Nội dung.
D. Ý nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 15. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?
A. Đặc trưng.
B. Tính chất.
C. Nội dung.
D. Ý nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Câu 16. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, giai cấp nào dưới đây giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội?
A. Nông dân.
B. Tư sản.
C. Công nhân.
D. Địa chủ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Vận dụng
Câu 17. Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau và có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
D. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Câu 18: Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Thông tin trên thể hiện đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Câu 19. Thực tiễn đau khổ của những năm chịu sự thống trị của giai cấp tư sản nước ngoài cho thấy giai cấp tư sản Pháp chỉ muốn kìm hãm Việt Nam trong vòng nô lệ, không cho Việt Nam phát triển (chỉ phát triển trong ngành công nghiệp chế biến, thuốc phiện, rượu; xây dựng rất ít trường học). Chính vì vậy, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ta không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà lại đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội là
A. phù hợp với xu thế của thời đại.
B. tất yếu khách quan.
C. phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
D. phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 20. Có ý kiến cho rằng Việt Nam đi lên CNXH nhất thiết phải qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì chỉ có qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì mới có đầy đủ cơ sở vật chất để xây dựng CNXH. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Việt Nam phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nếu không sẽ tụt hậu so với các nước trên thế giới.
B. Việt Nam bỏ qua chế độ TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, kinh tế hiện đại để xây dựng CNXH.
C. Việt Nam không cần phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên CNXH là tất yếu khách quan.
D.Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế phát triển dựa trên việc chuyển giao công nghệ hiện đại của thế giới.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Câu 21. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng của
A. Thế giới.
B. Dân tộc.
C. Nhân dân.
D. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại
Câu 22. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là gì?
A. Sự phát triển về văn hóa.
B. Sự phát triển về kinh tế.
C. Sự phát triển về an ninh quốc phòng.
D. Sự phát triển về giáo dục.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi chế độ này bằng chế độ khác tiến bộ hơn là do sự phát triển của kinh tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định nhất.
Câu 23. V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển
A. Phong kiến.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Tư bản chủ nghĩa.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích: V.I. Lê nin viết: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Câu 24. Đảng và Nhà nước ta đã xác định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ.
B. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Dân giàu, nước mạnh, lực lượng sản xuất tiến bộ.
D. Dân giàu, nước mạnh, bình đẳng, đoàn kết.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã xác định một trong những đặc trưng của CNXH ở nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 25. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ
A. Toàn diện.
B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
D. Lâu dài.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến CNXH, đó là điều không thể tránh khỏi” và đều trải qua một thời kì quá độ, mà trong đó hình thức quá độ trực tiếp là đi từ CNTB lên CNXH.
Câu 26. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nước tiền tư bản tư bản tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện hình thức quá độ
A. Toàn diện.
B. Lâu dài.
C. Trực tiếp.
D. Gián tiếp.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích: Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến CNXH, đó là điều không thể tránh khỏi” và đều trải qua một thời kì quá độ, trong đó hình thức quá độ gián tiếp là các nước từ xã hội tiền tư bản đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tế độ TBCN.
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nhà nước nhân dân lao động làm chủ.
B. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
C. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
D. Sẵn sàng gây hấn với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, chú trọng xây dựng các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 28. Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định có mấy hình thức quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ: Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH và quá độ từ XH tiền tư bản lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.
Câu 29. Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường nào?
A. Đi lên chế độ chủ nghĩa tư bản.
B. Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
C. Bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội
D. Không đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.
Câu 30. Tại sao Đảng và nhân dân ta lựa chọn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản?
A. Mang lại nền độc lập thực sự cho đất nước.
B. Giúp giai cấp thống trị được phát triển toàn diện.
C. Mang cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến cho giai cấp thống trị.
D. Các quốc gia khác cũng làm như vậy.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự được độc lập.
Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đáp án
Trắc nghiệm Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có đáp án
Trắc nghiệm Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm có đáp án
Trắc nghiệm Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường có đáp án
Trắc nghiệm Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa có đáp án
Từ khóa » Các Câu Hỏi Gdcd Lớp 11 Bài 8
-
Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 8 (có đáp án): Chủ Nghĩa Xã Hội (phần 1)
-
Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 8 (có đáp án): Chủ Nghĩa Xã Hội (phần 2)
-
Trắc Nghiệm Công Dân 11 Bài 8: Chủ Nghĩa Xã Hội (P1) | Tech12h
-
Trắc Nghiệm Công Dân 11 Bài 8: Chủ Nghĩa Xã Hội (P2) | Tech12h
-
Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 8 Có đáp án (mức độ Vận Dụng Cao)
-
Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 8 Có đáp án Năm 2021 - Haylamdo
-
Giải Bài Tập SGK GDCD 11 Bài 8: Chủ Nghĩa Xã Hội
-
Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân Lớp 11 Bài 8: Chủ Nghĩa Xã Hội
-
Câu Hỏi Giáo Dục Công Dân 11 Bài 8 Trắc Nghiệm
-
Lý Thuyết GDCD 11 Bài 8 (mới 2022 + 14 Câu Trắc Nghiệm)
-
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 - Bài 8: Chủ Nghĩa Xã Hội
-
Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 Bài 8
-
Giải GDCD 11 Bài 8: Chủ Nghĩa Xã Hội | Giải Môn Giáo Dục Công Dân ...
-
Trắc Nghiệm GDCD 11 Bài 8 Chủ Nghĩa Xã Hội